logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/06/2020 lúc 11:07:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhiều nhà văn và nhà chính trị như Soljenitsine, tổng thống Mỹ Ronald Reagan, thủ tướng Đức Angela Merkel, thủ tướng Anh Winston Churchill, tổng thống Nga Boris Yeltsin, tồng thống Nguyễn Văn Thiệu đã có những câu nói bất hủ về chủ nghĩa Cộng sản nhưng tôi thích nhất là nhận xét của đức Đạt Lai Lạt Ma: “Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh và là loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời... Cộng sản sinh ra từ nghèo đói và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực và sẽ chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại”.

Chủ nghĩa cộng sản được áp đặt ở Đông Âu sau chiến tranh chống Đức quốc xã qua đường tiến binh của Liên Xô. Nó lợi dụng sự bất mãn của nông dân dưới triều đại Nga hoàng. Nó kích thích sự phẫn nộ của nông dân bị áp bức bởi các lãnh chúa quân phiệt ở Trung hoa. Tại VN, nó lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân chống Pháp để lên nắm quyền, tiêu diệt người quốc gia. Nó sống bằng dối trá, ngự trị bằng bạo lực. Rõ là loài trùng độc khát máu, đục phá đạo đức xã hội, làm mờ tối lương tâm con người, sống nhởn nhơ trên đau khổ, nhục nhằn của dân tộc. Nó đã chết trong sự nguyền rủa ở Đông Âu và nó sẽ chết ở Việt Nam để cho đất nước vươn lên, để dân tộc được tự do, quyền làm người được tôn trọng. Tuy nhiên lịch sử có ghi, từ trong bức màn sắt đã có những anh hùng đứng lên làm cuộc đổi đời, dẹp tan cơn ác mộng cộng sản.


Hungary và Tiệp Khắc là hai nơi sớm có người lãnh đạo cộng sản thức tỉnh. Thủ tướng Hungary Imre Nagy vào năm 1956 đã hưởng ứng cuộc nổi dậy qui mô của dân chúng chống chủ nghĩa cộng sản. Thủ đô Budapest, một Paris thu hẹp, có dòng sông Danube đẹp xanh lơ phải chịu đựng cảnh đổ máu do đoàn quân Liên Xô tiến vào đàn áp. Imre Nagy, người lãnh đạo cộng sản biết ăn năn đã bị xử tử hình.


Mùa xuân ở Prague, thủ đô Tiệp khắc, vào năm 1968, bốn trăm ngàn quân Liên Xô đã tiến vào đàn áp cuộc nổi dậy của dân chúng. Cuộc nổi dậy này có sự đồng thuận của ông Alexander Dubcek, Tổng bí thư Đảng Cộng sản, người muốn thiết lập một chế độ xã hội có tình người. Ông bị truất đi mọi quyền lực, nhẫn nhục làm lao công quét lá ở công viên trên hai mươi năm cho đến ngày chế độ cộng sản bị sụp đổ. Người cộng sản sớm ăn năn khi xưa đã trở thành chủ tịch một nước tự do.


Ở Nga, Mikhail Gorbatchev khi lên nắm chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào 1985 đã thả tù chính trị, chủ trương perestroika và glasnost cho người dân Liên xô được tự do tư tưởng. Tuy có một thành phần dân chúng trách ông đã làm tan rã Liên bang Sô Viết nhưng thế giới ghi ơn ông đã vứt bỏ chủ trương Brejnev, không can thiệp đàn áp các cuộc nổi dậy muốn thoát ly chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Nhờ thế Đông Âu mới tìm lại được nền dân chủ tự do.


Cũng tại Nga, Boris Yeltsin, nguyên Bí thư thành ủy Moscow trở thành người chống cộng quyết liệt. Người cộng sản biết ăn năn này là nhân vật chính làm tan rã chế độ cộng sản, thiết lập một nền dân chủ mới cho Liên bang Nga mà Putin là người thừa kế.


Tại Việt Nam thì sao? Trước mắt chỉ thấy một bọn gia nô Tàu cộng, lạnh lùng trước nguy cơ hủy diệt dân tộc. Tuy nhiên tôi nhớ đến tên một người can đảm: Trần Xuân Bách, ủy viên bộ Chính trị, bí thư Trung ương đảng. Ông có những bài viết chủ trương đa nguyên, đa đảng trong thời gian Gorbachev cầm quyền ở Liên Xô. Ông bị hạ bệ, tước bỏ mọi chức tước và chết vào năm 2006. Vợ ông được đảng cho làm người giữ xe máy.


Thời sinh viên, tôi rất kính phục tài học của hai người trí thức sống ở miền Bắc là Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường, thành danh vang dội ở Pháp nhưng bỏ về VN góp công vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Trần Đức Thảo (1917-2006) có bằng Thạc sĩ Triết học (agrégé) và Tiến sĩ Triết học, cựu sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm (École Normale supérieure - ENS) một trường danh giá bậc nhất ở Pháp. Ông là một người có tên tuổi trong văn chương triết học Pháp, bạn cùng lớp với Jean François Revel, nhà văn, nhà báo nổi tiếng, thành viên Hàn Lâm viện Pháp. Ông J. F. Revel là thân phụ của Matthieu Ricard, tu sĩ phật giáo, đại diện cho đức Đạt Lai Lạt Ma ở Pháp. Ông Trần Đức Thảo là triết gia Mác-xít, về nước năm 1951, theo cách mạng chống Pháp như bao người yêu nước khác. Sau 1954, ông được cộng sản cho làm Khoa trưởng Khoa sử Đại học Hà Nội. Chỉ vì hai bài viết trên Nhân văn - Giai phẩm chỉ trích chính phủ, ông bị tước bỏ mọi chức tước, sống lây lất bằng cách dịch sách Pháp. Trong cuộc sống đọa đày, nhà triết học Mác-xít thuở thiếu thời sau cùng đã thức tỉnh khi sống trong chế độ cộng sản. Ông đã đem tài năng của mình để phân tích các sai lầm của chủ nghĩa Mác-xít. Nhờ các người bạn Pháp đã thành danh lớn, ông được sang Pháp vào cuối đời và chết tại đây.


Ông Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) lúc 23 tuổi đậu liên tiếp bằng tiến sĩ luật và tiến sĩ văn chương Pháp. Vào năm 1989, ông Viện trưởng Đai học Paris VII đã nói: Trong vòng 60 năm qua chưa có sinh viên Pháp hay ngoại quốc nào có thành tích học vấn lỗi lạc như ông Nguyễn Mạnh Tường. Ông Tường về nước năm 1932, tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng không theo đảng cộng sản. Ông được chính quyền cộng sản cho làm Khoa trưởng Đại học Luật khoa và có văn phòng luật-sư. Vào năm 1956, chỉ vì bài tham luận trên Nhân Văn - Giai phẩm, chỉ trích chính sách cải cách ruộng đất, ông bị tước mọi chức tước, cấm hành nghề luật sư, sống lây lất. Vào cuối đời, ông viết quyển “Un ex-communié” (Kẻ bị rút phép thông công). Ông Tường không theo Mác-xít như ông Thảo nhưng bị nhốt bên trong bức màn sắt. Cộng sản không cần một thiên tài chống đảng như ông Tường.


Ông Tường và ông Thảo là tấm gương soi sáng về số phận của những trí thức không hùa theo đảng cộng sản, nhưng ở miền Nam có biết bao nhiêu trí thức ngu muội lọt vào bẫy tuyên truyền của cộng sản vì chưa sống với họ, không tin những bằng chứng về cái ngu và cái ác của họ vì nó vượt qua sức tưởng tượng và lý trí của con người bình thường. Khi thức tỉnh thì đã quá muộn màng. Tôi chỉ kể vài trường hợp mà bản thân tôi biết rõ.


Châu Tâm Luân, tiến sĩ canh nông ở Mỹ, giáo sư trường Kỹ sư Canh nông Sài Gòn. Một người bạn của tôi cùng học trường Tabert với Luân cho biết anh là một người hiền lành, giàu tâm huyết. Vào một ngày vào đầu thập niên 1970, khi đi ăn sáng với một người bạn, tôi gặp anh Luân ngồi cùng bàn. Trong cuộc mạn đàm về tình hình chính trị, bỗng nhiên tôi được nghe Luân nói: “...Không đâu anh. Mỹ đã đem 500 ngàn quân qua VN mà không làm gì được Ta...” Thật bất ngờ! Tại sao anh trí thức này lập lại cái luận điệu của MTGPMN. Sau đó, tôi mới biết là Luân nằm trong nhóm bà Ngô Bá Thành, thành phần thứ ba do cộng sản giựt dây. Vài năm sau 1975, Luân vỡ mộng, vượt biên qua Mã Lai, bị người tị nạn hành hung vì quá trình thân cộng. Mỹ từ chối nhận đứa con phản bội. Thụy Sĩ đã cho anh dung thân. Một sự thức tỉnh muộn màng. Anh Luân đã qua đời cách đây 2 năm.


Sau 1975, người thức tỉnh sớm nhất trong MTGPMN mà tôi biết là ông Huỳnh Văn Nghị thầy dạy toán của tôi và là chồng của bác sĩ Dương Quỳnh Hoa. Ông đậu Cao học Toán ở Sorbonne nhưng chưa trình luận án tiến sĩ quốc gia. Ông là người cương nghị, thành thật, khiêm tốn, có một lần thú nhận mình giải một bài toán thua một người học trò. Sau biến cố Tết Mậu thân, ông theo đám Lâm Văn Tết trốn vào mật khu Việt cộng. Nơi đây, ông bị bệnh được bác sĩ Dương Quỳnh Hoa chăm sóc và họ trở thành vợ chồng. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Dương Quỳnh Hoa xuất hiện với tư cách Bộ trưởng Y tế MTGPMN. Một người bạn tôi tới thăm ông Nghị, cho biết ông rất thất vọng về cộng sản, kiếm một mảnh đất gần xa lộ nuôi gà để sống. Bác sĩ Hoa, vợ ông với cung cách ăn nói tự do dưới thời VNCH cũng mất mọi chức tước sau khi MTGPMN giải tán.


Người ăn năn có quyền lực lớn trong MTGPMN là bộ trưởng tư pháp Trương Như Tảng. Ông có bằng đại học luật và chính trị học ở Pháp, hành nghề luật sư ở Sài Gòn, theo cộng sản từ khi ở Pháp. Bị bắt và kêu án 2 năm tù treo thời quốc gia, Trương Như Tảng vào mật khu năm 1967, và là một trong những người sáng lập MTGPMN. Theo lời Trương Như Tảng cho biết trong quyển “Mémoires d’un viêt-công” (Hồi ký của một tên Việt cộng) mà ông viết sau khi vượt biển đến Indonesia năm 1978 và định cư ở Pháp, ông bắt đầu tỉnh ngộ và bất mãn khi cộng sản miền Bắc đối xử tệ bạc với MTGPMN. Hơn nữa, làm bộ trưởng tư pháp mà ông không thể can thiệp được cho hai người em khỏi tù ngục cộng sản: Trương Như Bích, TGĐ Hối đoái, Ngân hàng quốc gia và Trương Như Quýnh, bác sỹ. Ông Quýnh ở tù CS đến 1985 mới được thả.


Bản thân tôi vẫn giữ tình cảm đẹp với một người cộng sản nằm vùng đã thức tỉnh sớm: anh Nguyễn Văn Diệp. Anh Diệp làm Phó Tổng Giám Đốc Việt Nam Ngân hàng, một ngân hàng tư khá lớn thời VNCH. Anh bị cảnh sát quốc gia bắt nhiều lần vì tội hoạt động cho cộng sản nhưng không truy tố. Khi lên làm Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Hảo mời anh Nguyễn Văn Diệp làm Tổng trưởng kinh tế. Sau 1975, CSVN cho anh làm Trưởng phòng trong Ủy ban Khoa học Kỹ thuật. Sau 4 năm ở tù ở Long Thành rồi Bến Tre, tôi được CSVN cho về làm việc nơi đây cùng với một số chuyên viên cao cấp thời VNCH: anh Phạm Minh Dưỡng - TGĐ Hỏa Xa, anh Nguyễn Văn Hải - TGĐ Công ty Đường, anh Hồ Tấn Phát - TGĐ Điện lực, anh Phí Minh Tâm - GĐ Viện định chuẩn v.v... Anh Diệp thường tỏ ra bất mãn vì bị một số cán bộ cộng sản “tép riêu” từ Bắc vào xem thường tuổi đảng và trí thức của anh. Anh nhẫn nhịn chịu đựng hằng ngày sự mỉa mai của các anh “ngụy” quen biết thuở xưa như hai anh Dưỡng và Phát. Hai vị này sau khi ở tù về đang được vợ bảo lãnh sắp đi Pháp nên không nể nang tên “nằm vùng phản trắc”. Một ngày nọ, sau khi anh Hải vượt biển thành công, anh Diệp kêu tôi vào văn phòng tâm sự: “Anh Kiệt, tôi không biết trong tương lai anh lưu lạc đến phương trời nào nhưng tôi cho anh điện thoại và địa chỉ của con tôi ở Thụy sĩ, nó có thể giúp anh”. Khoảng 7 năm sau, khi tôi gặp Phó Thủ tướng DKN ở Cameroun, ông cho biết anh Diệp bị cộng sản đầu độc chết tại nhà một mình, vợ con đang ở Thụy sĩ.


Thời VNCH vào đầu thập niên 1970, chúng ta chứng kiến bao cuộc xuống đường của sinh viên học sinh chống đối chính phủ. Các phong trào xuống đường ấy hoàn toàn do cộng sản giựt dây. Một số thủ lảnh sinh viên sau này trở thành đảng viên cộng sản hưởng ân huệ của đảng một thời gian: Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Hữu Thái, Lê Công Giàu v.v... Một số người đã thức tỉnh muộn màng khi không còn quyền lực do đảng ban cho. Ta có thể nghe lời phát biểu của họ trong cuốn phim của André Menras: “Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong”.


André Menras là một giáo sư người Pháp sống ở Việt Nam trong thời chiến tranh. Lập được nhiều công lớn cho CSVN trên mặt trận tuyên truyền nên được cấp quốc tịch VN với tên Hồ Cương Quyết. Ngày hôm nay, ông trở thành đối tượng thù nghịch bị CS theo dõi từng bước. Cuốn phim “VN - Tiếng gào thét từ bên trong” do chính ông thực hiện các cuộc phỏng vấn là một hành động sám hối cho một quá trình tiếp tay cho cộng sản. Ông nói ở đầu phim:


“Cuốn phim này muốn trao lời cho những con người đang khó sống. Họ biết có thể sẽ bị đàn áp nhưng họ muốn lên tiếng mạnh mẽ. Tất cả đều sống ở Việt Nam. Nhiều người trong họ là những nhân sĩ đã thành danh trong xã hội VN. Họ đã dành trọn tuổi trẻ và phần lớn cuộc đời để ủng hộ chính quyền này. Một số khác là những con người vô danh muốn nêu lên những khổ đau và phẩn uất của họ, những ước mơ hạnh phúc, những cuộc đời đấu tranh bị chiếm đoạt, tâm trạng bị bỏ rơi, hoang mang chen lẫn phẫn nộ khi dùi cui và xe ủi đã biến cuộc đời mồ hôi nước mắt của họ thành những hoang mạc phế tàn”.


Một trong những nhân sĩ thành danh mà ông Menras nói đến là bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm. Huỳnh Tấn Mẫm hôm nay không còn dáng dấp hăng say của anh sinh viên y khoa, Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn năm 1969-70, vâng theo lời cộng sản, kích động sinh viên học sinh biểu tình chống chính phủ VNCH. Chì còn là một người ốm yếu, da mặt nhợt nhạt vì bị bệnh tim đã một lần bị đột quỵ sau khi phản kháng dữ dội công an cộng sản lục soát cơ sở của ông ở Củ Chi. “Bọn nó đông lắm” bao vây nhà tôi. Danh từ “bọn nó” dùng để chỉ cộng sản đã nói rõ Huỳnh Tấn Mẫm hôm nay không còn cùng chung giới tuyến với cộng sản. Ông ta có ăn năn về quá khứ của mình không? Ăn năn vì lầm tin cộng sản cũng như bao trí thức nằm vùng ở miền Nam.


Cùng thời với Huỳnh Tấn Mẫm, có hai sinh viên hoạt động cho cộng sản thời VNCH mà tôi còn nhớ được là Lê Công Giàu và Bùi Chí Lan. Cả ba cùng với Nguyễn Văn Kết và Võ Văn Thôn, cựu cán bộ MTGPMN bị trung ương đảng kết tội tự diễn biến, tự chuyển hóa. Họ được gọi lên ban Tuyên huấn thành ủy để giáo dục. Huỳnh Tấn Mẫm có một thời được đảng cho làm Tổng biên tập báo Thanh Niên. Lê Công Giàu hưởng được ơn của đảng lên được chức Phó Bí thư thành đoàn TP.HCM. Theo Nguyễn Văn Kết thì Bùi Chí Lan đã nói trước ban Tuyên huấn: “Dân nói rằng Đảng hèn với giặc, ác với dân”. Lê Công Giàu đã phát biểu trong phim như sau:


“Tất cả vấn đề tham nhũng, giáo dục, y tế đều do thể chế. Phải sửa thể chế toàn trị độc quyền... Đường lối nhà nước sau 1975 là sai lầm nên không đoàn kết được, không hòa hợp được. Phải có chánh sách xóa bỏ hận thù mới đoàn kết được. Về học tập cải tạo, tại sao bắt giam người ta tới mười mấy năm trời? Mà những ông tướng, ông sĩ quan đó làm sao có thể làm biến đổi cái suy nghĩ của họ được, mỗi người có cái suy nghĩ riêng. Phải mời họ nghe đường lối chánh sách rồi thả họ ra...”


Thật Lê Công Giàu không hiểu cộng sản chút nào, chẳng trách đã lạc lối cống hiến đời thanh thiếu niên cho quỷ dữ.


Vài nhân vật khác, thuộc MTGPMN cũng bày tỏ thất vọng chua cay về cái chế độ độc tôn, toàn trị, bóp nghẹt tự do con người: Nguyễn Văn Kết, cựu thư ký của Bí thư thành ủy Sài Gòn Mai Chí Thọ, Kha Lương Ngãi, cựu Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, Lê Thân, người phát ngôn Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng.


Trong phim, tôi còn thấy thiếu sót hai cái tên từng khuấy đông nền chính trị VNCH: Sinh viên kiến trúc Nguyễn Hữu Thái và học sinh Lê Văn Nuôi. Có lẽ họ còn nhờ ơn mưa móc của đảng nên không dám lộ diện. Lê Văn Nuôi có một thời làm Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ rồi bị khai trừ. Nguyễn Hữu Thái được CSVN xác nhận là người đã đặt bom ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông.


Một tên tuổi khác vắng mặt trong phim là Hồ Ngọc Nhuận, ký giả, dân biểu VNCH. Ba của Hồ Ngọc Nhuận là cán bộ giao liên của Việt cộng ở Bến Tranh (Mỹ Tho) còn Hồ Ngọc Nhuận thì dùng báo Tin Sáng để đả phá chính phủ VNCH chưa kể những hoạt động phá hoại với tư cách dân biểu. Có một lúc tôi xem được một bản tin cho biết Hồ Ngọc Nhuận than phiền bị đối xử tệ bạc khi đi bệnh viện. Thua thời VNCH! Một bản tin khác ghi lời Hồ Ngọc Nhuận liên quan đến kiến nghị của một nhóm trí thức chống Trung Quốc: Tôi bây giờ già lão, không làm được gì!


Ta hãy theo dõi sau đây những lời tâm sự trong phim của những người cộng sản đã thức tỉnh và những người cộng sản chống Tàu cộng. Mở đầu là một người trẻ đã từng ở Mỹ, bị tù 3 năm dưới chế độ cộng sản vì hoạt động nhân quyền:


Lê Quốc Quân, luật sư, nguyên cố vấn Ngân hàng thế giới và Quỹ Liên Hiệp Quốc về phát triển:


“Khát vọng lớn nhất của con người là quyền tự do, quyền sống hạnh phúc trong ấy có quyền biểu đạt, quyền ngôn luận. Nhưng những thứ ấy không có được, ngay tôi muốn đi biểu tình cũng không được. Như vậy khát vọng tự do mà tôi mong muốn không thực hiện được, đó là sự thiệt hại lớn đối với con người... Tuy nhiên, tôi vẫn tìm cách tôi nói. Trả lời cuộc phỏng vấn hôm nay là tôi thực hiện quyền tự do của tôi, tôi không sợ ai cả”.


Phạm Toàn, nhà văn, nhà giáo, cựu chiến binh QĐNDVN, đồng sáng lập mạng xã hội “Bauxite Vietnam”:


“Chúng tôi tưởng cách mạng đem đến tự do nhưng chúng tôi không hề ngờ rằng sẽ có sự lật ngược...” 


Từ balcon nhà, ông nhìn ra cầu Phù Đổng. Ngày đêm có khoảng 5000 chiếc cam-nhông qua lại biên giới với Trung Quốc. “Như thế là thống trị. Xâm lăng thì đã xâm lăng, bây giờ là thống trị”.


Nguyên Ngọc, nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh QĐNHVN, đảng viên Cộng sản (62 năm), chủ xướng Văn đoàn độc lập, ra khỏi Đảng CS năm 2018:


“Đảng Cộng sản đặt quyền lợi dân tộc dưới quyền lợi của chủ nghĩa, chủ nghĩa đó bản thân của nó cũng đã bị tha hóa suy thoái... Nắm quyền để phục vụ một nhóm lợi ích, gọi là tư bản đỏ. Cái tham nhũng là tất yếu. Thật dã man. Chế độ này không đáng tồn tại tí nào cả. Đảng trở thành phản dân hại nước.”


Chu Hảo, giáo sư tiến sĩ khoa học, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, giám đốc nhà xuất bản Tri Thức, ra khỏi Đảng Cộng sản năm 2018:


“Chú bác và cha tôi theo cách mạng là do tinh thần yêu nước nhưng họ không ý thức nhiều về chủ nghỉa cộng sản”.


“Các anh ở bộ Chính trị là những người hèn... Cái việc các anh phải làm là phải chứng tỏ cho toàn dân biết là các anh không hèn, người VN không hèn...” (trước sự xâm lăng của Trung Quốc ở biên giới, mất đất ở ải Nam quan và Bản Giốc).


Nguyển Thị Kim Chi, nghệ sĩ ưu tú, ra khỏi Đảng CS năm 2018:


“Chính thể này họ biết không được lòng dân. Nếu đã biết như vậy họ phải lắng nghe ý nguyện của dân. Nhưng càng ngày tôi càng thấy họ “trị” chớ không phải lãnh đạo... Nói, nghe, nghĩ, phải theo sự điều khiển của họ không bao giờ chúng tôi được tự do...”


Nguyễn Văn Kết, 50 tuổi đảng, nguyên thư ký của Bí thư thành ủy Sài Gòn Mai Chí Thọ:


“Sau khi chúng tôi ký bức thư 61 đảng viên, trung ương kết tội chúng tôi tự diễn biến, tự chuyển hóa, đưa chúng tôi vào Ban tuyên huấn thành ủy để giáo dục. Năm anh em chúng tôi Vỏ Văn Thôn, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, tôi và Bùi Chí Lan... Bùi Chí Lan nói với họ: dân của mình nói là Đảng hèn với giặc, ác với dân...”


Lê Thân, đảng viên, cựu tù nhân chính trị chế độ cũ, người phát ngôn Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng:


“Nếu nói thắng thì miền Bắc thắng về quân sự nhưng thực tế là thua toàn diện. Những gì mà miền Bắc phê phán miền Nam thì bây giờ miền Bắc phải đi theo con đường miền Nam trước đây. Sống trong xã hội này, tôi bất an. Ngày nào mở tờ báo ra cũng thấy tham nhũng, giết người, đầu trộm đuôi cướp. Công an đáng lẽ phải bảo vệ nhân dân lại gây khó khăn, đánh đập nhân dân trong những lần biểu tình.


Người ta tổ chức 30 tháng 4 rần rộ. Nhưng cuộc chiến 17-2-1979 là cuộc chiến vĩ đại toàn dân chống xâm lược... lại không cho nhân dân tưởng nhớ đến. Anh em mới suy nghĩ: Đảng này là đảng của ai...” 


Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, 104 tuổi, 72 tuổi đảng, 13 năm làm Đại sứ VN ở Trung Quốc:


“Trước hết phải có nền dân chủ. Không có dân chủ không làm được gì.”


“Truyền thống của lãnh đạo Trung Quốc là lấy thịt đè người. Việt Nam phải sống bên cạnh anh khổng lồ tham lam, cái gì cũng muốn VN phải phục tùng Trung Quốc.”


Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội nhà báo độc lập, nguyên cán bộ an ninh TP HCM, ra khỏi đảng năm 2013:


“Theo luật thì người nước ngoài không có quyền mua đất. Nhưng theo những người broker thì trong 5 năm qua, khoảng 30% đến 60% mua bán đất đều có bàn tay của Trung Quốc, không những ở Sài Gòn, mà đặc biệt là ở vùng duyên hải như Đà nẵng, Nha trang. Ở Đà Nẵng có nhiều khu phố mới xây của Trung Quốc mà VN không có quyền kiểm soát...”


Trần đức Anh Sơn, Tiến sĩ sử học, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Phát triển kinh tế, xã hội Đà Nẵng, bị khai trừ đảng năm 2019:


“...Người Trung quốc ngoài việc đưa người qua làm ăn sẽ cài người vào biến thành đội quân gián điệp khi có chiến tranh với VN...”


Huỳnh Tấn Mẫm, bác sỹ y khoa, nguyên Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn (1969-70), nguyên Tổng biên tập báo Thanh niên:


“...Họ theo dõi tôi lên ngôi trường ở Củ Chi, vào lục soát. Tôi phản ứng dữ dội, rồi tôi bị đột quỵ... Tôi cùng mấy anh em tranh đấu đòi bỏ điều 4 Hiến pháp (đảng Cộng sản độc tôn lãnh đạo)... Kể từ khi tôi đi ra biểu tình ở Nhà hát lớn thì tuần nào cũng có hàng mấy chục công an bao vây nhà tôi... bọn nó đông quá...”


Giáo sư Tương Lai, cựu chiến binh QĐNDVN, Thành viên Ban Tư vấn thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải:


“Tại đây, tôi làm lễ kỷ niệm Lưu Hiểu Ba, người dương cao ngọn cờ chống cộng sản Trung Quốc độc tài. Khi Lưu Hiểu Ba được giải Nobel Hòa Bình thì là một nhát dao đâm vào tim cộng sản Trung Quốc... Do đó người ta đòi khai trừ tôi khỏi đảng... Chống Trung quốc là hòn đá thử vàng cho nhân cách của những người yêu nước hiện nay... Bọn cầm quyền như “thằng” Nguyễn Phú Trọng rất hèn luôn luôn nói các đồng chí Trung Quốc cùng chung ý thức hệ...”


Lê Công Giàu, cựu tù chính trị chế độ cũ, nguyên Phó Bí thư thành đoàn TP. HCM:


“Tất cả vấn đề tham nhũng, giáo dục, y tế đều do thể chế. Phải sửa thể chế toàn trị độc quyền...”


“Đường lối nhà nước sau 1975 là sai lầm nên không đoàn kết được, không hòa hợp được. Phải có chánh sách xóa bỏ hận thù mới đoàn kết được. Về học tập cải tạo, tại sao bắt người ta đi tới mười mấy năm trời? Mà những ông tướng, ông sĩ quan đó làm sao có thể làm biến đổi cái suy nghĩ của họ được, mỗi người có cái suy nghĩ riêng. Phải mời họ nghe đường lối chánh sách rồi thả họ ra...”


Kha Lương Ngãi, phát thanh viên Đài phát thanh Giải Phóng, nguyên Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, ra khỏi đảng năm 2004:


“Trước 1975, trong chiến tranh khốc liệt, dù gian khổ nhưng tôi vẫn lạc quan, cho con đường mình theo cách mạng là đúng. Tôi tự hào cho là mình đi đúng hướng. Tôi tham gia MTGP lúc 15 tuổi, vào đảng lúc 21 tuổi... Dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản theo thể chế độc tài toàn trị, tôi thấy tôi không còn thích hợp. Tôi xin ra khỏi đảng với lý do: Tôi mất niềm tin”.


Phần 2 cuốn phim của Andre Menras cho thấy lời phát biểu của ông Lê Đình Kình ở xà Đồng Tâm quyết tâm tranh đấu giữ đất và sau đó là thân xác ông Lê Đình Kình được công an trả lại, bị mổ phanh thây từ trên xuống dưới.


Tại miền Nam, nạn nhân bị cướp đất, mất đi mọi phương tiện sống còn, lên phát biểu nhiều nhất là ở Bình Dương. Hầu hết đều nói bản thân hay cha ông của mình có công nuôi dưỡng cán bộ cách mạng vì Bình Dương trước kia là hang ổ của du kích Việt cộng. “Bọn chúng cưỡng chế trả 1 thước đất 30000 đồng rồi phân lô bán lại với giá 30 triệu đồng”.


Khu Vườn rau Lộc Hưng bị san bằng là hành động trả thù thô bỉ của cộng sản đối với người Bắc di cư chống cộng. Một cô gái nhỏ xinh xắn có ba con cho biết cô bị công an bắt lên xe sờ mó sàm sỡ rồi vào bót cho nữ cán bộ lột trần truồng cô ra để khám xét. Bọn chúng muốn điều tra ai lãnh đạo việc chống đối.


Trong phim ta còn thấy sự xuất hiện của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp nói về thảm họa Formosa, ảnh hưởng đến 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.


Sau cùng cuốn phim cho thấy cảnh hoang tàn của các thành phố cạnh biên giới bị Tàu cộng phá hủy trong cuộc xâm lăng ngày 17-2-1979, với lời bình luận của kỹ sư Trần Bằng, cựu chiến binh, chứng nhân của cuộc chiến.


André Manras, Hồ Cương Quyết, đã làm một chuyện hữu ích để tỏ lòng sám hối của ông đã bao năm sai lầm phục vụ cộng sản. Nhưng không biết bao giờ ông mới trả lại cho CSVN cái họ Hồ và chính ông chính thức nói lời ăn năn thành khẩn.


2/6/2020
Trần Anh Kiệt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.392 giây.