logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/06/2020 lúc 01:57:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tuổi trẻ Hồng Kông kiên cường xuống đường phản đối Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia, ngày 24/05/2020. © REUTERS/Tyrone Siu

Khi Anh trao trả Hồng Kông ngày 01/07/1997, thế giới lạc quan, tin rằng Trung Quốc và phương Tây sẽ tiến gần với nhau. Tiếc thay, một phần tư thế kỷ sau, sự thể diễn ra ngược lại. Hồng Kông đã trở thành biểu tượng cho thấy khó thể chung sống hòa bình giữa hai hệ thống ngày càng trái ngược.
Le Figaro hôm nay chạy tựa « Việc làm, bằng cấp : Giới trẻ, nạn nhân gián tiếp của virus corona ». Các kỳ thi bị hoãn, kỳ thực tập hủy bỏ, hy vọng ký hợp đồng làm việc tan biến…các thanh niên dưới 25 tuổi bị lãnh đòn từ đại dịch, khi bước vào một thị trường lao động đang chao đảo.
Libération dành trang nhất và bốn trang trong cho « Lời kêu gọi của nhân viên y tế : Thưa ông tổng thống, lời nói suông chưa đủ ». Tương tự, « Bệnh viện : Một big bang để làm bật tung xiềng xích » là tít lớn của Les Echos.
La Croix có cái nhìn bao quát với chủ đề « Thay đổi thế giới », bắt đầu loạt bài gợi lên những hướng mới để đối phó với những cuộc khủng hoảng đang trải qua. Le Monde đặt vấn đề « Ngoại giao : Hồi kết của quyền lực mềm Mỹ ? »
Liên quan đến châu Á, tất cả các báo Pháp hôm nay đều có bài viết về Hồng Kông. Le Figaro cho biết « Hồng Kông : Hàng ngàn người biểu tình thách thức Bắc Kinh », La Croix báo động « Người Hồng Kông đưa ra lời kêu cứu SOS với toàn thế giới ». Libération mô tả « Người Hồng Kông nắm lấy cơ hội cuối cùng để bảo vệ tự do », còn Les Echos nhận xét « Tại Hồng Kông, hành động thô bạo của Bắc Kinh lại thổi bùng cơn giận dữ của đường phố ».

Cơ hội cuối cùng để chiến đấu cho tự do
La Croix cho rằng, khi hàng ngàn người biểu tình hôm Chủ nhật 24/05/2020 chống lại luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt, người dân Hồng Kông muốn gởi đi cùng lúc hai thông điệp : « Sẽ chiến đấu đến cùng » và « Chúng tôi cần có sự ủng hộ của mọi người ».
« Hồng Kông độc lập », « Hãy chiến đấu cho tự do », « Quang phục Hồng Kông », « Các vị không thể giết hết tất cả chúng tôi, người Hồng Kông sẽ không bao giờ bỏ cuộc »…đó là những khẩu hiệu được các báo Pháp ghi nhận. Trong đám đông có cả trẻ em, những cặp vợ chồng trẻ và người cao niên, họ bày tỏ sự phẫn nộ trước đạo luật được coi là cây đinh mới đóng vào cỗ quan tài Hồng Kông, ngày càng ít tự do hơn.
Một nữ sinh viên nói với Libération : « Trung Quốc bắt các khuôn mặt dân chủ để gây tác động đến chúng tôi, nhưng họ không chịu hiểu rằng phong trào không có người cầm đầu và giới trẻ căm ghét chế độ Bắc Kinh ». Một người khác nói thêm : « Chúng tôi không làm gì được trước chế độ cộng sản, nhưng ít nhất cũng phải nắm lấy cơ hội cuối cùng này để bảo vệ quyền tự do biểu lộ ý kiến trên đường phố ».
Le Figaro dẫn lời của lãnh tụ sinh viên Hồng Kông Hoàng Chi Phong : « Đây là khởi đầu của hồi kết. Chúng tôi không còn bao nhiêu thời gian, thế nên chúng tôi có mặt ở đây dù đang trong mùa dịch ». Trả lời La Croix, Hoàng Chi Phong cho rằng luật an ninh quốc gia là sự trả thù của Bắc Kinh đối với phong trào dân chủ Hồng Kông, và anh là đích nhắm đầu tiên. « Cách đây vài ngày, kênh truyền hình nhà nước CCTV trực tiếp cáo buộc tôi là người tổ chức biểu tình, cho dù tất cả mọi người đều biết rằng phong trào phản kháng không có lãnh đạo. Hồng Kông sẽ không ngã xuống mà không chiến đấu ».
Công an, thẩm phán từ Hoa lục : Bản án tử cho Hồng Kông
Libération nhận thấy số người biểu tình ít hơn nhiều so với trước đại dịch, họ bị nhấn chìm trong hơi cay. Một ngày trước đó, cảnh sát đã lục soát hệ thống métro và các tuyến đường giao thông chiến lược dẫn đến đảo Hồng Kông và Đồng La Loan (Causeway Bay), bị nghi là điểm tập trung của người biểu tình. Việc tập họp từ 8 người trở lên bị cấm do con virus từ Vũ Hán, thế nên Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền không kêu gọi xuống đường.
Chỉ những người kiên quyết nhất mới đi biểu tình, với chiếc khẩu trang mong manh. Đối diện với họ là cảnh sát trang bị nón sắt, mặt nạ chống hơi độc. Hơi cay, vòi rồng tung ra trấn áp. Bài hát cách mạng vang lên, nhưng tương quan lực lượng quá chênh lệch. Đến 16 giờ 30, cảnh sát đã câu lưu 120 người và đến tối, còn lùng soát những điểm kháng cự cuối cùng.
Đối với luật sư Lương Doãn Tín (Wilson Leung), từ một năm qua nhận biện hộ cho những nạn nhân bạo lực cảnh sát, « đó là hồi kết của sự khác biệt giữa Hoa lục và Hồng Kông. Trung Quốc muốn ký bản án tử cho thành phố chúng tôi ». Luật an ninh sẽ giúp công an Trung Quốc được điều tra ở Hồng Kông đồng thời lập ra các tòa án đặc biệt với các thẩm phán từ Hoa lục. Bà Vương Tùng Liên (Maya Wang), phụ trách về Trung Quốc của Human Rights Watch tố cáo « Bắc Kinh lại vi phạm nhân quyền, hôm nay là Hồng Kông, ngày mai sẽ là toàn thế giới ».
Cộng đồng quốc tế có cứu được Hồng Kông ?
Trước cỗ máy đàn áp của Trung Quốc, người Hồng Kông hiểu rằng chỉ có cộng đồng quốc tế mới cứu được họ, dù không mấy ảo tưởng. Nhật báo đối lập Apple Daily đăng trọn một trang lời kêu cứu với tổng thống Mỹ Donald Trump « Hãy đến cứu chúng tôi ! ». Ông chủ báo huyền thoại Lê Trí Anh (Jimmy Lai), 73 tuổi, người Công giáo và là nhà đấu tranh dân chủ từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn 1989, hôm 22/05 còn mở một tài khoản Twitter « để tố cáo và huy động chống lại sự đàn áp của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tôi chiến đấu đến cùng và sẽ không bao giờ rời Hồng Kông ».
Cộng đồng quốc tế đang bận rộn đối phó với đại dịch virus corona, nên phản ứng còn yếu ớt. Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông, ông Chris Patten dù vậy cũng thành công trong việc tung ra lời kêu gọi thế giới ủng hộ : « Trung Quốc đã phản bội người Hồng Kông, và phương Tây cần phải ngưng cúi đầu trước Bắc Kinh ». Trên 200 chính khách từ 23 quốc gia gồm dân biểu, thượng nghị sĩ, cựu bộ trưởng…(nhưng không có người Pháp nào) đã ký vào lời kêu gọi Trung Quốc tôn trọng hiệp ước Anh-Trung năm 1984.
Hoa Kỳ đe dọa xét lại ưu đãi thương mại dành cho đặc khu Hồng Kông, còn Liên Hiệp Châu Âu ra thông cáo rất ngoại giao cho biết « quan tâm đến diễn tiến tình hình ở Hồng Kông ». Anh quốc khá im lặng, dù có lời đồn là thủ tướng Boris Johnson có thể cho một số người Hồng Kông tị nạn. Một bài xã luận của tờ Times thẳng thắn kêu gọi « Hãy cho người Hồng Kông quyền định cư và làm việc tại Anh quốc ».
Trước các cuộc biểu tình mới, hôm Chủ nhật ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố sẽ nhanh chóng áp dụng luật an ninh quốc gia. Về mặt kinh tế, loan báo của Bắc Kinh khiến các nhà đầu tư lo lắng cho tương lai Hồng Kông : Les Echos ghi nhận thị trường chứng khoán Hồng Kông đã sụt mất 5,6%.
Tập Cận Bình trong ngõ cụt
Trong bài xã luận mang tựa đề « Hồng Kông, nạn nhân của cuộc đối đầu Mỹ-Trung », Le Monde nhận định Bắc Kinh muốn siết chặt Hồng Kông bất chấp quy tắc « Một đất nước, hai chế độ ». Thái độ quyết liệt của tổng thống Mỹ Donald Trump đã không khiến Trung Quốc trở nên ôn hòa.
Chế độ « nhất quốc, lưỡng chế » có từ năm 1997 đang sống những giờ phút cuối cùng. Quốc Hội Trung Quốc ngày thứ Năm 28/05 tới sẽ thông qua một dự luật « an ninh quốc gia » áp đặt cho Hồng Kông. Điều khoản 23 của Hiến Pháp Hồng Kông dự kiến cấm mọi hành động phản quốc, ly khai, nổi dậy chống Trung Quốc, nhưng chưa bao giờ được áp dụng do người Hồng Kông chống đối kịch liệt.
Một năm sau những cuộc biểu tình khổng lồ chống dự luật dẫn độ, sáu tháng sau cuộc bầu cử ngập trong đợt thủy triều dân chủ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định bất chấp tất cả, áp đặt cho Hồng Kông một luật mà người dân quyết liệt chống. Thông điệp rất đơn giản : Hồng Kông là Trung Quốc.
Tập Cận Bình chứng tỏ ông ta đang trong ngõ cụt. Từ một năm qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã liên tiếp phạm những sai lầm về Hồng Kông, biến một phong trào từ một nguyên nhân nhỏ ban đầu trở thành một cuộc nổi dậy chống chế độ cộng sản. Hàng ngàn thanh niên bị câu lưu, một số bị tống giam, và tuổi trẻ Hồng Kông không còn gì để mất. Họ không biểu tình để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà để chống một tương lai tồi tệ. Áp đặt luật an ninh quốc gia tất nhiên sẽ không mang lại sự yên bình.
Hồng Kông cho thấy phương Tây khó thể hòa hợp với chế độ Bắc Kinh
Liệu Bắc Kinh còn có thể đi xa đến đâu nữa ? Chế độ lại trở nên cứng rắn với chính sách quy chụp mọi hành động phản kháng là « nổi dậy », coi việc đối thoại là chứng tỏ sự yếu kém. Về phía phương Tây có vẻ không tìm thấy giải pháp.
Theo Le Monde, khi liên tục khiêu khích Trung Quốc  trên đủ mọi lãnh vực trong những tháng gần đây, Washington đã gây phản tác dụng. Nhà Trắng càng tỏ vẻ bênh vực dân chủ Hồng Kông, thì người dân Hoa lục càng ủng hộ chính quyền Bắc Kinh. Hành động cứng rắn mới của Bắc Kinh vừa là lời đáp của quyền lực Trung Quốc - đã trở thành dân tộc chủ nghĩa - vừa nhằm mang lại yên tĩnh ở Hồng Kông.
Hôm thứ Sáu 22/05, ông Josep Borrell, cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu đã nhắc lại « sự gắn bó » của Liên Hiệp với nguyên tắc « Một đất nước, hai chế độ » đã giúp Hồng Kông có được quyền tự trị rộng rãi. Ông nhấn mạnh « tầm quan trọng của việc duy trì tranh luận dân chủ » và tôn trọng nhân quyền. Tuy nhiên châu Âu khó có khả năng khuyên giải Bắc Kinh.
Khi Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc ngày 01/07/1997, thế giới tương đối lạc quan, tin rằng Trung Quốc và phương Tây sẽ tiến gần với nhau, và Hồng Kông sẽ là một trong những phương tiện cho mục tiêu này. Tiếc thay, một phần tư thế kỷ sau, sự thể diễn ra ngược lại. Hồng Kông đã trở thành biểu tượng cho thấy khó thể chung sống hòa bình giữa hai hệ thống ngày càng trái ngược.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.