logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/03/2020 lúc 10:00:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Thủ phủ Hải Khẩu của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 06/05/2018. China Daily via REUTERS

Đảo Hải Nam có vị trí chiến lược đối với Trung Quốc trong vùng Biển Đông. Tại thành phố Tam Á, phía nam hòn đảo rộng 34.000 km2, Trung Quốc lập một căn cứ quân sự hùng hậu nhằm cân bằng với sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt phải kể đến đội tầu ngầm (tấn công quy ước và hạt nhân) thuộc Hạm Đội Nam Hải.(Tạp chí phát lần đầu ngày 04/06/2018)
Đảo Hải Nam còn hỗ trợ về mặt hậu cần và quân sự cho các đảo và đá bị Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông, trong đó có 7 hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa, nằm cách Hải Nam hơn 1.000 km.
Ngoài vai trò chiến lược về mặt quân sự, tháng 04/2018, chủ tịch Trung Quốc nâng tầm của Hải Nam lên một bậc khi quyết định biến hòn đảo thành vùng tự do thương mại. Chưa đầy một tháng sau, chính quyền địa phương đã khởi công ba dự án công nghiệp lớn trong khu vực Hainan Resort Software Community và đưa ra chính sách đãi ngộ nhằm thu hút một triệu tài năng, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Theo chính sách mới, công dân 59 nước được miễn visa du lịch với thời hạn lưu trú tối đa là 30 ngày với điều kiện đặt tour qua các hãng lữ hành.
Nằm cách bờ biển Việt Nam khoảng 300 km, chiến lược thay đổi trên đảo Hải Nam có tác động như thế nào đối với Việt Nam và các nước trong khu vực, cũng như trong chiến lược đòi chủ quyền trên gần toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc ? Ban tiếng Việt đài RFI đã đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Mathieu Duchâtel, chuyên gia về Trung Quốc, trợ lý giám đốc chương trình châu Á của Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Châu Âu (European Council on Foreign Relations).


RFI : Đảo Hải Nam có vị trí chiến lược như thế nào đối với miền bắc Việt Nam và trong vùng ?
Mathieu Duchâtel : Đảo Hải Nam dĩ nhiên là có một vị trí chiến lược theo hai hướng. Trước hết, bởi vì đảo là tiền đồn, vừa là của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, đặc biệt là Hải Quân và Không Quân nhằm phô trương sức mạnh Trung Hoa ở Biển Đông, vừa là của lực lượng dân quân, đóng chủ yếu ở bên bờ đông của đảo, giúp Trung Quốc duy trì sự hiện diện quan trọng ở Biển Đông. Chính vì vậy, đảo Hải Nam là một tiền đồn thực sự quan trọng đối với Trung Quốc.
Tiếp theo, yếu tố quan trọng nhất khi chúng ta chú ý một chút đến cách tiếp cận của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh hải, chính là ý đồ răn đe hạt nhân của Trung Quốc vì tại căn cứ hải quân Du Lâm (Yulin), nằm ở phía nam đảo Hải Nam, có đội tầu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) đang tìm lối ra vùng biển sâu để có thể trú ẩn, xây dựng sức răn đe hạt nhân và khả năng tấn công của Trung Quốc.
Đây là một chi tiết thường ít được nhắc đến khi nói về vấn đề hàng hải ở Đông Nam Á, nhưng đây lại là yếu tố hoàn toàn mang tính quyết định để hiểu được cách tiếp cận của Trung Quốc và những gì mà nước này đang tiến hành, có nghĩa là các công trình xây dựng tiền đồn quân sự trên đảo Phú Lâm, ở quần đảo Hoàng Sa và trên các đá Chữ Thập, đá Xu Bi, đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, vừa để bảo vệ đội tầu ngầm vừa để đảm bảo sự hiện diện hải quân ở trong vùng.
RFI : Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam như thế nào ?
Mathieu Duchâtel : Điều quan trọng đối với tôi chính là đội tầu ngầm mang tên lửa đạn đạo vì đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mọi chính sách quốc phòng của Trung Quốc. Điều cần chú ý là Trung Quốc đã đưa ra chương trình trong những năm 1960 và cố đóng được một tầu ngầm tấn công có năng lực đáng tin cậy. Để thực hiện được điều này, yếu tố đầu tiên là tầu phải có khả năng ra khỏi căn cứ mà không bị theo dõi, một cách kín đáo và có thể ẩn trong đại dương, mà không bị tầu ngầm, hoặc máy bay tuần tra hàng hải của Mỹ phát hiện.
Dù nếu không bị phát hiện, nhưng để có khả năng răn đe hạt nhân một cách tin cậy, tầu ngầm đó phải có khả năng bắn được các tên lửa liên lục địa. Tuy nhiên, về điểm này, Trung Quốc vẫn chưa phát triển được một cách khả quan, ví dụ theo những gì chúng tôi được biết, loại tên lửa JL-2 mà nước này đang phát triển chưa đạt hiệu quả. Còn tên lửa JL-3 thế hệ mới vẫn chưa hoạt động.
Điểm lý thú có thể nhận thấy trong sự năng động này, đó là Trung Quốc có căn cứ quân sự ở phía nam đảo Hải Nam, cùng với nhiều tầu ngầm tấn công, nhưng lại chưa có khả năng răn đe hạt nhân mà nước này vẫn tìm kiếm.
Vì thế, Trung Quốc đang trong giai đoạn tăng tốc hiện đại hóa. Đây cũng là một cách giải thích cho những hoạt động của Trung Quốc ở phía nam đảo Hải Nam, ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc cần bảo vệ căn cứ hải quân và đội tầu ngầm này để sớm trang bị được khả năng răn đe dưới đại dương, hiện vẫn còn thiếu. Đó là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cách tiếp cận của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này giải thích một phần những công trình xây dựng quân sự mà chúng ta thấy được tiến hành với nhịp độ rất nhanh.
RFI : Sự kiện oanh tạc cơ Trung Quốc diễn tập hạ cánh ở đảo Phú Lâm có liên quan đến căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam hay không ?
Mathieu Duchâtel : Tôi cho rằng việc oanh tạc cơ chiến lược hạ cánh trên đảo Phú Lâm mang một ý nghĩa khác. Sự kiện đó mang ý nghĩa răn đe, không phải đối với Hoa Kỳ mà là với các nước trong khu vực đang có tranh chấp với Bắc Kinh, như Việt Nam, Philippines.
Loại oanh tạc cơ H-6K này được truyền thông giới thiệu rất nhiều là một loại oanh tạc cơ nguyên tử, điều này là đúng ! Và có khả năng tấn công đến tận đảo Guam, điều này cũng đúng ! Nhưng tôi không cho rằng Bắc Kinh muốn phô trương khả năng hạt nhân của loại oanh tạc cơ H-6K mà thực ra, muốn chứng tỏ với khu vực rằng Trung Quốc có khả năng tấn công quy ước, ví dụ đến những thực thể ở Trường Sa do các nước khác kiểm soát.
Ngược lại, những hoạt động mà Trung Quốc đang tiến hành ở các đá Xu Bi, Vành Khăn, Chữ Thập, như lập hệ thống phòng không, chống hạm, đúng là nhằm mục đích bảo vệ đội tầu ngầm hạt nhân và ngăn chặn điều cản trở nhất đối với Trung Quốc, có nghĩa là cách giám sát, chủ yếu là từ phía Mỹ, các hoạt động hàng hải và tầu ngầm mà Trung Quốc luôn tự cho mình là nạn nhân.
RFI : Đảo Hải Nam có vai trò như thế nào trong chiến lược đòi chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực ?
Mathieu Duchâtel : Trung Quốc có một logic là làm chuyện đã rồi về mặt hành chính trong khu vực. Có nghĩa là nói với các nước láng giềng trong khu vực và cộng đồng quốc tế, theo kiểu : « Hãy nhìn đây, tôi thực sự quản lý hành chính vùng này. Khu vực này nằm dưới quyền quản lý hành chính trực tiếp của chúng tôi ! »
Thành phố Tam Á (Sanya) được hình thành theo kiểu đó và là hình ảnh phản chiếu cho cộng đồng quốc tế thấy rằng Trung Quốc đã quản lý vùng này. Vì vậy, Hải Nam đóng một vai trò quan trọng.
RFI : Khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết định biến đảo Hải Nam thành một khu vực tự do thương mại, ông muốn đưa ra chiến lược gì ?
Mathieu Duchâtel : Có một điểm rất quan trọng là tất cả những gì liên quan đến kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển, Hải Nam từng là một tỉnh đầu tầu trong chương trình cải cách của Đặng Tiểu Bình. Năm 2018, nhân dịp 30 năm thành lập tỉnh Hải Nam, ông Tập Cận Bình thông báo xây dựng một vùng tự do thương mại hướng đến lĩnh vực biển. Ông thậm chí còn nói là Hải Nam sẽ trở thành viên ngọc trai của Trung Quốc.
Như vậy, ông Tập biến Hải Nam thành biểu tượng của chính sách mở cửa của Trung Quốc và đặc biệt nhấn mạnh vào lĩnh vực du lịch. Hiện Hải Nam có cả một kế hoạch thu hút khách du lịch nước ngoài lưu lại lâu hơn trên đảo, như không cần visa, thời hạn lưu trú dài hơn so với những thành phố khác của Trung Quốc. Người ta nhận thấy có sự tăng tốc trong tiến trình mở cửa ở Hải Nam. Vì là một hòn đảo, Hải Nam không dính với phần còn lại của Trung Hoa lục địa nên có thể dễ dàng thử nghiệm hơn những chính sách theo hướng mở cửa.
Cũng cần chú ý là tất cả những gì liên quan đến kinh tế biển như vận tải hàng hải, chuyên chở container, du lịch biển, đánh bắt hải sản, tất cả những gì liên quan đến sinh vật biển, sử dụng sản vật biển để bào chế thuốc… đang phát triển rất mạnh. Đó là những lĩnh vực mà Trung Quốc chú trọng và đảo Hải Nam đóng một vai trò thực sự quan trọng.
Đây cũng là một thách thức chính trị, cạnh tranh giữa các tỉnh miền nam Trung Quốc, như Hải Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang… để trở thành tỉnh dẫn đầu về ngành kinh tế biển. Ở điểm này, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thật sự lựa chọn Hải Nam làm tiền đồn để phát triển một nền kinh tế hướng đến tự do trao đổi nhiều hơn, mở cửa hơn với những chính sách ưu đãi để phục vụ tiến trình quốc tế hóa của đảo. Những chính sách này rất có lợi cho sự phát triển của Hải Nam.
RFI : Du lịch Hải Nam phát triển mạnh có gây tác động đến Việt Nam và các nước khác trong vùng không ?
Mathieu Duchâtel : Có, tôi nghĩ là sẽ có tác động vì Trung Quốc đã phát triển du lịch ở quần đảo Hoàng Sa mà nước này chiếm từ Việt Nam và đang quản lý hành chính. Thông qua hình thức du lịch, Trung Quốc tìm cách củng cố quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 24/03/2020 lúc 10:04:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Virus corona : Mỹ lo chống dịch, Trung Quốc lợi dụng lấn thêm tại Biển Đông

UserPostedImage
Không ảnh Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, nơi đang xảy ra tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực. U.S. Navy/Handout via Reuters/File

Đầu năm 2020, Hoa Kỳ liên tục có những hành động thể hiện cam kết tăng cường hiện diện ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông : bắt đầu từ chuyến tuần tra « khai xuân » ngày 25/01, tiếp theo là chuyến thăm hữu nghị ngày 05/03 tại Đà Nẵng của tầu USS Theodore Roosevelt (CVN 71), đánh dấu 25 năm Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Nhưng liệu những cam kết này có bị tác động vì virus corona không ?
Trung Quốc lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy quân cờ ở Biển Đông
Thực tế cho thấy Trung Quốc đang tranh thủ thời điểm toàn thế giới gồng mình chống dịch Covid-19 để tiến những nước cờ ở Biển Đông. Hành động mới nhất, được Tân Hoa Xã đưa tin ngày 20/03/2020, là Trung Quốc vừa khánh thành hai trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef), thuộc quần đảo Trường Sa.
Trên giấy tờ, hai cơ sở được đặt dưới sự quản lý của Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp các Đảo và Đá thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) chỉ đơn thuần mang tính chất khoa học, chuyên « nghiên cứu tổng hợp về rạn san hô và biển sâu ». Tuy nhiên, việc Trung Quốc khánh thành hai trạm nghiên cứu mới vào lúc này là một diễn biến nghiêm trọng, theo đánh giá của Collin Koh, chuyên gia về an ninh biển hàng hải trong khu vực.  
Trước đó, ngày 20/03, Hải Quân Trung Quốc tuyên bố đã tiến hành diễn tập chống tầu ngầm ở Biển Đông, ngay sau khi Hải Quân Mỹ thông báo một cuộc tập trận cũng ở Biển Đông huy động lực lượng hùng hậu, trong đó có đội tầu sân bay USS Theodore Roosevelt, từ ngày 15 đến 18/03.

Trả lời Inquirer ngày 24/03, ông nhận định : « Hẳn nhiều người nghĩ rằng dịch virus corona đang diễn ra có lẽ sẽ khiến Bắc Kinh không chú ý đến những điểm nóng hàng hải. Thực tế lại không như vậy. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, bất chấp virus corona ».
Covid-19 làm xáo trộn các chiến dịch của quân đội Mỹ
Thực vậy, lợi thế có vẻ đang thiên về Bắc Kinh. Trung Quốc đang từng bước thoát khỏi dịch Covid-19 trong khi cả thế giới đang dốc hết sức lực chống dịch, từ Mỹ đến Anh, Pháp, cũng như các nước Đông Nam Á.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ trấn an rằng « nhiệm vụ đầu tiên của quân đội Mỹ vẫn là bảo vệ người dân Mỹ, đất nước và lợi ích của Hoa Kỳ ở nước ngoài ». Tuy nhiên, nhiều hoạt động quân sự của Mỹ ở nước ngoài bị xáo trộn do chiến lược chống dịch của mỗi nước, từ Trung Đông (Irak), Nam Á (Afghanistan), Đông Á (Hàn Quốc) đến châu Âu (cuộc tập trận Defender-20) và châu Phi.
Khắp nơi trên thế giới, quân nhân Mỹ phải ở lại trong doanh trại, mọi ra vào đều được kiểm tra nghiêm ngặt thông qua trình báo sức khỏe, đo thân nhiệt hoặc cách ly người bị nhiễm virus corona. Từ đầu tháng 03/2020, quân nhân Mỹ bị cấm du lịch hoặc về thăm nhà do đã có nhiều trường hợp nhiễm virus corona.
Dù chưa có trường hợp mắc Covid-19 nào trong Hạm đội 7 Hoa Kỳ, đóng Yokosuka (Nhật Bản), nhưng Hải Quân Mỹ đã điều nhiều nhóm y tế và thiết bị cần thiết đến các tầu USS Theodore Roosevelt (CVN 71), US Blue Ridge (LCC 19) và USS America (LHA 6) để có thể xét nghiệm ngay trên tầu mà không cần gửi mẫu bệnh phẩm lên bờ.
Trên thực tế, theo bác sĩ quân y Christine Sears khi trả lời trang America’s Navy, « toàn bộ đội ngũ quân nhân Hạm Đội 7 rất chú ý đến dịch Covid-19 ngay từ đầu và triển khai nhiều biện pháp bảo đảm y tế cộng đồng. Lực lượng nhân viên y tế tăng viện còn giúp tăng cường thêm khả năng chống dịch » của Hạm Đội 7.
Tuy nhiên, chuyên gia Collin Koh lo ngại : « Thế giới có thể sẽ lơ là về những tranh chấp khi ưu tiên chống dịch Covid-19. Điều này cũng có thể xảy ra đối với khu vực Biển Đông ». Còn Bắc Kinh, chắc chắn sẽ không ngừng những hành động lấn chiếm, gia tăng quân sự hóa ở Biển Đông trong thời dịch vì ngừng lại là đồng nghĩa với việc gửi một tín hiệu xấu đến công luận Trung Quốc, đang mạnh mẽ chỉ trích cách xử lý dịch của chính quyền trung ương.
Theo RFI

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.135 giây.