logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/07/2020 lúc 01:30:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi có dịp sống qua nhiều nơi và nhận thấy là không nơi đâu mà những từ ngữ “tổ quốc,” “quê hương,” “dân tộc”... được nhắc đến thường xuyên - như ở xứ sở của mình: tổ quốc trên hết, tổ quốc muôn năm, tổ quốc anh hùng, tổ quốc thiêng liêng, tổ quốc bất diệt, tổ quốc muôn đời, tổ quốc thân yêu, tổ quốc trong tim... “Quê hương” và “dân tộc” cũng thế, cũng: vùng dậy, quật khởi, anh dũng, kiên cường, bất khuất, thiêng liêng, hùng tráng, yêu dấu, mến thương...

Người Việt, nói chung, Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng/ Cột biên giới đóng từ thương đến nhớ. Nhìn từ xa thì như thế, đã đành. Sống ngay giữa lòng quê hương đất nước, nơi mà từ chỗ ngủ đến miếng ăn đều được phân phối với tiêu chuẩn rất bất công và khe khắt, cũng vẫn có kẻ nắn nót viết ra được những câu thơ vô cùng trìu mến: Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

Say mê (hay si mê) tới cỡ đó nên dân Việt sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi đất nước đang cần với tấm lòng phơi phới tương lai. Ngoài VN, có lẽ, không có nơi nào khác mà con người tận tình với quê hương đến thế. Tuy thế, cũng không đâu mà tổ quốc bạc bẽo và vô nhân như ở cái xứ sở khốn nạn này:

- Cựu chiến binh gặp nạn cần sự giúp đỡ

-Một cựu chiến binh hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ

- Gia đình cựu chiến binh già khốn khó cần giúp đỡ

- Cựu chiến binh Liễu cần sự giúp đỡ

- Thân nhân liệt sỹ cần giúp đỡ

- Một cựu binh nghèo bị bỏng nặng, cần cứu giúp

- Một gia đình thương binh cần giúp đỡ

- Thương binh già có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ

- Lính đặc công đòi bồi thường sau 4 thập kỷ mang án oan giết người.

Những mẩu tin ngăn ngắn như trên đọc (hay nghe) được hằng ngày, suốt từ năm này qua năm khác, trên mọi cơ quan truyền thông của Nhà Nước và đều có kết luận y hệt như sau: “Rất mong đồng chí, đồng đội và những tấm lòng hảo tâm trong cả nước giúp đỡ để vợ chồng thương binh Phạm Minh Lệ sớm vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Ông Phạm Minh Lệ, tổ 13, thị trấn Đông Anh (Đông Anh, Hà Nội) hoặc Phòng Bạn đọc- Cộng tác viên, Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, TP Hà Nội. Số tài khoản báo: 05211.012.83003, tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ, TP Hà Nội.”

Báo đài kêu gọi của đồng chí, đồng đội, đồng bào giúp đỡ thương binh và sẵn sàng cho mượn địa chỉ hay tài khoản ngân hàng để nhận giúp tiền hỗ trợ. Thật là tử tế và quý hoá. Chỉ có điều đáng tiếc là những cơ quan truyền thông không bao giờ có một lời nào nhắc đến trách nhiệm của Bộ Thương Binh Xã Hội hay “lòng hảo tâm” của Hội Cựu Chiến Binh VN cả. Lý do, dường như, hy sinh và cống hiến máu xương cho tổ quốc ở đất nước này chỉ là con đường một chiều (one way traffic) nên chỉ có đi thôi chứ có lại.

FB Huong T Nguyen góp ý: “Báo đảng nhà sản vừa đăng cái tin, vị bộ đội nào đó hy sinh đã 50 năm mà vẫn chưa được công nhận liệt sĩ... Ôi chỉ là chuyện nhỏ, nhiều người chỉ bị thương tật, sống sờ sờ vậy mà bao nhiêu năm dài vẫn không kiếm được cho mình cái giấy công nhận thương binh, bẩn thỉu, bất công hơn nữa là có những ông bộ đội đã được đem về chôn trong nghĩa trang khi người nhà muốn đem về quê quán cho gần ông bà cha mẹ, cũng phải chuồi tiền triệu cho quản trang mới được bốc dỡ hài cốt đem về quê quán...

Bị cướp công, bị bỏ rơi, bị quên lãng không phải là sự vô tình hay thiếu sót của một số cán bộ chuyên trách, Mà chính là là sự vô ơn, dối trá, lừa bịp xuyên suốt tư tưởng cộng sản, một sự thật hiển nhiên về điều này là không riêng chi các người lính trong cuộc nội chiến tương tàn nam bắc, chúng còn mượn cớ là khó xác minh sự việc hy sinh hay thương tật trên chiến trường, mà cả những người hy sinh để chống quân xâm lược Bắc Kinh trên biển cũng như trên biên giới sau năm 1975 cũng được đảng cộng chơi trò phớt lờ...”

Sau khi đã đánh thắng mấy đế quốc to, tổ quốc lại kêu gọi người dân thi hành một loại nhiệm vụ quan trọng khác (“Đi Xuất Khẩu Lao Động”) bằng những lời lẽ cũng hấp dẫn y như khi ra tiền tuyến vậy: Đường ra trận mùa này đẹp lắm. Đường sang Mỹ cũng đẹp như mơ - theo Tạp Chí Thể Thao, đọc được vào hôm 18 tháng 04 năm 2019:

Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC và Trung tâm XKLĐ Viracimex vừa được Bộ LĐTB&XH; đồng ý đưa lao động sang Mỹ làm việc thí điểm, các nghề thợ hàn, cắt cỏ và hái cam.

Lương 5.000 USD/tháng, thời hạn 1-3 năm

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC, Công ty đã có một vài đơn hàng với đối tác đưa lao động sang Mỹ làm việc ở lĩnh vực hàn, cắt cỏ, trang trại (hái cam)... Để đủ tiêu chuẩn sang Mỹ làm việc, lao động phải trong độ tuổi từ 20-40, đã lập gia đình. Lương tháng của lao động từ 5.000 USD trở lên, chi phí đi XKLĐ tuỳ thuộc vào mức lương. Đặc biệt, trong một nhóm lao động cùng quốc tịch, cùng làm một nơi thì chỉ cần 1, 2 người biết tiếng Anh để phiên dịch cho cả nhóm.

Một thuận lợi của các hợp đồng này là LĐ ký theo từng năm một nhưng mỗi năm được về nước một lần, hết hợp đồng, nếu làm tốt được ký tiếp đến hết 3 năm. Nếu làm tốt và chủ sử dụng có nhu cầu thì được cấp thẻ xanh (thẻ lưu trú) và nhiều ưu đãi khác. Cả AIC và Viracimex đều đang xúc tiến những hợp đồng đầu tiên. Trước mắt là 8 thợ hàn đi đợt đầu cho cả 2 DN, sau đó là 40 lao động làm vườn. Hiện các DN đang cho lao động đợt 2 tập huấn cắt cỏ ở các sân golf. Dự kiến, đầu năm sẽ đưa lao động đợt đầu đi và trong năm sẽ đưa nhiều hợp đồng đi làm y tá.

Thiệt là quá đã và quá đáng!

Rất nhiều trường hợp “quá đáng” đã xẩy ra, khắp mọi nơi:

- Lao động Việt kêu cứu từ đất khách

- Người lao động Việt Nam tại Samoa tiếp tục gửi đơn kêu cứu

- Nữ lao động đi xuất khẩu tại Saudi Arabia gửi clip về nhà kêu cứu

- Lao động VN ở Đài Loan kêu cứu

- Lao động Việt ở Nga lại kêu cứu

- Hơn 200 lao động Việt Nam ở Jordan kêu cứu

- Lao động Việt Nam kêu cứu tại Malaysia: Mang con bỏ giữa chợ người...

Những lời kêu cứu như trên xuất hiện đều đặn trên mặt báo (từ thập niên này sang thập niên khác) nhưng tuyệt nhiên cũng không một ông hay bà nhà báo quốc doanh nào đặt vấn đề về vai trò của những Đại Sự Quán hay Toà Tổng Lãnh Sự VN. Cứ y như thể cả Bộ Ngoại Giao lẫn Bộ Thương Binh Xã Hội VN đều - hoàn toàn - hoàn toàn vô can với tất cả những vấn đề thượng dẫn.

Hoá ra, cũng như nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động cũng chỉ là con đường một chiều thôi. Mà như thế, nghĩ cho cùng, vẫn cứ còn được coi là một điều may. May hơn trường hợp của những kẻ đã trót dại đóng góp tài chính cho chế độ hiện hành. Không ai nhận lại được một lời cảm ơn xuông, đã đành. Có kẻ còn bị sỉ nhục tàn tệ trước khi hành hình. Kẻ khác tuy thoát chết nhưng mất trắng tài sản, và con cháu bị đối xử phân biệt vì... thuộc thành phần tư sản!

Đ.. mẹ nhân tình đã biết rồi!
Lạt như nước ốc bạc như vôi.

Tác giả hai câu thơ trên - Nguyễn Công Trứ - từ trần ở Việt Nam vào năm 1858 nên người không biết rằng “nhân tình” ở đất nước này, ngày nay, không còn như thế nữa: chả những đã lạt như nước ốc (và bạc như vôi) mà còn thấm đẫm máu hồng và nước mắt đắng cay của người trong cuộc nữa cơ.

6/7/2020
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.