logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/04/2020 lúc 07:13:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kim lái chiếc xe Honda đi biếu cái bánh chưng cuối cùng vào lúc 7 giờ sáng ngày 30 Tết năm 1975. Tuy có bao nhiêu lần thức khuya học bài, nhưng đây là lần đầu tiên Kim thức trắng đến sáng, cái đầu nhức như búa bỗ, óc trống rỗng, người lâng lâng như muốn bay lên mây...
 Cứ mỗi năm, gia đình Kim đều tự gói bánh chưng lấy. Dì Tám giúp việc và mẹ Kim đã chuẩn bị tất cả từ vài ngày trước đó. Anh Ba, chị Tư của Kim và vài anh bạn thân của anh Ba thường thức suốt đêm đàn hát, canh lửa rồi vớt bánh chưng ra để nén. Nhưng năm nay, đang mùa thi cữ năm cuối đại học, các anh ấy không đến được, mà mẹ Kim đã cho dì Tám giúp việc về quê ăn Tết hôm qua rồi, Kim đành phải thức khuya ôm đống than, lửa củi một mình. Trong lòng Kim bỗng nhói lên, xao xuyến lẫn tủi hờn..., Kim cảm thấy nhớ ánh mắt, nụ cười, giọng nói của anh H vô cùng...
                     ☆
Anh H, anh bạn trai của anh Ba, cũng là "người láng giềng" mà Kim mới "quen" hơn một năm nay. Anh H đã cấp tốc đi Montreal cách đây năm ngày vì ông anh ruột của anh đang du học ở đấy bị tai nạn xe hơi rất nặng, phải cưa chân, mà bên ấy hoàn toàn không có ai là thân nhân chăm sóc cho anh cả. Trước ngày đi Saigon để ra phi trường, anh H bấm chuông và đứng chờ K ở bên ngoài cỗng, đôi mắt to đầy nhân ái nằm sâu dưới hai hàng lông mày rậm đen của anh dáo dác nhìn vào sân nhà Kim, rồi nhìn lên cái cửa sổ phòng ngủ có bức màn the mõng màu xanh da trời, có lẽ để tìm bóng dáng K thường ngồi học bài cạnh đó. Nơi ấy, mối tình thơ dại của anh và K đã chớm nở thật nhẹ nhàng. Bức thư tình đầu tiên của anh viết cho K chỉ vỏn vẹn hàng chữ:
...."Xin em đừng thả rèm cửa xuống những đêm em ngồi học bài, em tiểu thư nhé..."
Anh H cùng tuổi với anh Ba của K, nhà ở hơi xeo xeó đối diện nhà K. Từ cửa sổ phòng ngủ trên lầu của K, K có thể nhìn thấy bên hông vườn và một góc mặt tiền nhà của anh, căn nhà trệt tường vôi sơn màu trắng xám, có cây trứng cá sát cỗng rào. Anh mồ côi cả cha lẫn mẹ khi di cư vào SG năm anh mới 18 tháng tuổi. Người vú bế anh chạy xuống tàu há mồm trước bố mẹ của anh chỉ có năm phút, trong khi mẹ của anh một tay xách cái giỏ ̣hành lý nhỏ, một tay dắt thằng con trai lên bốn, là anh Cả của anh H, chạy lúp xúp theo chân chồng. Nghe vú của anh sau này kể lại, Việt Minh đã bắn xối xả vào đám dân chúng tản cư này. Cả bố mẹ anh đều trúng đạn, không biết sống chết ra sau lúc ấy, nhưng một người đàn bà hàng xóm tốt bụ̣ng đã lôi anh Cả ra khỏi thân thể đầy máu me của mẹ anh, bế thốc anh Cả xuống tàu và trao anh Cả cho Vú. Từ đấy, anh H cùng anh Cả xem vú Năm như mẹ, được vú nuôi nấng, thương yêu hết lòng. Vú không chồng, mở một tiệm may, là nghề mà vú đã học được khi vú sống chung với bố mẹ của anh ngày xưa ở Hà Nội. Vú cố tình lấy tên hiệu may là Tân Phục, là tên cũ của hiệu may nổi tiếng thời ấy của bố mẹ anh, hy vọng nhỏ nhoi là nếu bố mẹ anh mà còn sống, sẽ tìm ra vú và hai anh em ở đây...
Ba Kim cất nhà và dọn đến đây sống mới được hơn một năm. Mỗi ngày, con bé tóc tém mười sáu tuổi đón xe đò hay xe lam để đi học ở một trường trung học công lập nỗi tiếng của tỉnh Bình Dương, nằm trên Quốc Lộ Mười Ba, cách thị xã BD 6 km, cách SG khoảng  20 km. Một chiều thứ sáu, tan học về lúc 5 giờ, K đón một chiếc xe đò trên tuyến đường SG về BD. Xe đã đầy ắp người vì là chiều cuối tuần, sinh viên, công nhân viên chức từ SG trở về tỉnh BD rất đông. K không muốn đợi chuyến xe sau, vì trời sẽ sập tối rất nhanh, đành phải vén áo dài, nép vai mà chen lấn để leo lên cho bằng được phía sau đuôi xe đò.. Biết là không còn ghế trống để ngồi đã đành rồi, mà ngay đến chổ đứng cho vừa hai bàn chân thôi, cũng đã..xa xỉ lắm! Ôm cặp táp ấp lên ngực bằng một tay, còn một tay, K phải nắm thật chặt vào thanh sắt trên trần chiếc xe đò. Người K như cái que xin xăm ở chùa ba ngày Tết, vừa bị lắc, vừa bị nhồi xóc thảm thương! Bỗng, có ai đó cầm cái cặp táp của K lay nhè nhẹ... Một chàng trai đang ngồi băng ghế bên hông K bỗng đứng lên, mĩm cười thật thân thiện, tay ra dấu mời K ngồi xuống. K ngượng nghịu ngồi xuống, và lén nhìn anh ta. Anh ta mặc áo chemise màu xanh nước biển nhạt, quần jean, tay xách nách mang các túi có vẻ rất nặng nề, anh ta khệ nệ đổi tay liên tục, trông thật khổ sở... Lòng dấy lên chút cảm động, nhưng K cố làm... lơ, mặt vẫn cố...lạnh lùng, và cố tình thật... nghiêm trang, nhìn ra ngoài cửa sổ chiếc xe đò. K bỗng linh tính hình như có người đang lén quan sát mình, K quay phắt lại, bắt quả tang chàng ta đang nhìn chăm chăm vào...bàn chân mang đôi guốc quai nhung đen của mình. K bấu chặt ngón chân lại, cố dấu chân vào sâu trong lòng ghế, mặt K nóng ran lên...
Xe qua khỏi ty Cảnh sát là đến ngã ba của nhà K, người lơ xe đập rầm rầm vào thành xe, là dấu hiệu cho tài xế phải ngừng xe để thả người xuống. Chiếc xe đò cặp sát lề đường đất đỏ rồi dừng lại, bụi bốc lên đầy trời rồi bay loãng, nhạt dần đi. Ô hay! Anh ta đứng ngay sau lưng K, lúng túng cười...  K  ngạc nhiên chỉ vài giây thôi, rồi cố làm mặt thật nghiêm trang, băng qua đường, hướng về nhà mình thật nhanh. Anh ta cũng băng qua đường theo K nữa chứ!... Đi bộ chỉ qua ba căn nhà là đến nhà của K. Nhưng K không muốn cho anh ta biết nhà mình,  Kim không quẹo vào nhà, mà đi thẳng về phía chợ BD. Đi gần đến chợ rồi mà hắn ta vẫn sau lưng. K nghĩ ra cách, bèn quẹo vào tiệm ...uốn tóc! Thế là chàng ta tỏn tè, đứng tần ngần bên ngoài một chút, rồi quay đầu về hướng ngược lại..
Thứ sáu tuần sau đó, Kim cũng đứng đón xe đò về nhà sau buổi chiều tan học. Xe cũng đông nghẹt, đuôi xe phều người ra như bụng bầu chín tháng của người đàn bà sắp sanh. Hôm nay có Th, cô bạn thân về chung với K để ghé nhà K mượn sách. Hắn ta lại xuất hiện khi xe đò đổ người xuống ngã ba. Th và K băng qua đường, K đành phải mở cổng nhà, dắt Th vào trong sân. Và thật ngạc nhiên, hắn ta cũng mở cổng rào căn nhà ...đối diện và bước vào trong! Hắn nhìn K trợn mắt ngạc nhiên, và K cũng thế... Ơ hay! Té ra là hàng xóm mà bao lâu nay K nào biết...
Từ đó, hầu như mỗi chiều thứ sáu, khi K tan học lúc năm giờ chiều về, leo lên xe đò, K mới ̣để ý "ông hàng xóm" của mình cũng thỉnh thoảng từ SG về chung chuyến, rồi cùng xuống xe chung với K. Kẻ đi trước, người lẽo đẽo theo sau khúc đường chỉ hai, ba trăm mét thôi, không ai nói với ai một lời.... Lạ hơn hết, anh Ba của K, một hôm bỗng đèo chàng hàng xóm này từ SG về nhà bằng chiếc Honda 67 của anh, trước cặp mắt ngạc nhiên của K. Té ra, họ học chung đại học Khoa học ở SG....
Anh H từ đấy thỉng thỏang đi về chung xe Honda với anh Ba, lại còn tập tành đi đánh tennis chung với ba của Kim. Anh đã lấy lòng cả nhà của K, của ba K, một người thật khó tánh nổi tiếng cả tỉnh nhỏ này, và dỉ nhiên, anh cũng đã lấy được lòng cả cô bé mười sáu, đã bắt đầu biết nhớ nhung, xao xuyến...
                    ☆
Cách Tết chỉ mấy ngày, anh bấm chuông nhà K khi không có ai ở nhà cả.
K bước ra cỗng, ngượng nghịu nhìn anh. Anh cũng thế, anh trìu mến nhìn K. Trong tay anh cầm một bức thư trao cho K, và nói:
--"Anh phải đi Mỹ gấp ngày mai, anh sẽ về khi xong việc. Có lẽ chỉ độ một tháng hơn... Và có lẽ, ...có lẽ...,..anh.... anh... sẽ..nhớ... nhớ ... cô tiểu thư của anh vô cùng..."
Đã hơn tháng nay, K liên tục nhận thư anh H mỗi tuần. AH cho biết, anh Cả đã cưa chân vì xương chân bị dập nát. Anh phải săn sóc anh Cả, tập cho anh ấy đi bằng nạng, xe lăn, và an ủi anh ấy rất nhiều. Anh H quyết định sẽ về lại VN ngày 5 tháng 5/1975 nếu không có gì thay đổi. Cuối thư, những dòng mực xanh của anh luôn làm tim K rung động. Anh viết... "anh nhớ em lắm, nhớ mắt nhớ mũi... nhớ hàng mi hàng mày, nhớ từng sợi tóc mai, nhớ chiếc răng khểnh với miệng cười chúm chím, nhớ dáng em ngồi sau bức rèm xanh, nhớ đôi guốc gỗ với những ngón chân nuột nà của em.. Anh mong về lại VN lắm để được nắm chặt lấy tay em, cô bé tiểu thư của anh..."
                    ☆
  Biếu bánh chưng cho người bạn của mẹ  xong, K phải về ngay để ba K lấy chiếc xe Honda này đi làm. Chạy xe lên con dốc và bẻ tay lái ôm cua cong theo Quốc lộ 13, ngang qua ty Cảnh sát, cách nhà K chỉ vài trăm mét, mắt K ríu lại, đầu nhức băng băng, sao K bỗng dưng nhớ đôi mắt trìu mến của anh, nhớ giọng Bắc kỳ thật ấm cúng đầy hiền hòa của anh, nhớ cảm giác như điện giật vì ngón tay K đã chạm vào tay anh khi anh trao bức thư trước khi đi Texas, Mỹ...
 Bỗng, một người đàn ông mặc chiếc áo sơ mi trắng toát ở đâu xuất hiện ngay trước mũi xe Honda của K. Giật cả mình, K lạng nhanh tay lái tránh ông ta, vì xe đang ôm đường cong, thắng xe sẽ té ngay, nhưng không kịp nữa... Cái tay lái bên phải của K "khều" nhẹ vào người ông ta. Ông ta té nhào vào ngay cái cuộn rào kẻm gai của ty Cảnh Sát...
K lật đật dừng xe lại, vội vàng đở ông ta đứng lên, xin lổi ông luôn miệng. Thật khủng khiếp quá, mặt và cánh tay phải của ông bị rào kẻm gai móc sâu vào da thịt, máu cứ tươm từng giọt, lăn xuống cổ... Chiếc áo sơ mi trắng toát nhuốm đỏ toàn là máu... K run lẩy bẩy vì sợ hải, cô tiểu thư đã gây ra tai nạn và làm người ta bị thương ngay sáng sớm ngày 30 Tết....
--- Thế này thì chết tôi rồi, sao ăn Tết được nữa? Cô nhắm mắt nhắm mũi chạy xe à?! Tôi đang chờ xe đến để đưa tôi ra trực thăng về Huế ngay bây giờ đây. Giờ làm sao đây...
--- Cháu xin lỗi chú..., cho cháu xin lỗi chú... Nhà cháu gần đây thôi, cháu chở chú về nhà băng bó rồi chở chú ra bãi trực thăng ngay, nhé chú...
Ông ta đồng ý và leo ra phía sau lưng để K chở về nhà. Ba K cũng đã nai nịt, caravate chỉnh tề vì hôm nay sẽ chúc Tết ông Tỉnh trưởng, vì là ngày làm việc cuối năm ở Tòa Hành Chánh tỉnh Bình Dương, các nhân viên của ba cũng sẽ chúc Tết ba K..
Cả nhà K xúm lại lo băng bó cho ông ta. Ông là đại úy Cảnh sát ở ty CS tỉnh BD, đang chờ xe jeep đến để chở ông ra sân bay về Huế ăn Tết. Ông xem đồng hồ và chặt lưởi luôn miệng. K thật buồn vì có thể làm ông trễ chuyến đi. Ba K xin lỗi ông luôn miệng. Mẹ của K thì rầy K không ngớt... Chưa bao giờ K cảm thấy mình tội lỗi như hôm ấy... Ông đại úy rời nhà cùng ba K ngay sau đó độ 15'. Và khi tan tiệc ở tòa Hành Chánh tỉnh về, ba K buồn bã nói, ông đại úy phải đi xe lửa về Huế vì trể trực thăng...

Tháng Tư đến với những tin tức khủng khiếp dập dồn. Nhưng, lại có một tin rất lạ làm K thật vui, bớt đi sự áy náy, dày vò lương tâm rất nhiều: ông đại úy Cảnh sát mà K " khều" ông té rách mặt ngày 30 Tết, rồi bị trễ chuyến bay, đã đến nhà thăm và... cám ơn K! Thật lạ, chiếc trực thăng chở các cảnh sát cao cấp về Huế đã bị Việt Cộng bắn trúng, nổ cháy trên không trung. Không ai thoát chết cả, ngoài ông ta...

Ngày 30/4/75, ba K cũng như toàn dân cả miền Nam VN, bắt ghế ngồi sát cái radio to kềnh, lắng nghe tin tức, nghe các thông tin về các trận chiến. Các anh chị em K cũng thế, ruột gan rối bời, đứt đoạn... K lặng lẽ khiêng cái va li đem cất lên lầu, cất nó đi như cố cất giấu nỗi buồn, nỗi thất vọng tận cùng theo từng bản tin tức chiến cuộc đọc trên radio... Cái va li mõi mòn  chờ pasport, chờ chữ ký của chính ông cậu, mà ông đang làm Tổng trưởng bộ...  cấp cho. Thật khó quên giây phút ông đã nghiêm mặt, cao giọng rầy:
-- " Tôi còn ở đây mà! Người đi phải là tôi, mà tôi còn ở đây mà.." 

Ngoài đường, có một anh lính trẻ ôm súng, mặc quần áo biệt động quân bê bết bụi đỏ, ngừng lại trước cổng nhà và xin K một ly nước lọc. Qua khung cửa sổ, anh thấy ba K đang ngồi nghe radio, anh hỏi, có thể cho anh được nghe radio cùng không.... K lấy thêm một cái ghế, đặt cạnh ba mình. Một già một trẻ, im lặng, đau khổ, lắng nghe ông Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, cái giờ phút tan nát cuối cùng...
Trên radio, người ta bảo các anh lính phải vất súng ra trình diện ngay tức khắc. Anh lính trẻ ôm ba K khóc mùi mẫn, anh bảo, anh đã anh dũng chiến đấu và đi bộ từ Bình Long về đây, sao lại đầu hàng....
Ba K giấu cặp mắt đỏ hoe, đi lên lầu lấy cho anh một cái áo sơ mi màu xanh nước biển, và một cái quần Tây màu xám cho anh mặc, thay đôi ủng của anh bằng đôi dép hai quai. Ba còn nhét túi cho anh ít tiền để mua vé xe đò về quê, nghe nói nhà anh ở miền Tây. Có lẽ ông thấy thương anh vì anh chỉ trạc tuổi anh Ba của K thôi. Nhưng anh Ba của K trông công tử bao nhiêu, thì anh lính này trông phong trần, dạn dày gió sương bấy nhiêu...
Người ta đi đứng như chạy. Tiếng súng lác đác xa xa rồi im bặt. Ai nấy vội vàng về nhà... Mọi người nhốn nháo... K  lặng lẽ rút vào phòng chết lặng...
Chợt, có vài tiếng súng nổ chát chúa ngoài ngã ba Xuân Hiệp, đầu ngõ nhà K. K chẳng màng chi, cũng chẳng tha thiết gì... Ba má và các anh chị em K vẫn ôm lấy cái radio, rồi mở TV xem đường sá SG hỗn loạn, nháo nhào với những đoàn xe tăng mang những gương mặt ngốc nghếch, những má hóp, răng hô, những đôi mắt thâm quầng... đang ngơ ngác ngắm nhìn chung quanh...
Lại có thêm một tiếng súng thật lớn nữa gần sát nhà K. "Hòa bình" rồi mà, sao lại còn tiếng súng? K bước ra balcony trên lầu, lấy cái ống nhòm của chị Hai mình gửi từ Nhật về cho gia đình, xem chuyện gì đang xảy ra. Một ít người dân đứng gần một xác người. K zoom ống nhòm lại gần hơn để nhìn cho kỹ. Không phải xác một người, mà có đến hai thi thể nằm khá gần nhau. Máu tuôn ướt đỏ tươi... . Một người nằm sóng soài với chiếc áo sơ mi trắng toát... Một người mặc chiếc áo sơ mi xanh nước biển, đôi dép hai quai tuột ra khỏi chân. Và cái quần màu xám... Ồ!  Anh lính, anh lính mới ra khỏi nhà K....
K phóng xuống lầu, xỏ chân thật nhanh vào đôi guốc dông, chạy băng ra ngoài ngã ba, nơi hai thi thể nằm sóng soài đẫm máu cách nhau chỉ độ mười mét. Anh lính đã tự bắn vào ngực, máu đỏ vẫn còn đang rĩ ra ướt đẫm chiếc áo sơ mi xanh của ba K tặng cho anh. Mắt anh khép lại vĩnh viễn, không có một lời từ giã người yêu, cha mẹ, anh em...  
K chết lặng, tim nhảy bình bình, ngực nặng chình chịch. Lòng đầy ắp nỗi bàng hoàng, K thẫn thờ bước theo đám đông qua bên kia đường, đứng xa xa nhìn cái xác chết thứ nhì.. Xa độ dăm mét, K thấy thi thể của một người mặc áo trắng quần xanh navy. Máu từ đầu, từ ngực của ông loang ra cả vũng to. Nghe người dân đứng gần K nói, ông là cảnh sát đặc biệt trong Ty Cảnh Sát. Khi vừa tuyên bố đầu hàng, ông đã bị hai tên Việt cộng mặc bà ba đen, mang dép râu, rượt ông chạy từ ty cảnh sát đến đây. Họ bắn ông mấy phát, rồi bỏ xác ông lại. Sau khi thấy cảnh ông cảnh sát kia bị rượt bắn, chỉ 5' sau đó, anh lính cũng tự bắn vào ngực mình!
Linh tính cho thấy ông là người quen, tim K đập thình thịch, lấy hết can đảm, K đến nhìn thật kỹ gương mặt của ông. Tuy máu từ đầu của ông ướt đẫm mặt và tóc, nhưng K vẫn nhìn ra cái sẹo ở trên gò má của ông, cái sẹo mà K đã gây ra cho ông mới hơn một tháng trước thôi...
Chợt có ai ôm nhẹ vai K. K giật mình quay đầu lại nhìn, là vú Năm của anh H. Vú nói nho nhỏ bên tai K:
- Hôm qua thằng H phoned vú, nó có hỏi thăm cháu và gia đình của cháu nhiều lắm. Nó đòi mua vé máy bay về VN ngay tức khắc mà vú không cho. Vú đã bảo nó, giờ tình hình VN đang lộn xộn lắm, đợi thêm thời gian nữa xem sao. Nếu VC vô miền Nam, phải ở lại luôn bên ấy với thằng Cả, không nên về lại đây........
                      ☆
 Vú Năm nói gì-gì nữa đó, mà tai K đã ù, mắt K đã nhòa nhạt đi rồi.. K cúi đầu xuống, quay mặt đi chỗ khác để giấu hàng nước mắt chực trào ra. Những ngón chân của K bấu thật mạnh xuống đôi guốc để lấy bình tĩnh lại. Các ngón chân dài với các móng chân vẫn ững hồng, cố vùng vẫy ra khỏi cái quai guốc mộc chật chội, rồi cũng đành phải nằm im, như số phận đã định đoạt một kiếp đời nhỏ nhoi của cô tiểu thư tỉnh lẽ.....

Tháng Tư/ 2020
Kim Chi
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.