logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/07/2020 lúc 12:16:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ
không có quá khứ - và cũng không có tương lai (Robert A Heinlein)

Là một học sinh từng say mê môn sử, tôi không thể tưởng tượng được, có một ngày môn học đó bị khai tử!
 
Sử bị giết chết không phải vì cái quyết định của Bộ Giáo Dục năm 2013, khi thông báo rằng môn sử sẽ không được đưa vào môn thi tốt nghiệp PTTH. Nó chết qua hình ảnh các em học sinh trường PTTH Nguyễn Hiền (Sài Gòn) đã nhảy cẫng lên, ôm nhau mừng rỡ khi nhận thông báo. Nó chết bởi sự hăm hở, vui sướng, vô tội của các em khi hùa nhau xé đề cương ôn thi môn sử ném xuống sân trường.
 
Một em sinh viên chia sẻ rằng đa số các học sinh trung học rất chán ghét môn sử. Chỉ nghe tới hai chữ lịch sử thôi là các em đã “rùng mình”. Nghe các chuyện này, tôi thấy đau lòng ghê gớm. Đau lòng vì thấy những gì mình yêu quý bị rẻ rúng, vì niềm tự hào của tôi bị đụng chạm, vì các vị anh hùng của tôi bị xem nhẹ, và sau cùng là ngậm ngùi vì không tìm thấy mình trong các em. 
Nghĩ đến sử, đến những bản đề cương về môn sử rách tan nát, nằm lẫn trong đám lá khô trên sân trường, dưới bàn chân các em bước qua; và rồi từ đây dưới gót chân của thời gian mà hối tiếc! 
Không lẽ nào chúng ta lại cô đơn đến thế, đáng trách đến thế khi không nối kết được quá khứ với tương lai. Nghĩ đến đó tôi lại nhớ đến bố tôi. Ông chỉ là một người lính với cấp bậc bình thường nhưng ông đã gieo vào tôi niềm tự hào sâu xa về lịch sử đất nước mình. 
Làm thế nào mà một cô bé mới lên chín lại say mê lịch sử đến thế! Ở cái tuổi miệng còn ê a những bài học thuộc lòng, nhưng trong cái đầu bé nhỏ ấy vẫn mường tượng đến hình ảnh oai phong của vua Trần trong trận đánh với danh tướng Toa Đô. Trận đánh ấy có thái tử cùng vua cha ra trận. Nhà vua cưỡi ngựa đi trước xông pha tên đạn. 
Chính bố tôi cũng không hề biết rằng cái thước phim hùng tráng do ông truyền đạt cứ còn in mãi trong đầu cô con gái nhỏ của ông. Để rồi sau này, khi lớn lên một chút, tôi đâm mê những bài thơ lịch sử. Có lần tôi say mê kể về sử Việt, về Hai Bà Trưng cho một người bạn ngoại quốc. Tôi đọc nguyên cả bài thơ về giấc mơ của thi sĩ Bắc Phong cho ông nghe. Bắc Phong mơ thấy mình sống ở những năm bốn mươi trước công nguyên, ông là một viên quan quản tượng của Hai Bà. Cứ sáng sáng nhiệm vụ của ông là dắt voi trận đi tắm. Trong một bài thơ khác ông lại viết:


Gặp nhau từ khởi nghĩa Mê Linh
Đứa giữ voi trận đứa tiền binh
Cùng đứng trên bờ ôm nhau khóc
Khi Nhị Trưng sông Hát trầm mình


Thấy tôi như đang sống trong cảm xúc của những ngày sông Hát dậy sóng, lại vừa loay hoay dịch nghĩa những câu thơ. Người bạn chớp mắt cảm động, anh chỉ đáp vỏn vẹn: “tôi hiểu, tôi hiểu, tôi nghe cô”.
Tôi yêu những câu thơ trong “Sử Mai” của Lê Bi:


Máy chém giặc không thể cắt đứt hồn lịch sử
Nên một trăm năm đất nước vẫn không ngừng những kẻ đánh thực dân
Tiếp nối kế thừa như màu xanh cây cỏ…


Ôi! Những câu thơ cho ta đi nhón chân trên thời gian để nhìn ngắm lịch sử đất nước mình. Cho ta ngẩn ngơ vì nét đẹp của nó; tựa như từng nét khắc bài thơ của vị vua trẻ trên vách núi Truyền Đăng. 
Không thể nào nói trẻ con không yêu sử. Hãy hỏi cậu bé Lưu Quang Vũ đi, Vũ sẽ say mê nói cho bạn nghe về hồn phách con sông Hồng và tiếng mài gươm đêm đêm trên cát. Không thể nào nói trẻ con không yêu sử, nếu bạn biết được ước mơ của một cô bé chín tuổi, ngồi nhìn lá rụng trên sân trường mà mơ về lịch sử.
Trước 1975, một số trường tiểu học ở miền nam, cứ vào khoảng 10 giờ sáng, nhà trường buộc các học sinh phải phải xếp hàng đi uống sữa. Sữa là loại sữa bột viện trợ, khuấy với nước sôi và được rót sẵn trong các ly nhựa. Tôi rất sợ phải uống sữa nhưng lại mê nghe chương trình “Phát Thanh Học Đường”. Uống sữa xong, cô giáo cho chúng tôi ngồi lại ở sân trường để nghe chương trình phát thanh. Có hôm là câu chuyện cổ tích “Ăn Khế Trả Vàng”, hôm khác là “Sự Tích Trầu Cau”, hay “Thạch Sanh Lý Thông”, ...  Riêng tôi, con bé mê lịch sử, thì vừa nghe vừa ước mơ giá mà nhà trường cho phát thanh những câu chuyện về lịch sử.
Sử sẽ không bao giờ là một môn học chính trị. Chỉ tại lãnh đạo CS cứ muốn biến môn sử thành môn học chính trị, và một khi sử trở thành môn giáo dục tuyên truyền, họ đã giết chết sử. Cái kết của môn học “dị dạng” này đã cho ra hàng loạt những nhận thức ngô nghê như - Lê Lợi là người anh hùng chống thực dân Pháp, hay “em học trường Nguyễn Du mà Nguyễn Du chính là ông Quang Trung”,…
Trước khi Bộ Giáo dục đi tới cái quyết định loại hẳn môn sử ra khỏi kỳ thi THPT thì sử cũng đã mờ nhạt trong nhận thức của các em rồi! Thậm chí, năm 2005, điểm thi THPT của học sinh về môn sử đã khiến báo chí trong nước đồng loạt ta thán bằng những từ ngữ  “thê thảm”, “bàng hoàng”, ... Có đến gần 14 ngàn thí sinh chỉ đạt được điểm 1 trong môn thi này.
Ở đây, chúng ta không nhằm phân tích hay tìm hướng đi cho môn sử, hãy để những nhà sử học làm công việc của họ, và hãy để Bộ Giáo dục làm cái trách nhiệm nhổ cỏ dại từ những hạt giống họ đã gieo trồng. Bài viết này chúng tôi chỉ muốn nói lên những suy tư, những thiết tha của học sinh một thời về môn sử. 



Ngày nay khi đã có tuổi, tôi vẫn nhớ giàn bông giấy trổ hồng trước cửa, nhớ cái ngăn kéo trong chiếc tủ gỗ bạc màu nơi góc nhà. Ngăn kéo có những cuốn sử nhỏ bằng bàn tay do bố tôi mang về. Những cuốn sử nằm lẫn lộn với những con búp bê, với ly, với chén, xoong, chảo bé tí tẹo, … những đồ hàng chơi của một bé gái. 
Sử đã đến với tôi nhẹ nhàng như thế, nó khiến cái trái tim bé nhỏ ấy khóc cười theo những vinh quang, cay đắng mà tiền nhân đã nếm trải. Sử đối với chúng tôi là sự tiếp nối, kế thừa của con dân Việt trong cách nghĩ, cách sống và cách đối diện với những tai ương của đất nước. Nó khiến trái tim ta đập cùng nhịp với những con người đã từng có mặt, từng sống chết cho mảnh đất này hàng nghìn năm trước. Đối với thế hệ học sinh chúng tôi, lịch sử chưa bao giờ ngừng lại, và cái hồn của lịch sử cũng chưa bao giờ mất đi. 
Như một món quà được ấp ủ từ một sân trường tiểu học, xin được gởi định kỳ đến quí bạn đọc loạt Youtube “Thở Hồn Sử Việt” do nhóm “Nguyệt Quỳnh và bạn hữu” thực hiện. Xin chân thành cám ơn nỗ lực vực dậy hồn sử của quý anh chị trong nhóm Viettoon, các em trẻ trong nhóm Đuốc Mồi, … cùng nhiều lời khích lệ của các bậc thức giả. Chúng tôi cũng xin kính lời cám ơn đến các quý vị đã cho phép chúng tôi mượn hình ảnh và những thước phim minh hoạ giúp THSV thêm phần sinh động … và cũng xin được bỏ quá cho chúng tôi nếu chưa liên lạc được để xin phép.
Và đây là “Chiến Thắng Đống Đa phần 1”: '



Nguyệt Quỳnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.