logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/05/2020 lúc 10:40:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thế là mùa xuân về, em ở đâu chẳng về phó hội? em ở đâu mắt biếc má đào có còn long lanh giữa giòng đời? áo lụa, gót son có về kịp xênh xang đón xuân sang? 
 Hỏi tức là thưa, hỏi chỉ để mà hỏi! Em chẳng về phó hội thì làm sao có mùa xuân, mắt biếc má đào không còn long lanh thì đời làm gì có mùa xuân, chắc chắn em sẽ về mỗi độ xuân sang. Mùa xuân đẹp lắm ư? nói thế khác gì khen “ Phò mã tốt áo”, mùa xuân là hiện thân của cái đẹp cơ mà! Mùa xuân mở đầu vận hội mới, mùa xuân là sức sống, là tuổi trẻ, là niềm tin và hy vọng trong đời. 
 Có gã từng bảo rằng:


 Xuân đất trời bây giờ mới đến
 Trong lòng tôi xuân đến đã lâu rồi
 ( Thơ TLTP) 


 Mùa xuân của đất trời mỗi năm có một lần, mùa xuân trong lòng người thì chẳng nệ thời gian. Nó laị lệ thuộc vào tâm tưởng của chính mình, khi mình vui thì xuân hiển hiện; khi mình đau buồn thì chẳng thể thấy mùa xuân. Xuân trong nhà Phật còn gọi là xuân Di Lặc, vì ngày đầu xuân là ngày vía của ngài. Trong văn học nước nhà, thơ văn Lý- Trần là một mảng quan trọng, là thành tựu, là dấu ấn của một thời độc lập tự chủ, một thời phát triển rực rỡ của dân tộc. Trong ấy có bài thơ- kệ “ Cáo tật thị chúng”  của Mãn Giác thiền sư mà hầu như ai ai cũng biết, cũng thuộc: 


  Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
  Đình tiền tạc dạ nhất chi mai


Mùa xuân vĩnh viễn, mai có rụng,  hoa tàn hương tận thì mùa xuân vẫn không bao giờ tàn. Hoa mai của đất trời có nở, có tàn nhưng đoá mai trong lòng người thì vĩnh viễn và mãi mãi.
 Mùa xuân dân tộc ta cũng trải dài mấy ngàn năm, tuy có lúc thăng trầm, có lúc tưởng chừng như diệt vong nhưng rồi laị hồi sinh. Mùa xuân năm bốn mươi, Hai Bà Trưng khởi nghĩa đuổi Tô Định về phương Bắc, lấy sáu mươi thành lập quốc đóng đô ở Mê Linh. Mùa xuân 504 Lý Bí đánh đuổi bọn thái thú về Tàu và lập nhà nước Vạn Xuân, xuân đất trời, xuân dân tộc cùng rạng rỡ. Xuân Kỷ Hợi  Ngô Quyền khôi phục nền độc lập tự chủ, chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc. Mùa xuân Mậu Thìn, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế lập nước Đaị Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Kế đến là những mùa xuân nhà hậu Lý, mở đầu một kỷ nguyên mới, làm nền tảng cho một thời kỳ độc lập tự chủ và phát triển rực rỡ của dân tộc.  Mùa xuân Yên Tử, thượng hoàng Nhân Tông lên núi tu hành mở ra trường phái Trúc Lâm- Yên Tử, một dòng thiền thuần Việt, những mùa xuân của thời kỳ mà lịch sử gọi là “ Hào khí Đông A”. Mùa xuân Mậu Tuất, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh, dựng laị cơ nghiệp bị giặc Bắc phương hủy diệt mong đồng hoá dân ta. Mùa xuân Kỷ Dậu với chiến thắng Đống Đa, mở ra một kỷ nguyên mới, đây là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng ca dựng nước và giữ nước. Giặc phương Bắc chưa bao giờ sợ ta đến như vậy! Mùa xuân Kỷ Dậu còn gọi là mùa xuân Đống Đa, mùa xuân chiến thắng… Sau này, khi vua Quang Trung băng. Ngọc Hân, nàng công chúa tài hoa đã viết những giòng thơ tâm huyết ca ngợi người anh hùng dân tộc vắn số:


 Mà may áo vải cờ đào
 Giúp dân dựng nước xiết bao công trình


 Dòng sử dân tộc gắn liền với những mùa xuân hiển hách, nhưng cũng có những mùa xuân đau buồn lắm. Để bảo toàn tánh mạng của giòng tộc trước sự tận diệt của Trần Thủ Độ. Hoàng tử Lý Long Tường phải mang gia đình và gia nhân vượt biển sang Cao Ly lánh nạn, cuộc lánh nạn kéo dài mười thế kỷ, mãi đến cuối thế kỷ hai mươi  naỳ hậu duệ mấy mươi đời mới tìm về cội nguồn ở Đình Bảng.  Những năm tháng lưu lạc, hoàng tử đã lập vọng quốc đài để ngày ngày lên đài ngóng về quê hương. Người Việt vốn là cư dân của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, sống quây quần trong xóm làng, dòng tộc… ít khi nào đi xa, những khi buộc phải ly hương là bất đắc dĩ lắm. Cũng trong thế kỷ hai mươi này, nước Việt nhiều loạn lạc. Cả triệu người Việt phải ly hương, rồi dần dần hình thành nên những cộng đồng Việt bên ngoài biên giới nước nhà. Người Việt dù sống ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ, có thể con người ta ra đi với nhiều lý do nhưng ai cũng mang trong tâm hồn mình hình bóng quê nhà. Đạo Phật gắn liền với dân tộc hai ngàn năm nay, dù có là Phật tử hay không thì ít nhiều hình bóng ngôi chùa cũng có trong tâm tưởng. Tư tưởng sống “Ở hiền gặp lành”, “ Nhân nào quả nấy”, “Gieo gió gặt bão”… đều thấm đậm tư tưởng và triết lý của nhà Phật. Vì vậy khi ly hương, khi sống nơi viễn xứ con người ta laị thường tìm về những mái chùa Việt, nhất là những ngày lễ hoặc ngày tết. Mọi người tìm về mái chùa để không chỉ lễ Phật mà tìm chút hơi ấm và hình bóng quê hương. Thi sĩ- nhà sư Huyền Không đã viết:


 Mái chùa che chở hồn dân tộc
 Nếp sống muôn đời của tổ tông


 Đạo Phật đã ăn sâu vào văn hoá và lối sống của người Việt Nam. Người ra đi mang theo cả hai trong tâm tưởng mình, làm sao mà có thể tách rời hình bóng quê hương với mái chùa được? nói đến quê hương không thể không nhắc đến đồng lúa, dòng sông, con đò, góc phố… dĩ nhiên càng không thể không nhắc đến mái chùa, dù là chùa làng hay chùa nơi phồn hoa phố hội. Người sống đến chùa lễ Phật cầu an, nương tựa tinh thần. Người chết gởi nắm tro tàn xương cốt, ngày đêm nghe kinh hưởng hương khói. Sống hay chết cả đời cũng gắn bó với chùa, thậm chí nếu còn tái sanh trở laị kiếp người thì chắc vẫn gắn bó với chùa. 


 Em về trẩy hội xuân
 Hoa đào rực rỡ
 Thấp thoáng má hồng
 Như ngàn năm cổ tích tự phương Đông
( thơ TLTP)


Người ly hương viễn xứ, lòng canh cánh nhớ thương nhất là khi mỗi độ xuân về. Mùa xuân cũng là lúc sum họp gia đình, bạn bè… Mùa xuân về lòng khắc khoải lắm nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để về thăm. Mùa xuân với hoa mai, hoa đào như gợi laị dĩ vãng của phương Đông. 


 Mùa xuân son sắt vĩnh hằng
 Năm rồi năm vẫn đãi đằng đôi nơi
 Mình xa góc bể chân trời
 Nhớ mùa xuân nhắn một lời nước non
( thơ TLTP)


 Người ra đi lòng vẫn nhớ, con tim chia hai nửa mang theo nửa để laị quê nhà. Phần nhiều ai cũng nhớ quê hương, với những gã du tử thì càng tha thiết biết bao. Những gã du tử mang nghiệp chữ lòng mang mang viết nên những bài thơ, áng văn dâng cho đời. Mùa xuân về nước non cố quận mình tưng bừng trẩy hội, cho dù có nhiều hư hao và dang dở. Nước non dù còn nhiều nguy hiểm tồn vong, đời dù lắm dâu bể đổi thay, lòng người dù đa đoan… nhưng tình vẫn tha thiết lắm em ơi! bởi vậy mà:


Mùa xuân cố quận tưng bừng
Mặc đời dâu bể chưa từng hư hao
( thơ TLTP) 


Ất Lăng thành, xuân Canh Tý 
TIỂU LỤC THẦN PHONG 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.