logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/06/2020 lúc 11:08:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh họa.

Nhân Father’Day, ngày truyền thống hàng năm của người dân Hoa Kỳ, chạnh lòng tưởng nhớ Cha Mẹ đã khuất, tôi không khỏi ngậm ngùi thương nhớ, tự hào về Cha và ngưỡng phục về Mẹ.
Tôi tự hào về Cha, vì hầu hết cuộc đời Cha tôi đã sống và hành động lương hảo theo niềm tin tôn giáo, sống có lý tưởng và hành động tích cực, hy sinh quên mình đấu tranh cho mục tiêu lý tưởng cao đẹp của mình.
Vâng, Cha tôi sinh năm 1907, thuở thiếu thời đi tu tại Tiểu chủng viện Hàng Nguyên, Tỉnh Hà Đông, Giáo phận Hà Nội. Vào những năm cuối thập niên 1930 hay đầu thập niên 1940, khi đang học năm cuối chương trình tu đức ở Tiểu chủng viện (tương đương lớp 11 hay 12 Trung học sau này) Cha tôi đã không được tiếp tục đường tu để trở thành Linh mục Công giáo, vì ở trong nhóm cầm đầu bãi khóa không vào lớp để yêu cầu Ban Giám đốc chủng viện đối xử bình đẳng giữa Cố Tây (linh mục người Pháp) và Cha Ta (linh mục người Việt). Vì sự bất bình đẳng không chỉ thể hiện qua cách cư xử đãi ngộ khác biệt trong đời sống giữa Cha Ta và Cố Tây, mà còn thể hiện qua cách xưng hô, Cha Tây thì gọi là “Cố”, Cha Ta thì gọi là “Cha”. Theo ý nghĩa danh xưng tiếng Việt “Cố” là “bố” của “Cha”. Đồng thời yêu cầu được đối xử bình đẳng giữa chủng sinh người Việt và các chủng sinh thuộc Pháp (có quốc tịch Tây). Việc bãi khóa tại một Tiểu chủng viện là biến cố chưa từng xảy ra (lịch sử Giáo hội gọi là năm loạn tràng hay loạn trường như Mẹ tôi nói) và là một lỗi nặng vì vi phạm “đức vâng lời bề trên” vốn là nhân đức hàng đầu của các đấng bậc tu trì. Vì vậy, sau biến cố “vô tiền khoáng hậu này”, Cha tôi không còn cơ hội làm linh mục, trở thành thầy tu vĩnh viễn hay có quyền xuất tu vào đời bất cứ lúc nào nếu muốn.
Đầu tiên, khi rời Tiểu chủng viện, nhận bài sai của giáo quyền đi làm thày giảng tại một Giáo điểm truyền giáo ở vùng Thượng Du Cao-Bắc-Lạng, nơi đa số là các sắc dân thiểu số (người mán, người Mường, người Nùng…). Sau vài năm giảng đạo ở vùng này, Cha tôi được chuyển về làm thầy giúp xứ nơi xứ đạo Mẹ tôi thuộc vùng trung du Bắc Việt. Nơi đây Cha tôi đã xuất tu khi gặp Mẹ tôi và cùng trở về sống nơi quê nội.
Đầu năm 1945, Cha tôi đưa Mẹ tôi về quê ngoại khi sắp sinh tôi rồi đi biệt tăm biệt tích như Mẹ tôi kể. Mẹ tôi nói sinh tôi vào đêm 19-5 ta năm Ất dậu, sinh được một lúc thì gà gáy sáng lần thứ nhất. Vì thời đó ở nhà quê không có đồng hồ, thời gian ban đêm thường căn cứ vào tiếng gà gáy đễ tính canh giờ (như giờ tý, canh ba lời của một bài hát của cố nhạc sĩ Song Ngọc). Mẹ tôi đã sinh tôi một mình vào đúng nạn đói 1945. Nhưng nhờ Bà Ngoại tôi, một góa phụ, thuộc hàng khá giả ở nông thôn Miền Bắc lúc bấy giờ đã nuôi nấng đùm bọc, nên Mẹ con đã được sống những ngày no đủ. Bà ngoại tôi mất khi tôi mới hai tuổi. Lúc đó, quê ngoại tôi thuộc “vùng tự do” (vùng kháng chiến do Việt Minh kiểm soát, tương tự như “vùng giải phóng” do Việt cộng kiểm soát trong cuộc chiến tranh Quốc-Cộng sau này, khác “vùng tề” do Pháp cai trị). Vì là con gái út có ba người chị đã lập gia đình ở riêng, nên Mẹ tôi tiếp tục một thân một mình vừa nuôi con, vừa gánh vác công việc đồng áng, cai quản sản nghiệp bà Ngoại tôi để lại.
Thế rồi vào năm 1949, khi tôi được 4 tuổi, thì một hôm có một người khách lạ đến gặp Mẹ tôi. Một ngày sau Mẹ con tôi theo người này qua “vùng tề” gặp Cha tôi ở Phủ Lý, thuộc tỉnh Hà Nam. Tôi đã gặp người mà Mẹ tôi nói với tôi “Thầy mày đấy”. Tôi, một thằng bé bốn tuổi quen sống nơi làng quê với lũy tre xanh, lần đầu tiên thấy cảnh phố phường, gặp người đàn ông xa lạ mới biết là cha mình. Tôi không khỏi bẽn lẽn ngại ngùng và xa cách. Nhìn Cha tôi, một người ăn mặc đồ Tây (veston) tương phản với Mẹ tôi quê mùa đầu vấn chít khăn nhung mỏ quạ. Ngồi trên chuyến xe hàng theo Cha về Nam Định, dọc đường xe ngừng, đổ nước cho máy nguội. Tôi thấy dưới đường người bán hàng rong rao bán đủ thứ. “Kem đây, kem đây, ai ăn kem không” là tiếng rao của một thằng bé tuổi lớn hơn tôi. “U, con muốn ăn kem” tôi nói với “U” là tiếng gọi Mẹ ở nhà quê. Mẹ tôi làm gì có tiền, tất nhiên rồi, nên đã chỉ Cha tôi ngồi băng ghế trước. Tôi ngập ngừng vỗ nhẹ vai Cha tôi và nói lí nhí “Thầy, con muốn ăn kem”. Cha tôi lẳng lặng móc ví lấy đưa cho tôi mấy xu gì đó và nói nhỏ vào tai tôi “gọi cậu, đừng gọi Thầy”. Thì ra đó là cách gọi Cha Mẹ ở thành thị lúc đó là “Cậu, Mợ”. Thế nhưng kể từ đó tôi gọi Cha tôi là “Cậu” song vẫn gọi Mẹ tôi là “U” như cách gọi ở nhà quê. Sau này móc nối các sự kiện kết hợp với lời kể của Mẹ, tôi được biết đầu đuôi như sau:
Đầu năm 1945, sau khi đưa Mẹ tôi trở về quê ngoại sinh ra tôi. Cha đã lên Hà Nội tham gia “cướp chính quyền” của Việt Minh vào tháng 8-1945 và biệt tăm. Tôi đoán Cha tôi đã được Việt Minh (Tổ chức mặt nạ của đảng CSVN) móc nối từ lúc ông là thày tu giảng đạo trên miền thượng du Bắc Việt (Cao, Bắc, Lạng), cái nôi phát động kháng chiến chống Pháp 8 năm sau này(1946-1954) của Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Trước khi phát động các cuộc biểu tình của quần chúng cướp chính quyền ở Hà Nội và các thành phố, có lẽ cần chuẩn bị có những người đọc thông viết thạo tiếng Pháp, nên họ đã nghĩ đến Cha tôi. Sau đó, khi phát động kháng chiến chống Pháp vào tháng 12-1946, có lẽ vì thấy Cha tôi không chỉ thông thạo tiếng Pháp mà còn là một nhà tu Công giáo xuất tu, là vỏ bọc rất tốt nên đã tìm cách gài Cha tôi vào làm việc tại Sở mật thám Pháp hay còn gọi là Phòng Nhì (Deuxème Bureau) ở Nam Định. Đến năm 1949, một người liên lạc viên đã về quê ngoại tôi lúc đó thuộc vùng “tự do” của Việt Minh, khác vùng tề của Pháp, đón Mẹ con tôi lên Phủ Lý, thủ phủ tỉnh Hà Nam. Mẹ tôi gọi tên liên lạc viên này là “chú Thủ” dường như gốc dân tộc thiểu số, là một bổn đạo thân tín của Cha tôi khi ông còn là thầy tu giảng đạo ở vùng Việt Bắc.
Tại Nam Định, gia đình tôi cư ngụ ở phố Hàng Nồi khi Cha tôi làm việc ở Sở Mật Thám Pháp. Cha mẹ và tôi sống chung chưa đầy một năm thì dường như Cha tôi bị lộ, sau khi đưa một sĩ quan Việt Minh Tiểu đoàn Trưởng (tên Bảo) về trá hàng, Pháp phát hiện, nghi ngờ sao đó, đổi Cha tôi về một chi nhánh của Phòng Nhì Pháp ở Phủ Lý. Một lần, có một khách lạ đến gặp và ở qua đêm với Cha tôi và rù rì nói chuyện với nhau. Sáng ra tôi thức dạy thì người này đã ra đi lúc nào tôi không biết. Một thời gian ngắn sau đó, Cha tôi nói Mẹ tôi đưa tôi và đứa em trai mới sanh ít tháng trở về quê ngoại. Mẹ tôi lại một mình làm ruộng vất vả nuôi hai đứa con thơ dại. Đứa em tôi sau bị bệnh thương hàn, ở nhà quê không có thuốc Tây, chỉ uống thuốc Nam, nên em tôi đã qua đời khi mới đầy năm. Còn Cha tôi lại cất bước ra đi vào Miền Nam làm công nhân cạo mủ ở đồn điền cao su đất đỏ Hớn Quản, Quản Lợi (sau này là Bình Long, An Lộc).
Năm 1954 Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Mẹ tôi liên lạc với người em trai đi lính Quốc gia (Chú Thất) và được người em chồng khai vào gia đình để được di cư vào Miền Nam tìm gặp lại Cha tôi.
Khi vào đến Saigon, Mẹ tôi nhờ một người cháu họ từng làm ở đồn điền cao su, lấy chồng ở Saigon, đưa tìm gặp lại Cha tôi. Thật bất ngờ khi nhìn lại người Cha gầy ốm trong bộ đồ công nhân đồn điền cao su; trái ngược với hình ảnh mập mạp oai vệ trong bộ đồ lớn khi tôi gặp lần đầu Cha tôi đang làm ở Sở Mật Thám Pháp Nam Định, cũng như lần sau cùng chia tay năm 1951. Gặp lại Mẹ con tôi, cha tôi đã không vui mừng còn trách cứ mẹ tôi là đã viết thư nói “nước nhà sắp độc lập, mẹ con cứ ở ngoài Bắc, tôi sẽ trở về”. Có lẽ Cha tôi đã “ăn phải bả tuyên truyền” của Việt Minh tức Cộng Sản, như Mẹ tôi phàn nàn.Và cũng có lẽ Cha tôi cũng như nghiều người yêu nước khác, vẫn không nhận ra bộ mặt thật của Việt Minh. Một tổ chức trá hình của đảng CSVN (Việt Nam Độc Lập đồng minh hội) ngụy dân tộc để huy động lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm của nhân dân kháng chiến chống Pháp, không phải để giành độc lập cho dân tộc, mà chỉ “ngụy dân tộc”, cướp chính quyền thực hiện chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam hậu Pháp thuộc.
Thế nhưng sau cùng, với sự thúc đẩy của người anh con cô cậu ruột với Mẹ tôi, (cậu Vũ Đức Kiện) cũng làm ở đồn điền cao su này vì có Tây học dù trình độ kém Cha tôi. Ông nói với Mẹ tôi, rằng “Bằng mọi giá cô phải đưa chú ấy ra khỏi nơi đây, nguy hiểm lắm. Vì mỗi khi có cuộc đình công, công nhân họ phải đến nhà bảo vệ chú ấy ngày đêm”. Có lẽ Cha tôi là một trong những người lãnh đạo phong trào công nhân ở đồn điền cao-su đấu tranh đòi quyền lợi lao động.
Tôi không rõ Mẹ tôi đã thuyết phục thế nào, có kể lại các cuộc đấu tố dã man vợ con ông Cai Đích ở làng Phù Thụy, hay cho dân chúng vào cướp sạch lúa gạo tài sản của ông bà Lý Quốc Chương ở Lạt Sơn (thân phụ mẫu của luật sư Lý Quốc Sỉnh sau này tôi tập sự luật sư) là những làng sát cạnh làng Bút Sơn quê Ngoại tôi. Chỉ biết rằng cuối cùng cha tôi từ bỏ ý định đem gia đình trở về Bắc, đồng ý theo Mẹ con tôi ra sống tại một trại di cư có tên Bào Trai, thuộc tỉnh Long An. Nơi đây, một lần duy nhất tôi biết, có một người Cha tôi gọi là chú Hựu hay Xứng, từ đồn điền cao-su, đã đến trại di cư tìm gặp, ở lại vài ngày, khuyến dụ Cha tôi một câu trong đêm tôi ngủ cạnh, mà tôi nhớ mãi: “Anh trở lại với chúng em. Vì chúng em rất cần anh”. Nhưng Cha tôi chỉ nói “để tôi tính”. Sau đó không lâu, cái “để tôi tính” là Cha tôi đã đưa cả gia đình lên cao nguyên, đến một trại di cư mới mở thuộc Ban mê thuột làm ruộng, làm rẫy để sống những ngày cơ cực, ăn uống thiếu thốn để cuối cùng chết vì lao lực vào năm 1960 ở tuổi 53 (1907-1960).
Như vậy là Cha Mẹ tôi trước sau chỉ sống chung 2 năm đầu (1944-1945) 2 năm giữa (1949-1951) và 6 năm cuối (1954-1960), vị chi là 10 năm. Hạnh phúc có là bao?
Mẹ tôi lại tiếp tục nuôi con một mình, khi tôi ở tuổi 15 (1945-1960). Mẹ con tiếp tục làm ruộng rẫy, trồng lúa lốc, đậu, ngô, khoai sắn và gói bánh chưng, bánh tẻ bán vào giờ tan lễ Chủ nhật hay ngày thường đôi khi tôi đi bán bánh rong… để nuôi thân.
“Mẹ ơi!
Mẹ có nhớ những chiều nắng Hạ
Ta vào rừng tìm hái lá dong
Đem về ta gói bánh chưng
Con đem đội bán khắp vùng Chi Lăng?(*)
Con tủi phận nên càng gắng học
Mẹ thương con nào quản nhọc nhằn,
Mong sao con sớm thành nhân,
Để Mẹ bớt phần nặng gánh lo toan…” (*)
Vâng, tôi đã cố gắng vươn lên từ tầng đáy của xã hội lên đến tầng cao trở thành một luật sư trong chế độ mà Cha tôi những lúc say sau chén rượu cay uống với khoai mì xào mỡ, đã nguyền rủa, lên án như là “xã hội thối nát, bất công”. Dường như Cha tôi cũng bị nhiễm phần nào bả tuyên truyền về một xã hội “không còn giai cấp, không còn cảnh người áp bức bọc lột người”. Một xã hội không tưởng mà Việt Minh cộng sản vẽ ra để mê hoặc lòng người. Có lẽ vì thế mà Cha tôi đã không đem tài sở học ra cộng tác với chính quyền quốc gia, góp phần cải tạo cái xã hội mà ông cho là “thối nát, bất công” ấy? Phải chăng vì thế mà Cha tôi đã sống trong ảo ảnh bộc lộ qua men say bằng lời tự hào “Ta làm cách mạng, ta không cần vợ, cần con”?
Tiếc rằng Cha tôi đã không sống đến ngày được nhìn thấy đứa con trai độc nhất của mình đã vươn đến tầng cao trong cái “xã hội thối nát bất công” mà ông nguyền rủa. Đồng thời có cơ hội nhìn thấy cái “xã hội không còn cảnh người áp bức bóc lột người” ấy, thực tế đã là một “Xã hội người độc quyền (đảng CSVN) áp bức bóc lột người (toàn dân Việt Nam) sau khi Việt Minh cộng sản năm xưa, Việt Cộng sau này, đã cướp được chính quyền, cộng sản hóa cả nước.
Nhưng thưa Cha,
Điều may mắn là đứa con của Cha, nhờ sống trong một chế độ tự do dân chủ ở Miền Nam, được hấp thụ một nền giáo dục nhân bản, khai phóng, nên đã không bị chủ nghĩa cộng sản mê hoặc. Nhờ đó, đứa con của Cha đã có can đảm từ chối vào đảng CSVN (1-1978) và chọn con đường chống lại chế độ “Thiên đường cộng sản” bánh vẽ, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, dù phải vào tù (1978-1981). Con nghĩ, một trong những yếu tố tạo cơ hội cho con vào đảng CSVN có thể là công lao kháng chiến 8 năm cuối cùng của Cha, dưới sự chủ đạo của đảng CSVN. Và phải chăng cũng nhờ đó công an chế độ này đã “chiếu cố” chỉ bỏ tù con 3 năm thay vì cả chục năm như lời Đội trưởng chấp pháp T.A.N nói với con. Vì người đảng viên CS làm công tác tư tưởng và ngỏ lời “mời” con vào đảng là Thiếu úy công an khu vực trường học tên S. đã đánh giá con thế này: “Đồng chí là người có lý lịch tốt, cha tham gia kháng chiến chống Pháp, ở lại Miền Nam nhưng không cộng tác với địch. Bản thân đồng chí đã phấn đấu từ nghèo khổ vươn lên, là người có năng lực, nhiệt thành trong công tác giảng dạy và phong trào và có ảnh hưởng quần chúng tốt…”.
Thế nhưng thưa Cha,
Con đã không hối tiếc cơ hội mà nhiều người cùng thời mơ ước, phấn đấu vào đảng CSVN để chia ghế chia phần, bù đắp những năm tháng hy sinh gian khổ đấu tranh sau khi “cướp chính quyền”. Trái lại, con rất tự hào là đã vượt khỏi được sự cám dỗ của quyền và lợi, không bị đồng hóa với sự ác. Có thể nhờ đó đã được Thượng Đế chí công bù đắp cho cả gia đình, vợ chồng và bốn đứa cháu của Cha đã và đang được sống sung túc và hạnh phúc tại Hoa Kỳ 28 năm qua. Một đất nước văn minh tự do dân chủ và giàu có bậc nhất thế giới. Con cháu của Cha đều thành đạt trên xứ lạ quê người. Để giờ đây hội nhập vào truyền thống văn hóa bản địa, ngày tưởng nhớ Cha “Father’ Day”, con tưởng nhớ, tự hào về Cha và ngưỡng phục về Mẹ.
Tự hào về Cha, vì hầu hết cuộc đời Cha đã sống và hành động lương hảo theo niềm tin tôn giáo, sống có lý tưởng và hành động tích cực, hy sinh quên mình đấu tranh cho mục tiêu lý tưởng cao đẹp của mình. Nhất là dù xa cách và sự cách biệt trình độ học thức với người vợ quê mùa, nhưng Cha đã giữ trọn niềm chung thủy với Mẹ của con. Nhưng con cũng ngưỡng phục Mẹ vì trong những năm dài xa cách, Mẹ vẫn giữ lòng chung thủy tuyệt đối với Cha; đã vất vả trăm bề nuôi dạy con khôn lớn thành người lương hảo.
Tưởng nhớ Cha và Mẹ đã khuất.

Father Day 2020
Thiện Ý
_____________
(*) Trích từ bài thơ “Nhớ Mẹ Hiền” viết từ nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu năm 1980.
(*) Chi Lăng là tên trại di cư gia đình tôi sống, cách thành phố Ban mê thuột khoảng 8 cây số.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.