logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/05/2020 lúc 11:39:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tuyển văn dịch

FRANZ KAFKA
GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ
PHILIP ROTH
MILAN KUNDERA
SALMAN RUSHDIE
ORHAN PAMUK
KURT VONNEGUT
IRIS MURDOCH
WOLE SOYINKA
HERTA MÜLLER
ROBERTO BOLAÑO
BANANA YOSHIMOTO

Người dịch: Trịnh Y Thư
Thiết kế bìa: Đinh Trường Chinh
222 trang, giá bán: $18.00

Tìm mua trên:

BARNES & NOBLE
https://www.barnesandnoble.com
Search Keywords: Gap go voi dinh menh
Hoặc bấm vào đường dẫn sau:
https://www.barnesandnob...030755?ean=9781078799065

UserPostedImage

Thay lời tựa

Cuốn sách bạn đọc đang cầm trên tay là một tuyển tập văn dịch – gồm 12 tác giả thuộc nhiều
quốc tịch khác nhau – và có lẽ chỉ được xem là một cố gắng khiêm tốn, mang tính cách tìm tòi
học hỏi của một kẻ đam mê chữ nghĩa nhiều hơn là một công trình nghiên cứu hàn lâm nghiêm
túc.

Có hai vấn đề khi thực hiện một tuyển tập như vậy.

Thứ nhất, những tác giả tôi chọn dịch trong sách là hoàn toàn theo thiên kiến chủ quan; đó là
những tác giả tôi yêu thích xưa nay. Dĩ nhiên, thích mới dịch. Nhưng không phải ai cũng đồng
quan điểm và sở thích với tôi, không phải ai cũng ưa thích những tác giả tôi chọn dịch.

Thứ hai, trong phạm vi hạn hẹp của một cuốn sách mỏng, bạn chỉ có thể tiếp cận một phần trăm,
thậm chí đôi khi một phần ngàn tổng thể trước tác văn chương của tác giả được giới thiệu. Như
vậy có công bằng với tác giả không? Câu trả lời dĩ nhiên là không. Một bản dịch sơ sài vài ngàn
chữ một truyện ngắn, một trích đoạn tiểu thuyết, một bài tiểu luận… trong khi toàn bộ tác phẩm
của họ là một kho tàng văn học quý giá cả mấy chục đầu sách, cuốn nào cũng có thể xem là một
kiệt tác văn chương (như trường hợp Gabriel García Márquez, Milan Kundera, Philip Roth…)

thì làm sao có thể gọi là công bằng được. Giống như giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt Nam mà tôi
dọn ra cỗ bàn duy nhất món nem rán! Món nem rán của tôi dù ăn ngon miệng cách mấy cũng
không thể nói lên trọn vẹn cái siêu tuyệt của thức ăn Việt Nam nói chung. Bởi thế, xin bạn, nhất
là các bạn trẻ đang muốn tìm hiểu văn học nước ngoài, hãy xem cuốn sách này là món nem rán
ăn khai vị để từ đó cất công tìm hiểu sâu thêm và biết đâu sẽ có lúc chúng ta gặp lại nhau trên
những nẻo đường văn chương, vốn muôn đời là con đường vô hạn định, xuyên vũ trụ, không bao
giờ đến đích.

Hầu hết các tác giả tôi tuyển dịch trong tuyển tập là đồng thời với chúng ta, mặc dù ít ai còn trẻ.

Họ là những nhà văn sống và viết vào nửa sau thế kỷ XX, có người sống sang thế kỷ XXI và vẫn
đang tiếp tục viết, có người đã qua đời.

Đây lại là một chọn lựa chủ quan khác.

Chủ quan bởi tôi muốn tìm hiểu các nhà văn này tư duy gì trên trang viết của họ, những nhà văn
sinh sống cùng thời với tôi, cùng bối cảnh lịch sử, cùng môi trường, cùng chia sẻ những vấn đề
nhân sinh, và đôi khi cùng khí hậu văn hóa.

Thêm một lý do khác, quan hệ không kém đối với tôi, đó là phong cách văn học của các nhà văn,
mà phần nhiều nghiêng về xu hướng phi thực. Điểm chung khiến tôi đặc biệt chú ý là, tuy văn
chương họ không hẳn miêu thuật đời sống thực tại, nhưng nó không tách rời thực tại. Họ không
phải người viết truyện huyễn tưởng hay viễn tưởng. Họ làm văn, mà đã làm văn thì phải bám sát
đời sống con người, xem bản ngã và đời sống con người là những đối tượng chính yếu của văn
chương.


Phi thực nhưng không tách rời đời sống, điều này không dễ viết cho hay, nhưng ở những ngòi
bút bậc thầy, cái phi thực lại có sức thuyết phục hơn cái hiện thực tả chân, vốn chỉ miêu thuật
hay minh họa đời sống theo những giác quan cố định, không cho phép thần trí tưởng tượng bay
bổng lên cao. Văn chương chỉ có thể gọi là nghệ thuật nếu nó đưa người đọc vào một chiều kích
nơi óc tưởng tượng có cơ hội bung nở, mở ra những suy tưởng phi giới hạn. Nếu không nó chỉ là
mớ chữ tuyên truyền cho một chủ thuyết, một quan điểm, một luận đề. Vô hồn, chán ngắt. Trích
đoạn tiểu thuyết Tôi là cái thây ma của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, hoặc truyện ngắn
william burns của nhà văn Chile Roberto Bolaño đều có thể xem là những thí dụ điển hình.

Tôi cũng đặc biệt yêu thích nhà văn Colombia Gabriel García Márquez. Vì thế, mặc dù đã có khá
nhiều bản dịch tác phẩm ông sang tiếng Việt, tôi vẫn tìm cách đưa vào sách một truyện ngắn tiêu
biểu cho văn phong của ông. Ông chính là đại diện cho xu hướng Hiện thực Huyền ảo, vốn làm
mưa làm gió trên văn đàn thế giới cả mấy chục năm qua. Những nhà văn khác như Salman
Rushdie, Philip Roth, Kurt Vonnegut, Milan Kundera… đều ít nhiều sáng tác dưới luồng sáng
của xu hướng văn học này.

Và gần như tất cả đều chịu ảnh hưởng của Franz Kafka.

Đó là lý do vì sao tôi không thể bỏ quên Kafka, mặc dù ông là một tác giả không đồng thời với
chúng ta. Sinh sống và sáng tác cách đây cả trăm năm, số lượng trước tác không nhiều, phải nói
là cực kỳ ít ỏi, nhưng Kafka đã là bảng chỉ đường cho rất nhiều nhà văn quốc tế suốt thế kỷ XX.
Cuốn sách Márquez đọc khi mới trưởng thành, dọn đường cho một văn nghiệp lừng lẫy, chính là
cuốn Hóa thân của Kafka. Nhà văn Mỹ Philip Roth thì viết một cuốn tiểu thuyết nhan đề The
Breast (Cái vú) nhái theo cuốn Hóa thân. Một nhà văn khác, Milan Kundera, cũng có mặt trong
tuyển tập, không bao giờ tiếc lời ca ngợi Kafka, xem ông như một nhà văn khai phóng đặt nền
tảng cho tiểu thuyết hiện đại.

Riêng với Kundera, tôi có một ngoại lệ. Những nhà văn khác, tôi dịch truyện – truyện ngắn hoặc
trích đoạn tiểu thuyết – nhưng với Kundera, tôi chọn những trích đoạn mà tôi tâm đắc từ cuốn
tiểu luận Bức màn của ông. Điều này dễ hiểu. Kundera là nhà viết tiểu luận xuất sắc bên cạnh
cương vị một tiểu thuyết gia hàng đầu. Tiểu thuyết Kundera đã được dịch sang tiếng Việt khá
nhiều trong suốt thời gian hơn hai mươi năm qua. Tiểu thuyết ông không dễ đọc và hay bị hiểu
sai dưới lăng kính chính trị, do đó, ước mong của tôi khi dịch những tiểu luận văn học này là
giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn hơn về một tác giả quan trọng của văn chương thế giới
đương đại. Tiểu luận của Kundera không nặng tính hàn lâm, không bám dựa mông lung quá
nhiều vào lý thuyết văn học; nó là những điều tâm huyết về văn chương, nghệ thuật, lịch sử và
nhân sinh ông nói thẳng từ lòng mình, lại có nhiều chi tiết lịch sử, văn học thú vị, nên dễ lĩnh hội
và hữu ích.

Bên cạnh các tác giả vừa kể trên, tôi cũng đưa vào tuyển tập đôi ba tác giả ít được nhắc đến trong
văn chương Việt, như Iris Murdoch, Woly Soyinka, Herta Müller. Họ đều là những tác giả không
tầm thường, rất xứng đáng để tìm hiểu thêm. Và sau cùng, hai tác giả với hai đoản văn “nhẹ
nhàng,” “dễ thương,” Kurt Vonnegut và Banana Yoshimoto, mà tôi thấy rất thú vị khi dịch.

Câu hỏi thường được đặt ra cho một tác phẩm dịch thuật văn học là: người dịch nên tuyệt đối
trung thành với văn bản nguyên tác, hay nên đặt trọng tâm vào yêu cầu tiếp nhận của ngôn ngữ
dịch? Ở cuốn sách này, cũng như các tác phẩm dịch khác đã xuất bản của tôi, tôi đều cố gắng đến
mức tối đa có thể kết hợp chặt chẽ cả hai xu hướng. Tôi không phủ nhận giá trị những dịch phẩm
nghiêm chỉnh tuân thủ từng câu, từng chữ, từng dấu chấm, dấu phết trong nguyên tác, nhưng tính
Dionysian trong nghệ thuật bao giờ cũng hấp dẫn hơn, quyến rũ hơn và tôi sẵn sàng hy sinh cái
chân lý tuyệt đối (đôi khi rất vô tích sự) để đổi lấy dăm ba nét linh diệu phù ảo của cái bất toàn.

Tôn chỉ ấy tôi luôn luôn tuân thủ, và đã áp dụng vào cuốn sách rất mực đề huề.


5/2020
Trịnh Y Thư
phai  
#2 Đã gửi : 12/06/2020 lúc 11:40:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đọc ‘Gặp Gỡ Với Định Mệnh’ Của Trịnh Y Thư Dịch

Một buổi chiều cuối tuần và cũng là cuối xuân 2020 tại Tòa Soạn Tuần Báo Việt Báo trên Đường Garden Grove, thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, nhà thơ Trịnh Y Thư - nguyên Chủ Bút Tạp Chí Văn Học tại California và hiện điều hành Nhà Xuất Bản Văn Học Press, cũng là tác giả của nhiều dịch phẩm và tuyển tập thơ - đã đem đến tặng cho anh chị em trong tòa soạn cuốn tuyển văn dịch “Gặp Gỡ Với Định Mệnh” của anh dịch do Nhà Xuất Bản Văn Học Press mới ấn hành giữa năm 2020.


Qua cuộc hàn huyên ngắn tại tòa soạn, được hỏi động lực nào đưa đẩy anh chọn 12 tác giả để dịch trong tác phẩm “Gặp Gỡ Với Định Mệnh,” nhà thơ Trịnh Y Thư cho biết vì đó là những nhà văn anh thích. Anh giải thích thêm về sự chọn lựa này là họ đều là những nhà văn cùng thời đại với anh, cho dù có người đã qua đời nhưng cũng nằm trong thời đại mà anh có mặt, nghĩa là “Họ là những nhà văn sống và viết vào nửa thế kỷ XX, có người sống sang thế kỷ XXI, và vẫn đang tiếp tục viết, có người đã qua đời.” Và thứ hai là các bài tuyển dịch đều thuộc thể loại văn chương phi thực, tức là hiện thực huyền ảo, hay nói dễ hiểu hơn là chúng vừa thực vừa ảo. Anh giải thích thêm về điều này: “Điểm chung khiến tôi đặc biệt chú ý là, tuy văn chương họ không hẳn miêu thuật đời sống thực tại, nhưng nó không tách rời thực tại. Họ không phải người viết truyện huyễn tưởng hay viễn tưởng.”


Nhà thơ họ Trịnh cho biết rằng trong số 12 bài trong tác phẩm này, có bài cũ mà cũng có bài mới. Những bài cũ thì anh đã dịch và phổ biến đâu đó từ năm mười năm nay, còn những bài mới thì chỉ mới phổ biến gần đây.


Trong không khí vẫn còn ngột ngạt của đại dịch vi khuẩn corona và nhất là trong cuộc khủng hoảng do cái chết của người đàn ông Mỹ gốc Phi Châu George Floyd đã bị một cảnh sát da trắng đè cổ tới chết tại thành phố Minneapolis hôm 25 tháng 5 đưa tới nhiều cuộc biểu tình chống đối sự tàn bạo của cảnh sát và kỳ thị chủng tộc tại Mỹ, đọc sách có lẽ là cách bỉnh yên nhất để làm lắng xuống bao nỗi xôn xao bên trong tâm hồn do hoàn cảnh xã hội bên ngoài tác động.

UserPostedImage
Bìa cuốn “Gặp Gỡ Với Định Mệnh.”

Từ lúc nhận sách đem về nhà, trong đầu tôi dường như có cái gì đó còn vướng vướng. Cầm cuốn sách, lật qua lật lại, lật tới lật lui. Vẫn chưa mở sách ra để đọc. Bổng nhiên mắt tôi dừng lại ở cái tựa đề sách “Gặp Gỡ Với Định Mệnh.” À, thì ra chính cái tựa đề này làm cho mình bị khựng lại.


Rồi tôi thắc mắc về tựa đề cuốn sách “Gặp Gỡ Với Định Mệnh.” Định mệnh là định mệnh gì? Định mệnh của ai, của dịch giả họ Trịnh hay của tác giả bài văn tuyển dịch, hay của tất cả mọi người? Tôi có nằm trong cái định mệnh đó? Có cái gì đó tương quan tương duyên giữa “định mệnh” trong cuốn sách ngày xưa với “định mệnh” bất ổn của xã hội ngày nay?


Chính những thắc mắc đó đã xô đẩy tôi bước vào cuốn sách và đi tìm câu trả lời. Tìm trong mục lục, tôi thấy có bài “Gặp Gỡ Với Định Mệnh” của nhà văn người Mỹ Philip Roth. Tôi vội vàng lật qua trang 47. Và tôi bắt đầu đọc một mạch không ngừng cho đến hết.


Dịch giả Trịnh Y Thư rất tử tế, anh đã giới thiệu một cách trang trọng tác giả của từng mỗi bài văn mà anh dịch. Nơi phần giới thiệu nhà văn Philip Roth, anh viết: “Philip Roth [1933-2018], đại thụ của văn học Mỹ đương đại, tạ thế hôm 22/5/2018 tại New York. Cùng với Saul Bellow và John Updike, ông làm thành bộ ba cột trụ nâng đỡ nền văn học Mỹ suốt nửa sau thế kỷ XX và sang cả thế kỳ XXI. Đến nay thì cả ba đã ra người thiên cổ.”


Nơi phần đầu giới thiệu, dịch giả Trịnh Y Thư đã tóm tắc cốt truyện mà anh dịch. Anh viết: “Bối cảnh lịch sử là thập kỷ 60 với những xáo trộn và phân hóa chưa từng thấy trong xã hội Mỹ do tác động trực tiếp của cuộc chiến tại Việt Nam và những biến đổi sâu sắc trong đời sống dân Mỹ - như cuộc cách mạng tình dục – đem lại.”


Khi giới thiệu về người con gái (Merry) của nhân vật chính (Swede Levov) trong truyện, Trịnh Y Thư viết: “Mỗi ngày phải nhìn những hình ảnh chết chóc phi lý của cuộc chiến tranh bên Đông Dương, cô thù ghét khôn tả cuộc chiến đó và cô đổ tội lên các lãnh tụ quốc gia nơi cô sinh trưởng. Cô phản loạn đến độ cô nghe theo các nhóm phản chiến đi vào con đường bạo động nhằm đánh thức lương tâm nước Mỹ. Cô không biết hay cố tình không cần biết hành vi đó của cô đã gây đau khổ dường nào cho hai người sinh thành ra cô.”


Trong truyện, người cha Swede lặn lội đi tìm đứa con gái bỏ nhà trốn đi biệt tích vì phạm tội giết người trong các vụ nổ bom khủng bố. Khi gặp được con gái Merry và nghe nó kể về cuộc sống lang thang đây đó và tiếp tục phản loạn, Swede suy nghĩ: “Con mình không ở trong tay mình, nó chẳng bao giờ nằm trong tay mình. Số phận nó nằm trong tay một thế lực khốn nạn. Cái gì hết sức điên rồ. Tất cả chúng ta đều thế. Người lớn không mang trọng trách này. Chính họ không ai chịu trách nhiệm này. Có cái gì khác.


“Vâng, ở tuổi bốn mươi sáu, năm 1978, sau gần ba phần tư thế kỷ xác trẻ nít và cha mẹ chúng bị băm vằm quăng ra bừa bãi khắp nơi, Swede mới nhận thức rằng tất cả chúng ta đều nằm dưới sự kềm tỏa của thứ thế lực vô cùng điên khùng đó. Ông bạn ơi, chỉ là vấn đề thời gian thôi. Tất cả chúng ta đều chịu chung một số phận!”


Tôi đã vỡ lẽ ra. Định mệnh của đứa con gái ba chìm bảy nổi. Định mệnh của người cha có đứa con mà nó không ở trong tay mình. Định mệnh của cả dân tộc chịu chung một cuộc chiến với những tác động làm đảo điên con người và xã hội. Không phải chỉ người Mỹ mà người Việt Nam cũng chịu chung số phận nghiệt ngã đó của chiến tranh, tàn phá, phản loạn, điêu đứng, điên rồ… Dường như, ngày nay, những người Việt tị nạn tại Mỹ lại cũng gặp gỡ với định mệnh của nước Mỹ và dân Mỹ lần nữa, với khủng hoảng, xáo trộn, bất ổn, bất an mỗi ngày…


Có điều tôi vẫn còn thắc mắc rằng “thế lực,” đó là thế lực gì? Là sự điên rồ? Nếu là điên rồ thì nó là sản phẩm của tâm thức con người. Tâm thức đó có thể bị tác động bởi hoàn cảnh xã hội hay bởi bất cứ điều gì khác, nhưng tận cùng thì nó vẫn là thuộc về tâm thức của con người.


Nhờ đi tìm câu trả lời thắc mắc ban đầu và đọc truyện của nhà văn Philip Roth, tôi lại bắt gặp một điều lý thú khác. Đó là sự thay đổi đầy bất ngờ của cô Merry từ một người theo truyền thống Do Thái-Thiên Chúa, rồi phản loạn và bạo động, rồi trở thành một tín đồ vô cùng thuần thành của một nguyên tắc sống đạo đức cổ xưa tại Ấn Độ mà cả Ấn Độ Giáo (Hinduism – ngày xưa là Bà La Môn Giáo - Brahmanism), Kỳ Na Giáo (Jainism), và Phật Giáo (Buddhism) đều chủ trương. Đó là tinh thần “bất hại” (tiếng Sanskrit là ahimsà, tiếng Pali là avihimsa), hay còn gọi là “bất bạo động,” là không làm hại đối với không những con người mà cả các sinh vật.


Có phải cô Merry đã thay đổi định mệnh của cô? Có lẽ vậy. Từ một cô bé dễ thương thông minh lanh lợi, Merry đã biến thành một người nổi loạn và cực kỳ bạo động, rồi cô lại trở thành một người khác trong lối sống bất bạo động.


Tôi thấy có điều gì đó rất ư kỳ lạ và thú vị! Philip Roth là một tay phù thủy mà bản lãnh không thua kém Thượng Đế đầy quyền năng. Ông có thể hà hơi cho nhân vật của mình vào tuyệt lộ cuộc đời đối diện với cái chết, rồi cứu rỗi cho nó trở thành một thiên thần có cuộc sống thuần thiện. Ông đã thay đổi số phận, định mệnh của nhân vật Merry.


Nhưng số phận hay định mệnh là gì? Qua câu chuyện của Philip Roth, tôi thấy không có cái gì trong con người mà không thay đổi, không vô thường, không biến dịch. Nếu có số phận hay định mệnh, xét như là một thứ mệnh trời gán cho thân phận con người mà họ không thể nào thay đổi được như Nho Gia chủ trương, thì nhân vật Merry đã không biến đổi từ tình trạng của cuộc sống này sang tình trạng của cuộc sống khác như trong truyện đã kể. Đó có lẽ cũng chính là sắc thái nhân đạo dễ thương, dễ đồng cảm, dễ lôi cuốn nhất của câu truyện.


Câu chuyện của Philip Roth còn một chi tiết khác làm cho tôi suy nghĩ mãi. Đó là người con gái Merry thì đã có thể buông xả một chuỗi quá khứ đen tối đầy bi kịch của cuộc đời cô để làm lại cuộc đời, nhưng người cha Swede thì không thể. Ông bị dằn vặt với chính quan điểm của mình về một người con gái đã hoàn toàn đổi khác, một thứ đổi khác mà trong nhất thời ông vẫn chưa thích ứng được. Có lẽ đó là những khuôn thước đạo đức mà ông đã huân tập từ xã hội. Nó trở thành nguyên lý nhận thức và nguyên tắc hành xử của con người, xét như là một thành phần trong xã hội.


Cũng chính điều đó là chiếc đũa thần trong tay của Philip Roth làm biến hóa các tình tiết đầy éo le và gay cấn của câu chuyện. Cho nên trong phần cuối của truyện, Philip Roth hà hơi vào đầu Swede để nhân vật này trải qua những giây phút đấu tranh nội tâm dữ dội giữa cái thiện và cái ác, giữa kẻ thân và người sơ, trước giờ giã biệt người con gái mà ông còn thương yêu nhất mực.


“Đi về nhà với bố.” Anh quay lại van xin cô.
“Không! Bố đi đi… Đi! Đi ngay đi!”
“Merry, con bắt bố phải làm một việc vô cùng đau đớn. Con bắt bố bỏ con nơi đây. Bố vừa tìm ra con.” Anh vẫn van xin cô nghĩ lại. “Đi. Đi về nhà với Bố.”


Cái kết cuộc của câu chuyện thật không dễ chịu chút nào với người cha đã thất bại ít nhất hai lần trong việc ngăn chận người con gái sa đà trong cơn điên loạn và thất bại trong việc thuyết phục đứa con gái theo ông trở về nhà. Đó có lẽ là bi kịch khác mở ra cho số phận của những gia đình trong thời chiến tranh và hỗn loạn xã hội.


Nhưng biết đâu sự thất bại của nhân vật trong truyện lại là sự thành công của tác giả Philip Roth, mà qua đó ông đã có thể đập vỡ cái truyền thống khô cứng cố hữu của xã hội và thời đại ông đang sống mà ông đã không thể chọc thủng nó bằng sự yếu đuối và giới hạn của một cá nhân nhỏ bé trong đời thường.


Hào hứng ngay từ khi đọc câu chuyện đầu tiên trong tác phẩm, tôi tiếp tục say mê đọc hết 11 bài còn lại của 11 tác giả khác, mà đa phần đều là những cây bút lừng danh trong nền văn chương của thế giới đương đại. Chuyện “Nghệ Nhân Nhịn Đói” của Franz Kafka; “Cái Chết Lần Thứ Ba” của Gabriel Garcia Marquez; “Bức Màn” của Milan Kundera; “Những Đứa Trẻ Nửa Đêm” của Salman Rushdie; “Tôi Là Cái Thây Ma” của Orhan Pamuk; “Bước Mãi Đến Thiên Thu” của Kurt Vonnegut; “Văn Nghệ và Bạo Lực” của Iris Murdoch & Wole Soyinka; “Mọi Thứ  Tôi Có, Tôi Đem Theo” của Herta Muller; “William Burns” của Roberto Bolano; và “Haru” của Banada Yoshimoto.


Còn một yếu tố lôi cuốn khác đối với tôi. Đó là cách dịch của Trịnh Y Thư, nhất là lối dùng chữ rất Việt Nam của anh khi chuyển tải từ nội dung đến lối hành văn của những tác giả ngoại quốc sang tiếng Việt.


Chẳng hạn, trong một đoạn đầu của truyện “Gặp Gỡ Với Định Mệnh,” Trịnh Y Thư dịch:


“Chiếm trọn góc tòa nhà cao tầng tường gạch lở lói là cái bệnh viện chó mèo, bên cạnh khu đất trống nơi bánh xe phế thải vứt bừa bãi, cỏ dại cao tận đầu người mọc vô trật tự, hàng rào sắt lưới mắt cáo gãy đổ xiêu vẹo bên lối bộ hành nơi anh đứng đợi con gái mình...”


Chỉ một đoạn trích ngắn ở trên tôi đã đọc được nhiều chữ Việt rất bình dân, dễ thương và dễ cảm nhận: “tường gạch lở lói,”“cái bệnh viện chó mèo,” “hàng rào sắt lưới mắt cáo gãy đổ xiêu vẹo,” “lối bộ hành.”


Hoặc nơi đoạn khác khi Philip Roth diễn tả người phụ nữ da đen mà Swede gặp trước lúc gặp con gái, Trịnh Y Thư dịch:


“Mụ đàn bà da đen người to béo như con ngựa kéo xe thồ, mụ mặc quần màu vàng bó sát đùi, chân đi giày cao gót, khập khiễng tiến đến anh, một tay mụ chìa ra mảnh giấy nhỏ. Vết sẹo chằng chịt trên khuôn mặt mụ.”


Chỉ cần đọc một đoạn ngắn mô tả người phụ nữ đó, người đọc đã hình dung ra được rõ mồn một thể hình của bà ấy. Lối dịch thoát hẳn chữ nghĩa bị ảnh hưởng tiếng ngoại quốc của người dịch làm cho người đọc có thể cảm nhận một cách dễ dàng câu chuyện hơn.


Điều này chứng tỏ lúc dịch Trịnh Y Thư đã để hết tâm ý vào công việc và chăm chút từng chữ thật tỉ mỉ.


Dĩ nhiên, với một bài giới thiệu ngắn ngủn và sơ sài về một truyện trong 12 bài như thế này thì không thể nào nói hết được những điểm cần nói trong tuyển văn dịch dày hơn 200 trang.


Độc giả yêu thích văn chương nên tự đặt mua cho mình một cuốn “Gặp Gỡ Với Định Mệnh” để thưởng lãm. Nhất là trong thời buổi đại dịch vi khuẩn corona với các lệnh cách ly và giữ khoảng cách xã hội vẫn chưa gỡ bỏ hoàn toàn làm cho nhiều người phải ở nhà đã thấy có nhiều thì giờ hơn để làm những việc mình thích, trong đó có cái thú đọc sách.


Cảm ơn dịch giả Trịnh Y Thư.
Huỳnh Kim Quang
___________
 
Độc giả có thể tìm mua sách trên:
BARNES & NOBLE
https://www.barnesandnoble.com (Search Keywords: Gap go voi dinh menh)
Hoặc vào trang mạng sau:
https://www.barnesandnob...?ean=9781078799065 




Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.228 giây.