logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/05/2020 lúc 01:16:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
(Hình: Trích xuất từ YouTube)

Những ngày này 45 năm về trước, địa ngục dần thay thế thiên đường đối với hàng triệu người Việt Nam trong đó có cô Hoàng Thị Oanh Oanh, khi đó mới 12. Cha cô bị đưa đi ‘cải tạo’ mà không hề có bất kỳ bản án nào. Phải tới 14 năm sau ông mới được tự do bán phần. Ông lão già yếu và gày đét còn tiếp tục bị quản thúc tại gia thêm nhiều năm nữa. Trong lúc ông ở tù, năm trong số sáu người con đã vượt biên bằng thuyền. Hai người đầu đi năm 1978 và may mắn tới Philadelphia, Hoa Kỳ từ Malaysia, nơi thuyền họ cập bến. Cô Oanh Oanh rời đi năm 1979 khi cô 16 và được mẹ giao mang theo hai em nữa, một em 12 và một em 10 tuổi, trong khi bà ở lại cùng cô con gái duy nhất còn lại để đợi ngày chồng ra tù.
Câu chuyện hãi hùng của bà Oanh Oanh, nay là Tiến sỹ Carina Hoàng và là một trong 100 phụ nữ tiêu biểu tại Úc, đất nước bà theo chồng tới từ năm 2007, được phát hôm 3/5/2020 trong chương trình Outlook của BBC World Service.
Bà Oanh Oanh nói trong câu chuyện mang tên ‘Ba trẻ nhỏ trên đảo hoang’ rằng con thuyền mang theo gần 400 người vượt biên đã gặp bão sau vài tiếng ra khơi. Bão lớn tới mức các con sóng tưởng như có thể nuốt chửng chiếc thuyền dài 25 mét, rộng 4,5 mét và chật cứng người.
Bà Oanh Oanh nói: “Con thuyền bắt đầu lắc và mọi người bị say sóng. Rồi mọi chuyện còn tệ nữa. Mỗi lần sóng đánh vào thuyền mọi người lại hét lên và khóc. Tất cả chúng tôi đều cầu nguyện với âm giọng từ các vùng khác nhau, cầu Thượng đế, Đức Mẹ Maria, Đức Chúa Giê-su, Đức Phật, Tổ Tiên… Mọi người đều cầu Người cứu giúp. Những âm thanh đậm sự hỗn loạn và tuyệt vọng. Chúng tôi ngồi trên đống hỗn độn những thứ người ta nôn ra, phân, nước tiểu pha với nước biển.”
Thuyền còn bị cướp biển Thái Lan rượt đuổi và mọi người đối mặt với khả năng bị cướp và hãm hiếp trong ba ngày trước khi họ tới Malaysia. Hàng trăm người trên thuyền không hề biết rằng Malaysia đã thay đổi chính sách và xua đuổi tất cả các thuyền mang theo người tị nạn cộng sản từ Việt Nam. Hải quân Malaysia đã lên thuyền cướp những gì quý báu mà thuyền nhân mang theo, thậm chí lấy cả la bàn định hướng trước khi kéo thuyền ra giữa biển và đuổi đi.
Thêm vài ngày nữa các thuyền nhân tới một hòn đảo ở Indonesia và gần 400 người lên đảo nơi chỉ có chừng 100 người bản xứ. Chẳng bao lâu sau chính quyền Indonesia đưa tàu tới đón thuyền nhân và ai cũng nghĩ rằng họ sẽ được đưa tới trại tị nạn. Thay vào đó họ được đưa tới đảo hoang không người ở.
“Trưởng tàu không thể nào vào sát bờ nên ông ấy dừng lại, ký giấy cho mọi người xuống, hàng trăm người chúng tôi,” bà Oanh Oanh kể lại với BBC.
“Mọi người xuống tàu, mang theo đồ vật cá nhân và bơi vào bờ. [Chúng tôi] ngồi trên bãi cát, mọi thứ đều ướt hết, rối tung và hỗn loạn.”
Trong ba tháng sau đó, mọi người sống trên bãi biển Kuku của Indonesia với những gì mang theo cùng với bắt cá biển và bất cứ thứ gì có thể ăn được. Tình trạng ăn và vệ sinh tại chỗ khiến hòn đảo bị ruồi bu kín. Bà Oanh Oanh nói khi người ta ngủ ruồi có thể bu đen từ đầu tới chân. Thế rồi dịch bệnh kéo tới trong đó có sốt rét và tiêu chảy. Một trong những người đi cùng ba chị em bà Oanh Oanh có bé gái mới tám tháng tuổi và bà Oanh Oanh nói chính tay bà đã mặc quần áo cho cháu sau khi cháu chết vì tiêu chảy: “Lúc đầu cháu còn ấm, sau lạnh dần và cứng như búp bê.” Cháu bé nằm trong số khoảng 200 người chết trong mấy tháng sau đó trước khi thế giới biết tới sự tồn tại của thuyền nhân Việt Nam trên đảo hoang.
Bà Oanh Oanh nói bà rất lo sợ khi hai đứa em đổ bệnh, sốt cao và còn sợ hơn khi nghĩ tới chuyện nếu không may bà ốm không qua khỏi thì hai em sẽ ra sao. Bà kể ba chị em còn mì tôm mang theo và phải bẻ gói mì tôm ra làm bốn, mỗi bữa ba chị em chỉ dám ăn một miếng. Ba tháng sau trực thăng của Hội Chữ Thập Đỏ và Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc mới tới giúp những người trên đảo mà lúc đó đã lên tới cả ngàn vì Indonesia tiếp tục đổ thuyền nhân lên đảo hoang.
Bà Oanh Oanh và hai người em cuối cùng cũng may mắn thoát nạn và đoàn tụ với hai người anh chị ở Philadelphia Hoa Kỳ trong năm 1980. Bà nói do quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ còn xấu trong thời gian đó, họ không thể gọi về nhà. Vài năm sau họ mới biết có thể gọi về Việt Nam từ Canada. Lần đầu họ bay sang Montreal để gọi thì điện thoại ở nhà bị hỏng. Vài năm sau họ lại tới Vancouver và may mắn nói chuyện được với gia đình trong đó có cả người cha lúc đó vừa ra tù. Bà Oanh Oanh nhớ lại khi đó gọi về Việt Nam mất 10 đô la một phút trong khi lương tối tiểu khi đó là bốn đô la mỗi giờ và nói:
“Chúa ôi, khó mà có thể tin nổi [khi được nói chuyện với gia đình]. Chúng tôi cứ khóc. Mẹ tôi khóc và tôi khóc mất vài phút. Tôi không nhớ khi đó là bố tôi hay người họ hàng tôi đang ở cùng nói ‘Đừng khóc, đừng khóc, đắt lắm đó’.
Nhớ lại tình trạng thê thảm của người cha sau khi ra tù, bà nói: “Tôi thấy đau đớn và tức giận. Tôi cứ nghĩ mọi chuyện thật bất công và sai trái.”
Sau lần đó bà về lại Hoa Kỳ và tới thăm bà cô họ, người có con trai mất trên đảo ở Indonesia trên đường tìm tự do. Bà Oanh Oanh kể bữa ăn chỉ có hai người nhưng cô bày ba miếng lót bàn, ba chiếc bát và ba đôi đũa. Rồi bà cô nói: “Cháu thân với anh thì sang ngồi gần anh đi.” Ít lâu sau bà Oanh Oanh mới hiểu đã 18 năm nay người cô vẫn không thể quên người con trai nằm lại trên đảo. Hàng trăm ngàn người thiệt mạng khi rời Việt Nam bằng thuyền trong giai đoạn 1975-1996, nhiều người chết mất xác hoặc chết trên thuyền và xác bị vứt xuống biển.
Nhiều năm sau bà Oanh Oanh nói trong video trên YouTube về tình trạng của những người tị nạn như bà và cả triệu người Việt khác: “Là người tị nạn, bạn mất tất cả. Bạn mất người thân, mất văn hoá, mất bản sắc, mất những gì thân thuộc. Bạn sống với nỗi sợ thường trực, luôn cảm thấy tuyệt vọng và bạn ước gì mình không phải là người tị nạn.” Bà cũng nói khi đó bà không biết rằng cơ hội sống của bà và hai người em trong chuyến đi đó chỉ chừng 10%.
Cho tới nay chính quyền Việt Nam coi như chưa bao giờ có vấn nạn thuyền nhân với số lượng người Việt bỏ nước ra đi lớn chưa từng có trong lịch sử. Hà Nội thậm chí còn muốn xoá mọi dấu vết nhắc nhở tới giai đoạn 20 năm sau cuộc chiến và từng nhiều lần phản đối khi thuyền nhân muốn xây đài tưởng niệm trên các đảo từng cưu mang họ, nơi nhiều người đã mất vợ, mất chồng, mất cha, mất mẹ, mất con, mất anh chị em và người thân. Bà Oanh Oanh đã nhiều lần quay lại đảo ở Indonesia để giúp các cựu thuyền nhân tìm mộ tạm của người thân bắt đầu bằng chuyến đi tìm mộ người anh họ con bà cô như VOA từng đưa tin.
45 năm đã qua đi kể từ ngày cuộc chiến huynh đệ tương tàn kết thúc, bên thắng trận làm cuộc giải phóng ngược kéo lùi đất nước hiện vẫn đang chờ ngày thực sự được khai phóng và giải phóng xuôi khỏi nạn dịch cộng sản. Trong quá trình tìm tư liệu viết blog này, tôi tìm được bài viết trên BBC về một người phụ nữ tị nạn Latvia phải bỏ nước ra đi trong Thế Chiến II hồi năm 1944 và hơn 50 năm sau trở lại để tranh cử tổng thống thành công khi đã 60 tuổi. Vậy mới thấy Việt Nam thay đổi chậm chừng nào về mặt chính trị.
Trong kỳ tới, chương trình Outlook của BBC sẽ nghe về những chuyến đi của bà Oanh Oanh về lại hòn đảo nơi có mộ phần của nhiều thuyền nhân. Mong sẽ có ngày một trong những thuyền nhân trở lại lãnh đạo đất nước và thực sự mang tới thay đổi chính trị và hoà giải. Thay đổi và hoà giải cũng sẽ giúp Việt Nam mạnh lên trong cuộc đương đầu với bành trướng Trung Quốc. Chưa tới 50 năm trước Việt Nam chưa mất một phần Trường Sa, toàn đảo Hoàng Sa, và Bolsa cũng chưa tồn tại. Lấy lại những gì đã mất ở Trường Sa và Hoàng Sa có lẽ còn mất nhiều thời gian nếu có thể lấy lại được. Nhưng chính quyền nên sớm hành xử như người lớn và không chỉ nhận nhiều tỷ đô la kiều hối mỗi năm từ Bolsa mà còn nên nhìn nhận những đau thương và mất mát trong hàng chục năm để ngày nay làm ra nhiều tỷ đô la gửi về quê hương đau thương.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.