logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/06/2020 lúc 11:18:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một người Mỹ gốc Á tham gia biểu tình Black Lives Matter đòi bình đẳng cho người Mỹ da đen ở Washington DC. Có một sự tranh luận về chủng tộc trong cộng đồng gốc Á sau cái chết của George Floyd đó có sự liên quan của một cảnh sát gốc Hmong.



Sự liên quan của một cảnh sát gốc Hmong trong cái chết của một người Mỹ gốc Phi, nguyên nhân thổi bùng lên các cuộc biểu tình trong hơn 2 tuần qua ở Mỹ, đã làm dấy lên sự tranh luận về chủng tộc trong cộng đồng gốc Á ở Mỹ. Trong khi các lãnh đạo cộng đồng kêu gọi ủng hộ người da đen trong các cuộc biểu tình ôn hoà đòi bình đẳng thì có những người gốc Á lại nhìn người gốc Phi qua lăng kính của người da trắng.

Trong video được quay bằng điện thoại và được đăng tải trong tuần qua trên truyền thông và mạng xã hội, một cảnh sát da trắng, Derek Chauvin, quỳ gối trên trên cổ của người đàn ông da đen 46 tuổi, George Floyd, hơn 8 phút ở Minneapolis hôm 25/5, trong khi một cảnh sát gốc Á đứng gần đó – sau này được xác định là ông Tou Thao, người Mỹ gốc Hmong 34 tuổi – để ngăn những người qua đường tránh xa khu vực đó.

Ông Floyd sau đó đã tử vong trong lúc bị giam giữ ở đồn cảnh sát và cái chết của ông làm dấy lên các cuộc biểu tình để phản đối bất bình đẳng chủng tộc và nạn cảnh sát sử dụng vũ lực thái quá trên các thành phố lớn ở khắp nước Mỹ từ 28/5.

Tranh luận chủng tộc

“Một trong những cảnh sát đó là người gốc Á, chỉ đứng và không hành động gì cả,” Bảo Phi, một nhà thơ từng là người tị nạn chiến tranh Việt Nam hiện đang sống ở Minneapolis, nói về hình ảnh này. “Không biết liệu những người da đen sẽ nhìn vào bất kỳ ai trong sắc dân của chúng ta với sự phẫn nộ không; Không biết liệu những người châu Á sẽ đứng về phía những người cảnh sát và chống lại người da đen, hay liệu chúng ta sẽ xấu hổ không còn mặt mũi nào nữa.”

Gaosong Heu, một phụ nữ gốc Hmong ở Minneaplolis-St. Paul nói với NPR rằng cô cảm thấy “xấu hổ về hành động sai trái của ông Tou Thao trong vụ giết người này” nhưng hơn thế là “phản ứng trong cộng đồng của cô và gần như là bênh vực ông ấy trong trường hợp này.”

Cựu cảnh sát Thao bị đuổi việc cuối tháng trước và sau đó đã bị truy tố – cùng hai người khác – về tội trợ giúp và tiếp tay giết người. Ông Chauvin bị buộc thêm tội giết người cấp độ 2 sau khi bị buộc tội ngộ sát cấp độ 2, theo tài liệu toà án hôm 3/6.

Người Hmong từng là nạn nhân của cảnh sát khi Fong Lee, một trẻ vị thành niên của cộng đồng này bị một cảnh sát da trắng ở Minneapolis giết chết hồi năm 2006, và người cảnh sát này đã không bị trừng phạt.

Ông Bảo Phi phân vân rằng liệu “những cộng đồng của chúng ta có còn nhớ những liên minh giữa người Hmong, người da đen và những người không phải da trắng khác trong cuộc tranh đấu vì công lý cho Lee” hay không.

Hôm 31/5, mẹ của Lee đã ra trước công chúng với một bài phát biểu đầy xúc động, trong đó bà khích lệ cộng đồng người Hmong đứng về phía cộng đồng người da đen. Nói về cái chết của Floyd, bà gọi “đây là điều làm chúng ta đau đớn. Chúng ta phải cùng chung tay với họ.”

Có khoảng 64.000 người Hmong, có nguồn gốc từ Lào, Việt Nam và một số vùng của Trung Quốc, đang sinh sống ở Minneapolis-St.Paul và theo cuộc điều tra thăm dân số Mỹ năm 2010, cộng đồng người châu Á tăng nhanh hơn bất cứ nhóm chủng tộc nào khác ở Mỹ trong vòng 10 năm từ năm 2000.

Nhiều người trong cộng đồng gốc Á có sự kỳ thị ngầm đối với người da đen, theo Catherine Tran, một người Mỹ gốc Việt đang sinh sống ở California, và theo cô đây là “thời điểm quan trọng đối với người Mỹ gốc Á để giải quyết và tích cực chống lại sự kỳ thị và chống người da đen trong cộng đồng của chúng ta.

“Chúng ta phải khiến những thành viên trong cộng đồng của chúng ta, như (cựu cảnh sát) Thao, chịu trách nhiệm cho những hành động của họ và đối mặt với chính sự kỳ thị người da đen của chúng ta,” Catherine Tran nói.

Nhà thơ và nhà hoạt động Ed Bok Lee nói với NPR rằng có những người Mỹ gốc Á chống người da đen vì có thể là họ “nhìn người da đen qua một lăng kính bá quyền da trắng về kỳ thị và phân biệt chủng tộc kiểu thuộc địa”. Ông Lee nói đây là “lúc nhìn lại mình” cho những người Mỹ gốc Á và để tận dụng được khoảnh khắc này, người Mỹ gốc Á cần mở lòng thật nhiều về những chấn thương từ lịch sử kỳ thị và thuộc địa.

Người gốc Á trong những tháng gần đây là nạn nhân của sự kỳ thị ở Mỹ khi họ bị tấn công bằng cả lời nói và trên thân thể vì nguồn gốc đại dịch virus corona xuất phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.

Ai cũng có thể là George Floyd

Tuy nhiên giới trẻ trong Mỹ gốc Á, đặc biệt là cộng đồng Việt, không trải qua sự kỳ của người da đen mà thế hệ lớn tuổi gốc Việt khi mới sang Mỹ từng trải qua, nên họ không chống người da đen, theo chủ tịch Cộng đồng người Việt ở Houston và vùng phụ cận. Người từng là trung tá lục quân Hoa Kỳ nói ông ủng hộ giới trẻ tham gia các cuộc biểu tình đòi công lý cho người Mỹ gốc Phi.

“Chuyện xảy ra với George Floyd cũng có thể xảy ra với mình. Khi người ta kỳ thị chủng tộc Mỹ đen thì người ta cũng có thể kỳ thị chủng tộc mình. Người gốc Việt cũng là một nhóm sắc dân thiểu số và dân nhập cư nên sẽ có thể là mục tiêu kỳ thị của những nhóm thượng đẳng da trắng như KKK,” ông Quốc Anh nói và cho rằng thế hệ trẻ gốc Việt lo lắng cho tương lai của họ. Do đó ông hiểu được việc người trẻ muốn tham gia biểu tình để đòi công lý để sau này không bị là nạn nhân của kỳ thị chủng tộc.

Theo ông Quốc Anh, người Mỹ da đen đã từng đấu tranh cho nhân quyền thời những năm 1960, và điều đó giúp cho cộng đồng người Việt khi sang Mỹ được hưởng những quyền đó.

“Người Mỹ đen thắng (giành quyền bình đẳng cho người thiểu số) thì mình cũng thắng. Mình cũng phải cám ơn họ. Mình nên giúp người Mỹ đen trong việc cải biến việc kiểm soát của cảnh sát sao cho tốt đẹp hơn.”

Phong trào biểu tình ở Mỹ sau cái chết của George Floyd sau đó đã lan san nhiều quốc gia khác, trở thành cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc. Tại Mỹ, những người biểu tình đã kêu gọi dừng cấp ngân sách cho lực lượng cảnh sát vì sự tàn bạo của họ đối với người da đen.

Dân biểu gốc Việt của Hạ viện tiểu bang Massachussett, Trâm Nguyễn, kêu gọi tất cả mọi người “dùng mọi diễn đàn và tăng cường sức mạnh của chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào để đối mặt với sự kỳ thị trong cuộc sống, luật lệ và các thể chế của chúng ta.”

Ông Hoàng Murphy, một người Mỹ gốc Việt hiện đang tranh cử vào Hạ viện tiểu bang Minnesota đại diện quận 67A, nói rằng “cái chết gần đây của George Floyd do cảnh sát Minneapolis gây ra nên là một sự nhắc nhở sâu đậm rằng không có cuộc sống nào của chúng ta có ý nghĩa cho đến khi cuộc sống của người da đen có ý nghĩa.”
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 10/06/2020 lúc 11:23:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Giới trẻ Việt ở Mỹ kêu gọi ủng hộ phong trào đòi công lý sắc tộc

UserPostedImage
Người biểu tình gốc Á giơ khẩu hiệu ghi 'Yellow Peril Support Black Power' trong cuộc biểu tình ở Centreville, bang Virginia (Ảnh do Quinton Tăng chụp)

Một số người trẻ Mỹ gốc Việt tham gia hay ủng hộ các cuộc biểu tình đòi công lý sắc tộc tại Mỹ kêu gọi các thế hệ cha anh ‘hãy tìm hiểu những gì đã xảy ra đối với người da màu’ và cùng lên tiếng.
Các cuộc biểu tình ‘Hãy coi trọng sinh mạng người da màu’ (Black Lives Matter) trên khắp nước Mỹ khởi sự từ cái chết của một người Mỹ gốc Phi tên George Floyd sau khi ông này bị cảnh sát khống chế hôm 25/5 ở Minneapolis, bang Minnesota.
‘Thay đổi nhận thức nhờ mạng xã hội’
Anh Quinton Tăng, 25 tuổi, cựu sinh viên Đại học James Madison hiện đang làm kế toán tại thủ đô Washington D.C., là một trong những người trẻ gốc Việt tham gia phong trào này.
Không nói được nhiều tiếng Việt, anh Quinton nói với VOA bằng tiếng Anh rằng ‘lúc đầu anh rất bàng quan và không cảm thấy phẫn nộ’ ngay cả sau khi xem đoạn video cho thấy George Floyd bị cảnh sát quỳ đè lên cổ.
“Bởi vì tôi đã chai sạn trước những sự việc như thế này xảy ra ở Mỹ, những việc đó đã xảy ra quá thường xuyên đến mức tôi bị ru ngủ vào cảm giác mọi thứ đương nhiên là như thế,” anh giải thích.
Tuy nhiên, Quinton đã có sự thay đổi lớn về lập trường khi anh nhận thấy sự bức xúc bùng nổ trên mạng xã hội. Từ đó, anh nói, anh hiểu đoạn video đó có ý nghĩa như thế nào đối với hàng triệu người Mỹ.
“Họ đã thấy hành động đó (của viên cảnh sát) là sự cộng dồn của những gì đã xảy ra ở đất nước này trong hàng chục, thậm chí là hàng trăm năm,” anh cho biết và nói anh đã bắt đầu tin vào chính nghĩa của phong trào ‘Black Lives Matter’.
“Tôi cho rằng việc họ cất lên tiếng nói để mọi người nghe thấy và để cho những mối quan ngại của họ được cả thế giới nghe thấy là rất quan trọng. Đó là lý do tôi nghĩ rằng các cuộc biểu tình và phong trào vận động trên mạng xã hội sẽ giúp tất cả mọi người chúng ta trở nên tốt hơn,” anh giải thích.
‘Đừng bị lạc hướng về biểu tình’
Về tình trạng cướp phá ‘ăn theo’ các cuộc biểu tình, anh Quinton nói những hành động ấy đã khiến mọi người ‘bị lạc hướng về những gì đang thật sự xảy ra và là cái cớ để mọi người không nghe, không tin vào phong trào đấu tranh’.
“Tôi biết điều này bởi vì sự tập trung của rất nhiều người, nhất là trong cộng đồng gốc Việt, là các hành động bạo loạn và hôi của,” anh phân trần. “Nhưng thành thật mà nói, những cuộc biểu tình này đã xảy ra trên khắp 50 tiểu bang và vô số các thành phố trong khi chúng ta chỉ nghe có bạo loạn và hôi của chỉ ở vài thành phố có thể đếm trên đầu ngón tay.”
“Việc có người bạo loạn và hôi của là điều hết sức tồi tệ, nhưng đó không nên là trọng tâm chú ý của mọi người về toàn bộ phong trào,” anh kêu gọi và khẳng định phong trào ‘Black Lives Matter’ ‘không hề dung dưỡng cho những hành động phạm tội này’.
Anh cho biết cuộc biểu tình mà anh cùng bạn gái tham gia tại Centreville, bang Virginia, hôm 5/6 ‘vô cùng ôn hòa và thân ái’. “Không có ai đập phá gì hết,” anh nói và cho biết ba mẹ anh không hề phản đối việc anh xuống đường mà ‘chỉ lo cho sức khoẻ của anh trong lúc còn dịch bệnh virus corona’.
“Những người biểu tình chúng tôi đi trên vỉa hè, không chặn giao thông và cũng không vi phạm luật lệ gì cả. Tất cả chúng tôi đều đeo khẩu trang và cố giữ khoảng cách tương đối xa với nhau. Chúng tôi cũng gửi ra một bản hướng dẫn cần phải làm gì để giữ an toàn khi đi biểu tình trong mùa dịch,” anh cho biết.
Theo lời anh, sau khi đi biểu tình về, hiện nay anh cùng bạn gái ‘tự cách ly trong vòng hai tuần lễ’ và ‘sẽ đi xét nghiệm virus corona trong vài ngày tới’.
“Những người biểu tình không ra đường bởi vì họ muốn ra đường mà vì họ nhận thấy rằng có những điều sai trái cần phải được sửa chữa,” anh phân trần.
‘Đừng thu mình trong cộng đồng’
Quinton nói nhiều người đồng trang lứa trong Thế hệ X của anh ủng hộ biểu tình ‘vì thông điệp mà nó truyền đạt và đương nhiên không ủng hộ bạo loạn và cướp bóc’ và ‘vì những gì chúng tôi được giáo dục ở trường học và những gì chúng tôi tìm hiểu rằng có những điều bất công đang diễn ra’.
“Tôi muốn nói với những người gốc Việt khác rằng bây giờ là lúc phải lên tiếng để sửa chữa những gì đã đổ vỡ. Chúng ta không chỉ ngồi yên đợi mọi thứ tự điều chỉnh. Chúng ta phải là sự thay đổi mà chúng ta muốn thấy.”
“Tôi đã thấy trong cộng đồng người Việt rất nhiều người không chủ động làm điều đó bởi vì chúng ta giống như sống trong cái vỏ ốc của mình và rằng nếu chuyện đó không ảnh hưởng đến mình thì mình không cần quan tâm.”
“Đối với các thế hệ chú bác trong cộng đồng, tôi muốn nói rằng đây là lý do mà các bậc cha mẹ luôn đặt nặng việc học hành lên con cái. Tôi đã nghe theo lời người lớn để học hành chăm chỉ để có được tấm bằng thạc sỹ. Với tất cả những gì tôi học được, tôi tin rằng mình đang làm điều đúng đắn. Chúng tôi đã nghe theo lời của người lớn vậy người lớn có chịu nghe giới trẻ chúng tôi không,” anh kêu gọi.
‘Khác biệt thế hệ’
Cô Kristine Lý, một sinh viên vừa tốt nghiệp ngành Sinh lý học và Khoa học Thần kinh tại Đại học California, San Diego, cho VOA biết cô ‘ủng hộ nhiệt thành’ phong trào đòi công lý cho người da màu, nhưng vì trong nhà có người lớn tuổi nên cô không thể ra đường tham gia biểu tình vì ‘sợ bị nhiễm virus corona.’
Thay vào đó, cô quyên góp trên mạng xã hội cho phong trào, cô cho biết và nói phong trào đấu tranh hiện nay ở Mỹ đã cho thấy ‘sức mạnh của mạng xã hội’.
“Là một người phụ nữ Mỹ gốc Á, tôi lớn lên với suy nghĩ rằng cảnh sát chính là an ninh và an toàn,” cô giãi bày bằng tiếng Anh vì không nói sõi tiếng Việt. “Tôi có được đặc ân đó nhưng không phải tất cả mọi người đều giống vậy, nhất là đối với những người da đen trong nhiều năm qua.”
“Ba mẹ tôi đã làm việc vất vả và hy sinh rất nhiều để tôi được vào đại học và đạt được ước mơ của mình, giờ đây tôi phải làm sao vận dụng những gì đã học để tiến về phía trước,” cô cho biết.
“Tôi nhận ra rằng tôi phải tranh thủ phong trào đấu tranh vào lúc này và vận dụng những kiến thức mà tôi đã học được để ủng hộ chính nghĩa và đấu tranh cho công lý. Thật là hay khi có rất nhiều người trẻ xuống đường tuần hành và tranh đấu cho quyền của họ và cho những gì họ tin vào,” Kristine nói.
Tuy nhiên, cô gái trẻ gốc Việt thừa nhận những người lớn tuổi trong cộng đồng người Việt ‘không chia sẻ quan điểm của cô về cuộc biểu tình’.
“Tôi không nghĩ sẽ là khôn ngoan nếu những người trẻ chúng tôi tìm cách tranh luận và hét vào mặt ba mẹ rằng tại sao cha mẹ không tin vào những gì con tin? Tại sao cha mẹ không tin vào chính nghĩa của ‘Black Lives Matter’,” cô giãi bày và cho rằng cách tốt nhất là tìm khoảng giữa (middle ground) để dung hòa lập trường của hai bên.
“Họ sống một cuộc sống rất khác. Họ không có những trải nghiệm giống như người da đen. Tôi hiểu lý do tại sao họ tin tưởng vào những gì họ đang tin tưởng,” cô giải thích.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.095 giây.