logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/04/2020 lúc 08:14:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đại dịch Covid-19 và viễn cảnh kinh tế suy thoái trầm trọng khiến cuộc chiến khí hậu có nguy cơ bị coi nhẹ. Ảnh minh họa : Trụ sở Uỷ Ban Châu Âu trong mùa dịch. REUTERS - YVES HERMAN

Cuối tháng 3, đầu tháng 4/2020, đại dịch Covid-19 - xuất phát từ Trung Quốc - đang làm toàn cầu chao đảo, nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới tê liệt, viễn cảnh đại suy thoái ngày càng nhãn tiền. Trong lúc rất nhiều nỗ lực đang được dồn vào để đối phó với cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có, cuộc khủng hoảng khí hậu có nguy cơ bị công luận lãng quên.

Trước mắt, không khó để nhận ra : tình trạng kinh tế tê liệt hiện nay khiến khí thải gây hiệu ứng nhà kính, làm hâm nóng Trái đất, giảm mạnh, tại nhiều nơi, chất lượng môi trường được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, về trung hạn và dài hạn, nhiều người đặt câu hỏi : Liệu ‘‘các kế hoạch chấn hưng kinh tế’’ hậu Covid-19 có khiến cho thế giới quay lại bám chặt lấy phương thức tăng trưởng dễ dãi dựa vào các nguồn nhiên liệu hoá thạch - thủ phạm chính của việc khí hậu bị hâm nóng hay không ? Nếu như vậy, đối với các nỗ lực chuyển sang nền kinh tế Xanh, chủ yếu dựa vào các năng lượng tái tạo, đây sẽ là một tổn hại khó lòng hoá giải. Chuyên mục ‘‘Theo dòng thời sự’’ của RFI hôm nay tổng hợp một số thông tin về chủ đề này. 
*** 
1 - Một số người cho rằng đại dịch Covid-19 là một cơ hội tốt cho cuộc chiến chống hâm nóng khí hậu, nhận định này có cơ sở hay không ? 
Giáo sư Christian de Perthuis, người sáng lập chuyên ngành Kinh tế học Khí hậu tại Đại học Paris - Dauphine, trong bài viết ‘’Covid-19 thay đổi các viễn cảnh của hành động vì khí hậu như thế nào’’ (đăng tải trên tạp chí Infomation et débats, số 63, tháng 4/2020), nhận định: 

‘’Chỉ trong vài tuần lễ, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã đảo lộn các viễn cảnh của hành động vì khí hậu trên thế giới. Để ngăn chặn virus lây lan, chính quyền các nước đã tiến hành phong tỏa dân cư, khiến sản xuất sụt giải ở quy mô chưa từng có, trong thời gian hoà bình. Về mặt ngắn hạn, cuộc khủng hoảng y tế này có thể khiến lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính sụt giảm 5 Gt, tức gấp 10 lần mức sụt giảm của năm 2009 (năm kế tiếp cuộc khủng hoảng tài chính 2008), khiến năm 2019 trở thành năm phát thải toàn cầu đạt mức đỉnh điểm. Bất chấp hệ quả của việc kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau khi chấm dứt phong tỏa, lượng khí thải của năm tiếp theo, dù có tăng nhiều, cũng sẽ không thể bù lấp được khoảng hụt rất lớn đã xảy ra. Nhìn xa hơn, đại dịch này sẽ là một thứ xúc tác cho các chuyển hoá kinh tế và xã hội, mang lại các vũ khí mới cho các xã hội hậu Covid-19, trong cuộc chiến vì khí hậu. Tùy theo nội dung của các kế hoạch tái khởi động sau khi phong tỏa chấm dứt, các kế hoạch này có thể thúc đẩy hay kìm hãm các thay đổi mang tính cấu trúc nói trên’'. 
Một số thay đổi sâu xa, hay ‘'thay đổi mang tính cấu trúc’’, được tác giả dẫn ra trong bài, như tái bố trí lại dây chuyền sản xuất - cung ứng, ưu tiên cho việc giảm khoảng cách giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ, gia tăng làm việc từ xa… Tác giả tin tưởng là, sau đại dịch Covid-19, thế giới rất khó trở lại với mô hình phát triển toàn cầu hoá tăng tốc hiện nay, bất chấp các hệ quả về sinh thái, khí hậu, môi trường và xã hội như trước đó. Quan đỉểm tương đối lạc quan về triển vọng của cuộc chiến khí hậu, hậu Covid-19, bị nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ. Đối với một số chuyên gia, đại dịch Covid-19 tiềm ẩn những nguy cơ vô cùng lớn đối với cuộc chiến khí hậu. 
2 - Vì sao nói đại dịch có thể là một đại họa đối với cuộc chiến Khí hậu ? 
Một trong những tiếng nói tiêu biểu cho tiếp cận này tại Pháp là chuyên gia địa chính trị môi trường François Gemenne, thành viên của nhóm Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (GIEC). Trong một bài viết trên nhật báo Bỉ Le Soir, ông cảnh báo : ‘‘cuộc khủng hoảng này sẽ là một đại họa cho khí hậu’’ (bài ‘‘Le coronavirus, une 'bombe à retardement pour le climat’ '', La Tribune, 02/04). 
Trang mạng Pháp Tribune, chuyên về kinh tế và tài chính, điểm lại quan điểm của chuyên gia François Gemenne. Theo ông, ‘‘các tác động tích cực trước mắt’’ của việc khí thải sụt giảm mạnh trong thời gian đại dịch ‘‘sẽ không hề có tác động gì đối với lộ trình hâm nóng khí hậu’’, mà cộng đồng quốc tế đạt đồng thuận, là không để nhiệt độ Trái đất tăng quá 1,5°C đến 2°C, từ đây đến 2100, so với thời tiền công nghiệp. François Gemenne nhấn mạnh là cuộc chiến khí hậu sẽ chỉ thành công khi có được các nỗ lực liên tục, mạnh mẽ, trong việc cắt giảm khí thải, ‘‘một năm trắng’’ (hay một năm giảm mạnh) không phải là điểu cơ bản. François Gemenne nhắc lại kinh nghiệm thất bại hậu khủng hoảng 2008, khí thải lại vọt lên, sau khi khủng hoảng tài chính hay y tế qua đi. 
Điều nguy hiểm hơn nữa, theo tác giả, là chính quyền các nước có thể mưu toan tiến hành các kế hoạch cứu nguy nền công nghiệp năng lượng hoá thạch, hơn là đầu tư cho một ‘’Green New Deal’’ (hay một Thoả ước Xanh mới). Ông dẫn ra ví dụ của Canada, đang muốn phục hồi nền công nghiệp dầu mỏ và khí đốt, và của Trung Quốc, với dự kiến xây dựng thêm hàng trăm nhà máy nhiệt điện than mới. Cùng với xu thế nguy hiểm này, ‘‘chính phủ nhiều nước có khả năng sẽ lợi dụng tình hình hiện nay để đòi xét lại các biện pháp chống biến đổi khí hậu đã được cam kết, nhân danh chấn hưng kinh tế’’. Tại châu Âu, Cộng hoà Séc và Ba Lan đã yêu cầu từ bỏ Green New Deal, kế hoạch lớn của tân Ủy Ban Châu Âu. 
Chuyên gia François Gemenne nêu ra một nhận định đáng chú ý khác. Ông thừa nhận là giữa hai vấn đề, khủng hoảng y tế hiện nay và biến đổi khí hậu, có nhiều điểm chung, như tính chất toàn cầu, nhu cầu phải có các đáp ứng khẩn cấp, từ đó mà nhiều người cho rằng các biện pháp phù hợp với khủng hoảng y tế, như phong tỏa, giãn cách xã hội, cũng có thể được sử dụng cho cuộc chiến khí hậu. Tuy nhiên, François Gemenne nhấn mạnh đây là hai vấn đề hết sức khác nhau, đòi hỏi các giải pháp khác nhau: ‘‘Biến đổi khí hậu không phải là khủng hoảng, mà là một sự thay đổi không thể đảo ngược. Không thể có sự trở lại bình thường như trước. Không có vác-xin chống lại biến đổi khí hậu. Như vậy, cần phải có các biện pháp thay đổi về chiều sâu mang tính cấu trúc, có nghĩa là một sự chuyển hoá xã hội và kinh tế thực sự’’. 
Trên thực tế, dù cho rằng đại dịch Covid-19 là một nguy cơ lớn hay ngược lại là một cơ hội lớn, hai nhà nghiên cứu François Gemenne và Christian de Perthuis gặp nhau ở một điểm chung. Đó là chỉ có một chuyển hoá sâu sắc cấu trúc của nền kinh tế hiện hành, thì nhân loại mới có thể thành công trong cuộc chiến khí hậu. 
3 - Giới lãnh đạo châu Âu có thái độ như thế nào về vấn đề này ? 
Cùng lúc với nỗ lực đạt đồng thuận về một ngân sách chung, một đầu tư chung nhằm đối phó với khủng hoảng Covid-19, vấn đề khí hậu tiếp tục là tâm điểm chú ý của giới lãnh đạo châu Âu. Khí hậu đã là trọng tâm trong chính sách của tân Ủy Ban Châu Âu, công bố hồi đầu năm nay 2020, giờ đây bất chấp khủng hoảng y tế đang làm châu lục chao đảo, đông đảo giới lãnh đạo châu Âu vẫn tiếp tục định hướng này. Giới quan sát ghi nhận, một số biến chuyển theo hướng tính cực, tại thượng đỉnh Hội Đồng Châu Âu, ngày 26/03, lãnh đạo 27 nước đạt đồng thuận về việc '‘bắt đầu chuẩn bị các biện pháp cho việc các xã hội, các nền kinh tế hoạt động trở lại bình thường, và một sự tăng trưởng bền vững, bao hàm việc chuyển đổi sang nền kinh tế Xanh và xã hội kỹ thuật số’’. Đồng thuận có sự tham gia của Ba Lan và Cộng Hoà Séc, hai quốc gia thành viên châu Âu vốn lưỡng lự với chủ trương Green New Deal. 
Như vậy, bất chấp khủng hoảng y tế hiện nay, các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu vẫn khẳng định tham vọng trở thành đầu tầu của thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, để có được động lực thực sự cho cuộc thay đổi lớn này, Liên Âu phải có được sự tham gia tích cực của người dân. Kể từ ngày 30/03 đến 23/06, Ủy Ban Châu Âu trưng cầu ý kiến của công dân Liên Hiệp Châu Âu, về các mục tiêu về khí hậu đã được Ủy Ban hoạch định. Mục tiêu cắt giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước năm 2030 là trọng tâm của cuộc thảo luận này (châu Âu hiện chiếm khoảng 10% khí thải toàn thế giới). Mốc giảm 55% khí thải vào năm 2030 nằm trong mục tiêu dài hạn trung hoà về khí thải của Liên Âu vào năm 2050, theo Thỏa ước Xanh/Green Deal.  
Trong một bài viết trên trang La Tribune, giáo sư quan hệ quốc tế Jean-Christophe Graz, Đại học Lausanne Thuỵ Sĩ, nhắc đến vấn đề cơ bản số một (bài ‘‘La transition socio-écologique sera-t-elle la grande oubliée de la relance post-Covid-19 ?’’, La Tribune, 05/04). Đó là đầu tư cho công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế Xanh. Hiện tại, nhiều cường quốc đã quyết định tung ra hàng trăm, hàng nghìn tỉ đô la, để vực dậy kinh tế sau đại dịch. Theo vị chuyên gia này, ước tính trung bình số tiền dự tính đầu tư để chấn hưng kinh tế tương đương khoảng từ 10 đến 11% GDP (với Liên Âu, Hoa Kỳ hay khối G7). Tùy theo từng quốc gia, số đầu tư này gấp từ hai lần đến 10 lần so với khoản tiền dành cho việc chuyển sang kinh tế Xanh (ước tính từ 1,5 đến 2,5% GDP/một năm). Theo chuyên gia quan hệ quốc tế Đại học Thuỵ Sĩ, cần phải nắm lấy cơ hội này để khiến cho một phần của các khoản đầu tư khổng lồ kia giúp cho việc chuyển hóa sang xã hội sinh thái. 
Có một điều rất đáng lo ngại hiện nay là đa số tiền trong các đầu tư này đang có kế hoạch được đổ ồ ạt vào các công ty hàng không, vận tải biển…, những ngành gây ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, theo tác giả, Liên Âu vẫn có thể sử dụng các công cụ kỹ trị quan trọng, như '‘Bảng xếp loại các hoạt động kinh tế bền vững’’ (Taxonomie verte), để khuyến khích các hoạt động hướng theo mục tiêu chuyển sang nền kinh tế Xanh. Nếu làm được như vậy, thì đây sẽ là một thành công kép, vừa hồi phục được sau đại dịch, vừa làm tăng tốc cuộc chuyển hoá xã hội chưa từng có và gian khó này. 
4 - Tại Pháp, vấn đề đại dịch Covid-19 và cuộc chiến khí hậu được nhìn nhận ra sao ? 
Riêng về phía nước Pháp, vấn đề viễn cảnh hành động chống biến đổi khí hậu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cũng rất được chú ý từ nhiều phía. Công cuộc chuyển hoá sang xã hội ít phát thải hoàn toàn không đơn giản. Nhà chính trị học Daniel Boy - Học viện Sciences Po Paris - tỏ ra rất ngờ vực về khả năng thay đổi (bài ‘‘En France, les pistes pour associer reprise et transition écologique’’, Le Monde, 10/04/2020). Giá dầu mỏ xuống thấp đến mức lịch sử trong hiện tại tạo điều kiện cho các tham vọng duy trì mô hình năng lượng hoá thạch hiện tại. Trong tình hình hiện nay, bên ngoài câu chuyện quyết tâm của giới lãnh đạo chính trị, một vấn đề căn bản là phải có sự hưởng ứng của người dân. Nhà chính trị học Daniel Boy lo ngại, ‘‘trước cuộc khủng hoảng, mối quan tâm đến môi trường đó có trong xã hội Pháp, nhưng chưa hoàn toàn bén rễ. Cuộc tai biến hiện nay rất có thể khiến cho quan tâm đến môi trường trở nên nhạt nhòa’’. 
Về phía giới chính trị, có nhiều sáng kiến. Dân biểu Matthieu Orphelin, cùng với 60 dân biểu khác, khởi sự một cuộc tham vấn ý kiến công dân trên mạng từ đầu tháng 4, nhằm ‘‘xây dựng một thế giới sau đại dịch’’. Trong thời gian phong tỏa phòng dịch, Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu, đã họp qua mạng, trong hai ngày 3 và 4 tháng Tư, để thảo ra một đóng góp chung vào kế hoạch thoát khỏi khủng hoảng (bài ‘‘La Crise sanitaire ne doit pas nous précipiter dans une crise climatique’’ : la lettre aux français de la Convention Citoyenne pour la Climat, GEO, 10/04).  
Hội Nghị Công Dân vì Khí Hậu được tổng thống ra quyết định lập ra hồi đầu năm ngoái, sau khủng hoảng Áo Vàng, nhằm tư vấn cho chính quyền về tiến trình chuyển sang xã hội ít phát thải. Các đề xuất của nhóm có thể được Quốc Hội bỏ phiếu, hoặc trưng cầu dân ý. Hiện tại do đại dịch, toàn bộ các đề xuất chưa được đúc kết và công bố. Sau hai buổi thảo luận bất thường về chủ đề đại dịch Covid, nhóm 150 công dân, đại diện cho xã hội dân sự Pháp, đã chuyển khoảng 50 đề xuất đến tổng thống và chính phủ, các đề xuất cho phép cùng một lúc chấn hưng kinh tế, giảm khí thải, cải thiện sức khoẻ và chất lượng sống chung, và đặc biệt chú ý đến các nhóm cư dân dễ tổn thương nhất. Đặc biệt là có các chính sách để đưa các cơ sở sản xuất về trong nước. Hội Nghị Công Dân nhấn mạnh ‘‘chấn hưng kinh tế, không thể được thực hiện với cái giá phải trả là các tổn hại cho khí hậu, con người và đa dạng sinh học’’. 
Theo RFI

Sửa bởi người viết 10/04/2020 lúc 08:15:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.