logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 08/08/2013 lúc 06:00:46(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Mỗi tuần một lần, nếu chưa tìm ra một đề tài để viết, tôi thường lục báo, lên mạng tìm một câu chuyện lý thú từ một chân trời góc bể nào đó để chia sẻ với bạn, hy vọng người đọc có được mấy phút giải trí, suy tư hữu ích thay vì bận tâm với những chuyện bon chen giữa đời, phần tôi, người viết, cũng mong được vậy dẫu đang phải gõ máy để nuôi thân. Hôm nay cũng vậy, cũng chưa có đề tài trước khi ngồi vào bàn để viết. Nhưng lần này tôi không mất nhiều thời giờ lần mò vào mấy trang web. Câu chuyện sau tôi đã đọc hơn tuần trước, nay kể bạn nghe chắc cũng chưa muộn. Những gì nói lên lòng người, tình thương trong kiếp sống phù du của chúng ta có lẽ không bao giờ muộn để kể, tôi nghĩ vậy.
Chuyện này liên quan đến ông Scott Simon, một xướng ngôn viên quen thuộc của đài truyền thanh quốc gia NPR (National Public Radio). Mỗi sáng thứ Bảy, ông giữ vai trò chủ tọa chương trình “Weekend Edition Saturday.” ngồi trong phòng thâu ở đâu đó, nói chuyện với các ký giả từ xa gọi về hoặc với khách ngồi trước mặt.
Cũng mỗi sáng thứ Bảy, tôi lái xe đưa em trai đến một cơ sở lọc thận lúc 8 giờ. Không chỉ suy thận, em tôi còn bị bệnh tâm thần, luôn nghĩ rằng thân thể con người không tắm mới phù hợp với thiên nhiên, như cây cỏ giữa núi rừng. Ở Nam California lại ít mưa, nên tôi không có dịp nhắc ông em “cây cỏ” của tôi hãy ra đứng trước nhà hứng nước mưa tắm cho sạch. Do đó mỗi sáng thứ Bảy chở em đi lọc thận, tôi phải chịu đựng mùi người lâu ngày không tắm chừng 20 phút bận đi, 20 phút bận về, có khi ngộp thở như bị chìm xuống biển mà không biết bơi lội. Nếu không có ông Scott với tài nói chuyện sâu sắc, dí dỏm đầy thông minh trình bày nhiều đề tài từ tin tức chính trị, thời sự đến văn hóa, thể thao, tôi khó có cách nào khác để nhẫn nại hơn với mùi tự nhiên của em.
Mấy thứ Bảy vừa rồi, vì làn sóng KCRW 89.9 ở Nam California bỗng vắng tiếng ông Scott vào giờ chương trình buổi sáng, nên tôi phỏng đoán chắc ông được nghỉ hè ở đâu đó với gia đình, hoặc bị bệnh. Đến khi đọc một bản tin, tôi mới biết người xướng ngôn viên 61 tuổi này đã sống qua những ngày xúc động nhất trong đời. Còn hơn thế nữa, ông đã chia sẻ những giây phút thập tử nhất sinh của một người ông yêu quí nhất trong đời với cả thế giới qua mạng Internet.
Mẹ ông Scott đã mất đêm thứ Hai, 29/7/2013. Ông đã luôn túc trực bên giường mẹ tại một bệnh viện ở thành phố Chicago trong suốt nhiều ngày. Khi ông ngồi cạnh mẹ, tìm lời an ủi khi mẹ bị hành hạ bởi những cơn đau trên thể xác, ông cũng tâm sự nỗi đau của riêng mình với hơn 1 triệu người cùng theo dõi chuyện của ông qua mạng Twitter. Hầu hết các độc giả đều đi với ông đến phút cuối cùng của bà cụ. Cũng có những người bỏ cuộc vì không chịu nỗi phút ly biệt đầy nước mắt mà họ có thể chứng kiến qua từng dòng chữ đầy thi vị của ông Scott.

Có lúc ông viết: “Mẹ hỏi, Cứ phải như thế này cho đến bao giờ đây? Mẹ muốn nói cơn đau, nỗi sợ hãi. Không. Bà nói. Thế nhưng chúng ta sẽ tiếp tục với nhau mãi mãi. Mẹ và con. Đúng vậy.”

Với những phương tiện tân tiến nhất của thế kỷ thứ 21, một người con như ông Scott đã nói lời từ biệt người mẹ trong những giây phút cuối cùng trước khi hơi thở của bà tắt hẳn
Ông viết tiếp với chút khôi hài mà ông thường phô diễn trên làn sóng phát thanh mỗi sáng thứ Bảy:

“Mẹ gọi. Mẹ không thể nói chuyện. Mẹ đang thấy có nhiều người đàn ông đẹp trai đứng ở chung quanh. Đó là những bác sĩ, y tá làm việc trong phòng giải phẫu khẩn cấp. Mong bạn hãy cầu nguyện mẹ tôi trong lúc này…”

Tôi nghe đài NPR nói ông Scott Simon có đến 1.3 triệu người theo dõi trang Twitter của ông. Câu chuyện mẹ ông sắp qua đời bắt đầu ngày 17 tháng Sáu.
Ngày đó ông viết: “Mẹ kêu lớn Giúp tôi! lúc 2 giờ 30 sáng. Kể từ đó tôi ôm mẹ như ôm một em bé. Giờ này mẹ đang ngủ. Tất cả những gì tôi có thể làm là ôm lấy mẹ.”
Đối với các thính giả nghe Scott mỗi sáng thứ Bảy, ông thu hút họ với giọng nói tươi vui, lưu loát mặc dù đượm chút mệt mỏi của người lớn tuổi. Thế nhưng vào cuối tuần hôm đó, ông kể chuyện đời ông vắn tắt với từng đoạn ngắn qua một phương tiện thường được dùng để thông tin những chuyện vặt vãnh hơn là tường thuật sự đau đớn của một người mẹ lớn tuổi sắp xa lìa cõi đời, và những ưu tư của chính ông.

“Tôi thích nắm bàn tay của mẹ. Tôi đã ngưng cầm tay của mẹ như thế này kể từ năm 9 tuổi. Tại sao tôi lại ngưng? Có phải tại vì tôi bắt đầu nhận thấy mình là con trai? Thật là chuyện tào lao.”

Trong nhiều ngày, từ một bệnh viện ở Chicago, cuộc chiến cuối cùng của bà cụ Patricia Lyons Simon Newman Gilband, 84 tuổi, đã được theo dõi trên khắp thế giới qua mạng Twitter. Nhiều độc giả đã xúc động đến rơi lệ. Một số người khác phải ngoảnh mặt đi nơi khác vì không thể chịu đựng những lời tường trình quá thân mật của ông Scott khi ông chia sẻ sự đau đớn của người mẹ đang cận kề cái chết.

“Tôi không biết làm sao chúng tôi có thể sống qua những ngày sắp đến. Và tôi không muốn những ngày đó chấm dứt.”

Trong thời đại của cuộc sống gắn liền với kỹ thuật, ông Scott đã tận dụng khả năng cùng kiến thức của mình để chuyển hóa nỗi đau của mẹ thành những dòng thơ tuyệt vời.
Thế nhưng những dòng thơ đó không hẳn được đón nhận với cùng một tâm trạng như nhau. Có người cho rằng chết là chuyện riêng tư, không nên phơi bày trước công chúng. Ở xứ Hoa Kỳ này, người ta thường qua đời thầm lặng ở trong nhà, đến nỗi hàng xóm không ai hay biết có người đã chết ở nhà bên cạnh cho đến khi họ đọc mục tang tế trên nhật báo. Ở Việt Nam thì khác, đám tang quá rầm rộ với tiếng kèn đưa đám, kẻ khóc người thương ồn cả xóm, làm cho ai cũng biết từ nhà cho đến mộ huyệt.
Trước đây, khi nữ văn hào Susan Sontag qua đời vào năm 2004, người bạn đời của bà là nhiếp ảnh gia lừng danh Annie Leibovitz. Bà Annie đã dùng máy ảnh để ghi nhận tiến trình bà Susan đi từ cuộc sống bên này qua bên kia thế giới, để rồi sau này bà Annie bị phê phán là tạo “những bức hình hí lộng của một cái chết nổi tiếng.”
Cũng vậy, những thông điệp ngắn “tweet” của ông Scott đã gây chấn động quá mạnh những người chưa từng có kinh nghiệm trước cái chết của người thân hoặc của bất cứ ai, hoặc chưa sẵn sàng để đón nhận cái chết. Có người đáp rằng họ sẽ chờ một dịp khác để đọc tiếp những lời gởi gấm của ông. Mà những lời ngắn gọn của ông sao có sự thu hút lạ lùng.
Trong ngày Công Nương và Hoàng Tử Anh đón nhận đứa con đầu lòng, ông viết:

“Mẹ tôi nằm trong phòng ICU. Bà thấy Kate và Will ôm em bé sơ sinh trong tay và bà khóc: Mỗi bé trai chào đời là một ông vua con của cha mẹ. Tôi cũng khóc như mẹ.”
Ông viết tiếp: “Tôi mới nhận ra rằng mẹ từng một lần buông tay thả tôi vào một thế giới rộng lớn. Bây giờ tôi phải buông tay cho mẹ đi như mẹ đã làm với tôi.”
“Giữa những đêm như thế này, đầu gối tôi run rẩy như đang có động đất. Tôi nắm cánh tay của mẹ như để vịn lấy sức.”

Nhiều độc giả đã ca ngợi sự cởi mở của ông Scott vì qua những lời viết của ông họ không còn cảm thấy cô đơn trong nỗi đau riêng của họ. Có người hồi đáp: “Tôi cảm thấy như được an ủi khi biết có những người khác cũng sống qua những gì mà gia đình chúng tôi từng trải nghiệm. Mong rằng mẹ của ông sẽ ra đi trong sự bình an, như tôi đang cầu mong cha tôi sẽ được như vậy.”
Ông Scott viết: “Tôi biết giây phút cuối cùng sắp đến vì hôm nay là ngày duy nhất trong đời từ lúc khôn lớn tôi không nghe mẹ hỏi, Tại sao con lại mặc chiếc áo đó?”
“Khi mẹ kêu tôi giúp đỡ, chúng tôi nhìn thật lâu vào mắt nhau. Mẹ lắng xuống. Một cái nhìn đầy tình thương vượt qua mọi sự hiểu biết.”
Đến chiều thứ Hai, ông viết mấy chữ: “Nhịp tim ngừng đập. Tim ngừng đập.”
Và rồi chuyện gì phải đến đã đến: “Bầu trời bên trên Chicago đã rộng mở và bà Patricia Lyons Simon Newman vừa bước lên sân khấu.”

“Mẹ sẽ làm cho khuôn mặt của bầu trời tỏa sáng rạng rỡ đến nổi cả thế giới sẽ yêu thương màn đêm.”

Bà cụ mất đêm thứ Hai. Qua ngày hôm sau, ông viết câu chót: “Tôi thức dậy và nhận ra rằng mình không nằm mơ. Chuyện đó đã thật sự xảy ra. Hãy khóc như thể tôi không thể khóc đêm qua.”
Sáng thứ Bảy vừa rồi tôi vẫn chưa nghe lại tiếng nói của ông Scott Simon trên làn sóng phát thanh. Cũng không sao, tôi vẫn nhẫn nại với mùi người của em khi hiểu rằng những nghịch cảnh trên đời đều là phương tiện để biến màn đêm của khổ đau thành bầu trời tỏa sáng với tình thương tột cùng. (pq)

Phúc Quỳnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.