logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/05/2020 lúc 10:35:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lâu nay chúng ta thường nghe “bên thắng cuộc” rêu rao chuyện hòa giải hòa hợp dân tộc. Nhưng đã 45 năm trôi qua công cuộc hòa giải hòa hợp dân tộc cũng chẳng đi tới đâu. Ngay cả người chết còn chưa được hòa giải hòa hợp, huống chi người còn sống.


Mùa thu năm 1997, anh em sinh viên Công giáo của Viện Đại học Huế tổ chức đi hành hương Linh địa La Vang (Quảng Trị). Ngoài sinh viên Công giáo còn có nhiều sinh viên không Công giáo tham gia. Đoàn hành hương được sự hướng dẫn của Linh mục Lê Viết Phục - Dòng Chúa Cứu Thế. Sau khi đoàn hành hương rời La Vang, đoàn đã đến thăm nhà thờ Trí Bưu và tham quan Thành cổ Quảng Trị. Đứng trên Đài Tưởng niệm Thành cổ Quảng Trị, tôi đã đại diện sinh viên giới thiệu ý nghĩa của Đài Tưởng niệm và nhân đó tôi cũng giới thiệu về cuộc chiến khốc liệt tranh giành cứ điểm Thành cổ giữa quân đội cộng sản Bắc Việt và quân đội Việt Nam Cộng Hòa vào Mùa Hè năm 1972. Trong Thành cổ và vùng đất xung quanh Thành cổ có biết bao nhiêu chiến sĩ của cả hai bên đã nằm xuống. Tôi cũng giới thiệu thêm là tôi có người anh thứ bốn trong gia đình tên là Nguyễn Hạnh, sinh năm 1949, nhập ngũ ngày 27/01/1972, số quân 69/157. 715. Sau khi mãn khóa huấn luyện được thuyên chuyển về Đại đội 3, Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến ngày 28/04/1972 đã hy sinh ngay trong Thành cổ vào ngày 09/10/1972 do bị đạn pháo kích.


UserPostedImage
Sinh viên Công giáo Viện Đại học Huế đang từ cửa Nam Thành cổ Quảng Trị tiến vào Đài Tưởng Niệm
UserPostedImage
Sinh viên Công giáo Viện Đại học Huế đang bước lên Đài Tưởng Niệm
Sau khi thuyết minh xong, tôi đề nghị tất cả sinh viên hát một bài hát để cầu cho tất cả các chiến sĩ của cả hai bên sớm được siêu thoát. Thì ngay lúc ấy có một cán bộ quản lý di tích Thành cổ lên tiếng: Không! Ở đây chỉ tưởng nhớ "chiến sĩ cách mạng" mà thôi!


Tôi liền lên tiếng: Dạ thưa chú! Khi sống còn phân biệt chiến sĩ áo đen (ám chỉ chiến sĩ CSBV), chiến sĩ áo xanh (ám chỉ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa) khi đã nằm xuống chẳng còn ai áo đen, áo xanh cả, chỉ còn chiến sĩ “áo trắng” mà thôi. Vậy chúng ta tiếc gì mà không tưởng niệm tất cả hương hồn những chiến sĩ của cả hai bên một lời kinh!


Nghe xong tất cả sinh viên cùng vỗ tay. Sau đó chúng tôi cùng hát một bài hát cầu xin Thiên Chúa thương đến những linh hồn của các chiến sĩ của cả hai bên đã nằm xuống được về cõi vĩnh hằng.


Dưới dòng sông Thạch Hãn cũng có biết bao chiến sĩ của cả hai bên đã nằm lại dưới đáy sông (Cách nhà tôi một nhà có anh Võ Đua, sinh năm 1955, TĐ 6/TQLC đã bỏ mình dưới dòng sông Thạch Hãn năm 1974). Khi tưởng nhớ những người đã nằm xuống dưới lòng sông Thạch Hãn trong chiến tranh, nhà thơ Lê Bá Dương cũng phân biệt rạch ròi: "Đò xuôi Thạch Hãn, ơi chèo nhẹ!/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm". Nhà thơ Lê Bá Dương chỉ tưởng nhớ đến "bạn tôi" là các "chiến sĩ giải phóng" mà thôi!


Gần đây, cứ đến ngày 19/01 là ngày tưởng nhớ các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa với quân Trung Quốc để bảo vệ biển đảo, đã bị những người mất lương tri ngăn cản, phá rối buổi lễ tưởng niệm.


Trong những năm gần đây, nhiều cán bộ cộng sản sống gần khu vực tôi cư trú cũng cúng cô hồn chiến sĩ. Khi thắp nhang họ đã vái như sau: “Xin mời các bác “địch” thì ra, mời các bác “ta” thì vào”.


Người Việt luôn có truyền thống bao dung, vị tha. Đối với người chết thì “nghĩa tử, nghĩa tận”; “tử giả biệt luận”, cho nên dù ở chiến tuyến nào, dù chết cách nào đi nữa, mọi người đều mong muốn những người đã khuất đều “nhứt thiết siêu thăng thượng đài” (Văn tế thập loại chúng sinh - Nguyễn Du).


Với người cộng sản, mang nặng tư tưởng đấu tranh giai cấp cho nên với người chết, họ cũng chia ra chiến tuyến: địch-ta.


Người chết mà còn chưa được hòa giải hòa hợp thì nói chi đến người còn sống!


10/5/2020
Nguyễn Văn Nghệ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.043 giây.