Chú thích:(1)Tham khảo bài “Loạn luân chính trị” (Trần Nhơn)
https://danluan.org/tin-...nhon-loan-luan-chinh-tri(2) Quốc nhục Thành Đô.
Cuộc gặp cấp cao Việt - Trung tại Thành Đô, Thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc (3 – 4/9/1990) là một thất bại thảm hại về ngoại giao của lãnh đạo Việt Nam. Ta bị “mắc lỡm” với Trung Quốc, bị nhà cầm quyền Bắc Kinh lừa, và đã rất ân hận vì làm mất lòng nước bạn Campuchia. Tại cuộc gặp cấp cao này, lãnh đạo Việt Nam bị Bắc Kinh lái vào bàn thảo những vấn đề rất hệ trọng thuộc chủ quyền của Campuchia (qua mặt Phnom Penh). Lãnh đạo Việt Nam đã rất bị động, lúng túng, và có phần ngã nghiêng theo quan điểm tiêu cực của Trung Quốc (gây bất lợi cho Pnom Penh). Lãnh đạo Campuchia rất giận và trách ta về chuyện này. Chủ đề chính nêu ra ban đầu cho cuộc gặp là bàn về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, thì chỉ được đề cập qua loa, không có điều khoản nào mới mẻ được nêu ra để bàn thảo. Sau 2 ngày nói chuyện (3 - 4/9/1990), kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là “Biên bản tóm tắt” gồm 8 điểm, thì có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ (xem “Hồi ức và suy nghĩ” của Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao).
Điều đáng nói là, Bắc Kinh đã bán đứng Việt Nam cho Mỹ từ năm 1972, và đến 17/2/1979, Đặng Tiểu Bình lại xua 20 vạn quân tràn sang suốt dọc 1300 km biên giới “dạy cho Việt Nam một bài học” (và bao nhiêu sự kiện tự lột mặt nạ khác nữa của nhà cầm quyền Bắc Kinh), thế mà đến năm 1990, Tổng Bí thư Nguyến Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười (và cả Cố vấn Phạm Văn Đồng nữa) vẫn còn ngu tín vào “đồng chí cộng sản Đại Hán”, tiếp tục chui vào cái rọ Thành Đô để chuốc lấy thất bại nặng nề! (Ông Phạm Văn Đồng ân hận: “Mình hớ, mình dại rồi...”, Ông Võ Văn Kiệt than thở: “Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy”).
Tại Đại hội VII (17 – 27/6/1991), Ông Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư, lại tiếp tục bám lấy “đồng chí Đại Hán Bắc Kinh”, tích cực thúc đẩy “bình thường hóa” mà thực chất là “phụ thuộc hóa” (Qua hồi ký “Hổi ức và Suy nghĩ” của Trần Quang Cơ). TBT Đỗ Mười từng nói “Tuy Trung Quốc nó đánh ta nhưng nó cùng là cộng sản” (Tại cuộc họp BCT Khóa VI (15 - 17/5/1991) thảo luận bản dự thảo “Báo cáo về tình hình thế giới và về việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới”, TBT Nguyễn Văn Linh cũng nói: “dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước Xã hội chủ nghĩa”). Người dân than thở: không biết vận nước thế nào mà lại mọc ra những ông Tổng Bí thư “ngu lâu” như thế! Vị lãnh đạo nào cũng có thể mắc phải sai lầm. Nhưng phải có thiết chế sớm phát hiện sai lầm và kịp thời khắc phục, sửa chữa. Một thể chế dung túng cho lãnh đạo được phép “ngu lâu” hay giả vờ “ngu lâu” thì tai hại khôn lường cho đất nước, cho dân tộc!
Về sự “ngu lâu” của các vị lãnh đao chủ chốt Việt Nam, Trần Quang Cơ viết: “Trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc bảo vệ CNXH chống đế quốc, thì họ đã xác định quan hệ với ta là “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đầu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau). Trung Quốc nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ ta.
Nên ôn lại 5 sự kiện sau đây để nhận thức sâu sắc về tính hệ thống của chủ nghĩa bành trướng và chiếc mặt nạ “Vừa là đồng chí, vừa là anh em” (xem chú thích số (3) trong bài “Chào xuân mới Nhâm Thìn” của Trần Nhơn):
http://danluan.org/tin-t...-chao-xuan-moi-nham-thini/ Chu Ân Lai và Hội nghị Genève năm 1954.
ii/ Lê Duẩn nói với Trường Chinh: “Đúng là không lúc nào họ (TQ) không nghĩ đến đánh Việt Nam!”
iii / Bán đứng Việt Nam.
iv/ Đặng Tiểu Bình “dạy cho Việt Nam một bài học”.
v/ Bắc Kinh gợi ý (qua tướng tình báo Pháp) giúp Tổng thống Dương Văn Minh cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Miền nam.
(3) Trong đó có phần trách nhiệm của tác giả.
(4) Tham khảo bài “Ai tái cấu trúc ai?” (Trần Nhơn)
https://danluan.org/tin-...hon-ai-tai-cau-truc-ai-1(5) TS.Vũ Thành Tự Anh: “Cần đảo ngược những gì đã làm sai! Nhưng để đảo ngược những chính sách sai lầm như vậy hết sức khó khăn và chi phí cho xã hội là rất cao. Khi một chính sách và một hệ thống chính sách đã được ban hành thì nó bắt đầu có cuộc sống riêng của nó và có khả năng tự tái tạo ra một hệ thống hỗ trợ cho nó và điều này sẽ làm cho việc xóa bỏ những cái sai là rất khó khăn và trong nhiều trường hợp là bất khả thi.”
http://danluan.org/tin-t...han-cua-kinh-te-viet-nam(6) Xem “Kêu khổ, nhưng các tập đoàn vẫn sống khỏe”
http://vef.vn/2011-02-16...-tap-doan-van-song-khoe-(7) Xem “Phó Thủ tướng: 'Nuôi quân ba năm, dùng một giờ'”
http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/2008/04/779904/(8) Naypyidaw: Thủ đô Miến Điện
(9) Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary là tiêu đề của cuốn sách (tác giả: TS Nguyễn Quang A) giới thiệu quá trình diễn biến hoà bình từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ ở Hungary . Trong lời giới thiệu cuốn sách (10.2005), tác giả viết:
“… Hội nghị Diên Hồng là một sự kiện lịch sử Việt Nam diễn ra vào thời Trần với sự tham gia của hơn 200 nhân sĩ, sao lại có hội nghị Diên Hồng ở Hungary? Sao lại kéo dài cả một năm? Đúng là tên của cuốn sách không khéo, nhưng nó muốn gợi ý một quá trình tương tự đã xảy ra ở Hungary khoảng một năm trời, từ giữa 1989 đến đầu 1990, của quá trình diễn biến hoà bình từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ. Quá trình này có sự tham gia của những người cầm quyền, những người đối lập, và các đại diện của các tổ chức xã hội, cũng có nhiều nét giống hội nghị Diên Hồng (cũng do nhà cầm quyền khởi xướng với sự tham gia của tầng lớp ưu tú, bàn về vận nước). Tuy vậy điểm khác biệt là hội nghị Diên Hồng bàn về chống ngoại xâm, còn ở đây là bàn về chống nội xâm, bàn về phát triển đất nước. Đầu đề cuốn sách có thể gây tranh cãi, song tôi thích đầu đề này.
Đây là một cuốn sách lạ, không có tác giả, hay khó biết đích xác ai là tác giả của các văn kiện này (tuy có thể biết rõ ai đã phát biểu). Nó là một công trình tập thể. Thực ra, cuốn sách này không có tham vọng giới thiệu diễn biến năm 1989 ở Hungary. Nó làm một việc khiêm tốn hơn nhiều, là giới thiệu tóm tắt các cuộc hội đàm, đàm phán Bàn tròn Dân tộc xảy ra trong khoảng 100 ngày từ 13.6.1989 đến 18.9.1989, mà kết quả của nó đã đưa Hungary từ một nền chuyên chính sang một nền dân chủ. Toàn bộ các văn kiện gắn với các cuộc đàm phán kéo dài hơn một năm (mà phần thực chất kéo dài khoảng 100 ngày) được tập hợp lại 10 năm sau, khi nền dân chủ đã bén chắc rễ ở Hungary, dưới dạng 8 cuốn sách (hơn 4000 trang với tiêu đề Các cuộc Đàm phán Bàn tròn, Kerekasztal Tárgyalások, do NXB Magvető xuất bản cuốn 1 đến cuốn 4 năm 1999, và NXB Új Mandátum xuất bản các cuốn 5 đến 8 vào năm 1999 và 2000). Chúng tôi dựa vào tài liệu đó và các tài liệu khác để viết ra phần dẫn nhập của cuốn sách này. Các phần sau được dịch từ nguyên bản tiếng Hungary.
Tôi nghĩ cuốn sách có thể bổ ích cho các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, cho những người bất đồng chính kiến, cho các tổ chức chính trị-xã hội ở Việt Nam. Tất nhiên nó cũng có thể lí thú với mọi người quan tâm đến lịch sử Hungary, đến kinh nghiệm Hungary, đến các vấn đề của Việt Nam. Diễn biến hoà bình là một từ rất đẹp, nhưng lại bị gán cho một ý nghĩa xấu xa, đáng lên án. Hãy trả lại cho từ đúng nghĩa của nó. Phải chăng những người ghét diễn biến hoà bình thích diễn biến bạo lực? Tôi nghĩ hơn 80 triệu nhân dân Việt Nam không ai muốn thấy bạo lực tái diễn trên đất nước đã có quá nhiều đau thương vì bạo lực này. Bạn đọc có thể suy ngẫm liệu có học được bài học gì từ kinh nghiệm Hungary hay không. Đó là đề tài của một tiểu luận khác mà tôi mong được sự góp ý của các quý vị…”
http://www.talawas.org/t...e.php?res=6064&rb=08 (10) Vai trò nổi bật hơn cả trong sự nghiệp chính trị của tướng Jaruzelski là quyết định đối thoại với Công đoàn Đoàn kết. Tướng Jaruzelski: Gốc quý tộc Ba Lan theo Công giáo, cả gia đình ông Jaruzelski bị Liên Xô đầy đi Siberia nơi cha ông chết vì không đuợc chạy chữa. Gia nhập quân đội Ba Lan cộng sản do Liên Xô lập ra để giúp Hồng quân đánh phát xít Đức và đối trọng lại quân đội Ba Lan cộng hòa ở phía Tây, ông tham gia trận công phá Berlin năm 1945. Nhưng vai trò nổi bật hơn cả trong sự nghiệp chính trị của tướng Jaruzelski là quyết định đối thoại với Công đoàn Đoàn kết từ 1988 đến 1989, mở đường cho Hội nghị Bàn tròn. Tướng Jaruzelski chưa bao giờ chối bỏ trách nhiệm cho quyết định năm 1981 (Thiết quân luật 13/12/1981 – 22/7/1983) và nhiều nguời Ba Lan tin lời giải thích của ông rằng Thiết quân luật do chính quyền Ba Lan áp dụng là cách tốt hơn để Liên Xô đem quân vào như ở Tiệp Khắc năm 1968. Tính toán của ông Jaruzelski là dùng đối thoại để chuyển quyền lực từ đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan (PZPR) vốn đã mất uy tín khủng khiếp sang cho tổng thống của nước Cộng hòa, vị trí ông sẽ nắm. Quyền lực đó được phe đối lập công nhận như một bước tiến mới so với cơ chế đảng lãnh đạo toàn diện trước đây. Đổi lại, chính quyền cho phép bỏ phiếu tự do bầu ra Thượng viện, trong lúc Hạ viện vẫn do phe cộng sản nắm 65%. Điều bất ngờ là cuộc bỏ phiếu đưa đến chỗ phe cộng sản được đúng một ghế trong cả 100 ghế thuợng nghị sĩ. Lòng dân đã đổi và bản thân ông Jaruzelski, bậc trưởng lão của phe cộng sản hiểu ra rằng chỉ có thể thay đổi hẳn thể chế thì mới đưa Ba Lan sang một trang sử mới. Ông từ chức Tổng bí thư đảng Công nhân Thống nhất, mở lối cho đảng này bỏ hẳn đuờng lối Marxist-Leninist để trở thành một đảng Xã hội Dân chủ cánh tả sau đó. Giữ chức tổng thống, ông Jaruzelski đã hợp tác với Thủ tuớng là một trí thức Công giáo, ông Tadeusz Mazowiecki. Ông từ chức cuối 1989 và Ba Lan bầu lên nhà lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết Lech Walesa làm tổng thống. Hiện tại Ba Lan có ý kiến cho rằng Hội nghị Bàn tròn cũng chỉ là một âm mưu chia sẻ quyền lực giữa phe cộng sản và các nhân vật chủ chốt của Công đoàn Đoàn kết. Nhưng theo sử gia Antoni Dudek thì không có "âm mưu" gì vì Liên Xô khi ấy duới thời Gorbachov quyết định bỏ học thuyết Brezhnev và để cho các nuớc nhu Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc chọn các giải pháp khác, làm thí nghiệm cải tổ chính trị cho Moscow. Dùng từ ngữ như ở Việt Nam hiện nay là “Diễn biến hòa bình” thì phần “diễn biến” là do phe Công đoàn Đoàn kết chủ xướng nhưng ông Jaruzelski đã đảm bảo để mọi việc diễn ra “hòa bình”. Theo ông Joaquin Navarro-Valls thì Đức Giáo hoàng người Ba Lan đã nói về tướng Jaruzelski rằng ông “đầu tiên là một quân nhân, sau đó là một người Ba Lan dân tộc chủ nghĩa, rồi mới là một người cộng sản”. (Wikipedia)
(11) Nicolae Ceauşescu (1918 - 1989) là Tổng Bí thư Đảng Lao động Romania, sau này là Đảng Cộng sản Romania từ năm 1965 đến năm 1989. Đồng thời ông cũng là Chủ tịch hội đồng nhà nước Chủ tịch Romania từ năm 1974 đến năm 1989. Chính phủ của ông Ceauşescu đã bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự tháng 12 năm 1989. Ceauşescu và vợ của ông đã bị bắn chết sau một phiên xử chỉ diễn ra trong hai giờ đồng hồ vào đúng lễ Giáng sinh (25/12).năm 1989. Nicolae Ceauşescu gia nhập Đảng Cộng sản Romania khi ấy vẫn còn bất hợp pháp đầu năm 1932 và lần đầu tiên bị bắt năm 1933 vì tội kích động trong một cuộc bãi công. Ông tiếp tục bị bắt năm 1934, đầu tiên vì thu thập chữ ký kiến nghị chống lại một cuộc xét xử các công nhân đường sắt và hai lần khác vì các hành động tương tự. Những cuộc bắt giữ này khiến ông bị miêu tả là "kẻ kích động cộng sản nguy hiểm" và "tích cực tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và chống phát xít" trong hồ sơ cảnh sát. Sau đó ông chuyển sang hoạt động bí mật, nhưng lại bị bắt và bị bỏ tù năm 1936 trong hai năm tại Nhà tù Doftana vì các hoạt động chống phát xít. Ra tù năm 1939. Ông bị bắt và bị bỏ tù lần nữa năm 1940. Năm 1943, ông bị chuyển tới trại giam Târgu Jiu và ở cùng buồng giam với Gheorghe Gheorghiu-Dej, và được ông này đỡ đầu. Sau Thế chiến II, khi Romania bắt đầu rơi vào vùng ảnh hưởng của Liên xô, ông trở thành Bí thư Liên đoàn Tuổi trẻ Cộng sản (1944–1945). Năm 1952, Gheorghiu-Dej đưa ông vào Uỷ ban Trung Ương. Năm 1954, ông thành thành viên đầy đủ của Bộ chính trị và cuối cùng lên nắm chức vụ cao thứ hai trong hệ thống đảng. Ba ngày sau cái chết của Gheorghiu-Dej tháng 3 năm 1965, Ceauşescu trở thành Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân Romania. Một trong những hành động đầu tiên của ông là đổi tên đảng thành Đảng Cộng sản Romania, và tuyên bố đất nước là Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Romania chứ không phải Cộng hoà Nhân dân. Năm 1967, ông củng cố quyền lực khi trở thành Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Năm 1974, Ceauşescu trở thành "Chủ tịch Romania", củng cố thêm nữa quyền lực của ông. Romania là nước đầu tiên trong Khối Đông Âu có quan hệ chính thức với Cộng đồng Châu Âu: một thoả thuận đưa Romania vào Hệ thống Tham khảo Chung của Cộng đồng được ký kết năm 1974 và một Thoả thuận về các Sản phẩm Công nghiệp được ký năm 1980. Tuy nhiên, Ceauşescu từ chối áp dụng bất kỳ một cải cách tự do nào. Quy trình phát triển của chế độ của ông đi theo con đường của Stalin vốn đã khởi đầu từ thời Gheorghiu-Dej. Sự chống đối quyền kiểm soát của Liên xô của họ chủ yếu xảy ra do sự bực tức trước quá trình phi Stalin hoá. Cảnh sát mật (Securitate) duy trì kiểm soát chặt chẽ truyền thông và ngôn luận, và không khoan dung cho đối lập. (Wikipedia)
(12) Năm 1971, Ceauşescu đã đến thăm Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Bắc Triều Tiên và Bắc Việt Nam, và bị ấn tượng bởi mô hình cứng rắn ông thấy tại đó. Ông rất quan tâm tới ý tưởng chuyển đổi toàn bộ quốc gia đang được thực hiện bởi Đảng Lao Động Triều Tiên và cuộc Cách mạng Văn hoá của Trung Quốc. Ngay sau khi về nước, ông bắt đầu học theo hệ thống của Bắc Triều Tiên, bị ảnh hưởng bởi triết lý Juche (tư tưởng Chủ thể) của Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành. Những cuốn sách về Juche của Bắc Triều Tiên được dịch sang tiếng Romania và được phân phát rộng rãi trong nước. Ngày 6 tháng 7 năm 1971, ông phát biểu trước Uỷ ban Hành pháp của Đảng Cộng sản Romania. Bài phát biểu kiểu Maoist này, sẽ được gọi là Luận cương tháng 7, có chứa mười bay đề xuất. Trong số đó có: liên tục tăng cường "vai trò lãnh đạo" của Đảng; cải tiến hoạt động giáo dục về Đảng và phổ biến chính trị vào quần chúng; sự tham gia của thanh niên vào các dự án xây dựng lớn như một phần của "hành động yêu nước" của họ; tăng cường giáo dục chính trị ý thức hệ tại các trường học và trường đại học, cũng như trong các tổ chức của trẻ em, thanh niên và sinh viên; và mở rộng tuyên truyền chính trị định hướng các chương trình phát thanh và truyền hình theo mục đích này, cũng như tại các nhà xuất bản, các rạp hát và rạp chiếu phim, opera, ballet, các hiệp hội nghệ sĩ, khuyến khích một nhân vật "chiến binh, cách mạng" trong sáng tác nghệ thuật. Sự giải phóng năm 1965 bị lên án và một danh sách sách và tác giả bị cấm được tái lập. Luận cương đã báo trước sự khởi đầu của một cuộc "cách mạng văn hoá nhỏ" tại Romania, tung ra một cuộc tấn công kiểu chủ nghĩa Stalin mới chống lại sự tự chủ văn hoá, tái khẳng định các cơ sở ý thức hệ cho văn học mà, trong lý thuyết, Đảng đã rất khó khăn để từ bỏ. Dù được giới thiệu trong hình thức "Chủ nghĩa xã hội Nhân đạo", trên thực tế Luận cương đánh dấu sự quay trở lại của Chủ nghĩa hiện thực Xã hội chủ nghĩa chặt chẽ, và tấn công vào tầng lớp trí thức không thích hợp. Sự đồng nhất tư tưởng chặt chẽ trong con người và khoa học xã hội được đặt lên hàng đầu. Năng lực và mỹ học bị thay thế bởi tư tưởng; những nhà chuyên môn bị thay thế bởi những kẻ tuyên truyền; và văn hoá một lần nữa lại trở thành phương tiện tuyên truyền ý thức hệ chính trị. (Wikipedia)
(13) Nghị quyết Đại hôị VI
(14) “Trùm sò” là Lê nin, và các thế hệ “hậu duệ” tả khuynh của ông.
(15) Cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng từng chia sẻ với thuộc cấp (Nguyễn Văn Trấn, 1914-1998, nguyên Xứ ủy viên Nam Bộ, Phó Bí thư Nam Bộ, GĐ Công an Nam Bộ, Đại biểu QH Khóa I, Đại biểu ĐH Đảng II) về việc “tao cũng sợ”.
Trích Hồi ký của Nguyễn Văn Trấn “Viết gửi Mẹ và Quốc Hội”, 1995:
“Có lần anh chị em Nam Bộ “đại biểu” biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho cải cách ruộng đất giết người như vậy?” Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi, liền đứng dậy bước ra khỏi ghế, vừa đi và nói:
- Đụ mẹ, tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì?” (tr. 266-267).
(16) GS Nguyễn Đức Bình: “...thế giới đổi thay, nhưng thời đại không thay đổi.” (Chủ thuyết chính trị Việt Nam trong thời đại ngày nay.
QĐND - Thứ Ba, 06/11/2012, 22:37, GMT+7)
http://www.qdnd.vn/qdnds.../5/5/214526/Default.aspxTư duy giáo điều của GS Nguyễn Đức Bình đã và đang bị các trí giả và dư luận phê phán, chỉ trích nặng nề:
16-1/ "Thế giới đổi thay, thời đại không thay đổi (Nguyễn Đức Bình)", HUYỄN HOẶC NẶNG! (Chủ nhật, ngày 18 tháng mười một năm 2012)
http://chunamcuong2.blog...oi-ai-khong-thay-oi.htmlMuôn vật với nhất cử nhất động của chúng cùng với Thiên nhiên trong không-thời gian thuộc địa cầu được gọi chung là Thế giới.
Thời thế và Thời đại đều là những khoảng thời gian xác định (giai đoạn), nhưng khác nhau ở chỗ, Thời thế (tự có - tự tiêu) hình thành theo qui luật nhân - quả, do tất thảy mọi yếu tố kết quả của sự vận động không ngừng nghỉ của thiên nhiên và con người.
Thời đại mang tính chính trị-xã hội, hình thành và tiêu vong thuần do sự vận động tư duy và ý chí của Con người (Human being) - vị Chúa tể của trái đất.
Tư duy của những người đã chết, (hoặc giả đã chết khi còn đang thở) là vĩnh viễn ngưng hoạt động và không tham gia vào quá trình vận động của Thế giới. Tư tưởng các tiền bối, dù đã tạo lên một Thời đại nhất định, nhưng buộc phải nhường chỗ cho các luồng tư tưởng mới khi Thế giới thay đổi để hình thành một Thời đại khác, mới và nhiên-nhân văn hơn!
Bất cứ Thời đại nào, dù quang minh hay hắc ám, dù dài hay ngắn, đều buộc phải có thời điểm kết thúc !
Để cuộc sống là mãi tươi xanh!
"Cú không nhìn rõ ngày, quạ chẳng nhìn rõ đêm, chưa hề gì; nhưng con người, khi cuồng tín sẽ không thể rõ được điều gì, cả ngày lẫn đêm!" (Châm ngôn cổ)
16-2/ Báo QĐND lại "moi" ông Nguyễn Đức bình lên nói "mớ" giữa ban ngày!
Kỷ niệm 95 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917 - 7-11-2012)
“Chủ thuyết chính trị Việt Nam trong thời đại ngày nay”
Lời bàn của Hai Xe Ôm: “Chủ thuyết” của Việt Nam hiện nay có vẻ đang đi theo con đường lệ thuộc vào Trung Quốc, mà Trung Quốc trong Đại hội Đảng này họ không còn nhắc tới ông Mao, ông Marx, ông Lê... nữa thưa GS Nguyễn Đức Bình ?!
http://tranhung09.blogsp...-nguyen-uc-binh-len.html http://phamvietdao3.blog...-lai-moi-ong-nguyen.html16-3/ Mâm xôi cúng cụ (Phạm Thị Hoài)
... Trên bàn thờ dịp 95 năm Cách mạng Tháng Mười những ngày này, báo Quân đội Nhân dân bày một mâm xôi thoạt trông thì lóa mắt, nhưng nhìn kĩ hóa ra xôi đồ từ sáu năm trước, đã qua nhiều tuần hương và hấp lại nhiều lần.
“Chủ thuyết chính trị Việt Nam trong thời đại ngày nay” của ông giáo sư Nguyễn Đức Bình, nhà lí luận có lẽ là duy nhất ở thượng tầng lãnh đạo của Đảng CSVN, đăng ngày 05-11-2012 thực ra chỉ là tên mới toanh của bài “Chủ thuyết cách mạng và phát triển của Việt Nam” của cùng tác giả đăng 2 kì trên Tạp chí Cộng sản tháng Sáu và tháng Bảy năm 2010. Đến lượt nó, bài trên Tạp chí Cộng sản lại chính là bài “Tiếp tục một cách kiên định và sáng tạo con đường xã hội chủ nghĩa” đăng trên Tạp chí Tuyên giáo tháng 11-2008, bị cắt đi hai phần cuối, giữ lại ba phần đầu và thêm một phần kết. Đến lượt nó, phần lớn bài trên Tạp chí Tuyên giáo lại chính là bài cùng tên đăng trên báo Nhân dân và trang điện tử Đảng CSVN tháng 9-2007. Đến lượt nó, bài này đã xuất hiện trong tạp chí Lý luận Chính trị từ tháng 12 năm 2006. Tất nhiên có chút tân trang, cho phù hợp với một thế giới đã đổi thay nhưng thời đại không thay đổi, như nhà lí luận cao cấp của Đảng khẳng định. Hay nói cách khác: lễ cúng có thể thay đổi, văn tế vẫn nguyên một bài tủ từ sáu năm qua. Cảm hứng tươi rói và ngọn lửa hừng hực từ Cách mạng Tháng Mười đi đâu rồi, để bàn thờ cho xôi nguội cúng lại? Nạo vét chừng ấy trí tuệ, cũng chỉ được chừng ấy lời xác tín đầu môi xào xáo dâng lên? Trong mâm cúng nhỏ hơn, bày trên Tạp chí Sông Hương số mới nhất kỉ niệm 95 năm Cách mạng Tháng Mười, ông Bí thư Tỉnh ủy, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, đem nguyên nắm xôi cúng vào dịp 90 năm của một ông Phạm Gia Khiêm trên Tạp chí Cộng sản và xôi của báo Quảng Ninh cũng cúng vào dịp 90 năm trộn với xôi cúng dịp 91 năm của một ông Lam Giang trên báo Bà Rịa-Vũng Tầu. Đến lượt nó, xôi của ông Phạm Gia Khiêm lại được trộn vào mâm cúng dịp 92 năm của một ông Minh Phương trên báo Cựu Chiến binh, còn xôi của ông Lam Giang hóa ra chính là xôi năm trước của một ông Thế Nam trên báo Bình Thuận. Cứ thuổng đồ cũ mốc meo từ thuở nào của người, nhai qua loa bằng nước bọt của mình, quăng lên bàn thờ. Quả thật tôi thấy ái ngại cho Cách mạng Tháng Mười. Cuộc cách mạng ấy đã tạc nên thế giới đương đại của chúng ta và đến bây giờ chúng ta mới bước ra khỏi cái bóng của nó, như Orlando Figes, chuyên gia về lịch sử Nga, nhận định trong lời mở đầu tác phẩm đồ sộ của ông về bi kịch của dân tộc Nga. Nó xứng đáng được chính các nhà lí luận cộng sản ở Việt Nam nhìn nhận nghiêm túc hơn là đến hẹn lại lên một kỉ niệm đãi bôi. Theo pro&contra
16-4/ Ngu tín, mù lòa như ông Nguyễn Đức Bình
Nguyễn Huy Canh (Blog Phạm Viết Đào) - Mấy ngày nay quá nhiều sự kiện; Hết sự cố Phương Uyên làm cho tất cả những người có lương tri phải giận, phải cảm đau và đầy nỗi lo âu cho thân phận của con người trong xã hội cường quyền đầy bất an này, lại đến bài viết giáo điều,và cực kì ngu xuẩn của ông già Nguyễn Đức Bình trên trang báo QĐND. Chính ông ta là tác giả, là cố vấn của phạm trù "làm chủ tập thể" mà ông Duẩn đã đưa nó vào đời sống. Kết quả đã đẩy cả dân tộc chúng ta đến đói nghèo, kiệt quệ, chao đảo bên bờ vực...
Chính những người nông dân, chính tiếng kêu đứt ruột của thực tiễn đã cho chúng ta đến với chủ nghĩa tư bản bằng việc tiếp nhận thành phần kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa, tiếp nhận kinh tế thị trường. Chủ nghĩa cộng sản với những người sáng lập ra nó rất nổi tiếng cũng như những môn đệ của họ, đó LENIN,STANIN, MAO TRẠCH ĐÔNG, KHƠ ME ĐỎ... và bây giờ là những nhà lãnh đạo TQ trong sự kiện Thiên an môn đẫm máu, buôn bán nội tạng của những người theo Pháp công luân cực kì tàn ác; còn ở ta, Cải cách ruộng đất, vụ án nhân văn-giai phẩm, hậu nhân văn giai phẩm, và các trại cải tạo tập trung các cán bộ, quân nhân VNCH, rồi hàng vạn thuyền nhân bỏ nước ra đi...và những giọt nước mắt của cháu Phương Uyên bé bỏng cùng người mẹ già của cháu vẫn không làm cho cái đầu già đức Bình này sám hối, tỉnh ngộ... Ông Nguyễn Đức Bình vẫn mù lòa nói về sự đúng đắn của học thuyết ấy, của con đường lên CNXH.
Ông Nguyễn Đức Bình không hề nhìn thấy nỗi khổ đau tận cùng của những người nông dân trong phạm trù"sở hữu toàn dân về đất đai", ông ta không hề nhìn thấy CNXH về thực chất là một chế độ dân chủ nửa vời, là độc tài chuyên chính của số ít với toàn bộ nhân dân còn lại; Cái CNXH mà ông Nguyễn Đức Bình đang cổ súy, đang kiên định áy chính là "cái sân sau" mang danh các tập đoàn, nhóm lợi ích này nọ của một số kẻ ăn trên ngối trốc mang danh, nhãn, thương hiệu Đảng, Chính phủ của dân, do dân và vì dân... Có lẽ cũng chính ông Bình cũng là người chấp bút cho bài nói chuyện của cụ Tổng bên Cu Ba đầy tai tiếng cũng nên ?!
Ôi muốn thét lên mà không sao thét được để những mong xiềng xích giáo điều đứt tung ra, những lí thuyết cũ kĩ của thế kỉ xa xưa phải được chôn vùi trong bao máu và nước mắt khổ đau của nhân dân này...
Ông Nguyễn Đức Bình hãy mở mắt ra mà xem đồng hương Hà Tĩnh của ông mấy ngày hôm nay đang làm gì tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng trước cửa trụ sở Chính phủ ?
(08 Tháng 11 2012)
(17) Tham khảo bài “Có Chủ nghĩa Mác Lê nin?”, “Đảng Lê nin” và “Toàn trị - Một góc nhìn” (Trần Nhơn)
https://danluan.org/tin-...-co-chu-nghia-mac-le-nin https://danluan.org/tin-...15/tran-nhon-dang-le-ninhttps://danluan.org/tin-...11/toan-tri-mot-goc-nhinvà tham khảo sự kiện Nghị quyết 1481 của Hội đồng châu Âu để suy ngẫm.
http://tranhung09.blogsp...cua-hoi-ong-chau-au.html Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tại thành phố Strasburg (Pháp), Hội đồng châu Âu, một cơ quan dân cử của 46 quốc gia châu Âu, đã có cuộc họp thường niên (bốn lần trong một năm) bỏ phiếu và thông qua (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) Nghị quyết 1481 (2006) với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người. Điều 9 của Nghị quyết xác định rằng : "Các chế độ toàn trị cộng sản vẫn còn hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới và vẫn tiếp tục gây tội ác. Quyền lợi quốc gia không thể là cái cớ nhằm phản bác những phê phán thích đáng các chế độ độc tài toàn trị cộng sản hiện nay. Hội đồng Châu Âu cực lực lên án tất cả những vi phạm nhân quyền".
Điều 3 của Nghị quyết ghi nhận: "Nhân danh chủ trương đấu tranh giai cấp và nguyên tắc chuyên chính vô sản mà các tội ác được biện minh. Sự giải thích hai nguyên tắc này đã hợp thức hóa việc "thủ tiêu" những người bị cho là có hại cho sự xây dựng một xã hội mới, và do đó, bị xem là kẻ thù của các chế độ độc tài toàn trị cộng sản".
Điều 5 còn xác định : "Sự sụp đổ của những chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Trung và Đông Âu không được quốc tế điều tra theo dõi các tội ác gây ra. Hơn nữa, tác giả những tội ác nầy chưa hề bị đưa ra xét xử trước cộng đồng quốc tế, như trường hợp những tội ác khủng khiếp do Đức Quốc xã gây ra trước đây"
Chỉ có 153/317 thành viên tham gia bỏ phiếu nghĩa là chỉ có xấp xỉ 48.26% thành viên muốn đề cập tới vấn đề này. Trong đó đã có 42/153 (27.45%) chống và 12/153 (7.84%) bỏ phiếu trắng.
Mặc dù có 99/153 (chiếm 64.71%) thành viên tham gia đã bỏ phiếu thuận nhưng tỷ lệ này tính trên tổng số thành viên Nghị viện Châu Âu chỉ là 31.23%.
Như vậy, xét về thực chất, Nghị quyết 1481 của Hội đồng Châu Âu chỉ được non 1/3 số thành viên ủng hộ. Nhiều người cho rằng đây là nghị quyết sáng suốt và nhân đạo, nhân dân châu Âu, lần đầu tiên trong lịch sử, đã chính thức nhốt chủ nghĩa cộng sản và các chính thể của chủ nghĩa này trong quá khứ hay đang tại vị vào bảo tàng tội ác chống nhân loại cùng với chủ nghĩa Phát xít. Họ cũng xem đây là lời cảnh cáo cho những người còn tin rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ toàn thắng trên thế giới bằng còn đường chuyên chính vô sản, bạo lực cách mạng. Nhiều người khác cho rằng Hội đồng châu Âu đã làm một việc sai trái và lố bịch.
(18) Tam quyền phân lập và quyền tự do báo chí.
(19) Thời kỳ Khai sáng (thế kỷ 17, 18):
“Khai sáng và tiến bộ” thường được hiểu là thành tựu tinh thần khoa học của triết học Tây phương từ thế kỉ thứ 17, 18. Có thể nói trong lịch sử triết học Âu châu, chưa có một trào lưu tư tưởng nào rực rỡ và sôi nổi như trào lưu “khai sáng” trong khoảng giữa thế kỉ 18, một trào lưu đặc thù của tư tưởng Tây Âu nhất là ở Anh, Pháp và Ðức: tại Pháp thế kỉ thứ 18 được xem là thời đại của “ánh sáng” (le siècle des lumières), tại Anh, khai sáng được xem là Enlightenment, “chiếu sáng” hay giác ngộ và tại Ðức “Aufklärung”, “khai sáng”. Những từ ngữ này thoạt tiên nói lên niềm lạc quan nằm trong tư tưởng con người thế kỉ thứ 18: bóng tối của huyền thoại, giáo điều, mê tín, lạc hậu, chậm tiến, bất công, áp bức ngăn cản bước phát triển của con người trên tất cả các lãnh vực xã hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo, khoa học của quá khứ bị đánh tan, nhường bước cho ánh sáng của Lý trí và Tiến bộ. Chủ nghĩa lạc quan này đi từ sự tin tưởng toàn diện vào những thành tựu khoa học của thời tân tiến và ý muốn áp dụng những thành tựu ấy vào đời sống con người trong chiều hướng phát triển, tiến lên. Những khái niệm như thiên nhiên, con người và quyền lợi của con người (nhân quyền) Lý trí và khoa học, nhân đạo và tự do trở nên những khái niệm chủ đạo mới của “khai sáng” và thường được sử dụng đồng nghĩa với sự từ khước những thế lực cũ đang chế ngự xã hội đương thời.
http://www.tapchithoidai...hoiDai3/200403_TKLan.htm