8 người 'nhóm Hiến pháp' hầu tòaGia đình và người ủng hộ Facebooker Ngô Văn Dũng yêu cầu trả tự do cho ông
8 thành viên của nhóm Hiến Pháp bị đưa ra xét xử tại TP Hồ Chí Minh ngày 31/7/2020 với cáo buộc về tội "Phá rối an ninh".Phiên xử diễn ra tại Tòa án Nhân dân Tối cao 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Q,1, TP Hồ Chí Minh, sau hai lần bị hoãn mà không có thông báo chính thức về lý do của tòa án.
Cả tám người đã bị giam giữ gần hai năm nhưng chưa qua một lần xét xử.
Tám người bị đưa ra xét xử hôm 31/7/2020 bao gồm: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Hoàng Thị Thu Vang, Đỗ Thế Hoá, Hồ Đình Cương, Lê Quý Lộc, Ngô Văn Dũng, Trần Thanh Phương, Đoàn Thị Hồng.
Trong sáng 31/7, mức án mà tòa đề nghị cho 8 bị cáo như sau:
Hoàng Thị Thu Vang : 6-8 năm tù
Đỗ Thế Hoá : 4-6 năm tù
Hồ Đình Cương : 4-6 năm tù
Lê Quý Lộc : 4-6 năm tù
Ngô Văn Dũng 4-6 năm tù
Trần Thanh Phương :3-5 năm tù
Đoàn Thị Hồng : 2,5 -3 năm tù
Kết quả ngày 31/7, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (sinh năm 1976, hộ khẩu thường trú ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; ngụ huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) 8 năm tù; Hoàng Thị Thu Vang (sinh năm 1966, hộ khẩu thường trú ở Khu phố 3, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) 7 năm tù, cùng về tội "Phá rối an ninh" theo Điều 118 Bộ luật hình sự 2015.
Cùng tội danh, ba bị cáo Đỗ Thế Hóa, Ngô Văn Dũng, Lê Quý Lộc bị HĐXX tuyên phạt 5 năm tù.
Hồ Đình Cương lãnh 4 năm 6 tháng tù, Trần Thanh Phương 3 năm 6 tháng tù, Đoàn Thi Hồng lãnh 2 năm 6 tháng tù.
Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho 8 bị cáo, lời cuối mà cả 8 người nói trước tòa là 'Tuyên thệ: Quyết tử cho Tổ quốc trường tồn'.
'Nhóm Hiến Pháp' là ai?Nguồn hình ảnh, Ngô Văn Dũng/Facebook
Chụp lại hình ảnh,
Facebooker Ngô Văn Dũng
Tám bị cáo của nhóm Hiến pháp sống ở nhiều nơi khác nhau tại Việt Nam, thường xuyên livetreams hoặc có các bài viết trên Facebook nói về tình trạng vi phạm hiến pháp, pháp luật của giới chức tại nhiều nơi ở Việt Nam gây thiệt hại cho người dân. Nhiều vụ việc trong số này cũng đã được báo chí Việt Nam phản ánh, như vụ nâng điểm cho con cán bộ ở Hà Giang.
Họ cũng tự nguyện phổ biến Hiến pháp và luật pháp cho người dân thông qua các bài đăng trên Facebook.
Trong số này, ông Ngô Văn Dũng (nickname Biển Mặn), là người được cộng đồng mạng biết đến nhiều hơn cả.
Ông Dũng thường xuyên đăng trên Facebook các bài viết về tình hình chính trị, xã hội của đất nước.
Năm 2018, gia đình ông Dũng thông báo ông mất tích. Vài tháng sau, qua nhiều nỗ lực tìm kiếm, gia đình mới biết tin ông Dũng đã bị bắt và giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, Sài Gòn mà không hề nhận được thông báo của chính quyền về lý do.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho hay một số người đã chứng kiến lúc công an bắt giữ ông Dũng vào sáng 4/9/2018 và thông báo cho gia đình. Ông Dũng bị giam giữ từ đó tới nay mới được đưa ra xét xử.
Nguồn hình ảnh, FB Nguyen Kim Thanh
Chụp lại hình ảnh,
Gia đình Facebooker Ngô Văn Dũng trước cổng tòa án tại TP Hồ Chí Minh hôm 31/7/2020
Thông tấn xã Việt Nam nói gì? Bản tin chính thống nói theo cáo trạng, ngày 10/6/2018, bà Hạnh cùng các thành viên của nhóm "Hiến Pháp" tham gia biểu tình tại trung tâm quận 1.
Bản tin nói tháng 8/2018, bà Hạnh nghe lời kêu gọi của một số đối tượng chống đối chính trị ở nước ngoài thông qua hình thức livestream trên mạng xã hội.
Bà Hạnh đã chia sẻ về trang Facebook cá nhân của mình 81 video có nội dung kêu gọi người dân xuống đường tham gia tổng biểu tình vào ngày 4/9/2018.
Bản tin Thông tấn xã nói: "Được sự hứa hẹn tài trợ kinh phí cho cuộc biểu tình của các đối tượng ở nước ngoài, ngày 25/8/2018, Hạnh tổ chức cuộc họp với các thành viên để bàn bạc kế hoạch.
"Hạnh còn nhận và phân phát hung khí là 66 cây roi điện tự chế cho các thành viên tham gia nhằm mục đích sử dụng để chống trả lực lượng chức năng khi bị trấn áp, gây ra cảnh bạo loạn như kế hoạch mà các đối tượng chống đối chính trị ở nước ngoài đề ra cho nhóm."
Bản tin nói: "Quá trình điều tra, các bị cáo thừa nhận đã nhận tiền tài trợ của các đối tượng chống đối chính trị ở nước ngoài để làm kinh phí hoạt động, trong đó Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nhận tổng cộng 400 USD, Hồ Đình Cương nhận tổng cộng 800 USD, Trần Thanh Phương nhận tổng cộng 200 USD..."
Theo BBC