logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/04/2020 lúc 08:04:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tháng 12/2019, thất nghiệp tại Mỹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000. Gió đã xoay chiều với Covid-19. Ảnh chụp người thất nghiệp ghi danh nhận trợ cấp. REUTERS/Lucas Jackson

Trong vòng hai tháng, virus corona làm lộ rõ những lỗ hổng của nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới là Hoa Kỳ : những thành tựu tích lũy được từ 2009 đã bị cuốn trôi. Hơn 26 triệu người mất việc làm trong 5 tuần nước Mỹ « đóng cửa ». Đà phục hồi tùy thuộc vào nhiều ẩn số.
Tháng 02/2020, với tỷ lệ thất nghiệp là 3,4 % tổng thống Trump xem đó là lá chủ bài giúp ông dễ dàng tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai. Hai tháng sau, 16 % người trong độ tuổi lao động mất việc làm. Bộ Lao Động Mỹ công bố thống kê thất nghiệp vào ngày 08/05/2020, giới phân tích dự báo, sẽ có từ 20 đến 25 % dân Mỹ bị thất nghiệp
Kinh tế Mỹ « rơi vào vực thẳm »
Kinh tế gia Chris Rupkey thuộc ngân hàng Mitsubishi UFG tại New York cay đắng nhận định : « nhiều người tự hỏi không biết cuộc Đại Khủng Hoảng những năm 1930 ra sao, thì giờ đây câu hỏi đó thật bằng thừa vì đó là những gì nước Mỹ đang trải qua ». Mới chỉ trong những ngày đầu tháng 03/2020 nhiều lĩnh vực đang trong chu kỳ thịnh vượng, rất khó tuyển dụng thêm nhân viên, trong một sớm một chiều tất cả đều đã chựng lại. Các công viên giải trí từ Disney World đến xưởng phim Universal đã lần lượt đóng cửa, hàng chục ngàn nhân viên phải nghỉ việc với hy vọng là sẽ được gọi đi làm lại một khi dịch bệnh được khống chế.
Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 03/2020 giảm hơn 6 %. Trong hơn 70 năm qua, lần đầu tiên tập đoàn chế tạo máy bay Boeing tuyên bố đóng cửa « vô hạn định các nhà máy » ở Seattle. General Electric đối tác không thể thiếu của Boeing sa thải 10 % nhân sự do các hoạt động trong ngành hàng không tại Hoa Kỳ giảm 95 %. Cũng chưa bao giờ các nhà máy xe hơi tại Mỹ đồng loạt đóng cửa từ ngày 18/03/2020 và đây là một lĩnh vực bảo đảm công việc làm cho 1,3 triệu Mỹ.

Thêm một thước đo lường khác về đà sa sút tại Mỹ là mức tiêu thụ xăng dầu quay trở về với thời điểm của năm 1968 ! Hàng chục nhà sản xuất dầu đá phiến nhỏ bé tại Mỹ không tránh khỏi việc tuyên bố phá sản vào lúc dầu đá phiến mất 37 % trị giá trong vòng một tháng. Lớn hơn một chút, là các tập đoàn như Diamond Offshore ở Texas, Whiting Petrolium- Bắc Dakota … đã mất khả năng thanh toán. Ngay cả đến những ông vua dầu hỏa của Hoa Kỳ như ExxonMobil hay Chevron cũng phải « cắt giảm triệt để » các khoản chi tiêu.
Theo thăm dò 27/04/2020 do hiệp hội quy tụ các doanh nghiệp Mỹ trên toàn quốc NABE thực hiện, tất cả những người được hỏi đều cho biết « doanh thu và đầu tư đã giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008 tới nay ». 30 % trong số này cho rằng « tình trạng đen tối đó còn tiếp diễn trong từ 3 đến 6 tháng nữa ». 17 % trong số những người được tham khảo y kiến đã phải sa thải nhân viên, 31 % tạm thời cho nhân viên « nghỉ phép » với hy vọng công ty hay cửa hàng được phép mở cửa lại trong « một vài ngày nữa ».
Ngân hàng Bank of America dự báo GDP của Mỹ trong quý 2/2020 giảm 30 % và tổng sản phẩm nội địa Hoa Kỳ sẽ thấp hơn so với của năm ngoái hơn 10 %.
Thách thức y tế
Câu hỏi đặt ra là vì sao Covid-19 đã dễ dàng đánh gục một ông khổng lồ như nước Mỹ ? Trả lời RFI tiếng Việt, giáo sư kinh tế Fabien Tripier, giảng dậy tại đại học Evry, ngoại ô Paris và cũng là cố vấn khoa học của trung tâm nghiên cứu CEPII nêu lên bốn ẩn số thách thức Hoa Kỳ :
Fabien Tripier :  Khủng hoảng kinh tế Mỹ trước hết là hậu quả của khủng hoảng về y tế. Mọi người đều bị bất ngờ. Thoạt đầu Hoa Kỳ không bị virus corona tác động trực tiếp bởi vì cho đến giữa tháng 03/2020 Trung Quốc và châu Âu là hai tâm dịch của thế giới. Có điều sau đó nước Mỹ đã nhanh chóng bị kéo vào vòng xoáy và hãy còn ở trong tâm bão. Ẩn số đầu tiên là dịch bệnh liệu sẽ kéo dài trong bao lâu. Trước mắt chúng ta không thể trả lời câu hỏi này. Không biết khi nào dịch bệnh chấm dứt và sau đó có nguy cơ diễn ra những đợt tái phát nữa hay không một khi các hoạt động, giao thương trở lại gần như bình thường. Điều chắc chắn là cho đến giờ phút này, chưa có vác-xin, chưa có thuốc trị virus corona.
Thực ra ngay từ tháng Giêng, tháng Hai, tăng trưởng ở Mỹ đã phần nào bị tác động, nhưng đó là tác động dây chuyền do cỗ máy kinh tế của Trung Quốc, rồi của châu Âu bị virus corona làm tê liệt. Nhưng trong 5 tuần lễ trở lại đây đến lượt cỗ máy kinh tế đồ sộ của Hoa Kỳ phải dừng lại, từ khu vực sản xuất đến các dịch vụ giải trí, mua bán … đều phải đóng cửa. Đây thực sự là một sự « sụp đổ » hoàn toàn, và hàng chục triệu người Mỹ thất nghiệp. Trong lịch sử Hoa Kỳ, từ những năm 1930 chưa bao giờ tỷ lệ người bị mất việc làm tại tăng nhanh như lần này. Các dự báo cho thấy trong những tháng sắp tới sẽ có từ 20 đến 25 % người trong tuổi lao động không có việc làm. Cần biết rằng cuối tháng 2 vừa qua tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ là khoảng  5 %. Thị trường lao động Mỹ bị thiệt hại năng hơn nhiều so với hồi khủng hoảng tài chính 2008.
Covid-19 bắt đầu lây sang ngành tài chính và dầu hỏa của Hoa Kỳ  
Ấn số thứ nhì và thứ ba là liệu dịch Covid-19 có tấn công luôn cả thị trường tài chính Wall Street của Hoa Kỳ vào ngành dầu hỏa của nước Mỹ.
Fabien Tripier : Trên thị trường tài chính khủng hoảng đã nổ ra. Có nghĩa là trị giá cổ phiếu trên thị trường Mỹ đã mất 30 % trong ba tháng đầu năm nay. Chứng khoán Mỹ đã rơi rất mạnh và thêm vào đó là thị trường dầu hỏa đang bị đảo điên vì nhu cầu tiêu thụ của thế giới đã sụp đổ. Ban đầu chỉ có Trung Quốc ngưng mua vào dầu hỏa của thế giới, vì cả cỗ máy sản xuất của nước này bị đóng băng. Kế tới châu Âu trong thời gian bị phong tỏa, các nhà máy cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Nhưng rồi ngay cả tại Mỹ, các phương tiện chuyên chở, trên không, trên biển và trên bộ đều rơi xuống gần như số không. Nhu cầu tiêu thu dầu hỏa giảm đến mức chưa từng thấy, khiến các kho dự trữ xăng dầu cứ thế lớn dần, trong lúc các nhà sản xuất tiếp tục bơm và lọc dầu. Cũng lần đầu tiên các tay môi giới dầu hỏa mua bán hợp đồng với giá dầu ở số âm.
Có một nghịch lý là vào lúc virus corona thách thức từ hệ thống y tế đến bảo hiểm xã hội của Mỹ và nhất là cỗ máy kinh tế đang rất ngon trớn của Hoa Kỳ thì đồng đô la lại có giá.
Fabien Tripier : Trong toàn cảnh u ám đó, điểm son duy nhất là đồng đô la đang khá mạnh. Chúng ta có thể ngạc nhiên bởi vì kinh tế Mỹ đang bị suy thoái. Dù vậy khi kinh tế bấp bênh, giới đầu tư bao giờ cũng quay về những điểm được cho là an toàn nhất. Vào lúc không ai biết được dịch Covid-19 kéo dài bao lâu, kinh tế thế giới bị tác hại đến mức độ nào thì các nhà đầu tư rút khỏi các nền kinh tế đang trỗi dậy, thu vốn trở lại về Mỹ và trong một chừng mực nào đó là châu Âu. Số này ồ ạt mua vào đồng đô la, do vậy đô la tăng giá. Các quốc gia đang trỗi dậy vì muốn giữ giá đơn vị tiền tệ của mình cũng phải mua vào đồng đô la và luật cung cầu đương nhiên lại càng đẩy giá đơn vị tiền tệ của Mỹ lên cao.
Trái với châu Âu, Mỹ đã rất nhanh chóng tung cùng lúc tất cả các phương tiện để cứu nguy kinh tế. Chính quyền liên bang ban hành hai kế hoạch hỗ trợ kinh tế trị giá gần 3.000 tỷ đô la để giúp các doanh nghiệp và tư nhân đối mặt với những thách thức Covid-19 đặt ra. Từ sau Thế Chiến Thứ Hai, lần đầu tiên thâm hụt ngân sách của chính phủ đạt ngưỡng 3.700 tỷ đô la, tương đương với 18 % GDP của Mỹ.
Về phía Ngân Hàng Trung Ương, Fed cũng đã sử dụng đến tất cả các phương tiện đang có trong tay : giảm lãi suất chỉ đạo đang từ 1,25 % xuống còn 0- 0,25 % đồng thời mua vào 500 tỷ vừa cổ phiếu, vừa các công trái phiếu, rồi 1.000 tỷ đô la và tới nay là gần 2.500 tỷ đô la so với thời điểm cuối tháng 2/2020. Đây không hơn không kém là một hình thức bơm thêm tiền vào cỗ máy kinh tế đồ sộ của Hoa Kỳ. Tính đến ngày 27/04/2020 Fed nắm giữ 6.573 tỷ đô la công trái phiếu và cổ phiếu của các tập đoàn Mỹ, tương đương với 30 % GDP toàn quốc.
Vào lúc nước Mỹ đã sử dụng hết tất cả các phương tiện để kích cầu với hy vọng tránh được kịch bản cuộc Đại Khủng Hoảng những năm 1930, câu hỏi quan trọng nhất là liệu các biện pháp tốn hàng ngàn tỷ này hiệu quả hay không.
Theo phân tích của giáo sư Tripier đại học Evry, kiêm cố vấn khoa học của trung tâm nghiên cứu CEPII (Trung Tâm  Nghiên Cứu về Triển Vọng Kinh Tế và Thông Tin Quốc Tế) đây là ẩn số thứ tư, đe dọa đà phục hồi của Hoa Kỳ và câu trả lời chủ yếu tùy thuộc vào yếu tố chính trị :
Fabien Tripier : Trong ký ức của người Mỹ, khủng hoảng còn lại dư âm đến ngày nay là khủng hoảng năm 1929, điểm khởi đầu của cuộc đại suy thoái trong suốt thập niên 1930. Trong ba hay bốn năm liền, đợt đại suy trầm đó cuốn trôi từ 8 đến 10 % GDP của Âu, Mỹ một năm. Đó là kịch bản mà cả châu Âu lẫn Mỹ đều không muốn phải chứng kiến thêm một lần nữa. Do vậy ở hai bên bờ Đại Tây Dương, các bên đã nhanh chóng và ồ ạt bơm tiền cứu nguy kinh tế. Tuy nhiên trong quá khứ, các bên đã thiếu hợp tác và mỗi quốc gia đã co cụm lại. Đó là mầm mống dẫn tới phong trào phát xít tại châu Âu. Theo tôi ở đây không chỉ đơn thuần là một vấn đề kinh tế, mà trước hết điều quan trọng là quyết tâm chính trị của mỗi quốc gia. Nếu quốc tế thiếu một sự phối hợp thì khủng hoảng y tế lan chẳng những lan sang cả các lĩnh vực kinh tế mà còn dẫn đến bất ổn chính trị. Hiện tại vai trò của Donald Trump trong cương vị tổng thống Hoa Kỳ hết sức quan trọng và nhậy cảm. Liệu ông có tái đắc cử vào tháng 11 này hay không hay Biden sẽ vào Nhà Trắng ? Vận mệnh thế giới sẽ tùy thuộc nhiều vào quyết tâm của tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ bốn năm sắp tới.
Trong bối cảnh đó, khẩu hiệu tái tranh cử « Keep America Great – Duy trì một nước Mỹ hùng mạnh » của tổng thống Trump, với virus corona liệu có còn tính thời sự nữa hay không? Hay đây là thời điểm để nước Hoa Kỳ củng cố lại những lỗ hổng về kinh tế và xã hội tại một quốc gia 30 triệu dân không có bảo hiểm về y tế tối thiểu, 40 % dân Mỹ không trở tay kịp trước một khoản chi tiêu đột xuất 400 $ (theo báo cáo của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ tháng 5/2019).
Thep RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.