logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/04/2020 lúc 08:25:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
1
Mẹ ngồi xem lại những tấm hình, những đoạn phim quay lúc đi chơi. Mẹ cười thích thú.

“Chỗ này vui quá! Đông người, nghẹt thở luôn, nhưng mà Mẹ thích lắm! Mai mốt cho Mẹ đi lại chỗ này đi con!”


“Dạ.”


An cười, nhưng chợt khựng lại với ý nghĩ không biết bao giờ mới có thể cùng Mẹ đến những chỗ đông vui như vậy. Hơn hai tuần lễ thực hiện điều “ở yên trong nhà” mà thấy lâu như cả năm. Mặc dù An đã kéo hết công việc về làm tại nhà, không phải đi đến sở, An thấy vẫn còn nhiều thì giờ trống. Chính là những lúc trước đây dành cho việc chạy bộ tập thể dục, là những lúc đẩy xe cho Mẹ đi dạo để hít thở chút khí trời trong lành, là những buổi họp mặt bạn bè, đàn ca hát xướng cho vui… Nhiều lắm! Khi bình thường không ai để ý những điều đó, đến khi phải sống trong một bầu không khí mới, sẽ thấy có sự khác biệt rõ ràng.


An có giải thích cho Mẹ, nhưng chỉ đơn giản, ngắn gọn thôi, không muốn khiến Mẹ lo lắng. Rằng lúc này mình không nên đi ra đường nhiều, nhất là người có tuổi như Mẹ, để tránh bị mắc bệnh. Rằng cái con virus này mới toanh, chưa có thuốc chữa, cũng chưa có thuốc ngừa. Rằng con virus này có thể truyền bệnh từ người sang người, do những giọt li ti bắn ra khi người ta ho hay hắt hơi. Rằng ngay cả thở vào nhau cũng có thể truyền những con virus này. Thế thôi! Nói như vậy chỉ để Mẹ yên tâm mà ở trong nhà, không bị buồn.


Mẹ nói Mẹ cũng có đầy kinh nghiệm về những con vật tí hon dễ sợ như thế. Mẹ nói sợ nhất là con vi trùng thương hàn. Mẹ nhắc về ngày xưa, khi Mẹ ở tuổi mới lớn, mắc bệnh thương hàn, nặng đến nỗi tóc tai rụng hết, mình mẩy trơ xương. Mẹ nhắc về những con virus làm cháu của Mẹ bị bệnh sốt xuất huyết, bị sốt bại liệt… Mẹ sợ đến nỗi ngày đêm cầu Trời khấn Phật cứu giùm các cháu.


Từ ngày Mẹ yếu đến nỗi di chuyển trong nhà cần có người theo một bên, phải dùng đến cái walker, Mẹ ít khi phải nghe những chuyện bệnh tật. Đó là vì không ai muốn Mẹ phải nghe. Tránh được thì tránh, không thì phải thật đơn giản, càng ít càng tốt.


“An này! Hai tuần nay không thấy anh chị đưa các cháu đến chơi.”


“Dạ, Mẹ, mình đang phải theo lệnh ở yên trong nhà.”


Mẹ thở dài:


“Ừ há! Mẹ quên. Vậy bao giờ Mẹ mới gặp tụi nhỏ?”


“Chắc cũng không lâu đâu Mẹ! Mình ráng chờ.”


An biết cho đến khi nào có vaccine để ngừa bệnh thì lúc đó mới thật sự yên tâm. Trong nhiều ngày nữa chưa chắc Mẹ sẽ được gặp các cháu. Mọi người dùng điện thoại để liên lạc. May mà có phương tiện này!


“Mẹ ơi, lúc này mình ít ra ngoài, Mẹ gọi điện thoại thăm mấy cô bác đi! Chắc họ cũng thích trò chuyện lắm đó!”


“Ừ nhỉ! Chắc họ cũng buồn vì không được đi đâu cả.”


Thế là Mẹ bắt điện thoại gọi cho mấy bà bạn. Những câu chuyện vui khiến Mẹ cười khanh khách. Nhưng cũng có lúc nét mặt của Mẹ trầm tư, Mẹ ngồi lặng yên không nói. Đến tối, khi thấy An hết việc rồi, Mẹ kể:


“Bác Hai, bác ấy nói là thấy buồn lắm, vì anh của bác ấy vào bệnh viện, mà người nhà không ai được vào theo, không được thăm, chỉ có thể nói chuyện qua điện thoại. Anh của bác ấy sắp mất rồi, mà bác ấy không làm gì được. Rồi thì như nhiều người khác, ông anh sẽ chết cô đơn trong bệnh viện.”


An dọn cơm ra chiếc bàn thấp cho Mẹ. Mẹ vẫn ngồi trên giường, xoay người ra để ăn cơm. An chạy ra khá xa, vừa dọn dẹp vừa nói chuyện với Mẹ. Mẹ hỏi:


“Sao con không ăn cơm luôn?”


“Mẹ ăn trước đi, con làm chút chuyện rồi ăn.”


Mẹ có vẻ không vui. Thường ngày hai mẹ con cùng ăn cơm với nhau, hôm nay Mẹ lại phải ăn một mình. Thấy Mẹ giằm giằm cái muỗng trong chén, An bật cười, giải thích:


“Mẹ à, từ nay con phải đứng xa Mẹ một chút, vì con là người chăm sóc Mẹ, mà con lại còn phải ra đường đi mua thức ăn và các thứ cần thiết. Con có thể đang mang mầm bệnh mà không hay, lỡ con lây cho Mẹ thì khổ. Nhưng ngoài con ra thì không ai có thể thay con ở bên cạnh Mẹ. Vậy Mẹ chịu khó…”


“Mẹ hiểu rồi! Con nói phải. Mẹ hiểu mà!”


Ban đêm, Mẹ ngủ ngon, nhưng An lại trằn trọc. Những lúc ngủ không được, An thường chạy vào giường Mẹ, chui tọt vào chăn, ôm lấy Mẹ và ngủ được ngay. Nay thì không. Hai mẹ con hứa với nhau “giữ khoảng cách an toàn” như mọi người. Được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Và giữ như vậy sẽ giúp Mẹ “làm quen” với kiểu cách mới này, sẽ không trách móc khi mấy đứa cháu đến nhà mà không ôm hôn bà như trước.


 


2


Buổi sáng, Mẹ ở trong phòng tắm rất lâu. An rón rén đi vào, thấy Mẹ đang rửa tay. Mẹ nói:


“Bạn của Mẹ bảo phải rửa tay cho đúng cách, ít nhất 20 giây con ạ!”


An phì cười:


“Dạ phải. Con cũng định nói với Mẹ như vậy.”


“Ừ, có như vậy mình mới không bị bệnh. Mẹ sợ bị bệnh lắm!”


Mẹ tự đi ra với cái walker, không cho An giúp. Mẹ nói:


“Con cứ ở cách xa Mẹ sáu feet, để khỏi bị bệnh.”


An trố mắt:


“Mẹ biết chuyện này nữa?”


“Mẹ biết chứ! Coi TV thì biết. Mà bạn của Mẹ cũng nói vậy.”


“Dạ. Mẹ thật cẩn thận!”


An dọn bữa ăn sáng cho Mẹ. Mẹ nhìn các thứ trên bàn, lắc đầu:


“Thời buổi này mua sắm khó khăn, mình ăn tiện tặn lại con à!”


“Dạ. Thế này là quá tiện tặn rồi đó Mẹ!”


“Ừ… Con này! Tự nhiên Mẹ nhớ lại cái thời người ta phải dè sẻn mọi thứ. Gạo không có mà ăn, phải ăn độn. Rồi thì ai đến chơi nhà bạn hay nhà bà con, muốn ở lại ăn cơm thì phải đem theo phần gạo cho chính mình, nghĩ mà thương. Bây giờ không phải là không có tiền, mà là có tiền nhưng không mua được đầy đủ như ý mình muốn… Rồi thì… ở yên trong nhà, nhà ai nấy ở, cái gì mà “cách ly”, giống như giới nghiêm vậy, thật không khác gì thời chiến tranh. Nhưng mà… lại không giống. Thời chiến tranh, người ta còn tới nhà nhau, thăm nhau được. Bây giờ không ai tới nhà ai. Gặp nhau, lại phải đứng cách nhau 6 feet. Lạ quá!”


Mẹ nói từ từ, từ từ, nói xong thì cũng vừa hết phần ăn sáng. Mẹ nhìn ra cửa. An biết Mẹ đang nhớ giờ ra đường. Mẹ vốn yếu ớt nên mấy hôm nay An không muốn cho Mẹ ra ngoài. An mở máy cho Mẹ tập theo bài thể dục nhẹ nhàng. Xem ra Mẹ cũng muốn tập dần với những điều khác thường nhưng đang trở thành bình thường. Nhà một mẹ một con, An cũng nhắc mình phải tập dần. Dù muốn hay không, cũng phải công nhận rằng mình đang sống trong cái thế giới “ảo” nhiều hơn thật. Làm việc online, đặt hàng online, gặp nhau online… Đôi khi, anh chị ghé nhà An cho chút quà, hoặc đi chợ mua lặt vặt giùm An, chỉ đến trước cửa đặt giỏ xuống, có thấy nhau thì cũng phải đứng xa nhau 6 feet, chào nhau rồi đi. Cứ như là ai cũng sợ rằng chỉ cần tỏ tình thương mến qua những câu nói dông dài sẽ đủ khiến cả nhà con virus bay theo hơi thở mà vào mũi người kia. Nghe có vẻ như đùa mà dễ thành sự thật lắm, cho nên ai cũng tuân thủ nguyên tắc “social distancing.”


Mở những trang tin, những email các nơi gửi về, tràn ngập biết bao điều chia sẻ. Một bạn kể rằng ngay cả người trong cùng một nhà cũng giữ khoảng cách an toàn. Giờ cơm, mỗi người tự bới cơm, ngồi ăn ở các góc xa nhau. Hơi tếu một chút, chị nói hai vợ chồng chị lo sợ quá nhưng không muốn ngủ riêng, sợ bị buồn, nên thỏa thuận nằm ngược đầu nhau. Hai vợ chồng cuối cùng tự thấy mình vô lý, cùng cười xòa công nhận với nhau: nằm ngược đầu vô ích, trừ khi ai cũng có chiều cao 6 feet.


Một bạn tâm sự về nỗi khó khăn của mình khi đối diện với những câu hỏi của đứa con năm tuổi: “Vậy con không được cho ai ôm nữa sao?” Bé nói mà ánh mắt rưng rưng. Cha mẹ của bé phải giải thích một hồi, và cuối cùng lại ôm bé vào lòng để bé thôi tỉ tê.


Một ông anh, suốt mấy năm trời hàng ngày nấu thức ăn Việt mang vào nursing home cho vợ, nay không được cho vào. Anh vẫn mỗi ngày đội giá rét đến trước cổng nursing home, nhìn vào, rồi ra về.


Một bạn khác nói về nỗi ray rứt của mình khi nhớ cha mẹ già ở Việt Nam, biết bao giờ mới được bay về thăm cha mẹ?


Một bạn nữa nói rằng có người thân qua đời nhưng không thể đến dự đám tang, đành chia buồn với nhau trên internet.


An não lòng khi nghe một người quen của mình chào vĩnh biệt người nhà qua facetime, một người bạn đi sinh con một mình vì ngay cả chồng của chị cũng không được theo cùng. Và ngay lúc này, hiện ra trên màn hình computer, là câu chuyện một bà mẹ vội vàng trùm hết cả người cô con gái y tá một tấm trải giường, chỉ để ôm lấy con trong phút giây ngắn ngủi cô ghé nhà rồi lại đi tới tuyến đầu chống bệnh.


Khi càng ngày tin tức về những vùng dịch trầm trọng càng đến dồn dập, An tự nhắc mình đừng bao giờ đứng về một thái cực nào. Không sợ hãi hoảng hốt, mà cũng không thờ ơ lạc quan giả tạo. Dịch bệnh đang hoành hành, bao nhiêu mạng sống đã mất đi, bao nhiêu người đang hy sinh ở tuyến đầu, đó là sự thật. Con virus này không chừa một ai, từ ông thủ tướng, ông nghị sĩ, đến người bác sĩ, y tá, cảnh sát, quân nhân, người buôn bán, học sinh sinh viên… Con virus này không phân biệt tuổi tác, nam nữ, giàu nghèo, tôn giáo, màu da. Sức mạnh của nó còn hơn cả thiên tai, hơn cả chiến tranh!


 


3


Lần xong chuỗi hạt, Mẹ nhắc An:


“Con đi ngủ đi! Con làm việc nhiều quá!”


“Dạ, Mẹ ngủ trước đi! Con sắp xong rồi.”


 “Con đừng để bị bệnh nghen!”


An giật mình. Trước giờ Mẹ vẫn coi An là một người trẻ trung khỏe mạnh.


“Dạ không, con không dễ bị bệnh đâu!”


“Con đừng tự tin quá! Chưa có vaccine ngừa cái con virus này đâu con!”


“Dạ con biết. Bao giờ có, mình sẽ thật sự an tâm ha Mẹ!”


An lắc đầu, tắc lưỡi. Phục Mẹ quá! Mẹ bây giờ quan tâm đến nhiều thứ hơn mình tưởng. Rất may là Mẹ có cái thế giới bạn bè của Mẹ, chuyện trò với nhau qua điện thoại mỗi ngày. Như vậy cũng hay, mình không phải giải thích nhiều. Thật ra có nhiều bậc cao niên rất cần sự giải thích của con cháu, vì họ sẽ rất ngỡ ngàng khi gặp những điều bất thường trong sinh hoạt hàng ngày. Không được giải thích, họ sẽ tưởng con cháu không thương họ hoặc xa lánh họ. Họ cũng rất mỏng manh và nhạy cảm như những em bé.


Mẹ ngủ được một lát rồi bắt đầu rục rịch. An nghĩ có lẽ ánh đèn bên ngoài hắt vào khiến Mẹ khó ngủ. Vậy mình cũng nên tắt đèn đi ngủ thôi! An nằm ở phòng sách, kế phòng Mẹ. Nằm một lát thì chính An bắt đầu rục rịch. Cảm giác gì lạ mà quen quá! À, hóa ra là thấy thiếu thiếu một cái gì. Trước đây, khi chưa có dịch bệnh này, mỗi đêm An thường ôm Mẹ, hôn hai bên má của Mẹ, rồi Mẹ hôn lại. Hai mẹ con chúc nhau ngủ ngon. Nửa đêm, những khi ngủ không được, An thường chạy vào giường Mẹ, chui tọt vào chăn, ôm lấy Mẹ và ngủ được ngay.


An đứng lên, ngần ngại. Nhưng rồi An kéo hộc tủ lấy ra một chiếc mask. An mỉm cười. Cái này được gọi là chiếc “khẩu trang” đây! An mang “khẩu trang” vào, và rón rén đi vào phòng Mẹ. Mẹ nói khẽ:


“Con lại đây!”


“Dạ.”


An ngồi lên giường của Mẹ, cảm thấy khao khát muốn chui vào tấm chăn của Mẹ. Cái mà hai mẹ con đang cần bây giờ là cái ôm thân quen mỗi ngày. Mẹ lấy từ trong chiếc túi ở đầu giường một cái mask khác. Mẹ nói:


“Chờ Mẹ một chút.”


Mẹ mang mask vào, nhanh nhẹn như một cô y tá. Mẹ cười:


“Con thấy Mẹ giỏi không?”


“Mẹ là giỏi nhất!”


An ôm lấy Mẹ, ôm lấy thân hình gầy gò của Mẹ, nhưng hồ như cảm nhận được dòng sữa chảy dạt dào từ thân Mẹ truyền qua cho mình, ấm, rất ấm…


Mùa Phục Sinh 2020
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.183 giây.