logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/07/2020 lúc 09:34:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Cảnh sát tại một cuộc biểu tình Black Lives Matter gần tòa bạch ốc.

Cách đây ba năm, tôi có viết một bài về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ cần dân chủ hóa.
Xin được tóm tắt như sau.
Trước khi Thế Chiến I bùng nổ, người dân Mỹ đã có truyền thống tham gia tích cực vào các cuộc hội thảo được tổ chức thường xuyên trên toàn nước về các đề tài liên quan đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
Vào lúc đó có hai khuynh hướng đối trọng nhau về ngoại giao: một bên là tinh hoa và một bên là dân chủ. Đại diện bên tinh hoa là Water Lippmann biện luận rằng, người dân bình thường trong thời hiện đại không đủ tri thức để đi đến các quyết định chính trị sáng suốt. Còn đại diện bên dân chủ là triết gia John Dewey thì cho rằng, nền dân chủ mà không có dân thì hoàn toàn không phải là dân chủ.
Điều đáng nói là vào những thập niên 1920 và 1940, các chuyên gia làm việc cho các tổ chức chính sách đối ngoại thường tiếp cận với người dân với sự kính trọng và sẵn sàng giúp họ tự suy nghĩ lấy, giúp họ cân nhắc nhiều sự chọn lựa mâu thuẫn nhau.
Ngày nay truyền thống hay phương thức đó không còn hiện hữu nữa. Hai chuyên gia Bessner và Wertheim kết luận rằng, nhiều thập niên qua, những nhà làm chính sách đối ngoại của Mỹ tranh luận về cách làm sao dùng chính sách đối ngoại để cổ vũ dân chủ khắp thế giới. Nhưng theo Bessner và Wertheim, công việc cấp bách bây giờ là dân chủ hóa chính sách đối ngoại ngay trên chính quê hương mình.
Những ai muốn tìm hiểu thêm có thể đọc bài “Nước Mỹ và nhu cầu dân chủ hóa nền ngoại giao” trên Nghiên Cứu Quốc Tế.
Vụ án George Floyd ngày 25 tháng Năm vừa qua, tuy là một vấn đề nội bộ của nước Mỹ, nhưng đã tác động lên toàn thế giới. Phong trào Black Lives Matter hiện đang lan rộng toàn cầu. Nó sẽ có một số tác động sâu xa lên chính sách ngoại giao của Mỹ trong thời gian tới.
Trước đây, các vấn đề trong nội bộ gia đình được xem là một vấn đề riêng tư. Nhưng sau này, những nạn bạo hành trong gia đình chẳng hạn, đã được xem là vấn đề hình sự được luật pháp trừng phạt rất gắt gao. Tiếp theo là bao nhiêu vấn đề riêng tư khác cũng đã trở thành vấn đề chính trị, bởi thế nên mới có câu “Vấn đề riêng tư là chính trị” (The personal is political). Chính sách ngoại giao cũng không ngoại lệ. Chuyện nội bộ của quốc gia có thể trở thành trung tâm điểm của các vấn đề ngoại giao. Ví như trường hợp Việt Nam, Trung Quốc hay bao quốc gia khác, vì xâm phạm nhân quyền trầm trọng với các công dân của mình, nên sẽ tác động phần nào lên chính sách ngoại giao của Mỹ và các nền dân chủ cấp tiến đối với các quốc gia này. Tương tự như thế, nạn phân biệt chủng tộc còn tồn đọng tại Mỹ, nếu các nhà lãnh đạo chính trị không khéo, sẽ có những tác động vô cùng tiêu cực lên uy tín và quyền lực mềm của nước Mỹ trong thời gian sắp tới.
Hoa Kỳ hiện nay không chỉ đối phó với các áp lực từ Black Lives Matter, mà còn có hai khủng hoảng song song đó là Covid-19 và suy thoái kinh tế. Kinh tế Hoa Kỳ thì đã suy thoái kể từ cuối tháng Hai năm nay: tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 14.7 phần trăm vào tháng Tư, giảm xuống còn 13.3 vào tháng Năm, nhờ có khoảng 2,5 triệu công việc cộng vào. Tuy vậy, vẫn cao hơn tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong thời Đại Khủng hoảng vào thập niên 1930.
Trong những ngày qua, các ca nhiễm tại Hoa Kỳ đã tăng hơn 50 ngàn mỗi ngày, cao nhất là vào ngày 3 tháng Bảy với 57.718 ca, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centre for Decease Control and Prevention/CDC). Hoa Kỳ hiện nay có gần 2.9 triệu ca và gần 130 ngàn người chết, và vẫn còn gia tăng mỗi ngày, đặc biệt tại những nơi mà kinh tế bắt đầu mở cửa lại.
Quốc gia nào cũng có những vấn đề riêng, dù đó là cường quốc hay tiểu quốc. Nhưng Hoa Kỳ luôn được xem là lãnh đạo quốc tế trên nhiều lĩnh vực kể từ khi Tổng thống Franklin Delano Roosevelt đề ra nhiều chính sách kích thích kinh tế và tạo công ăn việc làm vào thập niên 1930. Nhờ vực dậy nền kinh tế, với khả năng vật chất dồi dào vào cuối thập niên 1930 trở đi, Hoa Kỳ đã lãnh đạo thành công khối đồng minh chống lại trục Đức – Ý – Nhật trong Thế Chiến II, sau đó thay thế vai trò bá quyền của Anh quốc. Cũng kể từ đó, Hoa Kỳ đã lập ra một trật tự thế giới mới dựa trên pháp luật (Liberal or Rule-based International Order) và luôn tiên phong trong nhiều địa hạt.
Gần đây, Hoa Kỳ đã gặp phải bao nhiêu thử thách lớn lao, tác động lên uy tín và chỗ đứng của mình trên trường quốc tế. Theo giáo sư luật Mary L. Dudziak, các nhà làm chính sách Hoa Kỳ quan ngại rằng, phản ứng của Hoa Kỳ đối với các cuộc biểu tình cũng như của cảnh sát Hoa Kỳ liên quan đến cái chết của George Floyd vừa qua, cộng với cách đối phó về Covid-19 và cuộc suy thoái kinh tế, có thể phá hoại sức mạnh của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Trước đây, trong phong trào đòi dân quyền vào thập niên 1960, những quan ngại về nạn kỳ thị chủng tộc tại Mỹ có những tác động lên hình ảnh toàn cầu của mình đã gia tăng áp lực để toàn nước Mỹ cải tổ các vấn đề quốc nội, kể cả Bộ luật Dân sự năm 1964 (the Civil Rights Act of 1964). Cuộc cải tổ này được thực hiện do chú trọng vào hình ảnh của Hoa Kỳ được thế giới nhìn nhận ra sao, hơn là những cấu trúc bất công sâu sắc. Do đó chỉ đưa đến những nỗ lực cải tổ giới hạn. Dudziak biện luận rằng “Phân biệt chủng tộc vẫn là một đặc trưng của Hoa Kỳ, làm suy yếu các quyền trong nước và khiến Hoa Kỳ dễ bị tổn thương liên tục với cáo buộc rằng việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở nước ngoài là đạo đức giả.”
Trước bài viết của Dudziak vài hôm, một trong những chuyên gia hàng đầu về ngoại giao của Hoa Kỳ cũng biện luận tương tự. Richard Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Ngoại giao nhận định rằng, những hành động làm gương (example) mà Hoa Kỳ thực hiện ở trong nước và hình ảnh Hoa Kỳ phóng chiếu ra ngoài nước có thể hoặc làm phóng đại sức mạnh của mình, hoặc làm mất giá trị của nó. Tuy các việc của viên chức và các nhà ngoại giao thường được hiểu liên quan đến các cuộc tham vấn, đàm phán, giao tiếp, nghị hội, hội nghị thượng đỉnh, và nhiều thứ khác, chính sách đối ngoại bằng hành động làm gương cũng không kém phần thực tiễn. Qua các hành động làm gương, một quốc gia sẽ truyền đạt giá trị của nó và cung cấp một bối cảnh để các người đại diện của mình nói và làm. Haass xác định, “Có lúc Hoa Kỳ đã trở thành một mô hình cho các quốc gia đòi hỏi trách nhiệm giải trình từ các nhà lãnh đạo của họ; vào những thời điểm khác, Hoa Kỳ đã không sống theo lý tưởng cao nhất của mình và do đó, làm suy yếu lời kêu gọi các nước khác đối xử tốt hơn với người dân của họ.”
Trong thời đại toàn cầu hóa và thông tin tràn ngập nhanh chóng, Haass cho rằng những gì xảy ra ở bất cứ nơi nào có khả năng làm cho “Cả thế giới theo dõi” (The Whole World is Watching). Những gì bắt đầu tại Vũ Hán không chỉ ở lại Vũ Hán, và những gì xảy ra ở Minneapolis không chỉ ở lại đó thôi. Tất nhiên, cách đối phó đại dịch Covid-19 của Hoa Kỳ đã làm củng cố thêm những ngờ vực về tài cán của Hoa Kỳ. Haass kết luận rằng, đứng trước một chương trình nghị sự đầy khó khăn này, Hoa Kỳ lại đang yếu, chia rẽ và sao lãng. Nhưng lịch sử không có nút ngưng: không thể mong đợi thế giới dừng lại để Hoa Kỳ tự giải quyết các vấn đề của mình. Ngược lại, Haass cho rằng: “nhu cầu cấp thiết của Hoa Kỳ là phải hợp tác với nhau để diệt trừ nạn phân biệt chủng tộc, khôi phục nền kinh tế và nối kết các chia rẽ chính trị của mình, sớm thì tốt hơn, là vì lợi ích của chính họ và thế giới.”
Phải chăng trong thời đại này, hay mọi thời đại của con người, lý tưởng và đạo đức luôn đóng vai trò quan trọng, kể cả trong các chính sách ngoại giao! Muốn đi rao giảng người khác hôm nay về giá trị, lý tưởng, những thứ quyền lực mềm, thì ai cũng cần tu thân, tề gia trước, phải giải quyết chỉnh đốn chuyện nội bộ của nước mình trước, để làm gương, rồi mới có thể thuyết phục và chinh phục thiên hạ!
Phạm Phú Khải ((VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.