logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/07/2020 lúc 10:29:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam. AFP


Hội nghị trực tuyến nâng cao kỹ năng người phát ngôn vừa tổ chức tại Tỉnh ủy Vĩnh Long, sáng ngày 28 tháng 7 năm 2020. Hội nghị được nói nhằm trực tiếp triển khai công tác thông tin đối ngoại, nhằm cung cấp thêm thông tin cho báo chí... thực hiện hiệu quả đường lối, chính sách của đảng, nâng cao nhận thức của các cấp về tầm quan trọng, sự cần thiết cung cấp thông tin cho báo chí tuyên truyền, nâng cao kỹ năng phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn, nghiệp vụ về trả lời phỏng vấn báo chí, xử lý khủng hoảng thông tin...
Trên thực tế, người phát ngôn của các bộ ngành tại Việt Nam có được thực hiện đúng kỹ năng của mình? Có thể linh hoạt trong trả lời phỏng vấn báo chí, xử lý khủng hoảng thông tin?
Tiến sĩ, Nhà báo Hồ Bất Khuất, Phụ trách nội dung tại Tạp chí Gia đình & Trẻ em, giảng viên môn báo chí Đại học Vinh, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do  hôm 29 tháng 7 năm 2020 liên quan vấn đề này, nhận định:
Nhiều người phát ngôn của các bộ ngành nắm được vấn đề nhưng không dám nói thẳng nói thật hết mọi loại thông tin. Cho nên thái độ của họ khi cung cấp thông tin cho báo chí thì họ làm cho xong chuyện.
-TS., Nhà báo Hồ Bất Khuất

“Nói chung, nhiều người phát ngôn của các bộ ngành nắm được vấn đề nhưng không dám nói thẳng nói thật hết mọi loại thông tin. Cho nên thái độ của họ khi cung cấp thông tin cho báo chí thì họ làm cho xong chuyện, chứ không cùng báo chí tìm ra bản chất vấn đề hay sự kiện, đấy là điều hơi đáng tiếc. Tuy nhiên cũng có một số ít, họ có bản lĩnh, có thể cung cấp thông tin cho báo chí một cách chính xác hơn... có thể gợi mở cho các nhà báo, để họ tìm hiểu thêm vấn đề, đấy là tình hình chung hiện nay.”
Cũng tại Hội nghị nâng cao kỹ năng người phát ngôn, các vị đại biểu ngoài bàn thảo các thông tin vừa nêu, còn thảo luận các vấn đề cung cấp thông tin như phòng ngừa và xử lý khủng hoảng; Kỹ năng ứng xử, ứng phó với mạng xã hội; Ứng xử, ứng phó với tin giả; thông tin Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc; Tình hình Biển Đông... Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài...
Để tìm hiểu thêm công việc của người phát ngôn nói chung, cũng như thực tế tại Việt Nam, Đài Á Châu Tự Do hôm 29 tháng 7 năm 2020 liên lạc Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, nguyên Phó trưởng ban Kế hoạch – Dự án và Phó trưởng ban Tư Liệu của Đài truyền hình HTV (Hochiminh City Television), và được ông cho biết:
“Nghề phát ngôn nhân là một nghề rất khó, là một nghề kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật. Về khoa học, họ phải có kiến thức rộng, phải được học rất nhiều môn học như quan hệ công chúng, lịch sử, triết học, chính trị... ngoài ra họ cần có tài hùng biện, cái này phải tự đào luyện lấy. Phát ngôn nhân các bộ ngành ở Việt Nam nói chung, trong đó có phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, Bộ Công an... là hai nơi người ta chú ý nhiều nhất, thì thú thật tôi thấy họ không đạt được tính chuyên nghiệp. Bởi vì, họ ở trong tình trạng ‘bắt cóc bỏ dĩa’ do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam họ không nhìn nhận phát ngôn nhân là một nghề chuyên nghiệp, và có tính nghệ thuật. Đặc biệt, phát ngôn nhân phải nắm rõ triết lý và chân lý. Do đó vừa rồi chúng ta cũng có thể thấy, họ đã ra những cái nghịch lý như trường hợp Phát ngôn nhân Bộ công an Tô Ân Xô, khi trả lời báo chí về vụ án Hồ Duy Hải đã bộc lộ tất cả những khiếm khuyết mà không thể nào bỏ qua.”
Theo Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, việc phát ngôn nhân hạn chế cung cấp thông tin cũng không có gì khó hiểu, bởi vì các Phát ngôn nhân các bộ ngành ở Việt Nam đều bị bó khung từ các cấp lãnh đạo, từ bộ trưởng cho đến thủ tướng... cho tới chủ tịch nước hay chủ tịch quốc hội. Ông nói tiếp:
“Họ đều bị bó hẹp trong vai trò phát ngôn nhân, vì họ luôn luôn thể hiện ở trong thế bị động, chứ không nắm được thế chủ động, là điều quan trọng đối với một phát ngôn nhân. Điều này cũng dễ lý giải vì truyền thông ở Việt Nam là truyền thông một chiều, ở trên đưa ra như thế nào thì họ phát ngôn như thế đấy thôi... họ không được phép nói gì ngoài cái đó. Ví dụ như bà Lê Thị Thu Hằng chẳng hạn, suốt ngày cứ quan ngại về vấn đề biển Đông. Vì vậy họ làm cho thông tin của họ trở nên nhàm chán. Vai trò của một phát ngôn nhân là cầu nối quan trọng giữa nhà nước và dư luận, nhưng họ không thể làm được điều đó.”

UserPostedImage
Báo in bán dạo ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP

Thực tế cho thấy mỗi lần Trung Quốc gây hấn, như thường lệ các phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Việt Nam lại cho phát đi phát lại cái mà nhiều người trong nước ví như ‘đoạn băng rè’ phản đối hành động của Trung Quốc và tuyên bố vùng biển đó thuộc chủ quyền Việt Nam... Quan điểm của Việt Nam là...v.v.
Nhà báo Nguyễn An Dân nhận định với Đài Á Châu Tự Do, hôm 29 tháng 7 năm 2020:
“Nói chung đọc tin của phía chính quyền cung cấp thì như thế này... chẳng hạn ngày xưa người ta nói muốn hiểu biết thì nên đọc nhiều báo chí... còn bây giờ dân hay nói ngược lại, có hiểu biết rồi hãy đọc báo chí. Nói như vậy để mình thấy là vấn đề ổn định chính trị đối với chính quyền cao hơn việc tin tức mang lại lợi ích thật sự, để áp dụng vô đời sống thường ngày. Người dân cần tin tức để vận dụng cho đời sống thường ngày của họ, thì cái yêu cầu này chưa được đặt ra. Do đó bây giờ đọc tin phải biết phân tích tin từ những báo đảng hay báo lề phải đưa ra.”
Nhà báo Nguyễn An Dân cho rằng, tại Việt Nam càng ngày càng mất tự do báo chí. Ông cho biết không chỉ riêng ông thấy vậy, mà nhiều nhà báo có thẻ đang hành nghề, là đảng viên, đang công tác trong các cơ quan báo chí của đảng, cũng chính thức nhận định như vậy trên các trang Facebook của họ, khi chia sẻ về việc sắp xếp, quy hoạch lại báo chí thời gian gần đây.
Họ đã ra những cái nghịch lý như trường hợp Phát ngôn nhân Bộ công an Tô Ân Xô, khi trả lời báo chí về vụ án Hồ Duy Hải đã bộc lộ tất cả những khiếm khuyết mà không thể nào bỏ qua.
-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già

Tuy nhiên theo Tiến sĩ, Nhà báo Hồ Bất Khuất, việc kiểm soát báo chí tại Việt Nam hiện vẫn có mặt lỏng lẻo:
“Thật ra kiểm soát thông tin báo chí thì nước nào cũng làm chứ không phải riêng Việt Nam. Tại Việt Nam, sau năm 1945 chính thức không dùng chữ kiểm duyệt để kiểm soát báo chí, nghĩa là không kiểm duyệt. Chỉ có thể có biên tập, kiểm tra, kiểm soát gì đấy... nhưng không dùng chữ kiểm duyệt. Học trò tôi dùng chữ kiểm duyệt thì tôi nói đấy là sai... Nhưng trên thực tế, họ kiểm soát khá chặt chẽ, tuy nhiên họ chỉ kiểm soát chặt thông tin liên quan chính trị tư tưởng. Còn những thông tin khác thì họ làm rất lỏng lẻo, ví dụ những vấn đề văn hóa, giải trí, hay đi sâu hơn là văn hóa phẩm, chưa nói đến đồi trụy, nhưng nó thiếu chất lành mạnh, thì họ gần như họ không quan tâm lắm.”
Tiến sĩ, Nhà báo Hồ Bất Khuất cho rằng, việc kiểm soát như vậy là không tốt, nếu đã kiểm soát thì đáng lẽ phải quan tâm tất cả các vấn đề, còn đây họ chỉ thiên lệch vấn đề chính trị.
Thời gian gần đây, chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp báo chí, bắt giam nhiều nhà báo độc lập tại Việt Nam. Mới nhất là trường hợp anh Lê Hữu Minh Tuấn, một thành viên trẻ của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, vào ngày 12 tháng 6 bị cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh triệu tập làm việc và bắt đưa về Trại giam Chí Hòa. Trước đó, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc Lập Phạm Chí Dũng cũng đã bị bắt vào ngày 21 tháng 11 năm 2019, vào ngày 21 tháng 5 vừa qua đến lượt nhà báo Phạm Chí Thành bị bắt, sang ngày 23 tháng 5 phó chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam Nguyễn Tường Thụy cũng bị bắt. Cáo buộc đối với họ là ‘làm, tàng trữ, phổ biến tài liệu chống phá Nhà nước’!

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.