logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/05/2020 lúc 01:43:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một công nhân tại công ty dệt may Maxport ở Hà Nội trong tấm ảnh chụp ngày 15/5/2019. Việt Nam đang nắm bắt "cơ hội trăm năm có một" để trở thành nhà cung ứng khi Mỹ dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tìm cách đưa chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ ra khỏi Trung Quốc kể từ khi cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh bắt đầu từ giữa 2018 nhưng quyết liệt đẩy mạnh việc này sau cú sốc do đại dịch virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán, trong đó Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong nhiều chuỗi cung ứng.
Cuối tuần trước, Thượng nghị sỹ Mỹ Lindsey Graham nói rằng “vụ virus corona là một lời cảnh tỉnh đau đớn rằng (Mỹ) quá phụ thuộc vào các quốc gia như Trung Quốc về các thiết bị y tế quan trọng.”
Các nhà lập pháp Mỹ, theo Reuters cho biết, đang đưa ra các đề xuất để thúc đẩy các công ty Mỹ chuyển hoạt động hoặc chuyển nhà cung cấp chính ra khỏi Trung Quốc trong khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang làm việc với các cơ quan khác và chính phủ nước ngoài để đa dạng hoá chuỗi cung ứng của Mỹ ra khỏi Trung Quốc.
Hôm 29/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ đang cộng tác với “các quốc gia bạn bè” trong khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Nhật, Úc, New Zealand và Việt Nam, để “thúc đẩy kinh tế toàn cầu” và tìm cách tái cấu trúc “chuỗi cung ứng nhằm ngăn chặn điều tương tự (sự gián đoạn do đại dịch COVID-19) xảy ra lần nữa.”
Truyền thông trong nước cũng như các chuyên gia cho rằng đây là cơ hội cho Việt Nam.
ZingNews nhận định rằng Việt Nam là một trong những đối tác được Mỹ hướng tới khi thực hiện tái cấu trúc chuỗi cung ứng nhằm tách khỏi Trung Quốc sau khi quốc gia Đông Nam Á được mời tham dự thảo luận cùng nhóm “Bộ tứ mở rộng” (Quad Plus), trong đó bao gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, và mở rộng thêm Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand. Báo Lao Động nói đây là “cơ hội trăm năm có một cho Việt Nam.”
Trong vài năm qua, một làn sóng các công ty nước ngoài, trong đó có nhiều công ty Mỹ, đã dịch chuyển dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc sang Việt Nam do tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Với việc Mỹ càng quyết liệt thực hiện việc này do sự đứt gãy về chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể sẽ hưởng lợi thêm nhiều nếu tận dụng nó một các tốt nhất.
“Trong bình diện này, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ là một điểm đến đầu tư thay thế hấp dẫn cho sản xuất giá trị gia tăng thấp hơn, như đã được chứng minh trong giai đoạn 2018-2019 khi một loạt các công ty ùa vào Việt Nam từ Trung Quốc để tránh thuế quan của mỹ,” nhà phân tích rủi ro cao cấp của Fitch Solutions, Jason Yek, nói với Hanoitimes.
Đánh giá về cơ hội này, Ngân hàng Thế giới, trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5/2020, cho rằng Việt Nam là một điểm đến đầy hứa hẹn cho làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc. Nhận định của WB dựa trên việc “Việt Nam đã làm được những điều khác biệt, thành công trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và duy trì được những thành tích trên phương diện kinh tế đối ngoại, giữ tương đối vững kim ngạch xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) khá cao.”
Cạnh tranh
Apple gần đây đã quyết định đưa một phần sản xuất AirPods (tai nghe không dây) sang Việt Nam. Theo Nikkei Asian Review, bắt đầu từ quý này, gần 30% lượng AirPods của Apple – khoảng từ 3 triệu đến 4 triệu sản phẩm – sẽ được sản xuất ở Việt Nam thay vì Trung Quốc. Động thái này được cho là nhằm để đa dạng hoá chuỗi cung ứng của tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ do sự căng thẳng của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
“Tôi hoan nghênh ý định của các tập đoàn Mỹ như là Apple hay một số tập đoàn khác rút khỏi Trung Quốc và có thể đầu tư ở Việt Nam,” chuyên gia kinh tế, tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói. “Việt Nam hiện nay sẽ sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về mặt nhân lực, đất đai và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cho các tập đoàn Mỹ có thể vào đầu tư kinh doanh ở đây.”
Tuy nhiên khi so sánh với Trung Quốc, Nguyên viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng Việt Nam còn yếu thế về một số mặt để các nhà đầu tư quyết định chuyển sang Việt Nam.
“Về mặt kết cấu hạ tầng như là tốc độ giao thông và các dịch vụ ở cảng của Trung Quốc đã có những bước tiến rất mạnh và tốt hơn ở Việt Nam,” TS Doanh nói nhưng cho rằng Việt Nam sẽ làm mọi việc để tạo thuận lợi cho các tập đoàn của Mỹ vì “khoảng cách đó sẽ được rút ngắn lại” sau một thời gian.
TS Hà Hoàng Hợp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở ở Singapore thì cho rằng lợi thế duy nhất của Việt Nam hiện nay là “tỷ lệ dân cư dưới 25 tuổi khá cao.” Nhưng theo nhận định của ông trên trang Facebook cá nhân, Việt Nam có nhiều khó khăn khác như “giá thuê lao động không thấp, trình độ tay nghề của công nhân rất thấp, các kỹ sư, các nhà quản lý từ cấp thấp trở lên, đều yếu kém” cho nên ông không nghĩ rằng “nếu các doanh nghiệp nước ngoài rời bỏ Trung Quốc, họ sẽ chuyển vào Việt Nam.”
Theo TS Doanh, người từng là thành viên trong nhóm tư vấn kinh tế cho thủ tướng chính phủ, đây sẽ là một “cuộc cạnh tranh” và Việt Nam sẽ phải làm hết sức để thu hút các tập đoàn đó vì họ “có thể sẽ chuyển sang Malaysia, Thái Lan hoặc Ấn Độ.”
“Nguồn nhân lực của Việt Nam thì dồi dào nhưng chất lượng đào tạo về tay nghề cao còn phải được bổ sung thêm,” TS Doanh nói và cho biết các yếu tố khác mà Việt Nam cần phải cải thiện là môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần.
Cùng chung đánh giá về việc thiếu nguồn lao động có kỹ năng cao, nhà phân tích Yek của Fitch Solutions cho rằng “giải quyết được các nút thắt cổ chai về lao động và hậu cần sẽ là chìa khoá để đẩy mạnh đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.”
Việt Nam được quốc tế đánh giá là thành công trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 dù có đường biên giới dài với Trung Quốc và ngân sách eo hẹp cũng như nguồn lực hạn chế. Và dường như trong lúc thế giới, trong đó có Mỹ, khủng hoảng về nguồn cung thiết bị y tế khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy do phụ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam đã tận dụng được cơ hội này để thúc đẩy “ngoại giao khẩu trang” cũng như chứng minh rằng họ có thể trở thành nhà cung ứng trong tương lai.
Sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan “không để lỡ thời cơ”, theo truyền thông trong nước, hàng triệu khẩu trang và bộ đồ bảo hộ y tế của Việt Nam đã Mỹ và châu Âu đặt hàng để giao trong tháng 7.
Tổng thống Trump đã cảm ơn “những người bạn ở Việt Nam” khi 450.000 bộ trang phụ bảo hộ phòng chống COVID-19 được đưa đến Mỹ từ Việt Nam hồi đầu tháng trước.
“Đại dịch COVID-19 đã tạo ra thời cơ hiếm có cho Việt Nam, có thể biến nước ta trở thành một điểm sáng trong bản đồ chuỗi cung ứng trên thế giới,” Thạc sỹ Vũ Tuấn Anh nhận định trong một bài viết được Lao Động đăng tải hôm 10/5. “Cơ hội nếu không tận dụng được sẽ làm chậm bước tiến của chúng ta trên hành trình đi tới sự thịnh vượng.”
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.