logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/07/2020 lúc 09:46:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thế rồi ngày quốc khánh cũng trôi qua, có điều năm nay lặng lẽ và buồn quá, suốt mấy trăm năm lập quốc, chưa bao giờ lễ quốc khánh lặng lẽ và vắng vẻ như thế. Cơn dịch Coronavirus và phong trào BLM đã làm cho ngày vui lập quốc lâm vào khủng hoảng, chia rẽ và đầy bạo loạn.


Xứ Cờ Hoa hình thành bởi di dân, vì thế nó là xứ sở dung hoà nhiều phong cách sống, nhiều sắc thái văn hoá khác nhau. Những người da trắng đến đây trước, khai phá và xây dựng nên nên xứ sở này. Với trí thông minh, trình độ hoa học kỹ thuật cao họ đã làm chủ trong một thời gian dài. Người Mỹ bản địa và các sắc dân da màu yếu kém hơn, tất nhiên chịu nhiều thiệt thòi và bất công hơn cũng là lẽ đương nhiên. Xưa nay cũng từng nhiều lần bạo loạn vì sắc tộc nhưng cuộc bạo loạn lần này hoàn toàn khác, bản chất và mục đích của cuộc bạo loạn bị biến tướng và mang màu sắc chính trị . Những kẻ bạo loạn đốt phá, cướp bóc, hôi của, giết người và đặc biệt là giật đổ những pho tượng, phá hủy những đài tưởng niệm lịch sử của một thời lập quốc. Việc giật đổ, phá hủy những chứng tích lịch sử càn quét trên toàn cõi, không khác gì cuộc “ cách mạng văn hoá” kiểu Mỹ. Thậm chí đến độ một tác phẩm văn học, một bộ phim kinh điển lừng danh với nhiều giải Oscar cũng phải chịu chung số phận. “ Cuốn Theo Chiều Gió” là niềm tự hào của văn chương Mỹ và của cả thế giới, bộ phim chuyển thể từ tác phẩm này là đỉnh cao, là mẫu mực của điện ảnh Hollywood cũng không tránh khỏi cơn cuồng nộ của đám đông, của những kẻ hoạt đầu chính trị. 


Phong trào BLM không hoàn toàn vì công lý hay vị sự công bằng xã hội. Nó nhuốm màu sắc chính trị, những chính khách lợi dụng nó cho mục đích cá nhân và đảng phái. Họ không ngăn chặn sự cướp bóc, đốt phá, bạo động mà họ còn dung dưỡng, kích động, giật dây nhằm áp lực lên chính quyền đương nhiệm.


Ngày quốc khánh năm nay, mọi người trốn trong nhà, các bãi biển đóng cửa, những trung tâm thương mại, giải trí, du lịch… đìu hiu. Dịch Coronavirus hay còn gọi là Wuhanvirus vẫn hoành hành. Số người nhiễm bệnh vẫn gia tăng, số người chết vẫn tiệm tiến. Hàng loạt hãng xưởng đóng cửa hoặc phá sản, trường học cũng không chắc có mở cửa trong mùa thu sắp tới! Coronavirus nguy hiểm thật nhưng sự hận thù và vô minh còn nguy hiểm hơn rất nhiều.
Nhiều người sợ lây nhiễm nên không đi làm, không tiếp xúc với nhau nhưng sẵn sàng tụ tập đông đảo để làm loạn, đốt phá, hôi của. Nước Mỹ bị chia rẽ nặng nề, việc chia rẽ này có một tác nhân lớn là chính vị tổng thống đương nhiệm. Ông ấy phát biểu linh tinh, đăng những cái tweets vô trách nhiệm và không chính xác. Chính tổng thống gây ra sự chia rẽ trong nhiều vấn đề của quốc giavà quốc tế. Ông ấy làm đổ vỡ nhiều mối quan hệ đồng minh thân thiết lâu nay. Ông ấy hành xử mù mờ, rối loạn giữa bạn và thù. Ông ấy nói và làm theo cảm tính và sự bốc đồng. Lịch sử mấy trăm năm nay chưa có vị tổng thống nào mà bị người dân và cả người nước ngoài phản đối nhiều như thế.


Cộng đồng người Việt xưa nay vốn nhiều chia rẽ, chống báng nhau, nay laị trầm trọng hơn vì  thêm một mối chia rẽ nữa. Kẻ binh người chống, kẻ ghét người yêu, nhiều người vốn là bạn bè lâu nay ( cả trong đời thật và trên mạng ảo) trong phút chốc chỉ vì yêu- ghét mà hủy bỏ kết bạn, thậm chí dùng lời nặng nề cho nhau. Theo các thống kê thì tỉ lệ người Việt ủng hộ tổng thống đương nhiệm cao nhất so với các sắc dân châu Á khác. Tổng thống gây thương chiến (war trade), cho hàng không mẫu hạm vào biển Đông, trừng phạt Tàu…Tổng thống vỗ mặt Tàu, đã làm thoả mãn cái tâm lý ghét Tàu bấy lâu nay, đây là một trong những lý do mà người Việt ( kể cả người trong nước) ủng hộ tổng thống Trump. Phong trào BLM cũng là một lý do nữa để người Việt kình chống nhau, kẻ ủng hộ, người phản đối. Cả hai bên đều có đủ lý do để biện minh cho mình, từ đó những lời độc địa phun ra,  những cái nón cối chụp lên đầu người khác, thậm chí họ có thể nghĩ ra những lý do vô lý nhất, cực đoan nhất để kết tội người không đồng ý với mình.


Ngày quốc khánh năm nay không cờ hoa, không tiệc tùng, không những cuộc đi chơi xa, những địa điểm bắn pháo hoa nổi tiếng xưa nay cũng hủy bỏ… Thành Ất Lăng có hòn đá Stone Mountain khổng lồ, trên ấy có tạc chân dung hai vị tổng thống và một vị tổng tư lệnh ( Jefferson Davis, Thomas J. và tướng Robert E Lee) thời nội chiến. Nơi này cũng là địa điểm bắn pháo hoa lớn nhất của tiểu bang, có màn chiếu đèn laser đẹp nhất và lớn nhất…nhất loạt hủy bỏ. Cái đáng nói là bây giờ những nhóm bạo loạn ra sức vận động để phá hủy bức phù điêu khổng lồ kia. Có thể các vị tổng thống và vị tướng thời lập quốc có những hành vi vi phạm nhân quyền nhưng không thể lấy quan điểm của thể kỷ hai mươi mốt mà quy chiếu vào hoàn cảnh của mấy thế kỷ trước. Lịch sử nước Mỹ từng hành diện vì sự khoan dung, hoà hợp… Các tượng đài của tướng lĩnh miềm Nam là biểu tượng cho sự hoà hợp, khoan dung ấy, nay trở thành nạn nhân của cơn cuồng loạn và những trò chính trị.
 
Dịch Coronavirus nguy hiểm nhưng không nguy hiểm bằng dịch bạo loạn. Dịch bệnh sẽ qua đi nhưng bạo loạn, hận thù thì không thể xoá bỏ, nó in sâu vào tâm thức của cả hai bên, nó sẽ ngủ ngầm trong tạng thức, hễ có cơ hội thì nó laị bùng lên. Phải công bằng mà nhìn nhận, trình độ học vấn, trình độ sáng tạo, trình độ  khoa học kỹ  thuật của người da trắng thật đáng nể. Họ  là  chủ  nhân của hầu hết những phát minh sáng chế  về  kỹ  thuật , vật lý, hoá học, y khoa, kinh tế . Họ  chiế m hầu hết các giải Nobel của thế  giới, vì  thế  họ  nắm giữ  quyề n lực chính trị  cũng như  sở  hưữ u hầu hết tài sản của quốc gia. Tất nhiên cũng có những người da màu kiệt xuất, xuất sắc nhưng ít hơn. Thực tế cho thấy, chỉ cần vài ông chủ da trắng với những phát minh khoa học của họ đủ để làm diện mạo thế giới thay đổi sâu sắc, tài sản của họ bằng vài mươi quốc gia cộng laị. Những phát minh của họ, sức sáng tạo của họ làm cho thế giới phát triển và thay đổi chứ không phải ở sức mạnh cơ bắp. Suốt chiều dài lịch sử của nhân loại sức sáng tạo mới làm cho xã hội phát triển, hơn bao giờ hết, xã hội hôm nay phụ thuộc sâu sắc vào những phát minh và sáng tạo của trí óc. Những phát kiến về internet, digital, hitech, smart sense, nano…quyết định sự thành bại của quốc gia. Những phương tiện kỹ thuật cao và thông minh quyết định sự thành bại nhanh chóng trên chiến trường, thương trường…


Ngày quốc khánh năm nay ảm đạm, có thể chỉ là một điểm xuống thấp trên đồ hình parabol. Lịch sử nước Mỹ cũng đã từng nhiều lần lên cao và xuống thấp ( những năm đại suy thoái chẳng hạn). Sự phát triển và suy yếu là lẽ thịnh suy thường tình của xã hội và tự nhiên. Lịch sử Mỹ quốc mới ba trăm năm, còn son trẻ, còn vững mạnh dài lâu, thế giới hiện thời và vài mươi năm nữa cũng chưa thể có nước nào thay thế được ( Trung Hoa có vẻ mạnh nhưng đó là sự vay mượn, sự lợi dụng thời cơ chứ không phải sức mạnh nội tại). Mâu thuẫn nội bộ là động lực cho sự phát triển, có đối lập mới có sự đấu tranh với những cái xấu, cái bất cập ( những chế độ độc tài thì chỉ toàn đồng thuận nên không thể thấy được cái sai, cái bất cập). Nước Mỹ sẽ sớm vượt qua thôi!  Ngày quốc khánh của những năm sắp tới nhất định sẽ tưng bừng, sẽ tưng bừng hơn khi cơn dịch qua đi, khi bạo loạn lắng xuống, khi kinh tế phục hồi. 


Ngaỳ quốc khánh ở thành Ất Lăng năm nay không có những màn trình diễn pháo hoa ngoạn mục của chính quyền, nhưng có pháo hoa của cá nhân. Từ tám giờ tối trở đi, pháo hoa nổ vang trời, ánh sáng pháo hoa loang loáng khắp nơi, chưa có năm nào mà dân chúng đốt pháo hoa giàn trời như thế (đốt tại nhà). Tiếng pháo hoa kéo dài hơn một giờ đồng hồ, pháo nổ râm ran, pháo nổ vang trời, pháo loé sáng khắp nơi, cảnh tượng và âm thanh giống hệt như đêm gia thừa của nước Việt ngày trước. Dân chúng từ chiều đã  rồng rắn xếp hàng mua pháo hoa( tất nhiên giữ khoảng cách an toàn), toàn bộ các điểm bán pháo hoa hết sạch hàng. Có lẽ lần đầu tiên các tiệm bán pháo hoa trúng mánh lớn như vậy, có lẽ sự ức chế của dịch bệnh đã khiến người dân không tiếc tiền mua pháo đốt để xả stress, để tạo niềm vui trong ngày lễ không được đi chơi. 


Thành Ất Lăng là thủ phủ của miền Đông Nam nước Mỹ, là nơi xảy ra những trận đánh kinh hoàng và quyết định trong cuộc nội chiến năm xưa. Thành Ất Lăng là quê hương, là bối cảnh của tác phẩm lừng danh “ Cuốn Theo Chiều Gió” của nữ văn sĩ Margaret Mitchell. Cuộc nội chiến kết thúc với sự thua trận của liên minh miền Nam, tuy thua trận nhưng những người lính tử trận của phe miền Nam vẫn được an nghỉ chung với lính tử trận bên thắng, những tướng tá có tài của phe thua trận vẫn được bia đá, tượng đồng. Tất cả được đối xử bình đẳng, không có phân biệt, trả thù, hay vinh danh bên này, làm nhục bên kia… Đó là biểu hiện của tính khoan dung, tinh thần khai phóng, nhân bản, sự hoà hợp… Ngày hôm nay, cơn cuồng loạn đang phá hoại hết những biểu tượng ấy. 


Thành Ất Lăng đã từng bị đốt cháy và san bằng trong thời nội chiến, sau đó được tái thiết to lớn hơn. Mai đây khi cơn cuồng loạn qua đi, có thể trả laị công bằng cho những biểu tượng của một thời lập quốc. 


Ngày quốc khánh năm nay, tôi về một thị trấn nhỏ Lagrange, nơi này cũng như trăm ngàn trấn nhỏ khác của xứ sở Cờ Hoa. Một con đường Main làm trục chính, những ngôi nhà sơn trắng với hàng hiên rộng, những ngôi nhà thờ nho nhỏ chốn đồng quê… phong cách kiến trúc thời thuộc địa. Thị trấn đìu hiu, lặng lẽ không một bóng người. Toà thị chính trầm ngâm, chứng tích của những tháng năm. Tôi đi loanh qoanh không một bóng người, cả thị trấn như trong phim Walking Dead, người ta ẩn mình trong nhà, không có một hoạt động văn hoá, vui chơi nào cả. Tôi đi loanh qoanh một mình như kẻ tìm về quá khứ xa xưa, những ngôi nhà với kiến truc thời thuộc địa đẹp dưới trời xanh nắng vàng. Tôi đi loanh quanh mà không biết hồn người xưa nay đâu? 


ẤT LĂNG thành, 072020
TIỂU LỤC THẦN PHONG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.