logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/06/2020 lúc 11:18:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Trong suốt thượng tuần tháng 6, 2020 thế giới rung chuyển vì những cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ và lan ra khắp thế giới, sau cái chết và nhân danh một người da đen tên George Floyd vì nghẹt thở dưới đầu gối của cảnh sát viên Derek Chauvin tại thành phố Minneapolis, Tiểu Bang Minnesota, Hoa Kỳ.



Các cuộc biểu tình đông đảo nhân danh Floyd và phong trào “Mạng Sống người da đen đáng quý” (Black Lives Matter) diễn ra nhiều nơi trên thế giới như London và các thành phố lớn tại Âu Châu cũng như Úc Châu.


George Floyd có một lý lịch chẳng trong sạch gì. Anh đã từng phạm các tội như xâm nhập gia cư bất hợp pháp, cướp có võ trang và tồn chứa ma túy.


Một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự truy tố nhanh chóng cảnh sát viên Derek Chauvin là vì rất nhiều điện thoại thông minh chụp hình cảnh ông quỳ gối đè lên cổ Floyd khoảng 8 phút trong khi anh này nghẹt thở và thều thào “tôi không thể thở” (I can’t breathe) và anh ta chết.


Chauvin nguyên thủy bị truy tố về tội danh cố sát cấp 3 (third degree murder) và 3 cảnh sát hổ trợ cho anh giữ Floyd không bị truy tố.


Sau khi những cuộc biểu lan tràn dữ dội khắp các tiểu bang Hoa Kỳ thì công tố viện nâng cấp truy tố Chauvin lên tội danh cố sát cấp 2 (Second degree murder) và truy tố 3 cảnh sát viên kia tội danh cố sát cấp 3.


Tại sao một người da đen với một lý lịch chẳng tốt lành gì, lại có thể trở thành biểu tượng của một cuộc tranh đấu cho chính nghĩa chống kỳ thị cao đẹp mà nhiều trăm năm về trước một vĩ nhân của Hoa Kỳ là Abraham Lincoln đã lãnh đạo như thế?


Muốn trả lời câu hởi này chúng ta phải duyệt lại lịch sự cận đại hằng trăm năm.


I. Trước hết là sự xuất hiện của tư bản chủ nghĩa:


Nhân loại chứng kiến sự khai sinh của 3 cuộc cách mạng kỹ nghệ đầu tiên thay đổi vận mệnh thế giới. Đó là giai đoạn máy hơi nước (steam engine), khoa học và sản xuất hàng loạt (age of science and mass production) và công nghệ kỹ thuật số (digital technology).


Chúng ta nhận ngay rằng tư bản chủ nghĩa phát xuất từ máy hơi nước (cuối thế kỷ 17) và phát triển mạnh vào giai đoạn khoa học và sản xuất hàng loạt.


Trước thế kỷ 17, trình độ kỹ thuật nói chung và nhất là kỹ nghệ vũ khí chiến tranh giữa các nền văn hóa chính như Âu Châu, khối Hồi Giáo, Nam Á (khối Ấn Độ) và Đông Á (khối Trung Quốc) không khác biệt là bao nhiêu. Tuy nhiên khi tiến đến giai đoạn khoa học và sản xuất hàng loạt (cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20) thì các quốc gia Âu Châu vượt trội. 


Khi tướng Napoleon Bonaparte chinh phục Ai Cập vào cuối thế kỷ 18, thì những đối thủ Hồi Giáo của ông, tuy anh dũng nhưng trên tay chỉ có gươm và tên, phải thúc thủ trước hỏa lực của pháo binh do nền kỹ nghệ vũ khí đang lên của Pháp Quốc sản xuất.


Cùng với cuộc cách mạng kỹ nghệ và khoa học thì giai cấp tư bản (mà Marx sau này gọi là Bourgoisie), tức chủ nhân các phương tiện sản xuất, phát triển cực mạnh tại Âu Châu.


Sự lớn mạnh của giai cấp tư bản này tạo ra 3 hệ lụy quan trọng trong lịch sử nhân loại:


1. Sự khai sinh đồng thời của giai cấp công nhân lao động (mà Marx sau này gọi là vô sản), tức giai cấp bán sức lao động của mình trong các phương tiện sản xuất. Sự hiện diện song hành giữa giai cấp tư bản (chủ nhân của các phương tiện sản xuất) và giai cấp công nhân lao động (bán sức lao động) đưa đến những tranh chấp. Nhiều tư tưởng gia thời đại đưa ra nhiều phương thức giải quyết, trong đó có Karl Marx với luận đề đấu tranh giai cấp trong cuốn sách lừng danh và dày cộm là “Tư Bản Luận”.


2. Sự khai sinh thực dân chủ nghĩa (tức Colonialism nhưng Lenin gọi là Imperialism), tức các quốc gia có phương tiện sản xuất tại Âu Châu thi đua nhau đi chiếm các vùng đất hoặc quốc kém phát triển hơn tại Bắc Phi, Trung Đông, Nam Phi Châu, Nam Á, Đông Á Nam Mỹ Châu, Bắc Mỹ Châu và Úc Châu làm thuộc địa. Thực dân chủ nghĩa dĩ nhiên đưa đến sự xung đột không thể tránh khỏi giữa các quốc gia thực dân như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hòa Lan etc.. và các quốc gia thuộc địa khác tại Phi Châu, Mỹ Châu và Á Châu. Sự tranh chấp quyết liệt này đưa đến một luận đề vô cùng quan trọng bổ sung cho luận đề đấu tranh giai cấp của Karl Marx. 


Luận đề này do một đồ đệ xuất chúng của Karl Marx là Vladimir Lenin đề xướng. Đó là luận đề: cuộc tranh đấu của các quốc gia bị trị (thuộc địa) và các quốc gia thống trị (thực dân) trong bản chất cũng là một cuộc đấu tranh có tính giai cấp, trong đó các quốc gia thực dân cũng bóc lột các quốc gia thuộc địa, y như là giai cấp tư bản bóc lột giai cấp công nhân lao động (còn gọi là vô sản) vậy. Luận đề này được Lenin khai triển trong một cuốn sách rất ngắn nhưng không kém lừng danh. Đó là cuốn “Chủ Nghĩa Thực Dân, giai đoạn cao nhất của Chủ Nghĩa Tư Bản” (Imperialism, the highest stage of capitalism).


3. Chế độ buôn bán nô lệ da đen, tức các nhà tư bản khi chuyên chở các hàng hóa đến các thuộc địa để tiêu thụ, cũng nhân dịp ghé qua Nam Phi Châu, cấu kết với những tù trưởng tham nhũng tại các quốc gia này, hoặc những con buôn Á Rập vô lương tâm, mua, bắt cóc hoặc lừa gạt những người da đen vô tội, trẻ và khỏe mạnh, cả nam lẫn nữ (để sanh thêm nô lệ con) đưa lên tàu, đem qua Mỹ Châu bán để làm nô lệ trong các nông trại của các ông bà chủ da trắng. Chế độ nô lệ dĩ nhiên đi ngược với lương tâm nhân loại. Vì thế những người chủ trương cũng khai sinh một loại chủ nghĩa hầu biện minh cho lương tâm của họ. Đó là luận đề gọi là Da Trắng Ưu Việt (White Supremacy) tức niềm tin rằng chủng tộc da trắng ưu việt hơn tất cả mọi chủng tộc khác. Ý thức hệ này làm nền tảng cho sự thống trị của người da trắng trên các bình diện xã hội, chính trị, lịch sử và định chế. Ý thức hệ này dĩ nhiên làm nền tảng cho các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến Nam Bắc, cho mạng lưới buôn bán nô lệ da đen xuyên Đại Tây Dương (từ thế kỷ 16 đến 19 đã đưa 10 đến 12 triệu người da đen từ Phi Châu đến Mỹ Châu), cho chính sách Úc Đại Lợi Da Trắng (White Australia Policy từ 1890 đến 1975) và chủ nghĩa Apartheid của quốc gia Nam Phi (1948 đến đầu thập niên 1990) (Wikipedia tiếng Anh).


Tuy George Floyd là một người da đen rất không thanh bạch, nhưng qua hình ảnh của ông, những người da đen trên toàn thế giới, kể cả người thổ dân Úc, cảm nhận sâu sắc những bất công lịch sử mà họ và tổ tiên nhiều đời của họ, phải chịu, dưới sự thống trị của người da trắng từ nhiều thế kỷ.


II. Chủ nghĩa Mác- Lê:


Như nêu trên, chúng ta nhận ngay rằng các luận đề của Karl Marx (tương quan giữa tư bản và vô sản là một tương quan có tính đấu tranh giai cấp), của Lenin (tương quan giữa các quốc gia thực dân và các quốc gia thuộc địa trong bản chất cũng là một tương quan mang tính đấu tranh giai cấp) và chế độ nô lệ đều là sản phẩm của cuộc cách mạng kỹ nghệ, nên gắn liền mật thiết với giai cấp tư bản.


Lịch sử chứng minh rằng, nếu không có sự xuất hiện của Lenin, với khả năng tổ chức siêu việt, khai sáng ra phong trào Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản bằng kỹ luật sắt thép, kỹ thuật cách mạng tinh vi và quan điểm tập trung dân chủ thống trị mọi tầng lớp của đảng, thì luận đề của Marx tuy hay ho, nhưng chỉ là một mớ lý thuyết suông, đầy bụi bặm trong các thư viện hôm nay mà thôi. 


Tuy nhiên, với luận đề của Lenin và khả năng tổ chức thần kỳ của ông thì chủ nghĩa Mác-Lê không những cướp được chính quyền tại Liên Bang Xô Viết mà còn vượt ra ngoài ranh giới, vươn tay đến một nửa Âu Châu, chiếm lấy Trung Hoa, Việt Nam, một nửa Hàn Quốc và hầu như thống trị một nửa nhân loại trong nhiều thập niên.


Chính vì thế những người theo chủ nghĩa cộng sản hôm nay hoàn toàn đúng khi họ tự mệnh danh là theo chủ nghĩa Mác-Lê, không phải chỉ thuần túy là chủ nghĩa Mác Xít.


Chủ nghĩa tư bản, nhất là trong thời kỳ phôi thai đến giai đoạn của Karl Marx có rất nhiều khuyết điểm và bất công xã hội tại Âu Châu. Nếu có ai còn nghi ngờ thì chỉ cần đọc 2 cuốn tiểu thuyết lừng danh của 2 văn hào Victor Hugo (Những Kẻ Khốn Cùng - Les Miserables) và Charles Dickens (Những kỳ vọng lớn - Great expectations) thì chúng ta có thể hình dung được.


Chủ nghĩa Mác Xít chỉ là một thành phần của Chủ Nghĩa Xã Hội nói chung. CNXH tuy bắt đầu từ trước cuộc Cách Mạnh Pháp 1789, nhưng phát huy mạnh mẽ từ đó. Theo Wikipedia tiếng Anh, những tư tưởng gia CNXH chính từ Anh và Pháp bao gồm Robert Owen (1771-1858), Charles Fourrier (1772-1837), Pierre-Joseph Proudhon (1809-1865), Louis Blanc (1811-1882) and Saint-Simon (1760-1825). 


Họ chủ trương tái phân phát của cải (wealth redistribution) cho công bằng hơn, cải tạo xã hội thành những cộng đồng nhỏ như các hợp tác xã và sự hủy bỏ tư sản. Họ cũng không nhất thiết chủ trương chính quyền phải sở hữu các phương tiện sản xuất. Họ chỉ có một niềm tin chung là giới lao động bị bóc lột và không nhận được phần thưởng xứng đáng từ sức lao động của mình vì sự bóc lột của tư bản.


Chủ trương của Marx trong Tư Bản Luận (Das Kapital 1867) lẫn trong Tuyên Ngôn Cộng Sản (Communist Manifesto 1848) đều nhấn mạnh đến bản chất đấu tranh giai cấp “một sống một còn” giữa Tư Bản (mà Marx gọi là Bourgoisie) và Lao Động (mà Marx gọi là Proletariat tức Vô sản) và sự “chiến thắng tất yếu” của lao động.


Vào thời Marx, Nga Sô chưa phải là một nước tư bản. Luận đề của Tư Bản Luận dành cho các quốc gia phát triển hơn với một lượng thợ thuyền (vô sản) đông đảo hơn như tại Tây Âu.


Sự thật oái ăm của lịch sử là chủ thuyết Mác Lê chỉ thành công tại Nga Sô, không phải vì giới vô sản tại Nga Sô đông đảo, đủ khả năng lật đổ Nga Hoàng theo lý thuyết của Marx. Nga Hoàng thật ra bị một chính quyền bao gồm nhiều đảng phái lật đổ, dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng Kerensky vào ngày 2 tháng 3 năm 1917. Tuy nhiên Lenin vì khả năng lèo lái, sử dụng một lực lượng vũ trang nhỏ đã cướp chính quyền từ Kerensky vào tháng 10 năm 1917 và thành lập chế độ cộng sản tại Nga Sô.


Sau khi cướp được chính quyền, đảng CS Nga không những trở thành tiên phong của giai cấp vô sản tại Nga Sô và trên toàn thế giới (qua luận đề của Marx trong “Tư Bản Luận”) mà còn trở thành nguồn cảm hứng của tất cả các quốc gia thuộc địa (qua luận đề của Lenin trong “Thực Dân Chủ Nghĩa, Giai đoạn cao Nhất của Tư bản Chủ Nghĩa”). Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và Kim Nhật Thành ngoài chịu ảnh hưởng của Marx ra, còn đặc biệt chịu ảnh hưởng toàn diện của luận đề này của Lê Nin.


III. Tình trạng kỳ thị da đen trên thế giới:


Hoa Kỳ với tỷ số da đen là 14% tức khoảng 42 triệu người theo thống kê năm 2010. Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất có vấn nạn kỳ thị chủng tộc. Vấn nạn này phổ thông tại các quốc gia Nam Mỹ, Canada, Úc và nhất là tại các cường quốc cựu thực dân như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...


Lý do là vì các cường quốc này, sau khi chiếm và bóc lột các thuộc địa, cũng tạo ra những liên hệ về lịch sử và văn hóa, đồng thời cũng có ngay trên đất nước họ một số đông di dân đến từ các cựu thuộc địa. Sự phân biệt đối xử dĩ nhiên khó tránh khỏi.


Người da đen tại Hoa Kỳ là hậu duệ của nhiều thế hệ cha ông nô lệ, phát xuất từ những tham lam vô đáy của giới tư bản nguyên thủy. Chính vì thế những cuộc biểu tình của họ tại Hoa Kỳ bị tuyên truyền rộng rãi tại Trung Quốc như là một trong những khuyết điểm trầm trọng của chế độ tư bản. Mới đây, Trung Quốc chính thức cảnh báo công dân của họ không nên thăm viếng Úc Đại Lợi vì tệ nạn kỳ thị chủng tộc tại đây.


Dĩ nhiên CSTQ tản lờ và không hề nhắc đến hằng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị an trú trong các trại cải tạo. Hằng trăm ngàn người Tây Tạng bị tù đày đàn áp nhân quyền.


Trong vấn đề tương quan chủng tộc, Hoa Kỳ không phải không có những ưu điểm nổi bật.


Thật vậy, tuy George Washington là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, nhưng nhiều phê bình gia vẫn coi Abraham Lincoln là tổng thống vĩ đại nhất vì ông đã lãnh đạo Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến với các tiểu bang miền Nam (từ 1861 đến 1865) hầu giải phóng cho những người nô lệ da đen.


Hoa Kỳ cũng đã đi rất nhanh trong tác động trao quyền bầu cử cho người da đen, trước Úc rất nhiều.


Thật vậy năm 1870, tu chính án 15 trao quyền đầu phiếu cho người da đen phái nam và đến năm 1920 qua điều tu chính 19 trên nguyên tắc cho người nữ da đen quyền đầu phiếu. Tuy nhiên trên thực tế thì mãi đến năm 1965, với sắc luật Quyền Bầu Cử (Voting Rights Act) thì phụ nữ da đen mới thực sự được quyền này.


Úc Đại Lợi cũng là một ví dụ điển hình. Người Anh đến chiếm lục địa Úc, vốn là một vùng đất mênh mông, có dân số khoảng 750,000 và hằng trăm bộ lạc (tuy gọi là nations), với văn hóa và ngôn ngữ hẳn hòi. Tuy nhiên Captain James Cook đã cưỡng từ đoạt lý tuyên bố là lục địa Úc là một vùng đất không người ở. Chủ thuyết “Đất hoang” (Terra Nullius) trong luật Common Law, tước hết mọi quyền lợi sở hữu đất đai của thổ dân Úc đã phát xuất từ ngay giờ phút ban đầu.


Đây là một sự bất công hiển nhiên và cố ý vì lòng tham của những kẻ đi chiếm đất. Lý do là vì theo Common Law lẫn công pháp quốc tế, kẻ chinh phục có quyền áp đảo của kẻ đi chinh phục. Tuy nhiên kẻ bị chinh phục vẫn có những quyền lợi tối thiểu của mình. Chỉ có những kẻ không hiên hữu (như thổ dân Úc dưới chủ thuyết “Đất Hoang-Terra Nullius”) là hoàn toàn không có quyền lợi gì cả. Họ chỉ là những món hàng hoặc nô lệ của kẻ chiến thắng trên thực tế.


Gần cuối thế kỷ 18, khi Captain James Cook khám phá Úc Châu và tuyên bố chủ quyền nhân danh Hoàng Gia Anh Quốc mãi đến năm 1992, luật pháp Úc vẫn mặc nhiên chấp nhận chủ thuyết Terra Nullius này. 


Mặc dầu thổ dân đã được quyền bầu cử từ năm 1962, nhưng các chính đảng lớn nhất của Úc như Lao Động, Tự Do và Quốc Gia đều không đủ sáng suốt và can đảm chính trị hầu thông qua các sắc luật cần thiết để lật đổ chủ thuyết vô lý này.


Tác động lịch sử này lại nhờ vào sự anh minh của Tối Cao Pháp Viện Úc (High Court of Australia). Thật vậy trong phiên xử lịch sử Mabo vs Queensland (No 2), TCPV đã lật đổ chủ thuyết Terra Nullius và công nhận sự hiện diện của thổ dân cùng chủ quyền đất đai của họ lần đầu tiên trong lịch sử.


Tuy nhiên đó chỉ là một trong nhiều yếu tố quan trọng cần thiết để giảm bớt sự bất công cho thổ dân da đen.


Tỷ lệ những người da đen ít học, lợi tức thấp, tuổi thọ ngắn và tỷ lệ trong số bị giam cầm rất cao. Thêm vào đó, số người tử vong khi bị cảnh sát giam giữ cao trội. Danh từ “death in custody” (tức tử vong vì cảnh sát giam giữ hoặc ở tù) là một danh từ phổ thông áp dụng cho thổ dân. Đây vẫn còn là một nỗi nhục quốc thể cho Úc trên trường quốc tế.


Các cựu chủ nhân thuộc địa Tây Âu đều có những vấn nạn tương tự như Hoa Kỳ hoặc Úc, ở nhiều mức độ khác nhau.


IV. Diễn biến khách quan của lịch sử:


Tuy hôn phối giữa các luận đề của Karl Marx và Lenin cho ra đời chủ nghĩa Mác Lê và chủ nghĩa này đã chiến thắng vẻ vang tại Nga Sô năm 1917, gây chấn động toàn thế giới, nhất là tại các quốc gia nhược tiểu đương thời tại Á Châu và Phi Châu. Nhưng trước đó 6 năm thì cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 lật đổ Hoàng Đế Mãn Thanh xảy ra dưới ngọn cờ Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên đi trước bước tiến của chủ nghĩa Mác Xít. Đồng thời các quốc gia Âu Châu, có một nền kinh tế tư bản thật sự phát triển và một đội ngũ lao động “vô sản” đông đảo như Marx mong đợi, lại hoàn toàn ruồng bỏ chủ nghĩa Mác Lê. 


Các tư tưởng gia CNXH, tuy cùng chủ trương tái phân phối của cải cho công bằng xã hôi, nhưng lại chủ trương rằng mục tiêu công bằng này sẽ dễ đạt đến hơn, nếu họ tranh đấu trong một môi trường dân chủ đa đảng, pháp trị và bầu cử tự do. 


Họ cũng không chủ trương đấu tranh giai cấp. Trái lại họ chủ trương tiến đến một tương quan hài hòa giữa tư bản và lực lượng lao động. Hậu duệ của quan điểm này là các đảng khuynh hướng cấp tiến như Lao Động tại Anh Quốc, Úc và Tân Tây Lan, các đảng xã hội tại Âu Châu, đảng Tự Do tại Canada, các đảng xã hội tại Nam Mỹ Châu...


Địa bàn hoạt động của chủ thuyết Mác Lê tại Âu Châu và Trung Quốc hầu như không hiện hữu cho đến khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc năm 1945.


Hoàn cảnh lịch sử và những sai lầm chính trị của các cường quốc Tây Phương trong giai đoạn Thế Chiến này, đã tạo cơ hội cho Liên Bang Xô Viết thanh toán các quốc gia Đông Âu và Đông Đức, từ đó củng cố một phần cho sự chiến thắng của đảng CSTQ tại Hoa Lục. 


Cũng vì những tham vọng bá quyền của Đế Quốc Nhật tại Đông Á, Trung Hoa Quốc Dân đảng phải tạm thời hợp tác với đảng CSTQ cùng nhau kháng Nhật, tạo cơ hội cho Mao Trạch Đông củng cố thực lực. Đến năm 1949 thì CSTQ chiến thắng Tưởng Giới Thạch và Trung Hoa Quốc Dân đảng trên toàn Hoa Lục. Trung Hoa Quốc Dân đảng phải rút ra đảo quốc Đài Loan.


Với sự chiến thắng của Mao Trạch Đông năm 1949, đảng CSVN nắm thế thượng phong và từng bước tiêu diệt thế lực các đảng phái quốc gia kháng Pháp tại Việt Nam. Năm 1954 đảng CSVN cướp công các đảng phái quốc gia, chiến thắng Thực Dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ, áp đặt mô hình chính trị Mác Lê, tiêu diệt mọi đối lập chính trị tại miền Bắc. Đến năm 1975, áp đặt mô hình chính trị Mác Lê trên toàn cõi Việt Nam và cũng tiêu diệt mọi đối lập chính trị tương tự.


V. Kết luận:


Trong thời đại tin học, những sự dối trá rất dễ hiện nguyên hình. Các chế độ CS trong truyền thống Đệ Tam Quốc Tế của Lenin phần lớn đã sụp đổ. Chỉ còn tồn tại tại một vài quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Hàn. 


Trước khi các chế độ CS tại Liên Xô và Đông Âu sụp đổ thì sự chỉ trích những bất công về kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ từ các quốc gia cộng sản nhằm mục đích tuyên truyền, hầu tiến đến mục tiêu cộng sản hóa toàn cầu. 


Tuy nhiên ngày hôm nay, khi CSTQ chỉ trích tình trạng kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ hay Úc Đại Lợi, thì mục đích chỉ còn duy trì và kéo dài hơi thở cho một trật tự chính trị Mác Lê đã đi vào thoái trào.


Sau khi phân tích như trên, chúng mới nhận thấy tương quan khắc khít giữa George Floyd, chủ nghĩa Da Trắng Ưu Việt, Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Mác Lê. Đồng thời chúng thông cảm hơn thân phận của những người sắc tộc trên toàn thế giới.


Người dân Việt Nam hay Hoa Lục, khi đọc trên mạng lưới toàn cầu tin tức rằng ông thị trưởng Thủ Đô Washington DC là ông Muriel Bowser đã hành xử thẩm quyền của mình, đổi tên một con đường dẫn đến Tòa Bạch Ốc thành Black Lives Matter Plaza và đặt một bảng tên đường này, tại góc con đường 16Th Street, là con đường của Nhà Thờ St John’s Episcopal Church, nơi mà Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã yêu cầu lực lượng võ trang xua đuổi người biểu tình để ông có thể chụp hình trên tay cầm cuốn Thanh Kinh hôm thứ Hai (ngày giờ địa phương) 1 tháng 6 vừa qua.


Thứ Năm (ngày giờ địa phương) 4 tháng 6 vừa qua, thủ tướng Úc đang họp báo lộ thiên về chính sách hỗ trợ $25 ngàn Úc Kim cho những chủ nhà muốn tân trang nhà cửa hầu nâng đỡ kỹ nghệ xây cất nhân Đại dịch Vũ Hán. Tuy nhiên Thủ Tướng đã bị một người hàng xóm yêu cầu tránh khỏi sân cỏ của ông ta (get off my lawn) vì ông mới thay cỏ. Thủ tướng Scott Morrison chỉ đành phải xin lỗi và cùng tùy tùng tránh xa. Ông chỉ khuyên các phóng viên “Quý vị nên tránh sân cỏ của bạn này thôi” (Make sure you get off that bloke’s lawn).


Thị Trưởng Muriel Bowser dĩ nhiên không hề sợ TT Donald Trump trả thù vì như thị trưởng Washington DC, đó là quyền luật định của ông trong một chế độ pháp trị nghiêm chỉnh.


Người hàng xóm tại Úc cũng chẳng mất công lo nghĩ về phản ứng của thủ tướng vì ông có chủ quyền tuyệt đối trên miếng đất của ông theo luật định.


Thử hỏi nếu các ông Chủ Tịch Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng, trong những tình huống tương tự, thì hậu quả đối với những cá nhân dám trái ý chỉ của 2 ông chủ tịch, sẽ ra sao dưới pháp chế xã hội chủ nghĩa.


Nếu không có công an và quân đội trong tay thì các đảng CSVN và CSTQ đã sớm bị lật đổ vì những cuộc biểu tình vĩ đại hơn từ lâu rồi.


6/6/2020
Luật sư Đào Tăng Dực

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.267 giây.