logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/08/2013 lúc 08:52:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ông Luyện xúc động nhận lại bức ảnh chân dung của mẹ. (Credit: ABC)
13 kỷ vật mà các cựu chiến binh Úc thu thập được trong chiến tranh Việt Nam những năm từ 1966 đến 1971 đã trở về với chủ nhân của nó. Trong lễ trao kỷ vật được tổ chức hôm 5/8 tại tỉnh Bình Định, có những người đã khóc ngất đi khi nhận lại kỷ vật người thân.

Trong những kỷ vật này, có tấm chân dung bà Phan Thị Diễn (1905-1985), ở thôn Đông Yên, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Bức chân dung này được ông G.W. Dennis (cựu chiến binh Australia, nguyên cố vấn thuộc Trung đoàn 5, Sư đoàn 1, hoạt động tại tỉnh Quảng Nam) thu được và cất giữ từ hơn 40 năm nay. Khi đó, giữa một ngôi làng không một bóng người, ông Dennis thấy có một ngôi nhà đang cháy. Ông vào kiểm tra thì thấy một khung hình vỡ có bức chân dung, phía sau ghi nhiều chữ ở mặt sau nên ông lấy và cất giữ cẩn thận.

Ông Vũ Năng Luyện (85 tuổi, ở TP Đà Nẵng), con trai bà Diễn, xúc động bày tỏ khi nhận được bức chân dung: “Tôi thật sự bất ngờ khi biết một cựu chiến binh Úc lại cất giữ cẩn thận bức chân dung của mẹ tôi. Cả đêm qua, tôi không ngủ được chỉ mong sớm đến Bình Định để tận mắt nhìn thấy bức chân dung của mẹ. Bây giờ nhìn bức chân dung, tôi như được gặp lại mẹ và em trai.”

Còn ông Derrill de Heer, một cựu chiến binh Úc, thành viên dự án “Những linh hồn phiêu bạt”, chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng về bức tranh không biết được vẽ bằng chất liệu gì nhưng rất đẹp. Trước đây, chúng tôi từng có thời gian tham chiến ở Việt Nam nên tôi thấu hiểu được nỗi mất mát của người lính, của người mẹ Việt Nam nên chúng tôi muốn làm một điều gì đó cho các bạn.”

Những lá thư nhận được sau 40 năm

Trong những kỷ vật được trao lại lần này, có 12 lá thư được trao cho 3 cựu chiến binh còn sống, 5 thân nhân những người lính đã hy sinh. Trong đó, ông Huỳnh Hữu Ân (66 tuổi, ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) nhận lại 4 lá thư do chính ông viết gửi về hỏi thăm gia đình nhưng thư mãi không thể đến tay cha mẹ nữa.

Ông Ân kể: “Thời chiến tranh, tôi chiến đấu ở chiến trường tỉnh Kom Tum. Nghe tin quê nhà bị càn quét, tôi viết thư để thăm hỏi tình hình gia đình và báo tin mình ở chiến trường. Tuy nhiên, tôi chỉ nhận được một lá thư hồi âm. Hôm nay, nhận lại những bức thư do chính mình viết ra, tôi thật sự cảm động về tình cảm, ý nghĩa việc làm của những cựu chiến binh Úc”.

Còn bà Huỳnh Thị Sáu (65 tuổi, ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) nhận lại bức thư của mẹ gửi năm 1968 chia sẻ: “Biết tin tôi có trong danh sách trao trả thư của người thân thất lạc trong chiến tranh tôi mừng lắm nhưng cũng hồi hộp không biết má tôi khi đó viết gì trong thư.”

“Linh hồn phiêu bạt” trở về

Việc trao kỷ vật này nằm trong khuôn khổ dự án “Những linh hồn phiêu bạt” do một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học New South Wales và các cựu chiến binh Úc thực hiện từ năm 2010. Mục đích chính của dự án là chuyển cho phía Việt Nam những thông tin chính thức Australia đang lưu giữ liên quan đến việc xác định danh tính và các địa điểm chôn cất các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh trong các cuộc đụng độ với quân đội Úc và New Zealand trong chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra, dự án còn trao trả kỷ vật cho thân nhân những người đã hy sinh và cựu chiến binh.

Tiến sĩ Bor Hall, người dẫn đầu chuyến đi lần này của dự án “Những linh hồn phiêu bạt”, bày tỏ: “Chúng tôi từng tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam nên thấu hiểu nỗi mất mát do chiến tranh gây ra. Tuy nhiên, khi quay lại Việt Nam, chúng tôi được các bạn ủng hộ và giúp đỡ rất chân thành. Bởi thế, chúng tôi muốn làm một điều gì đó cho các bạn. Những kỷ vật chứa đựng tình cảm gia đình của những người ở hậu phương và trên trận tuyến. Trân trọng với những tình cảm ấy, chúng tôi quyết tâm gửi lại cho chủ nhân và thân nhân.”

Trong chuyến trở lại Việt Nam lần này, cùng với Bình Định, các cựu chiến binh Úc đã mang các kỷ vật thu thập ở các chiến trường như Phước Tuy (nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Biên Hoà (Đồng Nai) và Long Khánh về với chủ nhân. Trong bộ sưu tập, còn có 40 bức phác hoạ bút chì thu thập tại chiến trường Long Tân năm 1966, mà tác gỉa của chúng được phỏng đoán thuộc Trung đoàn 275; 19 bức hoạ vẽ tranh màu nước tìm thấy ở Phước Tuy; chiếc nhẫn của một người lính tên Nguyễn Văn Sang thuộc K9, D440/C3, tiểu đoàn D445….
Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.