logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 07/08/2013 lúc 08:02:20(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một nhân viên trạm xăng của Tổng công ty xăng dầu Petrolimex đang đổ xăng cho khách.
AFP photo


Sự hoạt động của các nhóm lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội là sự cấu kết giữa những chủ đầu tư với các quan chức trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Đây là nguyên nhân làm cho kinh tế đất nước suy kiệt. Sự thực của vấn đề này đang diễn ra ở Việt Nam như thế nào, Anh Vũ phỏng vấn TS. Kinh tế Phạm Chí Dũng.

Các nhóm lợi ích
Anh Vũ: Thưa ông, lâu nay ta thấy cụm từ “nhóm lợi ích” được nhắc tới rất nhiều. Trên thực tế ,các nhóm lợi ích xuất hiện và phát triển rất mạnh. Nó có thể khuynh đảo cả kinh tế - xã hội và kể cả chính trị. Xin ông đánh giá khái quát về vấn đề này?

TS. Phạm Chí Dũng: Ở Việt Nam cho dù đã hình thành và gây hậu quả từ lâu, nhưng đến đầu năm 2011 cụm từ “nhóm lợi ích” mới bắt đầu được dư luận xã hội đề cập một cách chính thức. Khái niệm “nhóm lợi ích” thường được hiểu là mối quan hệ cấu kết giữa hai thành phần tư sản tư nhân và quan chức cấp cao của nhà nước, với mục đich nhằm trục lợi.

UserPostedImage
Một khu dân cư cao cấp đang xây dựng ở Hà Nội, ảnh minh họa. RFA photo
Nhóm lợi ích tạm chia thành ba loại: Nhóm lợi ích thứ nhất là nhóm đầu cơ liên quan đến tài chính như ngân hàng, vàng, bất động sản, chứng khoán; điển hình như nhóm ngân hàng G5, Công ty vàng SJC... Nhóm lợi ích thứ hai liên quan đến tính bao cấp là những nhóm độc quyền như xăng dầu, điện, nước mà điển hình là Tổng công ty xăng dầu (Petrolimex), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là những điển hình. Nhóm lợi ích thứ ba là các Tổng công ty nhà nước như Vinashin, Vinalines… Các nhóm lợi ích tuy không được bao cấp, phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhưng lại được hưởng lợi khá lớn từ hệ thống chính sách ưu đãi của chính phủ.
Trong hai năm 2011 và 2012, làn sóng thâu tóm ngân hàng cho thấy một sự chiếm đoạt và giành giật lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích. Trong bối cảnh nền kinh tế còn tương đối ổn định thì các nhóm lợi ích vẫn còn đất sống, nhưng khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì đã có những nhóm lợi ích như BĐS và chứng khoán đã gặp khốn đốn. Khi ấy, chỉ còn một số nhóm lợi ích như vàng, ngân hàng, xăng dầu, điện, nước vẫn có thể tồn tại.

Trong các nhóm lợi ích thì nhóm lợi ích thứ nhất được đánh giá là nhóm trục lợi ghê gớm nhất, có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong các chiến dịch đầu cơ vào thời điểm các năm 2006-2009. Giai đoạn này nhiều triệu phú đô la ở Việt Nam xuất hiện, có nhiều đại gia có tài sản từ vài trăm triệu đến hàng tỷ USD. Đáng chú ý là theo dư luận, trong nhóm đại gia này còn có sự liên quan đến không ít các quan chức.

Anh Vũ: Xin ông cho biết về sự nguy hại của nó đối với đất nước như thế nào?

TS. Phạm Chí Dũng: Rất nguy hại làm cho kinh tế suy thoái. Trong thời gian qua, các tập đoàn và nhóm lợi ích đã lũng đoạn và thao túng nền kinh tế và khiến cho các doanh nghiệp hết sức khốn đốn, lâm vào tình trạng phá sản và đời sống dân sinh trở nên kiệt quệ. Từ đó dẫn đến khoảng cách lớn về phân hóa thu nhập trong xã hội. Tuy nhiên, bất chấp làn sóng phản ứng gay gắt của dư luận, các nhóm lợi ích xăng dầu, điện vẫn không ngừng tăng giá, một phần để bù đắp cho những khoản lỗ ngoài ngành, phần khác để gia tăng lợi nhuận. Vừa rồi đã giá xăng tăng 3 lần và giá điện tăng 5%.

Điều đáng lưu ý là các nhóm lợi ích ở Việt Nam đang có dấu hiệu hoạt động theo kiểu mafia với hai yếu tố quyền lực và tiền bạc để lũng đoạn. Khác với ban đầu là các nhóm lợi ích chỉ dùng quyền để trục lợi thì bây giờ, người ta dùng cả quyền lẫn tiền không những nhằm khuynh loát chính trị mà còn lợi dụng vét kiệt hết tài nguyên của đất nước và tài sản của dân chúng.

Từ năm 2011, dưới sự bảo trợ của Ngân hàng nhà nước, nhóm lợi ích vàng xuất hiện, đã khuấy đảo và thao túng thị trường vàng trong tất cả các khâu. Tính chất độc quyền trong kinh doanh vàng đã tạo ra sự chênh lệch khá lớn giữa giá vàng trong nước với thế giới 5- 7 triệu đồng/lượng và gây thiệt hại cho người dân.

Mâu thuẫn phát sinh

Anh Vũ: Hiện nay, giữa các phe nhóm lợi ích đang có vấn đề mâu thuẫn về quyền lợi và quyền lực. Xin ông cho biết về hậu quả của việc xung đột ở đỉnh điểm trong tương lai (nếu có) sẽ diễn ra theo chiều hướng nào?

TS. Phạm Chí Dũng: Vì khó khăn của nền kinh tế mà thị phần và tỷ suất lợi nhuận của các nhóm lợi ích đã bị giảm đi tương đối. Từ đó, các nhóm lợi ích phải quay sang cạnh tranh với nhau như trong vài năm vừa rồi. Sự tồn tại và chiếm lĩnh của các nhóm lợi ích sẽ phụ thuộc rất lớn vào biến động của nền kinh tế Việt Nam. Khi đó, kênh tạo ra lợi nhuận tối ưu lại phụ thuộc vào các chính sách độc quyền và tạo ra đặc quyền của nhà nước.

Muốn có được chính sách độc quyền và đặc quyền lại cần có những người tạo ra chính sách. Trong trường hợp này, nhóm thân hữu xuất hiện và các nhóm lợi ích đã bắt rễ với nhau và hình thành nên mối liên kết hữu cơ, hay còn gọi là mối quan hệ “ăn chịu”.

Nếu không có được một thay đổi đột biến về chính sách vào ngay lúc này, tất yếu sẽ kéo theo phản ứng bùng nổ mang tính cách mạng của nhân dân. Tương lai bùng nổ như thế sẽ không còn bao lâu nữa.

Anh Vũ: Ngoài nguyên nhân về trục lợi, sự tồn tại của nhóm lợi ích còn là hệ quả tâm lý của các quan chức, ông có đánh giá như thế nào?

TS. Phạm Chí Dũng: Mục tiêu của mối quan hệ nhóm lợi ích – nhóm thân hữu ở Việt Nam không chỉ thuần túy là tạo ra lợi nhuận. Như bài học lịch sử ở các nước tư bản từ thời kỳ đầu đến nay, tiền bạc luôn có khuynh hướng biến thái thành quyền lực, thông qua phương tiện chính trị. Thì hoạt động chính trị ở Việt nam không chỉ nhằm gia tăng và bảo vệ tài sản cá nhân, mà còn để thỏa mãn tâm lý ham thích và thể hiện quyền lực đối với đối tượng bị cai trị.
Nền chính trị Việt Nam đã tạo ra cho quan chức thói quen thích thể hiện quyền lực và đặc biệt thích cai trị. Với cố tật của nó, nó có khả năng sẽ bị biến thái trong những năm tới, với một phần lớn nền chính trị sẽ rơi vào tay các nhóm tài phiệt và chính khách tham lam.

Anh Vũ: Vậy theo ông cần có những giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

TS. Phạm Chí Dũng: Chính quyền phải có biện pháp ngay, không thì sẽ quá muộn. Trong những năm qua, mặc dù không ít vụ việc lợi dụng chính sách trục lợi đã bị công luận và dư luận phanh phui và lên tiếng phản ứng mạnh mẽ. Tuy vậy vẫn không có bất kỳ một hành động cụ thể nào của các cơ quan đảng và nhà nước đối với bất kỳ một nhóm lợi ích nào.

Vì thế một yêu cầu cần phải tiến hành cuộc đại phẫu đối với khối doanh nghiệp nhà nước là hết sức bức thiết. Nhưng cần hơn tất cả, là phải có nhát cắt đại phẫu vào vị trí của những nhóm lợi ích. Nếu không, nguy cơ nền kinh tế Việt Nam bị thao túng và lũng đoạn hoàn toàn bởi nhóm lợi ích và nhóm thân hữu là rất dễ xảy ra. Khi đó, mức độ xấu nhất của tình trạng kinh tế xã hội không còn được quy chiếu từ năm 1991 như TS. Lê Đăng Doanh đã nói, mà sẽ ghê gớm hơn gấp bội.

Anh Vũ: Xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Chí Dũng.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.