logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/07/2020 lúc 09:13:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Góc phố Hà Nội ngày 9/7
Mới đây tại Việt Nam xuất hiện một số ý kiến mới bình luận về tầng lớp trí thức Việt Nam từ nhận diện chân dung, cho tới tư cách, vai trò trong bối cảnh hiện nay, cũng như nhìn tới tương lai, nhân dịp này, một số nhà quan sát và bình luận chính trị, xã hội từ Việt Nam và hải ngoại chia sẻ với BBC News Tiếng Việt về quan điểm của mình:
Là sản phẩm thể chế?
TS. Mai Thanh Sơn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam): Không phải mới đây, mà từ chục năm trước đã có những cuộc thảo luận về "trí thức Việt Nam" trên các diễn đàn xã hội. "Trí thức" là khái niệm khá mới mẻ và nội hàm của nó còn gây nhiều tranh cãi. Tôi còn nhớ, cuộc tranh luận những năm trước có không khí khá cởi mở và sôi nổi nhưng cuối cùng cũng chìm vào im lặng. Nhưng tôi đặc biệt ghi nhớ một một luồng ý kiến cho rằng: ở Việt Nam hiện nay, những "người có học" (với nghĩa rằng có bằng cấp chuyên môn cao) không hoàn toàn đồng nghĩa với "trí thức" (những người có tư duy độc lập, có trách nhiệm, và ý thức phản biện xã hội). Tôi thấy, nhận xét đó chính xác. Và vì vậy, câu hỏi lớn nhất đối với tôi, là chừng nào đa số những người có học Việt Nam mới "trưởng thành" thành trí thức?
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh (nhà nghiên cứu từ một Đại học ở Hà Nội): Nếu hiểu theo nghĩa "trí thức là một người tham gia vào các công việc trí tuệ thông qua tư duy phản biện, đọc, viết, nghiên cứu, và sự tự thể hiện một cách nhân bản về xã hội" (Wikipedia) thì VN có một vài cá nhân trí thức nhưng không đủ để hình thành tầng lớp trí thức vì do truyền thống và hệ thống giáo dục, tư duy phản biện và sự nhân bản đều quá thiếu ở xứ này.
Còn nếu xét sứ mệnh của trí thức không chỉ là kiếm sống cho bản thân bằng chữ nghĩa mà còn phải là cải tạo, khai sáng cho xã hội thì lại càng hiếm hoi hơn. Do chính sách chọn lựa theo lý lịch mới được đi học của Vn trong một thời gian dài, cho đến 7x ở VN chủ yếu là nông dân sống bằng chữ vì hầu hết những người có bằng cấp, làm việc trong các trường ĐH, Viện nghiên cứu… đều là con nhà nông dân, đi học để mong đổi đời nên khi đỗ đạt họ vẫn giữ tư duy nông dân như bố mẹ họ. Bố mẹ họ lặp lại cách canh tác ngàn đời trên ruộng lúa, còn họ lặp lại những gì được nghe trên trang giấy, rồi khi xong việc đều "ngả mình trên bãi cỏ ngủ ngon lành", hiếm khi có sự trăn trở hay rời khỏi lối mòn tư duy được nhét vào đầu. 8x, 9x có khá hơn nhưng trong bầu không khí thiếu vắng sự tự do ngôn luận, tự do tư duy này thì học cũng chưa làm được gì nhiều, nhất là khi sự ích kỷ, ham mê vật chất đang ngự trị toàn xã hội.
PGS. TS. Phạm Quý Thọ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Trí thức cũng là sản phẩm của xã hội và thể chế, và họ phải thích nghi với môi trường sống. Trong bối cảnh chuyển đổi sang thị trường vai trò của họ cũng lớn hơn, họ có điều kiện làm việc tốt hơn, tự chủ, độc lập và tự tin hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn nên họ có cơ hội cống hiến nhiều hơn.
Tuy nhiên, họ chưa tạo thành tầng lớp mới có ảnh hưởng trong xã hội, và một số còn bị cám dỗ, bị chi phối bởi 'tiền' và 'quyền' nên trở nên biến chất, tha hoá. Một số khác, không ít, có 'danh' mà không có 'thực', khiến dư luận đánh giá thấp về chất lượng thậm chí coi thường.
Tiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn (Texax, Hoa Kỳ): Câu hỏi chính yếu đặt ra với tầng lớp này, là họ có còn là trí thức nữa hay không? Hay chỉ mang danh, còn thực chất trí tuệ và phẩm chất đặc trưng của giới trí thức (được hiểu chung trong khoa học xã hội) là "rất mờ" ở họ, khiến họ không thực thi được hai chức năng mong đợi cơ bản là thứ nhất "đánh thức xã hội" nhận ra căn nguyên hay các yếu tố nguy cơ cản trở sự phát triển của đất nước, và hai là "dẫn đường" xã hội hành động, bằng việc đưa ra khuyến cáo chung cho toàn xã hội đi kèm tiên phong thực thi hoặc giám sát đánh giá sự thực thi, thúc đẩy nhà nước và các nguồn lực trong xã hội sát cánh bên nhau cùng hành động, cùng hưởng ứng giải quyết vấn đề đi theo những đề xuất khoa học nhân văn của giới này đưa ra.
Nói khác đi, sự yên lặng "mênh mông" của số đông trí thức trong nhiều thập kỷ qua trước hàng loạt bằng chứng rõ ràng phi nhân bản, vô văn hóa, vô pháp, phản động, của một bộ phận trong hệ thống nhà nước, trong xã hội, hay từ các thế lực ngoại bang, khiến xã hội đang đặt lại vấn đề phát triển đất nước: Thiếu vắng thực sự tầng lớp trí thức mang tầm thời đại, chắc chắn không thể đưa Việt Nam tới được mục tiêu toàn diện và bền vững "Dân chủ, Cộng Hòa, Độc lập, Tự Do, Hạnh Phúc".
UserPostedImage
Góc phố Hà Nội ngày 9/7
Nhận dạng và mạnh yếu?
Trước câu hỏi có thể nhận dạng thế nào về đặc tính quan trọng nhất của tầng lớp trí thức ở Việt Nam hiện nay, họ có mạnh yếu gì, tiềm năng ra sao và đang đối diện với thách thức nào, các nhà quan sát này cho biết ý kiến:
TS. Mai Thanh Sơn: Trí thức Việt Nam, cũng như trí thức ở các quốc gia khác, đều có học thức, có tư duy độc lập, có trách nhiệm xã hội, và có tinh thần phản biện. Đáng tiếc, những người có học ở Việt Nam thì đông, nhưng trí thức thì không nhiều. Đó là điểm yếu lớn nhất của trí thức Việt Nam. Ảnh hưởng của một số cá nhân trí thức đối với xã hội tương đối lớn, nhưng ảnh hưởng của cả tầng lớp thì không nhiều. Đó là điểm yếu rất dễ nhận thấy. Tiềm năng của trí thức Việt thì lớn, bởi đội ngũ có học thức ngày càng đông đảo. Nhưng những thách thức mà họ đang phải đối mặt cũng vô cùng to lớn, đáng kể nhất là bộ máy truyền thông một chiều, và khuôn mẫu thể chế với hệ thống tư pháp tuân thủ tính đảng.
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh: "Xưa kia nô lệ một thời, Vênh vang kẻ sĩ coi trời bằng vung; Giờ đây cách mạng thành công, Lom khom trí thức coi vung bằng trời!" - câu ca dao của những năm 80-90 của thế kỷ trước có lẽ đã nói lên đầy đủ thực trạng của trí thức VN rồi.
PGS. TS. Phạm Quý Thọ: Sống trong bối cảnh thế chế chuyển đổi đặc tính quan trọng nhất là 'tính thích nghi' cao. Đóng góp khi có cơ hội, im lặng khi bất đồng, chịu đựng… tuy nhiên 'không đánh mất mình' nói chung. Hoạt động của họ bị giới hạn bởi ý thức hệ lạc hậu, quyền lực cao hơn tri thức chuyên môn. Ngoài ra, sự thay đổi kinh tế - xã hội nhanh chóng khiến một số 'đuối sức' không theo kịp tình hình.
Tiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn: Tôi cần nói ngay, là tôi không triệt để tới mức đánh giá "không có tầng lớp trí thức ở đất nước này"! Theo tôi, đại đa số đáng gọi là "trí thức hàng chợ"! Có tồn tại ở đất nước này một số ít thực sự có phẩm chất trí thức đúng nghĩa của từ này nhưng họ không đủ để làm nên diêu mạo chung của tầng lớp trí thức Việt Nam. Tức là, khi nói về đặc tính quan trọng nhất của "tầng lớp trí thức" Việt Nam, tôi nói đặc tính nổi trội tạo bởi số đông "trí thức hàng chợ".
Đặc tính nổi trội là tính "tự sướng" kèm tiêu chí "hạnh phúc" gắn với thăng tiến trong quan trường, không ưu tiên gắn với tri thức khoa học phát triển. Họ phát triển tính "khôn" mưu sinh cá nhân để tồn tại vượt lên trong quan trường, thay cho việc rèn tư duy khoa học khách quan và các kỹ năng phản biện, truyền thông xã hội của người trí thức .
Điểm mạnh của tầng lớp này, là số lượng đông đảo, chiếm giữ hầu hết các vj trí trọng yếu làm luật pháp, chính sách cũng như thực thi! Họ đại diện cho trường đại học, viện nghiên cứu, và cả tiếng nói trên truyền thông chính thống (sử dụng ngân sách nhà nước). Tóm lại , họ là phần đa số tạo nên khung chốt của hệ thống cấu trúc và hệ thống chức năng nhà nước Việt Nam.
Điểm yếu của họ, là luôn đặt "danh quan trường và lợi quyền hành chính" lên trên tư duy khoa học khách quan, đánh mất "cái tôi" của mình trong tư duy trước các tồn tại xã hội và các vấn đề phát triển của đất nước. Tồn tại của họ dựa vào "số đông", không dựa vào phẩm chất trí thức. Vì thế, họ xa rời chức năng "thức tỉnh" và "dẫn đường" xã hội của trí thức. Họ tự nguyện bỏ qua tiềm năng tư duy phản biện khoa học cá nhân để phát triển tư duy nói theo lãnh đạo. Họ không làm khoa học thực sự, mà họ làm khoa học "hàng chợ"- thứ copy, bắt chước khi có sẵn mẫu mã. Họ tự đánh mất vai trò "trí thức"của mình- "Thức" trước thiên hạ nhờ "trí" tạo bởi tư duy khoa học khách quan hơn người...
Nói về tiềm năng và thách thức, phải đặt vào giới trẻ. Nhưng tôi không lạc quan tới mức cho rằng giới trẻ của chúng ta có thể tận dụng tốt lợi thế toàn cầu hóa tri thức khoa học phát triển để giúp đất nước vượt lên được ngoạn mục như một số nước láng giềng đã làm trong thời gian qua. Một số cá nhân thì có. Còn số đông, thực chất đang bị rất nhiều thách thức đe dọa từ chính môi trường gia đình và xã hội ngay trong thời học phổ thông…
UserPostedImage
Góc phố Hà Nội ngày 8/7
Thực hiện vai trò, chức năng?
Khi được hỏi trí thức Việt Nam hiện nay và trong thời gian vài thập niên trở lại đây đã thực hiện được tốt những vai trò, chức năng được kỳ vọng của mình hay chưa và vì sao, các nhà bình luận đáp:
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh: Tôi cho là chưa với những lý do tôi đã trình bày ở trên.
TS. Mai Thanh Sơn: Cho dù chưa thực sự lớn mạnh, trong vài thập niên vừa qua, đội ngũ trí thức Việt đã thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Với những nỗ lực không mệt mỏi, họ đã có nhiều hoạt động mang lại kết quả tương đối khả quan, có những tác động xã hội tích cực. Sự ra đời của các tổ chức xã hội dân sự, của các nhà xuất bản "ngoài luồng", và các dòng ý kiến phản biện ngày một mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội trong những năm gần đây là những chỉ báo cụ thể.
PGS. TS. Phạm Quý Thọ: Đang có sự dịch chuyển từ phục vụ chế độ, nhà nước đến việc tìm đến các giá trị khác về tự do, dân chủ, tìm thấy ý nghĩa của việc làm, nghiên cứu, lan toả hướng tới người dân ngày càng nhiều hơn
TS. Bác sỹ Trần Tuấn: Với giới trí thức hiện tại, chưa vận động xã hội buộc nhà nước phải ra được và thực thi tốt các chính sách chống được sự lan tràn của các chất gây nghiện giới trẻ theo những khuyến cáo cầm tay chỉ việc đã có của thế giới khoa học nhân văn, thì nói gì đến " nghiên cứu giải pháp" đương đầu với thách thức của biến đổi khí hậu hay trí tuệ nhân tạo, hay trò "thực dân" tinh vi của giới thương mại và công nghiệp phi nhân bản quốc tế!
Kỳ vọng của tôi màu xám như thế, bởi như trên đã nêu, phần đông trí thức hiện tại là "trí thức hàng chợ", tư duy copy, nghĩ cho cá nhân trên hết, hai chức năng "đánh thức" và "dẫn đường hành động" đều đã bỏ lại sau lưng, tinh thần phản biện độc lập yếu ớt… mà thế giới toàn cầu hóa hiện nay, nổi trội là sự canh tranh "làm tiền", với các chiêu thức "một đập ăn quan" đủ thiết lập bộ khung
Cần phải làm gì?
Trước câu hỏi để thực hiện được tốt vai trò, chức năng của mình, nếu như vấn đề đó được đặt ra là hợp lý, thì trong bối cảnh hiện nay và hướng tới tương lai của đất nước, dân tộc, tầng lớp trí thức ở Việt Nam, một cách không chậm trễ, cần phải làm điều gì, các ý kiến cho biết:
TS. Mai Thanh Sơn: Họ cần có những tổ chức xã hội đại diện, cơ quan ngôn luận và diễn đàn của riêng mình.
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh: Ra khỏi lối mòn, theo tiêu chuẩn học thuật toàn thế giới để nâng cấp cả chuyên môn và tư tưởng cho bản thân. Giảm bớt sự ích kỷ, sợ hãi để giải phóng cho chính mình.
PGS. TS. Phạm Quý Thọ: Trí thức cần phải đương đầu với thách thức, vượt qua chính mình, có tư duy độc lập; ứng dụng, lan toả kiến thức và phản biện. Hãy tạo ra khác biệt trong điều biện 'giả kiến thức' đang phổ biến.
TS. Bác sỹ Trần Tuấn: Để thực thi tốt hai chức năng "đánh thức xã hội" và "dẫn đường hành động" cho sự phát triển đất nước theo khoa học, nhân bản, giới trí thức hiện nay một cách không chậm trễ cần phải làm:
Thứ nhất, ở phương diện cá nhân, biết đau với nỗi đau của thế hệ trẻ. Để chung tay hành động , trí thức phải làm gương cho thanh thiếu niên ngay từ môi trường gia đình và cộng đồng, bằng những việc hết sức thiết thực trong sinh hoạt hàng ngày, như "nói không" với bán hàng đa cấp, thuốc lá, rượu bia, bạo hành gia đình, nghiện chất, nghiện game, cờ bạc, số đề,…
Thứ hai, với những vấn đề nóng trên truyền thông xã hội, tIếp nhận và Thực hiện phân tích vấn đề , lấy khoa học dẫn đường! Hãy thể hiện chính kiến của mình! Biết xấu hổ với "trí ngủ"; Và thứ ba, nếu còn ở vị trí quản lý, dù trong hệ thống nhà nước hay tổ chức xã hội, đến mốc tuổi nghỉ hưu hãy lùi ra, làm "nhà báo công dân", nhường lớp trẻ dẫn đường và hỗ trợ lớp trẻ làm người trí thức đúng nghĩa.
Điều kiện thế nào?
Khi được hỏi, để trí thức ở Việt Nam làm được những điều cần làm như được kỳ vọng, thì điều kiện khách quan, chủ quan, cần và đủ thiết yếu nhất phải là gì, các nhà quan sát, bình luận nêu quan điểm của mình:
TS. Mai Thanh Sơn: Muốn làm được điều đó, trí thức Việt cần phải tự vượt qua nỗi sợ hãi. Điều kiện khách quan cũng như chủ quan đều không có nhiều thuận lợi. Nhưng có lẽ trở ngại lớn nhất nằm ở chính mỗi cá nhân. Vượt qua được nỗi sợ hãi cá nhân mới có thể nói đến những chuyện khác.
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh: Đó là sự tự do tư tưởng trong giáo dục, tự do ngôn luận, và tư do học thuật (Accademic freedom); và sự dũng cảm, dấn thân của cá nhân để đòi được những điều hiển nhiên đó.
PGS. TS. Phạm Quý Thọ: Thay đổi môi trường thể chế là quan trọng nhất. Cơ chế hoạt động của trí thức là:
Nhiều tự do hơn, nhiều tri thức hơn, nhiều sáng tạo hơn, phát triển năng động hơn!
Người tri thức chân chính, có năng lực hãy đòi hỏi sự thay đổi như vậy!
TS Bác sỹ Trần Tuấn: Để làm được điều ấy, cải cách tư pháp theo hướng lấy quyền con người và lẽ công bằng xã hội làm km chỉ nam thiết kế cấu trúc hệ thống cơ chế vận hành hệ thống đó. Xã hội vận hành theo thượng tôn luật pháp, không phân biệt giai cấp, không phân biệt địa vị, sang hèn.
Chẳng hạn, muốn trí thức lên tiếng, và thực chất trí thức đã lên tiếng trong vụ Đồng Tâm, vụ Hồ Duy Hải, và bao vấn đề khác… thì nền tư pháp phải hoạt động độc lập với chính quyền, với doanh nghiệp, với bất kỳ chủ thể nào của nhà nước. Tư pháp chỉ vận hành theo tôn chỉ đảm bảo quyền con người và lẽ công bằng. Và mọi công dân đều công bằng trước pháp luật.
Thứ hai, là minh bạch hệ thống quản trị ngân sách công. Thực hiện giám sát đánh giá độc lập. Thừa nhận sự tồn tại của xã hội dân sự, như là một thực thể chân kiềng thiết yếu, như hai chủ thể nhà nước và doanh nghiệp, cùng tồn tại để đảm bảo sự phát triển công bằng, quyền con người không bị lạm quyền bởi hệ thống nhà nước, hay bị làm biến hóa bởi tính thương mại của doanh nghiệp.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.122 giây.