logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/04/2020 lúc 11:28:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh họa.

Suốt tuần vừa qua, song song với những thông tin, hình ảnh làm nhiều người ấm lòng vì được biết, được thấy người Việt hối hả sẻ chia, nâng đỡ nhau bằng đủ mọi kiểu để những người yếu thế có thể cầm cự, gượng dậy vượt qua đủ loại khó khăn, thiếu thốn do COVID-19 tạo ra. Cũng tuần vừa qua, cả mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức tranh luận với nhau về cách cho, cách nhận cũng như cách đánh giá các thông tin, hình ảnh này.
Đầu tuần, tranh luận hướng vào chuyện hệ thống truyền thông giới thiệu hàng loạt “tấm gương” tuy cơ cực nhưng vẫn tích cực đóng góp cho chính phủ phòng, chống COVID-19. Qua facebook, Nguyễn Khoa Phước nhắn với Trưởng Ban Tuyên giáo của BCH TƯ đảng CSVN rằng: Gom tiền của cả những cụ già neo đơn là việc làm tệ hại vì ngược đời và bất nhân. Đã vậy bọn điếm bút còn làm rùm beng. Điều đó chỉ gây hiệu ứng ngược và làm bộ mặt vốn dĩ không mấy sáng sủa của đảng ta xấu thêm (1).
Nguyễn Lân Thắng thì vạch trần thù đoạn dùng “chim mồi” làm “gương”. Tuy hệ thống truyền thông chính thức cố tình nhấn mạnh, những “tấm gương” đều nghèo mà vẫn tận lực đóng góp cho chính phủ nhưng cùng với nhiều facebooker khác, Thắng dùng chính những tấm ảnh mà hệ thống truyền thông bày ra, để chứng minh “chim mồi”giả nghèo, đeo rất nhiều vàng (2). Tương tự, Mạc Việt Hồng khuyến cáo: Việt Nam nên thôi lải nhải kiểu này vì chướng lắm, chối lắm. Muốn làm gương thì các viên chức hiến nhà, hiến xe, góp vàng, góp USD, đừng “bòn khố rách sắm dù, sơn kiệu, hút máu dân làm rượu, làm trà” nữa”. Nhận tiền bán gà của một cụ già hơn 80 mà không thấy dơ à (3)?
***
Sau khi ngưng tuyên truyền về các “tấm gương”, đến giữa tuần vừa qua, hệ thống truyền thông chính thức bắt đầu xới lên và thi nhau phê phán “những kẻ vô liêm sỉ” tranh cướp vật phẩm hỗ trợ người nghèo. Có không ít phóng viên của nhiều cơ quan truyền thông chính thức túc trực tại những điểm phân phát vật phẩm hỗ trợ người nghèo, quay phim chụp ảnh những người ăn mặc tươm tất, đi xe tay ga, ngụ tại chung cư đến các điểm mà người Việt tổ chức phân phát vật phẩm cứu trợ cho những đồng bào đang hết sức khó khăn, thiếu thốn khi kinh tế, xã hội tê liệt bởi COVID-19 để nhận quà rồi bày ra trên Internet .
Theo phản ánh của nhiều người tham gia cứu trợ người nghèo trên mạng xã hội, việc lạm dụng lòng tốt là chuyện có thật nhưng chuyện hệ thống truyền thông chính thức xúm vào khai thác, chỉ trích nặng lời tất cả những người có vẻ không nghèo thì lại hoàn toàn bất thường. Nguyen Dan gọi việc xúm vào đào bới, miệt thị như thế là suy nghĩ nghèo hèn, là “rác rưởi của nhận thức hèn hạ” và thắc mắc: Ai cho anh quyền phán xét hành động của họ rồi công khai sỉ nhục họ. Làm sao anh biết họ giàu khi chỉ dựa vào bề ngoài của họ? Nếu họ đang khó khăn cần được giúp đỡ thì sao, cho dù họ không khó khăn vẫn đến lấy quà thì sao? Dan nhấn mạnh: Việc họ làm không phạm pháp.
Dân kể: Khi quán cơm Nụ Cười đầu tiên được mở, khá nhiều người lo ngại sẽ có những người không khó khăn, tranh phần của người nghèo. Tuy nhiên sau đó một thời gian ngắn, mọi người nhận ra suy nghĩ đó là sai lầm. Đúng là có những người ăn mặc tươm tất đã vào nhưng sau đó họ đóng góp rất nhiều và những quán cơm Nụ Cười tồn tại được là nhờ những người đó. Họ đến vì muốn kiểm tra xem thức ăn, cách phục vụ có đúng như đã giới thiệu hay không. Giả dụ, nếu có những người “giàu” đến ăn thì đó cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng. Đó là cách để nhân ái lan tỏa khắp nơi. Đó mới là đích của thiện nguyện.
Bà Chau Thi Phan – một trong những người sáng lập và đang điều hành chuỗi quán cơm Nụ Cười – góp thêm: Dân miền Nam tính cách lè phè, ít chú trọng bề ngoài, chưa kể miền Nam nắng nhiều, nóng nên mọi người ăn mặc giản tiện, trái ngược hoàn toàn với dân miền Bắc quần là, áo lượt, miền Bắc lại hay mưa, lạnh nên đàn ông rất ưa mặc áo vest bất kể giàu nghèo. Không quen nhìn, đôi khi thấy mắc cười. Nói chuyện này để thấy việc phê bình những người mặc vest, đi xe xịn lấy đồ từ thiện là giàu mà tham đôi khi không chính xác. Biết đâu phía sau áo vest, xe xịn là cuộc sống đầy cay cực, thiếu trước hụt sau (4)…
Nguyễn Hưng cũng không đồng tình khi hệ thống truyền thông chính thức miệt thị những người dường như không nghèo mà nhận vật phẩm cứu trợ. Facebooker này kể chuyện một người bạn là họa sĩ, cứ thấy ông ta mặc đẹp đến nhà là sau đó sẽ nghe hỏi mượn tiền. Hưng góp ý: Không nên xét đoán vẻ ngoài và cũng đừng lo nếu có chuyện “thu gom” vì điều đó cũng chẳng làm cho những người lạm dụng “giàu” thêm. Đồng thời lưu ý: La làng sẽ khiến nhiều người không còn dám đi nhận quà cứu trợ thay những người già cả mà neo đơn, bệnh tật nên không đến tận nơi. Động não sẽ nghĩ ra được cách làm đúng để hạn chế lạm dụng. Hạn chế lạm dụng không phải là xỉa xói, nhục mạ (5).
Cũng với suy nghĩ tương tự, Pham Doan Trang tâm tình: Đời mình có những lúc sống không hơn ăn mày bao nhiêu, kể cả khi đang làm báo, nên mình rất hiểu chuyện này. Phải đi nhận quà từ thiện là nỗi đau lớn lắm chứ chẳng đắc chí, sung sướng gì đâu. Không đói quá, chẳng ai làm thế! Mùa dịch, ai cũng mang khẩu trang che kín mặt, khó bị nhận diện, nỗi sợ bị phát hiện giảm đi. Tuy nhiên những khó khăn về kinh tế đã lộ rõ. Từ đây, suy ra, có khả năng cao là số người cần qùa từ thiện sẽ tăng vọt, cao hơn nhiều so với bình thường, sẽ có cả những người vốn dĩ đã khó khăn lắm rồi nhưng chưa dám đi xin nhập cuộc (6).
Để giúp mọi người bình tâm, không bị hệ thống truyền thông chính thức kích động và trở thành khắc nghiệt, thậm chí vì nghi ngại bị lạm dụng mà chùn tay trong việc giúp đỡ đồng loại, Văn Thành Xả kể rằng đã vào Google, thử dùng cụm từ “cổng khu công nghiệp giờ tan ca” để xem phương tiện đi lại của công nhân. Xả đã thử phóng lớn một tấm ảnh mới vừa được chụp trước Công ty Pouchen và đếm được ít nhất có 16 người dùng… xe tay ga - tiêu chí mà các cơ quan truyền thông chính thức xác định là… giàu. Xả khuyên Báo chí nên xin lỗi khi miệt thị những người đi xe tay ga xin gạo vì họ cũng thuộc thành phần dễ tổn thương chứ không như nhiều nhà báo nghĩ (7)!
Những suy nghĩ như vừa kể cuối cùng cũng có tác đông nhất định đến báo giới, Ngày Nay vừa có một bài về “Người nghèo ở phố” (8), bày tỏ sự không đồng tình trước hiện tượng báo giới gọi những người mà “bộ dạng có điều kiện” đến nhận vật phẩm cứu trợ là “những kẻ giàu sang vô liêm sỉ”. Ngày Nay nêu thắc mắc với các đồng nghiệp: Thay vì chất vấn, tại sao họ lại đến nhận những món quà cứu trợ chẳng đáng là bao, tại sao không đặt vấn đề theo hướng ngược lại: Dù những món quà ấy chẳng đáng là bao, vì sao họ lại phải mặt dày” như vậy? Có bao nhiêu gia đình sống ở các thành phố không đạt chuẩn hộ nghèo nhưng có biến cố dù nhỏ cũng phải đi vay?..
Tờ báo này cho rằng: Khẩu hiệu của nhiều điểm tặng nhu yếu phẩm trong mùa dịch này: “Nếu bạn khó khăn, xin cứ lấy dùng. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác” rất sáng tạo và nhân văn. Trong những gói quà có gì? Vài gói mì, vài quả trứng, vài thanh xúc xích ăn liền. Sang hơn thì là ký gạo, chai nước mắm,… Quy ra tiền thì nhỏ nhưng thực sự thiết thực và vì thiết thực nên thật ấm áp. Do vậy, nếu ai đó trông “bộ dạng có điều kiện” lại ghé nhận quà phát chẩn, hãy tin là họ thực sự khó khăn. Ngay cả nếu họ không khó đến mức cần gói mì hay ký gạo, rất có thể họ cần sự sẻ chia một chút hơi ấm giữa những con người.
***
Cho dù tại Việt Nam, lệnh ở nhà và giữ khoảng cách khi ra ngoài để ngăn ngừa COVID-19 lây lan trên diện rộng vẫn còn hiệu lực cho đến 15 tháng 4 nhưng đường sá ở nhiều thành phố đã bắt đầu đông trở lại, Hoàng Tư Giang nhận định đó là điều tất nhiên khi dạ dày bắt đầu sôi. Tình trạng vừa kể là thực tế sinh động của nền kinh tế vỉa hè, rất nhiều người dựa vào đường phố để kiếm ăn. Họ chạy ăn từng bữa, không có tích lũy, không thể vay mượn. Phải ra đường vì bị thôi thúc bởi dạ dày lép kẹp, vì tiếng khóc đòi ăn của con,… Giang lưu ý, kinh tế vỉa hè là một phần của khu vực kinh tế phi chính thức tương đương 30% GDP của Việt Nam.
Giang lưu ý: Kinh tế vỉa hè tạo ra việc làm cho khoảng 20 triệu lao động ở Việt Nam và là lớn nhất so với các khu vực khác. Những người phải bám vào vỉa hè là những người dễ tổn thương nhất, dễ bị đói nhất. Đã có nhiều sáng kiến giúp họ: Những người bán rong, chạy xe ôm, thợ hồ,… Tuy nhiên chắc chắn những tấm lưới hỗ trợ đó còn để lọt rất nhiều người. Khi nhiều người không thể ở nhà vì dạ dày lép kẹp, họ sẽ tiếp tục đổ ra đường, kể cả khi phải đồi diện với nguy cơ bị bắt – bị phạt. Trong phòng, chống COVID-19, không thể làm ngơ thực tế ấy. Làm sao để cân bằng những yếu tố đó vì nếu không, chẳng nhiệm vụ nào thành công (9).
Còn Nguyễn Hưng đưa ra một cảnh báo khác: Theo sau thiên tai, địch hoạ luôn là đói khát, thậm chí là khủng hoảng nhân đạo. Không chính quyền nào có thể một mình gánh vác tất cả mà phải trông cậy vào các tôn giáo, tổ chức dân sự, cá nhân. Các chính quyền độc tài nắm giữ mọi thứ trong tay cũng vậy. Lúc xã hội lâm nguy cũng vẫn cần trợ giúp chỉ khác là kèm theo nỗi sợ những lúc như vậy sẽ khiến các tôn giáo, các tổ chức xã hội dân sự lớn mạnh nên chẳng bao giờ để yên cho các tổ chức này làm những việc có thể làm mà sẽ bày ra đủ thứ trò để bôi nhọ, cản trở, loại trừ hay thâu tóm. Cần nhớ điều đó để cẩn thận hơn vì chung quanh đầy cạm bẫy (10)!
Trân Văn
___________
Chú thích
(1) https://www.facebook.com...7&type=3&theater
(2) https://www.facebook.com...7&type=3&theater
(3) https://www.facebook.com...8&type=3&theater
(4) https://www.facebook.com...3&type=3&theater
(5) https://www.facebook.com...2/posts/2908624439205285
(6) https://www.facebook.com.../posts/10158491780633322
(7) https://www.facebook.com...8&type=3&theater
(8) https://ngaynay.vn/doi-t...-ngheo-o-pho-169892.html
(9) https://www.facebook.com...8&type=3&theater
(10) https://www.facebook.com...2/posts/2901842246550171

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.156 giây.