logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/07/2020 lúc 11:41:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Huy Tưởng và nhịp sáu, tám trên vách đêm

UserPostedImage


đêm.tôi khản giọng tru trăng
Cuồng nư cắn vỡ miếng rằm.chưa lên
đất trời cuồn cuộn.mông mênh
tôi nghe vang tiếng biệt tăm.đáy chiều…
(Tiếng Biệt Tăm)


Nhà thơ Huy Tưởng đã bắt đầu tập thơ mới “Đêm Vang Hình Tiếng Chuông” của mình bằng một bài thơ lục bát phá cách rất hàm súc. Đây là tập thơ thứ 8 của ông sau hơn 60 năm đi và thở trong làn khí quyển thơ ca với một đức tin mà ông tuyệt đối tin vào sự truyền dẫn của cảm xúc. Trong một hành trình thơ, khởi đi từ thể thơ “lục bát” mềm mại dân tộc, ông tiếp tục bung phá chữ nghĩa ở những thể thơ khác, nhiều nhất là “tự do”, để rồi trở về với nhịp câu 6, 8 gập ghềnh, đa tầng, đa ý.


Gần 200 bài thơ lục bát được gom lại, ôm chứa bao nhiêu là hợp âm rung cảm xô dạt, biến thiên, của chiếc bóng đời người trên vách thời gian khúc khuỷu. Tập thơ được nhà xuất bản Văn Học trình bày rất trang nhã với những hoạ phẩm do hoạ sĩ Trương Đình Uyên thực hiện.


Có bước vào thế giới lục bát của Huy Tưởng bạn mới thấy được đâu đó những bông hoa long lanh ánh lửa, trăng tà mưng mưng, tiếng chim thóc thách, hay nũng nịu bờ rêu. Tất cả những con chữ, tứ thơ, âm điệu, nhịp, câu, chạm nhau, hoà tan và dẻo quánh lại, để phả ra một làn hương lạ, rất lạ.


tiếng chim.tát cạn câu thơ
ngoài khung cửa cũng bất ngờ.tắt hoa
tôi từ mông muội.bước ra
đưa tay hái ngọn trăng tà.lau đêm…
(Tiếng Chim)


Tại sao lại lạ? Vì chúng được tác giả trân trọng dùng cảm xúc của mình dẫn người đọc đi vào một căn nhà lục bát rất cổ xưa nhưng lại có cái cảm giác vừa thân quen vừa khang khác trong tiết tấu lúc dồn dập, khi lắng chìm, thỉnh thoảng mênh mang hiu quạnh. Đôi lúc, những “dấu chấm” chen vào câu 6, câu 8 thay cho dấu phẩy, chấm phẩy, hay hai chấm, có tác dụng hệt như một dấu ngắt, hay một khoảng trống trong hội hoạ, hoặc dấu lặng ngắn trong một nhạc phẩm. “Dấu chấm” này nằm có khi giữa câu, hay đâu đó trong một câu, mà không có khoảng trống ở giữa hai từ như chúng ta thường viết. Nó khiến người đọc khựng lại, và chú ý tới những gì đang xảy ra, để rồi ngạc nhiên với sự đổi mới trong lời, trong ý của các từ kế tiếp. Không những thế, sau mỗi nhan đề của bài thơ, lại có một dấu phẩy. Tất cả làm nên một ký hiệu riêng của một Huy Tưởng đặc thù.


Người đọc có bao giờ hình dung ra được một tiếng chim lại có thể tát cạn một câu thơ. Hay, ai có thể đưa tay hái ngọn trăng tà mà lau đêm. Những từ tượng thanh, tượng hình trong chữ ông dùng, đối đá nhau rồi hoà quyện mở ra một không gian sinh động mà vô cùng lặng lẽ của người và vật trong một đêm thanh. Nếu so sánh bài thơ với một bức tranh chúng ta có thể ví nó như một bức tranh siêu thực mà sự vật thực trong trạng thái không thực được thấy trong mơ.


đá im khàn giọng.chim rừng
sơn núi lặng chết.như từng lặng thinh
lặng thinh
trần trụi riêng mình
phất tay
nện một chày kinh
bỏ về …
(Chàng “Sơn Núi” đã lặng lẽ ra đi)


Điều đặc biệt tôi thấy hầu như các bài thơ lục bát của ông trong tập thơ này, chúng chỉ có 4 câu, không hơn không kém. Bất cứ cách trình bày nguyên hàng hay lên xuống hàng thế nào, chúng cũng gói trong 4 câu vỏn vẹn. Dấu chấm trong câu lục của ông như một nhịp chõi mở ra một thế giới đa tầng, đa nghĩa của những từ kế tiếp như “đá im khàn giọng.chim rừng.”


Nhắc đến cố thi sĩ Nguyễn Đức Sơn là nhắc đến tình bạn thân thiết của hai nhà thơ cùng thời, cùng thân thiết, cùng yêu thơ trong cái thú: ăn, ngủ, sống, chết với thơ. Họ biết và chơi với nhau từ cuối thập niên 60 cho tới ngày “Sơn Núi” đi luồn vào núi không về nữa. Tôi chỉ có duyên biết và trò chuyện với cả hai mà chưa bao giờ gặp gỡ. Tôi cũng ngạc nhiên khi tính khí hai người quá khác mà chơi thân mới lạ. Hỏi Huy Tưởng, ông bảo, “Những ai đã chơi thân với Sơn mà không có vài lần to tiếng thì... chưa được gọi là thân, nhiều lúc cãi cọ suýt... đánh nhau”. Ngày đó họ thăm nhau, vì nhau, tương đắc nhau và cùng làm thơ.


Thưở ấy “Sơn Núi” làm thơ cho con, “Nhìn con tập lật”, âu yếm, thương yêu giọt máu của mình và sát cánh bên người vợ hiền chung thủy suốt đời theo ông dù phải sống trong cảnh hàn vi. Ông tả cảnh ấy trong 1 bài thơ lục bát “Đốt Cỏ Trên Rừng.”


xem cha đốt cỏ ngoài rừng
nâng niu mẹ ẵm theo mừng không con
có vài chiếc lá còn non
gió xua lửa khói nổ giòn trên không
nắng tà trải xuống mênh mông
bước theo chân mẹ cha bồng hư vô
(Đốt Cỏ Trên Rừng - Nguyễn Đức Sơn)


Huy Tưởng đáp lại một bài thơ như cảm được cái tình, cái nghĩa của người bạn nhưng với chính tâm tư của mình.


bỏ thêm cọng cỏ khô này 
hơ cho đỡ lạnh bàn tay sương mờ 
ngồi bên ngọn lửa hoang sơ 
hốt nhiên tôi sợ hư vô cháy bùng 
(Đốt Cỏ Trên Đồi - Huy Tưởng)
 
Ở hải ngoại lâu, tôi không còn được trông thấy cảnh người ta đốt đồng hay đốt cỏ, đốt rác ở Việt Nam. Đọc hai bài thơ, quá khứ trong tôi sống dậy với những đám khói đốt đồng lan toả trong không trung như sương mờ làm mắt cay xè những buổi chiều tà. Hai nhà thơ cùng nhìn khói mà “Sơn Núi” thì “bồng hư vô” trong khi Huy Tưởng lại “sợ hư vô cháy bùng.”


Cũng trong thập niên 70, một bài thơ nữa cùng một tâm tư, ra đời.
 
đào lên.một gốc hoa vàng
sao ta nghe động trăng ngàn.suốt thu
con giun.con dế.sa mù
ngày mai thôi nhé.thân mù mịt.bay...
ngày mai.cô độc nơi này
bóng ta cuốc đất.vai trầy hư không!
(Cuốc Đất Cùng Em trai Trên Vườn Rẫy Cam Ranh)


Nếu bạn đi sâu vào dòng tư duy trong thơ Huy Tưởng bạn sẽ phác giác ẩn hiện đâu đó mang mang những thao thức, khắc khoải khôn nguôi bởi lẽ sinh diệt của kiếp người, của muôn loài. Ông đi vào thiền một cách nhẹ nhàng, không khoa trương sáo ngữ, không lập đi lập lại sáo mòn. Thơ thiền hay ở ý, nhưng vị thiền không thể đượm hương bởi những từ ngữ chuyên biệt uyên áo được rút ra từ trong các kinh sách hoặc từ các tự điển Phật học bị mất máu vì chưa được tiêu hoá nhuần nhị, thiếu cảm xúc thực sự, biến một ảo diệu thành khô cứng, chói tai, vô tri giác... Bùi Giáng bàn về Khổng, Mạnh,... mà chỉ nói đến chuồn chuồn châu chấu,... quả là tài năng thượng thừa!


Ngay cả những bài thơ dính tới Thiền của Huy Tưởng cũng không giống với cái gọi là thơ thiền truyền thống.
 
chiều xước liềm trăng non
mưa gẫy
gió vang xanh kè đá
chuông lều ai.vừa lấm
vệt son tươi?
(Đến Thăm Bạn Đang Ở Ẩn Trên Núi)


 
UserPostedImage

Bài thơ trên, nhắc tôi nhớ những bài hài cú giản đơn mà thoang thoáng thiền vị của các thiền sư Nhật nổi tiếng như Basho. Sự giản đơn mà cô đọng. Cực kỳ đơn giản mà đa nghĩa là cái vi diệu của chữ nghĩa người làm thơ. Charles Mingus có nói “Sáng tạo không chỉ là khác biệt. Bất cứ ai cũng có thể cố làm cho khác thường, dễ mà. Cái khó là phải giản đơn như nhạc sĩ Bach. Làm cho nó đơn giản, cực kỳ đơn giản, nhưng phải đơn giản tuyệt vời, ấy mới là sáng tạo.”


Hài cú hay, thường có một câu cuối chấm phá mà ý thơ không dính dáng gì tới các câu trên. Câu cuối “vệt son tươi?” trong bài này, ý thơ đặc biệt gây chú ý cho người đọc. Toàn bài tả cảnh một người đến thăm một người bạn đang ẩn tu trên núi nhưng hình như lòng chưa thoát khỏi chữ “vọng” trong tâm. “vệt son tươi?” ở đây chúng ta có thể hiểu là hình bóng một giai nhân hay là “vọng tưởng”,”vọng niệm” hay “tạp niệm” trong ngôn ngữ nhà Phật. Vì câu trên “chuông lều ai vừa lấm” tiết lộ người này đang ẩn tu.


Lục bát truyền thống có vần điệu được quy định sẵn, nhạc thơ cũng theo tiết tấu mà nhịp nhàng lên xuống, khiến người đọc dễ thuộc lòng, hệt như một bài nhạc. Vì cách gieo vận khiến ý và nhịp thơ liền lạc với nhau, tiện cho người làm thơ biến bài thơ của mình thành một câu chuyện kể dài. Tuy nhiên đọc lâu biến thành ề à một điệu, mau chán. Cách tân một bài lục bát không dễ, tuân thủ quá thì thành vè, hay tạo ra những chữ thừa, biến thành kẻ ráp vần thô thiển, lười nhác. Còn nếu cách tân bằng thứ ám ngôn đảo ngữ, hoặc đảo chiều cho điệp vận thì bao nhiêu năm nay đã có người từng làm, nhan nhản mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông. Huy Tưởng chọn một lối cách tân riêng trong cả hình thức lẫn nội dung. Sống với chữ và làm mới thơ, hình như là mục tiêu mà ông theo đuổi suốt cuộc đời. Tiết tấu thay đổi, cách và lối đọc thơ cũng vì thế mà đổi thay.


đêm.treo trên tờ lá rách
tôi về nghe.gió mách nỗi buồn xưa
bướm gáy.gió mùa đã cũ
ngày chưa qua.mưa lũ cũng tràn theo...
(Đêm Treo Trên Tờ Lá Rách)


Đẹp nhất là hoa, sinh động hơn cả là bướm, thế giới thơ ca mà thiếu đi cánh bướm, cành hoa thì nhàm chán biết là bao. Thơ của thi nhân mà thiếu một “vệt son tươi” thì thiếu đi một cái cớ để làm thơ của kẻ thất tình. Phạm Công Thiện chỉ vì tiếng cười và bóng một thiếu nữ áo vàng thấp thoáng ở sân chùa mà phải động tâm, hé cửa nhìn xuống, tịnh thất khép lại phía sau. “Vệt son tươi?” nào đã đi vào hoàng hôn của thế giới thi ca của Huy Tưởng khiến ông phải:


một mai
trái đất có chìm
xin em
cố giữ trăng im trong hồn
anh sẽ chạm trổ hoàng hôn
chiều lam tất tả.đêm dồn dập.xanh...
(Chạm Trổ Hoàng Hôn)


hay
bên nhau.trên bước chiều.lam
tay hoa nhuốm nụ.dương cầm láy hương
nắng ươn ái ngủ trong vườn
xưa.chung gối mộng.ngậm hường tìm nhau...
(Tay Hoa Nhuốm Nụ)



trời xanh.
xanh rất nhu mì
đồi nghiêng.cỏ mọc rậm rì gót chân
về trong
tiết nhịp tình nhân
lần đầu.anh thấy thiên thần...bay lên!
(Tiết Nhịp)


Trân trọng giới thiệu đến các bạn yêu thơ.

UserPostedImage

Tập thơ “Đêm vang hình tiếng chuông” của nhà thơ HUY TƯỞNG. Sách do Văn Học Press xuất bản, Dày 160 trang, 8.5” x 8.5”, sách in màu
- 197 bài thơ của nhà thơ Huy Tưởng
- 10 họa phẩm của họa sĩ Trương Đình Uyên
Một tập thơ đẹp cả nội dung lẫn hình thức.

Tìm mua trên:
BARNES & NOBLE
Xin bấm vào đường dẫn sau:
https://www.barnesandnob...ong-huy-tuong/1136917199

TRỊNH THANH THỦYViễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.146 giây.