logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/04/2020 lúc 03:14:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh hoạ. Người dân Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc ở Nhà hát lớn, Hà Nội hôm 3/7/2011. AFP

Bản tuyên bố mới nhất về Biển Đông, do các tổ chức xã hội dân sự và một số cá nhân quan tâm, đã lưu hành trong nước từ hôm 21 tháng Tư vừa qua.
Bản Tuyên Bố Biển Đông tháng Tư năm 2020, lên án hành động phi pháp của Trung Quốc trước nhân dân trong nước và nhân dân toàn thế giới, đồng thời yêu cầu chính quyền Việt Nam phải có phản ứng.
Khởi xướng bản Tuyên Bố Biển Đông là ông Lê Thân, chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Ông Thân nói với Đài Á Châu Tự Do:
“Tuyên Bố Biển Đông coi như là của anh  em xã hội dân sự làm. Tất nhiên bắt đầu từ khởi xướng người A người B, sau đó trở thành chuyện mà tất cả anh  em ở Nam, ở Bắc cùng nhận xét, sửa chữa rồi điều chỉnh cái dự thảo đó để ra một bản cuối cùng. Khi công bố lên rồi thì lại có thêm ý kiến của anh  em nước ngoài, rồi trong này sửa lại cho nó hoàn chỉnh. Đây là của tất cả anh chị em  xã hội dân sự trong nước và ngoài nước. Từ xưa tới nay mà nói về Tuyên Bố Biển Đông là có 7 cái rồi”.
Tuyên bố Biển Đông tháng Tư 2020 ra đời trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục gây hấn trên Biển Đông, sau khi Việt Nam  đã gởi một công hàm lên Liên Hiệp Quốc hôm 30 tháng Ba, phản đối những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, yêu cầu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sao diễn cho tất cả các nước thành viên:
“ Phải nói rằng đó là một bước đi rất mạnh mẽ so với trước đây. Tất nhiên khi đưa ra công hàm này thì Nhà Nước Việt Nam cũng đã dự đoán  khả năng phản ứng của Trung Quốc và Việt Nam cũng có kế sách đối phó. Rõ ràng khi công hàm được đưa ra ngày 30 tháng Ba thì ngày 2 tháng Tư Trung Quốc cho tàu đâm vào tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi ở Hoàng Sa. Ngày 10 tháng Tư Việt Nam ra một công hàm tiếp để phản đối Trung Quốc về vấn đề này”.
Ông Trần Bang, được coi là  người phác thảo những dòng đầu tiên của Tuyên Bố Biển Đông, cho biết bản tuyên bố dựa trên một loạt những sự kiện đã xảy ra:
“ Sau hàng loạt những gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông từ 2019, đưa tàu khảo sát HD8 thăm dò địa lý từ tháng 7/2019,  đến đầu 2020 thì sự kiện Trung Quốc đặt tên cho 2 đơn vị hành chính trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là huyện Nam Sa với huyên Tây Sa”
“ Thứ  hai là họ đặt tên cho khoảng 80 thực thể trên Biển Đông rồi tuyên bố là đáp lại công hàm đòi hỏi chủ quyền của Philippones về vùng biển thực sự là của Việt Nam và một phần của Philippines và Malaysia chứ không phải là của Trung Quốc”

UserPostedImage
Công hàm Việt Nam gửi UN phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Photo: RFA


Âm mưu của Trung Quốc xâm lấn Biển Đông từ trước đến nay được Bản Tuyên Bố Biển Đông nhắc lại, từ việc Trung Quốc tự vẽ ra đường lưỡi bò bao phủ gần như toà bộ Biển Đông, và liên tục xâm phạm Hoàng Sa từ 1956, dùng vũ lực chiếm toàn bộ Hoàng Sa tháng 1/1974, đến 1988 tiến hành chiếm các đảo Gạc Ma, Chữ Thập, Subi, Vành Khăn, cho xây căn cứ trên những nơi đó.
Tuyên Bố Biển Đông lần này đặc biệt khác với những bản trước là bác bỏ tính chính danh của công thư do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958:
“Tức là khẳng định rằng công thư của ông Phạm Văn Đồng gởi cho ông Chu Ân Lai năm 1958 là vô hiệu và không có tác dụng. Bởi vì thứ nhất theo Hiệp Định Genève thì từ Vĩ Tuyến 17 trở về Nam là thuộc Việt Nam Cộng Hòa, thế thì quyền quản lý đó không thuộc về ông Phạm Văn  Đồng và không thuộc về chính phủ Hà Nội từ năm 1954”
“ Rõ ràng công thư đó, viết từ 1958, Hoàng Sa, Trường Sa ở vùng biển dưới Vĩ Tuyến 17 là thuộc về Việt Nam Cộng Hòa chứ không thuộc về Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vì thế công thư của ông Phạm Văn Đồng vô nghĩa về mặt thời gian cũng như về mặt không gian địa lý. Việc các xã họi dân sự cũng như các cá nhân ký vào đấy là việc rất đúng đắn, tuyên bố như vậy để khẳng định mình có chính nghĩa, còn xâm lược là truyền thống bá quyền của Trung Quốc từ ngàn xưa rồi chứ không phải bây giờ”.
Vấn đề thứ ba trong bản Tuyên Bố Biển Đông được ông Lê Thân bổ túc
“ Là vấn đề những người đấu tranh chống Trung Quốc thì không có lý do gì mà  bắt giữ người ta, chuyện đó vô lý. Sau nữa,  nước mạnh mới có thể tự bảo vệ trước sự xâm lăng, phải xây dựng một đất nước Việt Nam khác, phải đòi hỏi ngay và từng bước phải thay đổi. Chuyển qua  một thể chế dân chủ thì mới có thể tập hợp toàn dân, tập hợp sức mạnh của tất cả trong nước và ngoài nước thì mới có khả năng chống đỡ được sự xâm lăng của Trung Quốc”.
Trao đổi với Á Châu Tự Do qua điện thư, nhà thơ Hoàng Hưng, thành viên của Văn Đoàn Độc Lập trong nước, cho rằng Tuyên Bố Biển Đông tháng Tư 2020 là phản ứng kịp thời trước sự việc Trung Quốc thừa cơ đại dịch COVID-19 để dấn một bước mới rất nguy hiểm trên Biển Đông.
Tuyên Bố Biển Đông mà nhà thơ Hoàng Hưng có cơ hội tham gia lần này được ông đánh giá là cuộc “biểu tình trên mạng” của những người thiết tha với chủ quyền đất nước, không mơ hồ với mộng bá quyền cũng như dã tâm nước lớn ép nước nhỏ của Bắc Kinh.
Nội dung bản Tuyên Bố Biển Đông tháng Tư 2020 của các tổ chức xã hội dân sự là tích cực, phù hợp với hiện tình đất nước, là nhận xét của tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu Đông Nam Á đại học Singapore:
“ Việt Nam đã định kiện Trung Quốc từ năm 2014 nhưng vì lý do này lý do kia, hoặc là chờ một quyết định chính trị nào đấy nên chưa kiện. Cũng có thể họ xem xét theo  hướng không kiện mà vẫn được việc”
“ Phải dùng biện pháp pháp lý là cái người ta đã tính từ năm 2012 và năm 2014 thì nói ra là  đang chuẩn bị. Bây giờ người ta nhắc lại là có khả năng phải dùng  biện pháp pháp lý đấy khi mà các công cụ khác không dùng được nữa”
“ Năm ngoái với năm nay Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố cụ thể 3 lần nói đến sự chuẩn bị. Có một bài phân tích của chính phủ Việt Nam năm 2014, nói rất rõ, đăng trên Báo Điện Tử Chính Phủ, cho thấy các chuyên gia Luật nằm trong chính phủ Việt Nam hiểu vấn đề rất đúng”.

UserPostedImage
Hình minh hoạ. Bản đồ Biển Đông có đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển AFP


Liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng mà bản Tuyên Bố Biển Đông tháng Tư 2020 nhắc đến như một yếu tố chính, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp viện dẫn và phân tích:
“ Các học giả trong và ngoài nước từ hôm 17/4 đến giờ đã nói quá nhiều về công hàm này. Ví dụ như ông Nguyễn Mạnh Hùng, là giáo sư ở đại học George Mason, hôm nọ đã nói rõ với BBC rằng năm 2015 thì ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ, có nói rằng công hàm ấy không nói gì đến vấn đề chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông cả, nó chỉ công nhận giá trị 12 hải lý tính từ bờ ra thôi”.
“Hơn nữa Việt Nam cũng không có quyền gì lúc ấy mà nói tới chuyện năm 1958 là chủ quyền với Hoàng Sa hay Trường Sa cả. Bởi vì Hoàng Sa và Trường Sa lúc ấy là Việt Nam Cộng Hòa quản, mà Việt Nam Cộng Hòa quản thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có quyền gì ? Nguyễn Tấn Dũng đã nói câu đấy và cái này được giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhắc lại”.
Về bản chất mà nói, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp khẳng định, công hàm Phạm Văn Đồng ký năm 1958 thực sự không có giá trị. Hậu quả của nó là Trung Quốc đã cố ý sử dụng cái hiểu lầm, cái hiểu sai về pháp lý, từ đó giải thích sai về Luật Biển. Chính điều này gây bất lợi cho Trung Quốc vào khi tình hình tranh chấp Biển Đông gần như không thể có kết quả nào xa hơn.
Ngay sau khi công bố trên các trang mạng xã hội ngày 21 tháng 4, bản Tuyên Bố Biển Đông đã nhận được sự ủng hộ của 8 tổ chức và hơn 135 cá nhân.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.