logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/05/2020 lúc 01:57:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
1. Lời dẫn

Sáng Chủ nhật, ngày 10 tháng 5 vừa rồi, tôi có cuộc hẹn tại một địa điểm trên đường Hùng Vương Hà Nội. Cả lúc đi và về, dường như tôi cũng đã rơi vào đúng cái tâm trạng của thi sĩ Trần Dần trước kia: “Tôi đi, không thấy phố, không thấy nhà, chẳng thấy cỏ hoa mang màu sự sống”, chỉ thấy chình ình một cái mả lớn xám ngoét với hai hồn ma áo quần trắng toát đứng bất động, hai hàng rào chắn hai bên đường Hùng Vương không cho người và các phương tiện đi qua trước cửa, gần xa bóng những công an chìm nổi vàng, trắng, xanh, xám đều có, đi đứng, ẩn hiện, xung quanh, nhất là hai bên đường vô số những biểu ngữ, cờ phướn với những chữ số “19 - 5” hoặc “130 năm…” màu vàng được in nổi bật trên nền đỏ màu máu v.v...

Tất cả những gì tôi thấy, tôi hình dung chúng giống như một cái vòng sắt rất lớn đen chũi có nhiều đinh ốc với những sắc màu khác nhau, có cả những cái được mạ vàng, chụp lên bầu trời thủ đô Hà Nội, mà từ đây sinh ra không biết bao nhiêu những vòng sắt lớn nhỏ vô hình chụp lên đầu người dân Việt Nam, đêm ngày không ngừng xiết chặt. Một cảm giác lạnh toát và ghê rợn, như luồng điện giật mạnh sống lưng. Rất may, tôi đã nhận ra và tháo gỡ được cái vòng này khỏi đầu mình. Nhưng khốn thay, còn nhiều người dân vẫn tự hào, hát ca khi ngỡ tưởng đó là cái vương miện bằng vàng thật trên đầu mình, mà không biết rằng mỗi lần tự hào, ca hát ấy là một lần những chiếc đinh ốc kia lại xiết chặt thêm. 

Sau khi trở về căn phòng của mình và đi ngủ. Khoảng gần 4 giờ sáng ngày 11 - 5 tôi bỗng thức giấc, những biểu tượng về buổi sáng hôm qua vụt hiện đến. Tôi thấy cần phải viết một điều gì đó, nhất là vào những ngày tháng 5 này. Rất nhiều ý nghĩ, ý tưởng xuất hiện như “Cái lăng, Ngày sinh và Màu máu”, “Hồn ma Ba Đình” hay “Bãi tha ma Ba Đình”, “Cái lăng và bóng tối”, “Cái vòng “kim cô” trong tâm hồn, tư duy và tinh thần của một dân tộc” v.v.. Tuy nhiên, tôi không muốn để cho các cảm xúc lấn át. Vì thế, kết hợp với vấn đề tôi đang nghiên cứu là văn hóa phương Đông - Trung Quốc, cụ thể về “cơ sở xã hội - lịch sử của Nho Khổng giáo”, tôi xác định chủ đề bài viết là “Ý chí quyền lực tự do và sự nô lệ quyền lực”.


Lưu ý, ở tựa đề và nội dung bài viết này tôi “mượn” từ ngữ, khái niệm “ý chí quyền lực” của triết gia Đức F. Nietzsche (1844 - 1900) và sẽ căn cứ vào cách hiểu của F. Nietzsche và của truyền thống tư tưởng châu Âu - phương Tây nói chung để mở rộng, phát triển nội dung, ý nghĩa của khái niệm này.

 

2. Ý chí quyền lực tự do hay ý chí quyền lực của Con Người 


Khi xem tồn tại nói chung là “đời sống”, F. Nietzsche cho rằng ý chí quyền lực chính là bản chất hay cái tồn tại căn bản của nó. Trong lĩnh vực đời sống con người, xã hội, F. Nietzsche cho rằng ý chí quyền lực của con người, xã hội là hiện thân của ý chí quyền lực nói chung và là bản chất của đời sống con người, của chính con người. Đồng thời, ông cũng xem ý chí quyền lực là cái đặc trưng cho con người, là bản chất giá trị của nó.


F. Nietzsche hiểu ý chí quyền lực của con người là cái khả năng, năng lực sai khiến, chi phối, thống trị không chỉ đối với bản thân mỗi con người cả về tinh thần và hành động, mà cả đối với những người khác, thế giới bên ngoài nói chung và cái khả năng, năng lực này là thuộc đời sống vô thức, không có tính chủ đích, hay là cái phi lý tính. Ở đây ý chí không phải là tất cả, nhưng nó như cái cường lực, một sức mạnh, lực lượng tiềm tàng, hoàn toàn tự phát bên trong tinh thần con người. Theo F. Nietzsche, cái con người mang ý chí quyền lực đã từng tồn tại trong lịch sử, đó là những chủ nhân ông. Họ chính là những cá nhân con người với đủ những thuộc tính, giá trị cơ bản khác như tính độc lập, chủ thể, đạo đức, đặc biệt là tự do, hoàn toàn khác biệt, đối lập với đám đông quần chúng. F. Nietzsche không coi ý chí quyền lực chỉ là ý chí quyền lực chính trị.


Tư tưởng về ý chí quyền lực của F. Nietzsche hình thành vào cuối thế kỷ XIX, là thời kỳ chủ nghĩa tư bản - tự do vẫn đang ở giai đoạn đầu của nó, mà theo một số nhà chuyên môn kinh tế chính trị học, nó là thời kỳ chủ nghĩa tư bản man rợ, cũng là thời kỳ xuất hiện khuynh hướng xã hội chủ nghĩa cả về tư tưởng và hiện thực. F. Nietzsche phê phán quyết liệt gần như phủ nhận hoàn toàn cả hai khuynh hướng lịch sử nói trên khi cho rằng chính chúng đang phá hủy hoàn toàn truyền thống ý chí quyền lực (chủ nhân ông) của loài người. Do đó, ông kỳ vọng vào sự khôi phục truyền thống này với sự xuất hiện của những chủ nhân ông mới với ý chí quyền lực và những thuộc tính, giá trị khác như tự do, tính độc lập, chủ thể, đức hạnh cao quý, lớn lao hơn bao giờ hết. Ông cho rằng những con người này trước hết thể hiện ở sự ra đời của thế hệ triết gia mới với những quan niệm, tư tưởng đoạn tuyệt hoàn toàn với mọi triết học truyền thống. 


F. Nietzsche đã quá đề cao cái phi lý tính trong việc khẳng định ý chí quyền lực và chưa hoặc không thuyết phục ở chỗ cho rằng mọi tồn tại đều là đời sống và bản chất của nó là ý chí quyền lực. Nhưng cần thấy rằng vào thời của ông, việc phát hiện ra vai trò của cái phi lý tính, cái phi chủ đích nhằm phê phán khuynh hướng tuyệt đối hóa lý tính, là một phát hiện vĩ đại. Mặt khác việc ông giải thích sự tồn tại của ý chí quyền lực trong đời sống xã hội, con người, rõ ràng có nhiều điểm sâu sắc, chính xác và hợp lý. Thực chất của điều mà ông gọi là “ý chí quyền lực” chính là về cái khả năng, năng lực làm chủ của con người, là cái đặc trưng cho con người nhằm phân biệt rõ nó với loài vật, cũng chính là cái đặc trưng của con người mà ông gọi là “chủ nhân ông”.


Tuy nhiên, điều mà F. Nietzsche gọi là “ý chí quyền lực” thực ra là tư tưởng của thế kỷ XVII - XVIII ở châu Âu - phương Tây về tính chủ thể (độc lập) của con người. Chỉ có điều ở đó người ta đề cao lý tính, trí tuệ, trong khi F. Nietzsche đề cao cái phi lý tính, phi chủ đích. Đồng thời, ở đây người ta cũng nói đến đạo đức, nhất là tự do, ý chí tự do (khái niệm của I. Kant) trong mối liên hệ hữu cơ, không thể chia cắt với tính chủ thể. Quả thực, khát vọng trở thành người chủ, có thể làm chủ bản thân, chi phối, thống trị, chiếm lĩnh thế giới bên ngoài, kể cả mong muốn được chỉ huy, lãnh đạo người khác, nhằm đạt mục đích hoạt động, để có cuộc sống hạnh phúc thực sự, là nhu cầu, bản năng tự nhiên vốn có của con người, hơn thế nó chứng tỏ sự trưởng thành của con người về tâm lý, văn hóa. Rõ ràng bằng ý thức, tinh thần (tôi hiểu ý thức, tinh thần theo nghĩa rộng, tức là bao gồm cả ý thức theo nghĩa hẹp và vô thức, cái phi lý tính) con người đã làm ra thế giới văn hóa, những nền văn minh của mình trong tư cách chủ thể của chúng. 


Như vậy, kết hợp tư tưởng của F. Nietzsche với tư tưởng của thế kỷ XVII – XVIII và của cả ngày nay, có thể hiểu ý chí quyền lực theo cách mới hơn, đầy đủ hơn, đó là khả năng, năng lực tinh thần bên trong con người bao gồm cả cái phi lý tính và lý tính, tâm hồn và trí tuệ (và có thể cả những quá trình khác nữa?), đó là cái sai khiến, chi phồi hành động con người, giúp con người có thể tác động, chi phối, biến đổi các đối tượng khác nhằm tạo ra thế giới riêng, đặc trưng cho sự tồn tại của nó - thế giới văn hóa. Ý chí quyền lực chính là cái khẳng định tính chủ thể của con người-cá nhân con người và nó là của những con người tự do và đức hạnh. 


Theo đó, nhìn một cách hình thức, bề ngoài, ta cứ tưởng quyền lực là những khả năng, năng lực cơ bắp hoặc của những công cụ, phương tiện vật chất của con người cho phép nó có thể hành động biến đổi các đối tượng để đạt mục đích. Nhưng thực ra, chính cái khát vọng, ý chí, tư tưởng, ý thức hay tinh thần mới là cái ra lệnh cho chính con người, do đó cho kẻ khác hành động theo ý muốn của nó. Vì thế, nói quyền lực trước hết là nói “ý chí” quyền lực hay mở rộng ra là cái tinh thần hay ý thức quyền lực, tức là cái sức mạnh tinh thần bên trong sai khiến con người hành động. Đó là bản chất của cái mà ta gọi là quyền lực. 


Song rất cần nhấn mạnh rằng việc hiểu ý chí quyền lực không tách rời tự do, đức hạnh, nhất là Tự do, là rất quan trọng. Ở đây ta nói ý chí quyền lực là nói ý chí quyền lực tự do, là ý chí quyền lực do con người tự tạo dựng và thực hiện. Người tự do không trông chờ sức mạnh ở bên ngoài, trái lại họ tự tạo ra nó và sử dụng nó một cách tương xứng. Cả F. Nietzsche và truyền thống tư tưởng châu Âu - phương Tây nói chung đều rất đề cao điều này. Cho nên, đối với họ đặt tự do ra ngoài ý chí quyền lực, thì tư tưởng về ý chí quyền lực trở thành vô nghĩa. Tự do, đức hạnh quy định tính chính danh, tính chân chính của ý chí quyền lực, của tính chủ thể, của chủ nhân ông - người chủ. Nói cách khác, người chủ (chủ nhân ông), con người mang ý chí quyền lực tự do, đó chính là con người thực sự với chữ Con Người (viết hoa).


Nhưng đến đây hẳn có người muốn nói rằng thực ra chúng ta - con người chẳng làm chủ cái gì cả, chúng ta không phải là chủ nhân của tồn tại, của chính chúng ta. Vâng, đó là cách nói của những người theo tôn giáo hay có đức tin một cách thụ động hoặc có thể cực đoan, hoặc của những người vô tình hay cố ý rơi vào quan điểm khách quan chủ nghĩa, bao gồm cả chủ nghĩa khách quan lịch sử. Những người thứ nhất cho rằng Chúa Trời hay Thượng đế đã sắp đặt cả rồi, con người chỉ hành động trong-theo trật tự của Thượng đế. Còn những người theo chủ nghĩa khách quan, nhất là khách quan lịch sử, cho rằng tự nhiên, lịch sử có tiến trình của nó, chẳng cần hành động thì một thời kỳ, một biến cố nào đó vẫn xảy ra. 


Theo tôi, đó là những cái nhìn lệch lạc, thậm chí sai lầm, trong đó có thể bao gồm cả cái nhìn muốn biện hộ cho sự hèn nhát, cơ hội và nô lệ cho quyền lực. Bởi vì, nếu xem con người là đối tượng hoàn toàn thụ động như thế thì sự tồn tại, mọi cố gẳng của nó cho những giá trị chân - thiện - mỹ ngàn đời nay là vô nghĩa. Tôi không theo tôn giáo nào, nhưng tôi tin vào sự tồn tại của Chúa Trời, đối với tôi điều này như một Đức tin. Vì vậy, tôi có niềm tin lớn lao vào ý chí quyền lực, tính chủ thể của con người. Con người phải trở thành người chủ cuộc sống của mình mới có thể tạo ra sự tồn tại đặc trưng của nó là thế giới văn hóa. Tuy nhiên, con người cần phải biết rõ sự thật lớn lao là nó chỉ có thể làm chủ, tự do trong trật tự mà chính nó không thể làm chủ, không thể tự do, trong trật tự mà nó nhất định bị lệ thuộc. Đó là nghịch cảnh, nghịch tồn, là mâu thuẫn tự nhiên của tồn tại của nó và đó cũng là nơi con người đã và phải tiếp tục tìm ra, chứng minh ý nghĩa của sự tồn tại của nó. 


3. Sự nô lệ quyền lực - Quyền lực nô lệ và những con vật mang hình người 


Để hiểu thế nào là sự nô lệ quyền lực chúng ta cần làm rõ các nội dung bao gồm quyền lực nô lệ, tức là quyền lực mà có những kẻ làm nô lệ cho nó và kẻ nô lệ cho quyền lực. Căn cứ vào đây ta sẽ chỉ ra nội dung, đặc điểm của quyền lực nô lệ và kẻ nô lệ quyền lực trong thể chế độc tài toàn trị, cụ thể là ở Việt Nam hiện nay. 


- Về quyền lực nô lệ. Cũng như ý chí quyền lực nói chung, quyền lực nô lệ trước hết là cái ý thức, tinh thần sai khiến, chi phối con người hành động. Cho nên, cũng có thể xem quyền lực nô lệ cũng là một thứ ý chí quyền lực. Nhưng quyền lực nô lệ khác căn bản so với ý chí quyền lực tự do ở chỗ nó không có nội dung là tự do và đức hạnh. Đây là thứ quyền lực không phải do con người tự tạo nên tương xứng với những địa vị và chức vụ của họ trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Về thực chất, nó là thứ quyền lực, ý chí quyền lực ở bên ngoài, của kẻ khác, chi phối kẻ nô lệ, khiến kẻ nô lệ thụ động, khuất phục trước nó. 


Quyền lực nô lệ đem đến nỗi sợ hãi, khiếp nhược cho những kẻ nô lệ. Trong nhiều trường hợp quyền lực nô lệ là những cái rất lệch lạc, bệnh hoạn, chẳng hạn như kẻ nô lệ đủ loại lớn bé, cao thấp khác nhau tin vào những điều nhảm nhí, mơ hồ, sẵn sàng cúi đầu, quỳ lạy trước các loại ấn tước (như “ấn kim cang”), trước những thứ vô tri, vô hồn như “đất”, “gỗ”, “gạch”, “đá” v.v.. Những quyền lực này đem đến những nỗi sợ vu vơ, mơ hồ. Chúng như những “ma lực” hay những “bóng ma” quyền lực và luôn tồn tại sẵn ở đâu đó đối với những kẻ nô lệ cho chúng. 


- Về những kẻ nô lệ quyền lực. Khi nói đến ý chí quyền lực nô lệ thực ra ta cũng đã nói về kẻ nô lệ quyền lực rồi. Nhưng cần hiểu rõ rằng kẻ nô lệ quyền lực không thể nô lệ cho ý chí quyền lực tự do, vì nếu như thế theo nghĩa nào đó, lại là điều tốt, nó cũng giống như chàng trai nói với người yêu: anh xin làm kẻ nô lệ cho em. Thực ra, kẻ nô lệ ý chí quyền lực chỉ có thể nô lệ cho ý chí quyền lực nô lệ, không thể khác được. Đối với kẻ nô lệ quyền lực thì ý chí quyền lực không bao giờ là của chúng, trái lại nó luôn là cái bên ngoài chúng. Nó thuộc về vật khác, kẻ khác.


Bởi vì, khi ta nói kẻ này chỉ là nô lệ cho lòng tham tiền bạc, sự giàu có, kẻ kia là nô lệ của sự hám danh, hám địa vị, chức tước, kẻ kia nữa là nô lệ cho sự hám dục v.v.., nghĩa là chúng ta nói những kẻ đó đều bị tâm lý, sự hiểu biết nhất định, thậm chí cả “đạo đức” của chúng sai khiến chúng. Tất cả những điều ấy không sai. Nhưng bản chất vấn đề là ở chỗ khi những cái bên trong kia vượt khỏi sự kiểm soát của chúng, thì chúng trở thành những cái đối lập, ở ngoài chúng. Cho nên, những cái không kiểm soát được, trở thành cái bên ngoài ấy đến lượt mình sẽ bị những cái bên ngoài thực sự thao túng, chi phối. Kẻ nô lệ cho sự hám danh vọng, nhất định sẽ tìm đến những kẻ, thế lực đem cho chúng danh vọng, kẻ nô lệ cho tiền bạc nhất định sẽ tìm đến những thế lực đem lại cho chúng nhiều tiền bạc và sự giàu có v.v..


Có hai loại kẻ nô lệ: kẻ nô lệ và kẻ nô lệ của nô lệ. Sự phân loại này mang ý nghĩa định vị, tức là xác định kẻ thứ nhất để biết kẻ thứ hai. Nếu tôi không nhầm thì có một nhà nghiên cứu đã nói rằng đối lập giữa chủ nô và nô lệ chỉ là hình thức, còn thực chất là đối lập giữa tự do và nô lệ (tức là đối lập giữa người chủ nô tự do, có thể hiểu theo cách nói của F. Nietzsche là “chủ nhân ông”, và người nô lệ). Tôi cho rằng đó là một nhận định rất sâu sắc và chính xác. Đối lập giữa tự do và nô lệ chính là mâu thuẫn, động lực bên trong của chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ, do đó của tiến bộ xã hội, lịch sử. Trong khi đó, ở chế độ này nhiều kẻ tưởng mình là ông chủ so với người nô lệ này, nhưng thực ra hắn lại là nô lệ của kẻ khác khi hắn nô lệ cho ý chí, lòng tham của hắn. Sự đối lập của hai kẻ nô lệ này nhất quyết không phải là động lực thực sự của tiến bộ xã hội. 


Mối quan tâm chung, phổ biến của kẻ nô lệ, cả nô lệ cũng như nô lệ của nô lệ, là đời sống thân xác, là những gì thỏa mãn những nhu cầu thân xác của nó. Tâm lý, phẩm tính chung của kẻ nô lệ quyền lực là sợ hãi, cúi đầu, cam chịu, khuất phục, luôn thấy mình nhỏ bé so với cái lớn, cái lấn át của những cái, những kẻ mà nó tôn thờ, sùng bái (bởi vì hắn đã “quỳ xuống”). 


- Đặc điểm nổi bật của ý chí quyền lực nô lệ và của kẻ nô lệ cho ý chí quyền lực ở phương Đông - Trung Quốc và cả ở các nước độc tài toàn trị nói chung, cụ thể là ở Việt Nam, đó là sự tuyệt đối hóa quyền lực chính trị, do đó là sự tuyệt đối hóa quyền lực của kẻ đứng đầu hệ thống chuyên chế. Sự chi phối tuyệt đối của quyền lực chính trị nói lên tính chất toàn trị của hệ thống cai trị này. Hầu như ở đây quyền lực được duy trì bằng cách những kẻ ở địa vị, chức vụ cao hơn nhân danh quyền lực mà trao cho những kẻ có địa vị, chức vụ thấp hơn. Đến lượt mình, những kẻ cao hơn kia lại được nhận bởi kẻ cao hơn nữa, rồi sau đó, cao hơn nữa là Trởi (Thiên mệnh), thậm chí cuối cùng có thể là những thế lực ngoại bang v.v.. 


Bời vậy, trong hệ thống này kẻ làm ác không phải thực thi quyền lực trong tay nó, mà là vì kẻ sai khiến nó ở sau, cao hơn nó. Cho nên, nói chung ở đây kẻ nô lệ không sợ kẻ trực tiếp nô dịch mình mà sợ kẻ-thế lực, nhất là vô hình, đứng sau kẻ đó. Nó sợ cái bóng quyền lực và kẻ nô dịch nó luôn cố tạo ra cái bóng ấy. Rõ ràng ở đây quyền lực tồn tại như những cái đã có sẵn với những thang bậc cao thấp, lớn nhỏ khác nhau. Vì thế, trong hệ thống này những kẻ không có hiểu biết, không có năng lực, bất tài và vô luân, vô đạo, vẫn có thể có địa vị, chức tước cao, rất cao, thậm chí đứa trẻ con cũng có thể chễm chệ trên ngai vàng. 


Vì thế, trong hệ thống quyền lực này, kẻ có quyền thường nói chúng “nhân danh” cái này cái kia, chứ không phải bản thân chúng. Những cái chúng nhân danh ấy hầu hết là vô hình, không xác định, mơ hồ, thần bí, có thể là Trời (Thiên mệnh), là “nòi giống tinh hoa”, “chủng tộc thượng đẳng”, là “trung tâm thiên hạ”, là “đất đai của tổ tiên lâu đời”, là thần linh, ma quỷ, và có thể là “tư tưởng” hay chủ yếu là “hồn ma” của những kẻ đã chết v.v.. Cho nên, thực chất quyền lực nô lệ không nằm ở những sức mạnh cơ bắp hoặc bạo lực nói chung, có chăng chúng chỉ mang tính trực tiếp, mà ở những gì được nhân danh ấy. Có lẽ sự đểu giả, ma mãnh nhất là khi kẻ cai trị độc tài nói chúng “nhân danh” nhân dân (chính quyền nhân dân, nguyện vọng, quyền lợi của người dân v.v..). 


Một trong những hình thức phổ biến mà thể chế nô lệ quyền lực chính trị thực hiện, đó là tạo sự ban ơn và biết ơn. Kẻ nô lệ cao hơn ở trên ban mệnh - quyền lực và kẻ nô lệ ở dưới nhận mệnh - nhận ơn để trả ơn. Đây là cách thức đặc biệt nhằm trói chặt con người vào hệ thống để dễ bề sai khiến, thao túng. Mặt khác, sự dối trá, do đó bạo lực và sự tàn bạo như một thuộc tính cố hữu của hệ thống nô lệ tuyệt đối quyền lực chính trị. Thể chế này còn duy trì lòng ham thích địa vị, chức quyền phổ biến, cho nên không phải ngẫu nhiên mà một người Pháp nói: “Trong đầu người dân Việt Nam luôn có một ông quan”.


Trong chế độ toàn trị mối quan tâm lớn nhất của kẻ nô lệ là đời sống thân xác. Con vật vì đời sống thân xác của mình, có thể bất chấp hiểm nguy là do bản năng của nó, nhưng con vật mang hình người duy trì sự tồn tại của nó bằng sự sợ hãi. Bởi thế, duy trì sự sợ hãi bằng bạo lực thậm chí không ghê tay, hoặc ngấm ngầm hoặc công khai, là cách phổ biến của chế độ nô lệ quyền lực chính trị tuyệt đối. Mặt khác, hệ thống này duy trì một thái độ thụ động, thói quen phổ biến là trông chờ mọi điều từ trên ban xuống. Điều cực kỳ tệ hại trong chế độ toàn trị, nhất là toàn trị cộng sản, là người dân không biết mình là nô lệ, thay vào đó là thái độ, tình trạng ngộ tưởng mình là người chủ.


Có thể thấy rất rõ là trong hệ thống nô lệ tuyệt đối quyền lực chính trị tất cả đều là nô lệ dưới mọi hình thức. Quan chức cao thấp, lớn nhỏ đều là tôi tớ-nô lệ của nhau và cùng với nó còn là thái độ cam chịu, cúi đầu, khuất phục của hàng triệu người dân trước cường quyền và tất cả đều là nô lệ của nhà vua, của kẻ quyền lực tối cao. Nhưng rất đáng nói là bản thân nhà vua, kể cả vua Thiên tử, cũng chỉ là một tên nô lệ không hơn không kém. Những kẻ này tiêu biểu cho sự nô lệ-không kiểm soát được (“không thể nhốt vào lồng được”) những tham muốn ích kỷ tột cùng mà không thần dân nào của hắn có được và do đó, hắn thường nhân danh những gì được xem là tối cao, thiêng liêng như “nòi giống”, “chủng tộc”, “lý tưởng”, “lãnh tụ”, “dân tộc”, “nhân dân”, “Tổ quốc”, thậm chí cả quỷ thần v.v.. 


Nguyên nhân, nguồn gốc của sự nô lệ quyền lực chính trị tuyệt đối này chính là việc không có sở hữu tư nhân, chế độ sở hữu tư nhân, thay vào đó là một hình thức sở hữu duy nhất, tuyệt đối, đó là sở hữu chung (xã hội) hay sở hữu công, mà thực ra là sở hữu của nhà vua, của kẻ nắm quyền tối cao. Cho nên, ở đây không có con người cá nhân, tức những con người tự do - những người chủ đích thực. Ở đây chỉ tồn tại cái thân xác cá nhân, còn tâm hồn, ý chí, nhận thức hay trí tuệ thì không phải của nó, vì thể dựa dẫm, vay mượn tâm hồn, tư tưởng, ý chí của người khác, từ bên ngoài là đương nhiên. Nói khác đi, trong hệ thống này tuyệt đối không có chủ nô tự do, tức là những chủ nhân ông như ở phương Tây, nếu những nhân tố này xuất hiện, chúng sẽ bị loại trừ, triệt tiêu ngay.


Lưu ý rằng có người nói rằng ở Việt Nam hiện nay có sự tham nhũng quyền lực và xem đó là nguyên nhân cơ bản của tham nhũng, thú thật, có lúc tôi cũng từng nghĩ thế, nhưng hiểu như vậy là không đúng. Bởi vì, trong thể chế độc tài - nô lệ quyền lực, nhất là quyền lực chính trị tuyệt đối, thì không tồn tại ý chí quyền lực thực sự, chân chính để tham nhũng, trái lại chỉ có quyền lực nô lệ, bất chính và vô minh, đã tồn tại sẵn, vì thể chỉ cần có địa vị, chức vụ là có nó để thực hiện sự tham nhũng. Cho nên, trong thể chế nô lệ quyền lực, “mua bán” địa vị và chức vụ, chứ không phải mua bán quyền lực, là điều hiển nhiên và nó làm tăng thêm quyền năng, “sức mạnh” cho những “bóng ma” quyền lực, sự sợ hãi, bất lực cho những kẻ tôn thờ, sùng bái quyền lực. Tự nó thể chế này không thể ngăn chặn, xóa bỏ được tệ nạn mua bán địa vị, chức vụ.


4. Lời kết


Kẻ nô lệ xét về bản chất của nó, không thể là kẻ tạo dựng tương lai tươi sáng, tốt đẹp, nó không thể là hy vọng của chính nó, của dân tộc và nhân loại, mặc dù nó là một mặt của mâu thuẫn xã hội giữa tự do và nô lệ nhằm khẳng định tự do. Trái lại, nhất là trong hệ thống nô lệ cho ý chí quyền lực chính trị tuyệt đối, nghĩa là dưới ách của những kẻ cai trị mà bản thân chúng cũng chính là những kẻ nô lệ quyền lực, nó chỉ có thể là một lực lượng tiêu cực. Nó có thể tạo nên được những kết quả nhất định về kinh tế, cuộc sống nói chung, nhưng với sự cúi đầu, cam chịu, khuất phục và bất lực, hơn thế, cả sự dối trá và hung bạo, nó đã và sẽ làm đồi bại chính con người mình, do đó làm đồi bại, phá hủy tinh thần, văn hóa nói chung và do đỏ cả tương lai của một dân tộc và hơn thế cả nhân loại. Khi một kẻ nô lệ làm “ông chủ”, đấy là thảm họa, bi kịch của chính bản thân hắn và của cả một dân tộc. 


Tuy nhiên, chúng ta vẫn có quyền hy vọng và hy vọng lớn lao rằng trong mỗi con người nô lệ ấy vẫn còn một con người khác, đấy là con người tiềm tàng khát vọng, ý chí làm người, muốn trở thành con người có ý chí quyền lực tự do, trở thành người chủ - chủ nhân ông của cuộc sống của mình mà không một thế lực tôn thờ quyền lực nào có thể tiêu diệt được. Không những thế, ngay cả trong những kẻ nô lệ của nô lệ trong hệ thống quyền lực chính trị, kể cả những kẻ khốn nạn nhất, vẫn còn thoi thóp những phần người nhất định của chúng. Vấn đề là làm thế nào cho tất cả những tiềm năng con người này thức tỉnh để tạo dựng tương lai dân tộc?


Ở Việt Nam chúng ta đã từng diễn ra những cuộc va chạm-so sánh Đông - Tây giúp làm thức tỉnh, bùng cháy mạnh mẽ những tiềm năng con người ấy. Có thể xem cuộc va chạm-so sánh thứ nhất là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, được xem là của chủ nghĩa tự do cũ, đối với Việt Nam trong thế kỳ XIX - XX, đã làm bật dậy những tiềm năng con người vốn bị che đậy, chìm ngập trong văn hóa phương Đông, nhất là với sự thống trị của Nho giáo. Sự xuất hiện của những nhà tư bản dân tộc tuy còn nhỏ yếu và những trí thức được đào tạo khá căn bản theo Tây học, chẳng hạn như Phan Châu Trinh với tư tưởng cải cách rất tiên bộ và nhiều người khác nữa. 


Cuộc va chạm-so sánh thứ hai là giữa chủ nghĩa tự do mới mà Mỹ là đại diện với văn hóa Việt Nam mà một bên là những người cộng sản (ở cả hai miền) đại diện cho văn hóa cũ ở đỉnh điểm của nó, còn một bên là những người Việt Nam cộng hòa đại diện cho những yếu tố văn hóa mới nhất định của dân tộc. Những nhân tố con người mới đã tiếp tục nảy sinh, phát triển ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, “chiến thẳng” của cộng sản và sự thất bại-đau thương của dân tộc, đã triệt tiêu gần như hoàn toàn những nhân tố mới đã này sinh ấy, như việc đánh phá, tiêu diệt “nhân văn giai phẩm” và tiêu diệt những mầm mống tư hữu, dân chủ, tự do ở miền Bắc, đặc biệt cuộc cưỡng chiếm miền Nam và sau đó với cuộc tấn công “đánh” tư sản và phá hủy những nhân tố văn hóa, kinh tế mới của Việt Nam ở miền Nam. Thay vào đó, một thể chế nô lệ quyền lực tuyệt đối đã được xác lập và không ngừng được củng cố. Đau đớn nhất là ở đây tồn tại một ý thức khuất phục, nô lệ trước ngoại bang, cụ thể là trước Tàu Cộng. 


Tuy nhiên, giờ đây có thể nói, chúng ta đang bước vào, đang ở trong cuộc va chạm-so sánh lần thứ ba và những nhân tố con người mới đã được đánh thức và được biểu hiện rõ ràng nhất với cuộc biểu tình, xuống đường đấu tranh của hàng nhiều vạn người dân, nhất là ở miền Nam hồi tháng 6 năm 2018. Đặc biệt trong cuộc đấu tranh này lòng yêu nước mới của con người, của Nhân dân Việt Nam đã nảy nở và được xác lập. Nó gắn chặt với ý chí Tự do - Độc lập dân tộc, không chỉ thể hiện trong việc chống lại âm mưu, dã tâm xâm chiếm Việt Nam của Tàu Cộng, mà còn trong việc khẳng định tính chủ thể - ý chí quyền lực - chủ nhân ông, rõ nhất là ở việc đòi hỏi phải xóa bỏ chế độ cộng sản toàn trị, chế độ nô lệ quyền lực, nhất là quyền lực chính trị, để thiết lập chế độ Tự do - Dân chủ.


Lòng yêu nước mới của Dân tộc, Nhân dân Việt Nam là một yếu tố cốt yêu của ý chí quyền lực tự do. Đối với những người Tự do - Dân chủ, đối với Dân tộc, Nhân dân Việt Nam nói chung, không có câu chuyện khôi hài và bịp bợm là yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, với yêu đảng, lãnh tụ. Chúng ta hiểu đó thực chất là mong muốn của những kẻ muốn tiếp tục duy trì ách cai trị của chúng, muốn tiếp tục thân phận làm nô lệ để bắt cả dân tộc làm nô lệ, để chúng tiếp tục làm nô lệ cho ngoại bang, cho Tàu Cộng. Mong muốn của chúng trái ngược với quy luật tiến bộ xã hội, lịch sử. 


Nhưng phải chăng sẽ còn những cuộc va chạm-so sánh nữa? Rất có thể, nhưng chúng ta có niềm tin, hy vọng lớn lao vào cuộc va chạm-so sánh lần thứ ba này. Tôi muốn lưu ý điều là người ta nói F. Nietzsche có tư tưởng về những con người “siêu phàm” hay “siêu nhân”, tức là cho rằng tư tưởng của ông có tính hoang tưởng và cực đoan, phản nhân loại. Nhưng như những gì tôi được biết, thì thực ra ông nói rất hay về những con người này - những chủ nhân ông tương lai với một nền triết học, tư tưởng mới và dường như những con người đó đang cần và đang xuất hiện trong thời đại chúng ta - những con người gánh vác trách nhiệm, mang sứ mạng không chỉ quốc gia dân tộc, mà còn cả khu vực, toàn cầu-toàn nhân loại, toàn bộ sinh quyền và sự sống nói chung. Thiết nghĩ, cuộc va chạm-so sánh lần này sẽ đào luyện nên những con người Việt Nam với sức sống và tầm vóc lớn lao ấy. 


Ngày 18 tháng 5 năm 2020
Phạm Văn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.331 giây.