logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/06/2020 lúc 10:55:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Đội Cảnh sát cơ động kỵ binh diễu hành trong buổi ra mắt trước Lăng Ba Đình, Hà Nội, vào ngày 8/6/2020. Ảnh chụp màn hình VOV.

Những hình ảnh đội kỵ binh cảnh sát cơ động vừa được giới thiệu lần đầu tiên trước các quan chức hàng đầu chính phủ Việt Nam hôm 8/6 đang làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng đội kỵ binh này không phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, đặc biệt trong lúc kinh tế đất nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, chưa kể điều kiện khí hậu, cơ sở hạ tầng với hệ thống giao thông chằng chịt, ô nhiễm môi trường và những yếu tố văn hoá khác đều “không ủng hộ” ý tưởng có một đội kỵ binh.

Buổi lễ “ra mắt” đội kỵ binh trước mặt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân và nhiều quan chức cấp cao khác đã được báo chí, truyền hình Việt Nam quay phim, chụp ảnh rầm rộ với những từ ngữ mô tả phổ biến như “oai nghiêm”, “dũng mãnh”, “oai phong”..., trong khi nhiều ý kiến trên mạng xã hội lại tỏ ra thất vọng về diện mạo của đội kỵ binh và châm biếm vấn đề vệ sinh của đội binh mới ra đời này.

“Đội kỵ binh ở Hà Nội tạo ra hình ảnh rất phản cảm, lố bịch vì ngựa có dáng dấp rất nhỏ”, blogger – nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng nói với VOA từ Hà Nội. “Thứ hai là vấn đề tổ chức của đội ngũ lực lượng kỵ binh, việc vệ sinh rất kém. Trong một buổi lễ trước mặt các quan chức nhà nước mà nó xả chất thải ra làm bẩn hết cả đường phố, trông rất là… Thứ ba là trang phục. Người cưỡi ngựa phải có loại trang phục riêng. Nhưng ở đây, đội kỵ binh Hà Nội thì vẫn mặc nguyên bộ đồ như bình thường người ta hay dùng trong các cuộc trấn áp hoặc khi di chuyển trên các phương tiện cơ giới. Người kỵ binh cảnh sát cơ động điều khiển ngựa mà lại đội mũ bảo hiểm có gắn kính trông rất buồn cười, rất phản cảm”.

Báo chí trong nước đưa tin, giống ngựa Mông Cổ trong đội kỵ binh “được đánh giá có ngoại hình nhỏ nhưng rất bền bỉ, chạy nhanh, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam”. Báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa tin thêm rằng ông Phúc, bà Ngân và các đại biểu quốc hội đã “tán thưởng màn ra mắt” do Bộ trưởng Công an Tô Lâm chủ trì.

Bộ Công an cho biết đội kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động là đơn vị vũ trang chiến đấu tập trung, vừa được thành lập vào ngày 15/1/2020. Phát biểu với báo chí, ông Lâm nói rằng đội cảnh sát cơ động kỵ binh sẽ phục vụ bất kể công việc gì, thậm chí là sử dụng trong lễ tân nhà nước, nghi thức quốc gia, phòng chống tội phạm, tuần tra kiểm soát”.

“Kể cả khi có nhu cầu về sử dụng ngựa thì cần phải lựa chọn giống ngựa trông oai phong và mạnh mẽ hơn, chứ những con ngựa này trông rất lùn và yếu. Đã sử dụng vào việc để cho nó có hình thức mà hình thức chán như vậy thì trông rất tệ”, ông Nguyễn Lân Thắng đưa ra nhận xét với VOA.

Riêng về mục tiêu sử dụng đội kỵ binh để “trấn áp tội phạm”, ông Nguyễn Lân Thắng nói rằng ông “chưa nghĩ ra được người ta sẽ trấn áp như thế nào” với điều kiện đường phố chật hẹp như ở Việt Nam.

“Người ta có thể sử dụng rất nhiều phương tiện khác để vây bắt tội phạm. Sử dụng ngựa không giống như khi mình sử dụng ô tô, xe máy, vốn không cần phải chăm sóc kỹ càng. Trong khi sử dụng ngựa thì nào là chất thải, nào thì cỏ, nào thì nơi buộc ngựa khi không di chuyển… những cái đó rất phức tạp. Một người cưỡi ngựa mà phải 2, 3 người phục vụ những chuyện đằng sau như thế thì rất phức tạp và lằng nhằng”.

Theo Bộ Công an, việc thành lập đội kỵ binh cảnh sát cơ động được thực hiện sau khi Việt Nam đã “học tập, trao đổi kinh nghiệm” với các nước về vấn đề này.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nữ doanh nhân Lê Hoài Anh nói với VOA, “không phải cái gì cũng thích hợp với Việt Nam, đặc biệt trong chuyện này”.

Bà Lê Hoài Anh nói việc một số nước phương Tây như Anh, Pháp, Canada… có đội kỵ binh là vì nét văn hoá đặc biệt từ chế độ quân chủ lâu đời ở các quốc gia này. Các đội kỵ binh hiện vẫn được giữ lại như một hình thức lưu giữ nét văn hoá này, mặc dù bà tỏ ra nghi ngờ về mức độ hiệu quả và lợi ích của đội quân này trong khi chi phí dành cho nó là một con số không nhỏ.

“Vả lại, những con đường ở bên đó rộng và lớn, nhưng ở Việt Nam thì đường sá không ra đâu vào đâu và đồng thời Việt Nam không có văn hoá đấy, nhìn thấy không thích hợp và hoàn toàn không có lợi ích gì cả. Có nhiều cái còn không tốt cho môi trường ấy chứ. Bây giờ không gọi là kỵ binh nữa mà gọi là ị binh”.

Nữ doanh nhân gốc Hà Nội nói thêm rằng thời điểm ra mắt đội kỵ binh cũng không thích hợp với hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam khi chính phủ và người dân đang phải vật lộn để vực dậy nền kinh tế đã bị tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19.

“Kinh tế thì đang xuống. Người Việt Nam, nhất là trong thời điểm này, lại phải bỏ một số tiền ra để mua ngựa rồi lại phải nuôi đội kỵ binh và nuôi ngựa. Đó là một việc rất tốn kém mà kết quả mang đến chắc chắn là sẽ không được như ý”, nữ doanh nhân Lê Hoài Anh nói, đồng thời dẫn chứng dự án mua xe đạp cho Cảnh sát cơ động trước đây.

“Rồi bây giờ xe đạp cũng bỏ đi rồi. Tôi không tin rằng là ngựa sẽ thọ được lâu”, bà Lê Hoài Anh nói thêm.

Bộ Công an cho biết loại ngựa sử dụng trong đội kỵ binh, vốn được tiếp nhận từ tháng Một năm nay, là giống ngựa tốt, đã được thuần hoá, huấn luyện và có khả năng thích nghi cao với điều kiện khắc nghiệt.

Vẫn theo bộ này, một nguyên nhân khác dẫn đến việc nghiên cứu và thành lập đội kỵ binh cảnh sát cơ động là do “sự manh động, phức tạp của tội phạm cũng như tình trạng bạo loạn, chống người thi hành công vụ diễn ra trong thời gian gần đây”.

“Tôi thì chưa đối mặt với việc bị giải tán biểu tình bằng ngựa bao giờ, nhưng tôi cho rằng đó chỉ là một trong các công cụ thôi”, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, người từng tham gia nhiều cuộc biểu tình tại Việt Nam nói với VOA. “Ở Việt Nam, người ta luôn nuôi một đội băng đỏ, an ninh chìm nổi để giải tán biểu tình rất hiệu quả. Chưa kể là họ còn sử dụng lực lượng băng đỏ, những người gọi là lực lượng dư luận viên chuyên phá rối, quấy rối những trận biểu tình. Lực lượng đó còn nguy hiểm hơn ngựa rất nhiều”, ông Thắng nói thêm.

Theo báo Nhân dân, đội kỵ binh “sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân”.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 08/06/2020 lúc 10:56:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đội kỵ binh Việt Nam vừa ra mắt đã vấp phải chỉ trích mạnh mẽ!

UserPostedImage
Lực lượng cảnh sát cơ động Kỵ binh diễu hành qua lăng Hồ Chí Minh tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 6 năm 2020. AFP

Bộ Công an Việt Nam vào ngày 8/6 chính thức cho ra mắt lực lượng cảnh sát cơ động Kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an.
Truyền thông trong nước loan tin trong cùng ngày cho thấy hình ảnh lực lượng này được diễu hành trên đường Độc Lập trước tòa nhà Quốc hội nơi các đại biểu Quốc hội khóa XIV đang họp kỳ thứ 9.
Cảnh sát cơ động kỵ binh là đơn vị vũ trang chiến đấu tập trung được thành lập theo Quyết định số 326, ngày 15/1/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an. Chức năng, nhiệm vụ chính được nói là trực tiếp huấn luyện, sử dụng ngựa đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý, huấn luyện và sử dụng ngựa…
Trao đổi với RFA vào tối 8/6, Thiếu tướng Lê Kế Lâm, nguyên Chuẩn Đô Đốc Hải quân Việt Nam nhận xét về sự thành lập đội cảnh sát cơ động kỵ binh như sau:
“Các nước người ta cũng có cả rồi như Anh, Ấn Độ có cảnh sát kỵ binh. Họ có truyền thống. Còn với Việt Nam tôi nghĩ rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày càng có nhiều binh chủng thì tôi nghĩ cảnh sát cơ động cũng là một lực lượng vũ trang của Việt Nam nên có được thì cũng hay.”
Dưới góc nhìn cá nhân, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội cho rằng đây là chuyện hơi lố bịch. Ông nhận định:
“Việt Nam không có truyền thống về kỵ binh và người ta học theo một số nước Tây Âu nhưng cái đấy bây giờ không có; chuyện dùng ngựa quá cổ rồi nhưng người ta vẫn nhập khẩu về, làm thành trung đoàn hôm nay ra mắt tại Quảng trường Ba Đình trước lăng ông Hồ Chí Minh cho Quốc hội. Những con ngựa cũng không to bằng con ngựa của người ta. Trời nóng thế này thì đội quân hốt phân ngựa đi đằng sau thì việc này rất phản cảm, một sự học đòi nhố nhăng!”
Đồng ý với quan điểm Tiến sĩ Nguyễn Quang A vừa nêu, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng nêu lên ý kiến riêng của ông:
“Cảnh sát kỵ binh thường họ giữ trang phục ngày xưa, ngựa rất đẹp, trong cuộc diễu hành gần như là biểu diễn cho trang trọng nhưng nhìn cảnh sát kỵ binh diễu hành hôm nay thì rất buồn cười và gây sự chế diễu trên mạng sáng giờ.”

UserPostedImage
Lực lượng cảnh sát cơ động Kỵ binh tại buổi lễ ra mắt. AFP


Theo truyền thông trong nước, giống ngựa mà Bộ Công an Việt Nam chọn được cho có khả năng thích nghi cao với điều kiện khắc nghiệt. Sự dẻo dai, ngoại hình của ngựa phù hợp với việc tuần tra, kiểm soát và xử lý các tình huống biểu tình, bạo loạn.
Báo cáo của Bộ Công an cho biết, đến nay đã nhân giống được bốn ngựa con và tăng tổng số đàn ngựa lên 100 con. Đội kỵ binh đã thuần hóa, huấn luyện và làm chủ được 65/71 ngựa hoang dã, đảm bảo sức khỏe đàn ngựa trong giai đoạn nuôi thích nghi môi trường tại Việt Nam.
Trên các diễn đàn và trang mạng xã hội, hình ảnh kỵ binh Việt Nam trở thành chủ đề bàn tán khi bị đặt cạnh hình ảnh của kỵ binh nước ngoài hoặc hình ảnh diễn viên nước ngoài cưỡi ngựa. Nhiều bình luận cho rằng đoàn kỵ binh chỉ đang cưỡi lừa vì chân ngắn và cổ nhỏ. Trong khi ngựa của kỵ binh nước ngoài thì cổ to, bờm dài, chân dài và bước đi dõng dạc.
Theo Bộ Công an, lực lượng cảnh sát cơ động kỵ binh sẽ tham gia đấu tranh truy bắt các đối tượng truy nã ẩn náu, lẩn trốn tại các khu vực rừng núi, vùng biên giới. Ngoài ra, thì lực lượng kỵ binh này còn được sử dụng để vận chuyển vũ khí, quân trang, hành quân dã ngoại trong thời gian dài, tham gia thực hiện các nghi thức và nghi lễ quốc gia như diễu binh, diễu hành…
Nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng trong thời buổi công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, những nhiệm vụ như thế của đoàn kỵ binh vừa thành lập dường như không đem lại hiệu quả nhất định:
“Chắc cả hàng thế kỷ trước, kỵ binh coi như một ưu việt, nhưng bây giờ các phương tiện như ô tô xe máy tôi nói ví dụ như tuần tra, chống tội phạm hoàn toàn với điều kiện bây giờ, hạ tầng giao thông thì đội kỵ binh này hoàn toàn vô tác dụng.”
Chị Sa Nguyễn đang sống tại Melbourne, Úc nơi cũng có truyền thống kỵ binh khi trao đổi với RFA cũng cho rằng bên cạnh việc hình ảnh đoàn kỵ binh không được như mong đợi thì những nhiệm vụ mà phía Bộ Công an thông báo cũng không thuyết phục lắm.
“Tôi nghĩ không hiệu quả vì đường phố Việt Nam có rất nhiều loại phương tiện đi lại, trước đó đã cấm các phương tiện thô sơ mà giờ lại cho ngựa vô thêm thì nó sẽ gây phiền phức và ùn tắc. Cộng thêm việc rượt đuổi bằng ngựa không đảm bảo an toàn, vừa gây nguy hiểm cho người sử dụng là công an lẫn người xung quanh. Có thể không nhanh bằng xe nghiệp vụ. Cái đó bên UK hay bên Úc chỉ được dùng để phạt đậu xe thôi.”
Trước những vấn đề liên quan đến an toàn giao thông chị Sa Nguyễn vừa nêu, chúng tôi liên lạc với Luật sư Nguyễn Văn Hậu và được ông cho hay hiện tại chưa có luật lệ nào quy định về việc đi lại của kỵ binh nhưng theo thông tin báo chí loan tải thì kỵ binh chủ yếu dùng để diễu hành hoặc truy bắt tội phạm vùng núi nên việc bổ sung vào Luật đường bộ cũng chưa cần vội:

UserPostedImage
Kỵ binh hộ tống Nữ hoàng Anh Elizabeth II ngày 14 tháng 10 năm 2019. AFP


“Dĩ nhiên quá trình mới thành lập từ tháng 1/2020 thì qua quá trình thực hiện tôi nghĩ nếu cần thiết cũng sẽ sửa đổi, bổ sung vào Luật giao thông đường bộ.”
Thiếu tướng Lê Kế Lâm cho rằng có thể do mới thành lập nên chưa thể đưa ra đánh giá chính xác liệu trung đoàn kỵ binh này có hoàn thành nhiệm vụ tốt hay không được:
“Nói thật thì những nước có truyền thống với kỵ binh rồi thì họ hoạt động có kinh nghiệm tốt hơn. Còn với Việt Nam nếu thành lập lực lượng cảnh sát cơ động kỵ binh tôi nghĩ chắc để học tập dần dần xem sao, còn bây giờ nói dùng kỵ binh đi bắt trốn trại thôi chẳng hạn cũng khó chứ không phải dễ. Cho nên tôi nghĩ trong quá trình phát triển thì lực lượng vũ trang nước nào cũng vậy, có những tinh hoa của thế giới du nhập vào.”
Đề xuất thành lập Trung đoàn cảnh sát cơ động Kỵ binh được Bộ Công an đưa ra vào cuối tháng 10/2019.
Ý kiến này đã vấp phải nhiều phản đối từ phía dư luận vì cho rằng không phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông cũng như tình hình nhân sự tại Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, Trung đoàn đoàn cảnh sát cơ động Kỵ binh vẫn được thành lập vào tháng 1 vừa qua và ra mắt vào ngày 8/6.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A lập luận rằng sở dĩ Bộ Công an kiên quyết lập trung đoàn kỵ binh là điều dễ hiểu vì những lý do sau:
“Bộ Công an nếu được phình to ra thêm, có thể tăng thiết giáp, máy bay thì nó cũng rất muốn như vậy. Tức là quyền lực thì nó là vô biên, lòng tham quyền lực gấp cả triệu lần ma túy nên những người đã say quyền lực thì nó bất chấp mọi thứ bởi vì như vậy tăng được quân số, tăng được thẩm quyền, tăng được chi tiêu, đấy là những chỉ số thành tố của quyền lực biểu hiện rất rõ. Luôn luôn dùng những mánh khóe để nói rằng cần phải có những binh đoàn kỵ binh như thế để chống khủng bố ở vùng rừng núi… Nhưng tôi nghĩ tất cả những mánh lới ngụy biện đấy chỉ là một bức màn rất thưa để che tham vọng quyền lực.”
Trong khi đó, Nhà báo Ngô Nhật Đăng cho rằng việc đưa ra kiến nghị rồi phớt lờ phản ứng dư luận không phải chỉ xảy ra đối với chuyện thành lập trung đoàn kỵ binh mà đây là một việc thường xuyên xảy ra từ trước đến nay:
“Chúng ta đều thấy khi nhà nước đưa ra những chuyện như thăm dò dư luận nhân dân dù mức độ phản đối thế nào thì học vẫn quyết tâm làm gần như kiểu người ta gọi là ‘xén long cừu’. Áp đặt những sự cấm đoán xã hội, bắt xã hội chấp nhận những điều vô lý và từ từ quy định đè nén xã hội.”
Kỵ binh có nguồn gốc từ Anh và sau này được nhiều nước đưa vào sử dụng như Hoa Kỳ, Úc, Canada, Brazil, Bỉ… Hiện có khoảng 40 nước vẫn đang sử dụng kỵ binh, nhưng mục đích chính được biết là để diễu hành, hoặc với những nhiệm vụ đơn giản như ghi giấy phạt đậu xe… Còn những nhiệm vụ quan trọng như xử lý biểu tình, bạo loạn, truy bắt đối tượng tại các vùng núi… thì đã có những phương tiện chuyên dụng như xe tăng, trực thăng, thiết giáp, vòi rồng…
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.097 giây.