logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/08/2020 lúc 11:26:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hơn bao giờ hết, diễn biến chính trị tại Mỹ mỗi lúc một sôi động hơn khi tin Putin ngấm ngầm quẳng tiền cho nhóm khủng bố quân sự Taliban-linked militants tại Afghanistan giết hại lính Mỹ bị bật mí. Giấy mực hao tốn. Thời sự nóng bỏng. Phen này có lẽ lại một vụ nhức đầu cho Tổng thống Trump đây?
Quăng lên quật xuống chán. Cãi chày cãi cối đã trở thành căn bệnh cù nhày, tái đi tái lại của nước Mỹ. Mạnh ai nấy nói. Bên nào cũng có lý của mình. Cách làm việc của Tổng thống Trump hiện nay chúng ta không lạ. Do rơi cảnh “tuấn kiệt như sao buổi sớm” quanh ông bây giờ còn được mấy người thao lược. Cuối cùng bạc cả đầu, thần sắc sa sút, vậy mà những câu chuyện trái khoáy cứ liên tục kéo đến không ngớt.
Nói thì nói vậy, người còn tâm tình với ông xét kỹ vẫn không thiếu, nếu không nói khá đông sẵn sàng liều mình xả thân, trung thành tuyệt đối đến tận cùng. Con đường quan lộ của ông gẫm lại không uổng phí, một đời lao lực dấn thân phút chót vẫn còn người thương cảm. Đặc biệt khá đông cộng đồng người Việt quý trọng ông, họ cảm thấy ông đáng quý, đáng thương, họ ngậm ngùi cho cảnh tình một người vì dân vì nước, từ chỗ không hề thiếu ăn thiếu mặc, vẫn lăn xả vào những gian truân khó khăn để đem nước Mỹ trở lại thời hưng thịnh (Make America Great Again).
Cứ thế, những điều ông làm cho nước Mỹ, theo các fan ủng hộ (xét kỹ) kể đã quá nhiều điều tốt đẹp. Với người Việt mình, tâm tình lớn nhất họ dành cho ông vì dám đứng lên đánh Trung Quốc. Theo họ, chỉ có ông mới là người dám làm việc này, dám thẳng tay trừng phạt Bắc Kinh. Rồi công ông giúp kinh tế Mỹ khởi sắc trở lại. Giá cổ phiếu tăng vọt (dù người Việt mình mấy ai mua cổ phiếu). Rồi tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh. Thành ra họ thấy công lao của ông bỗng to như biển, cao như núi!
(Nhìn lại, công việc hiện đang có ở Mỹ phải chăng đến từ các nhà xưởng của các công ty dời đô về Mỹ từ khi ông nhậm chức?) Hay đó là những công việc chưa hề “chảy máu” sang Trung quốc. Trước tiên, không phải công ty nào cũng rời Mỹ. Quan sát kỹ, nhiều công ty trụ lại vì thuê được nhân công rẻ (vốn đa số Mỹ trắng, thậm chí cả Mỹ đen chê cực, chê ít tiền không làm). Còn các hãng dọn về Mỹ vì họ tử tế? Xin thưa, họ sử dụng kỹ thuật tự động hóa, cả một nhà xưởng to đùng chỉ cần vài nhân viên đứng máy đảm trách khâu trouble shooting, còn đâu do các robot hăng say làm việc là chính. Thành ra các công ty này dọn về Mỹ để giảm thiểu cước phí vận chuyển chứ không tạo công ăn việc làm đáng kể cho người dân. Công việc dân lao động phổ thông Mỹ (trước đại dịch Covid-19) chủ yếu lái xe Uber, Lyft, hoặc lái xe giao hàng, bốc xếp trong các kho warehouse…   
Đùng một cái. Đang trên đà thắng như chẻ tre, Tổng thống Trump gặp phải nhiều ngôi sao khắc tinh từ đầu năm 2020, đáng kể nhất là đại dịch Covid-19 và các cuộc biểu tình ôn hòa sau cái chết của người đàn ông da đen 46 tuổi, George Floyd chết trong khi bị cảnh sát tiến hành thủ tục bắt người cuối tháng 05 vừa qua tại Minneapolis, Minnesota.
Gói cứu trợ $1,200/người lớn và $500/trẻ em (nếu họ khai thuế năm 2018 và 2019) bơm một lượng tiền khổng lồ vào kinh tế Mỹ. Theo người ủng hộ Tổng thống Trump đó là tiền ông in cho dân xài. Vụ này xin miễn đôi co bàn cãi. Trên thực tế, ông chỉ ký Đạo luật CARES sau khi lưỡng viện Quốc hội thông qua. Và ông chỉ ký sau khi đưa ra một số yêu sách có lợi cho giới giàu như ông.
Để cảm ơn lưỡng viện QH không quên người già với Đạo luật CARES lần này, Jo Ann Jenkins, CEO của Tổ chức AARP đã có lời tri ân (nguyên văn): On behalf of AARP’s 38 million members and all older Americans nationwide, I thank the administration and leaders in Congress for their bipartisan work to address the unprecedented public health and economic crisis that faces our nation. Rõ ràng ở đây, ai là người có lòng với dân Mỹ, bạn đã rõ. Fans Việt hâm mộ Tổng thống Trump chê trách báo đài đưa tin một chiều không chịu ca ngợi công đức của ông. Theo họ, đó là tấm thịnh tình Tổng thống Trump dành cho người nghèo trên đất Mỹ, trong đó có người già và các em nhỏ.
Trả lời phỏng vấn chương trình phát sóng Fresh Air (NPR) do chị Terry Gross phụ trách, phóng viên Jesse Drucker của tờ The New York Times cho biết một khoản tiền to, 174 tỷ Mỹ kim từ gói cứu trợ Đạo luật CARES mục đích hỗ trợ thuế đối với các doanh nghiệp; tuy nhiên gần như toàn bộ khoản tiền này rót thẳng vào két sắt của các tập đoàn lớn, giỏi luồn lách. Cụ thể, 135 tỷ Mỹ kim thuộc khoản này được trao cho 1% các tập đoàn có thu nhập cao nhất của Mỹ. Trong khi đó khoản tiền trao cho dân Mỹ $1,200/người lớn và $500/trẻ em đông như thế cũng chỉ lên đến 300 tỷ Mỹ kim.   
Cứ thế, ai có công với dân nghèo, ai lặng lẽ đứng sau giật dây để những khoản lớn rót vào túi người giàu, điều này dân đen mấy ai biết rõ. Tuy nhiên với các fans ủng hộ Tổng thống Trump, họ khăng khăng đường lối của ông rất tuyệt hảo, hợp ý Trời, thuận lòng người. Theo họ, ông giúp giới giàu là đúng! Người giàu không bỏ vốn đầu tư lấy đâu công ăn việc làm cho dân Mỹ. Quả nhiên rất có lý khi nhận định vội vã như thế. Song, mấy ai hiểu chính giới đầu tư đã chuyển nhà máy, chuyển công ăn việc làm qua Trung Quốc (hay bất cứ một nước thứ ba nào đó) vì lợi nhuận, không hề dính dáng gì đến chính sách các đời tổng thống Mỹ tiền nhiệm (Dân chủ có, Cộng hòa có) quá nhu nhược để Trung Quốc nghiễm nhiên hưởng lợi ròng rã mấy thập niên liền.
Thực ra Toàn Cầu Hóa là thủ phạm. Nó là con ngựa thành Troy được giới đầu nậu lợi dụng khai thác tối đa. Thấy nhân công TQ rẻ mạt, họ vội chở nhà máy, chở nguyên liệu đến đó. Trong khi đó dân lao động phổ thông TQ quần quật khổ sai. Giới giàu Tây phương và nhóm cò trung gian nội địa tha hồ bỏ túi. Dân nghèo của TQ nai lưng ra làm trong những xí nghiệp với điều kiện lao động hà khắc, đồng lương bóc lột. Giới tư bản không ác. Họ là thế. Lợi nhuận là tiêu chí hàng đầu. Có muốn khác đi cũng không được!
Trong bối cảnh ấy, mùa phiếu 2020 năm nay tưởng sẽ rầm rộ bởi những gì quan sát được tại mùa phiếu 2016 và nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump đang từ từ phơi bày trước thực tế. Ít nhất thiên hạ sẽ có cơ hội đối chiếu so sánh. Sự có mặt của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc chơi không ít. Những cuộc chạm trán nảy lửa cuối cùng không diễn ra như mong đợi. Tuy vậy hình ảnh vị tổng thống Mỹ thứ 45 càng lúc càng được khắc họa rõ nét hơn, đặc biệt sau cái chết của anh George Floyd dẫn đến nhiều vụ xuống đường bùng nổ khắp nơi.
Điều gì đã xảy ra sau đó? Kế hoạch trị quốc của Tổng thống Trump cho phép dân Mỹ nhìn lại vấn đề một cách rõ nét hơn. Liệu ông có thực sự là vị cứu tinh khá đông dân Mỹ (áo đỏ và áo tím) háo hức chờ đợi? Tài lãnh đạo của ông có kinh bang tế thế (trị quốc, cứu dân) thực sự hay chỉ là Tổ đãi và may mắn? Những câu hỏi đại loại như thế hiện nay đang khơi dậy trong họ những tìm tòi, truy cứu.
Trở lại chuyện Tổng thống Nga Putin ngấm ngầm đưa tiền cho phiến quân Taliban giết hại lính Mỹ tại Afghanistan, ai cũng biết Putin là hiện thân của một nhà độc tài của lịch sử nhân loại hiện đại. Lẽ ra khi biết Putin vung tiền thuê Taliban-link militants giết lính Mỹ tại Afghanistan, Tổng thống Trump phải tiến hành điều tra. Đằng này… Vì vậy dân Mỹ càng có dịp quan sát kỹ hơn thái độ của ông vốn họ từng tin tưởng, ngưỡng mộ.

Bàn về con người Putin, có mấy vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới nghĩ đến chuyện bám ghế, bám ngôi vị dai dẳng như ông? Những bản tin đánh đi khắp nơi, Putin có khả năng sẽ tại vị đến năm 2036! Một ý nghĩ khiến người ta chau mày: Có thiệt không đây ?
Dân Nga được lợi lộc gì nếu Putin trở thành nhà độc tài trắng trợn? Chẳng ai dám nói trước. Độc tài bản thân nó khiến người ta rùng mình ghê sợ. Dân Nga sẽ thống khổ thiếu thốn trăm bề, y như con ngựa già bị bịt mắt hai bên, người ta đóng vào chân bốn cái móng sắt, chỉ biết chạy dưới cây roi của gã phu xe cục súc. Dân từng sống dưới chế độ hà khắc độc tài không lạ gì thủ đoạn kìm kẹp. Như Bắc Hàn chẳng hạn, nạn độc tài gia đình trị của họ Kim khiến dân chúng khổ sở điêu linh, không năm nào là không đói. Hay như TQ, đảng trị, qua nhiều năm ròng rã một đảng duy nhất cai trị dân chúng, đường lối bịt miệng hà khắc, chính sách đè đầu cưỡi cổ thâm độc, nạn mỵ dân lũng đoạn, tham nhũng lan tràn, guồng máy khủng bố bóp nghẹt… thử hỏi ai dám tin tưởng vào tương lai sán lạn của Nga khi Putin chễm trệ trên ngai đến năm 2036!
Cả thế giới nên án. Công tâm phẫn nộ. Những trái tim dân chủ sẽ nổi giận. Nhưng với Tổng thống Trump thì chưa hẳn, chắc ông có lý do riêng của mình. Thái độ công khai thân thiện với Putin của Tổng thống Trump, hả hê tay bắt mặt mừng. Hoặc với Kim Jong Un, vồn vã xởi lởi như lòng lợn gặp nước mắm. Hay như cách ông đánh đu với Tập Cận Bình, người ta thấy trên tay ông nhấp nhổm lá bài “tariff”, tháu cáy không ra tháu cáy, lập lờ không hẳn lập lờ, ngúng ngoắng với cái chiêu “Trade War” cuối cùng đã ra sao? Nay có thêm cuốn sách The Room Where It Happened của Cựu cố vấn an ninh John Bolton, người ta mới giật mình hiểu rõ hơn mối quan hệ Trump-Xi na ná giống vụ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky liên can tới cú phone “quid pro quo” hồi tháng 07 năm ngoái. Kiểu: Giúp tôi tái đắc cử đi, quý vị sẽ không thiệt thòi sau này đâu.
Liệu vụ Tổng thống Trump được báo cáo (briefed) về hành vi Nga vung tiền cho nhóm Taliban-linked militants giết hại lính Mỹ đóng quân tại Afghanistan (nhưng) vẫn không truy cứu có là chuyện lớn trong mùa phiếu 2020? Hy vọng thế, bởi khi câu chuyện được phanh phui, dân Mỹ tròn xoe mắt nhìn nhau: Bộ có chuyện này nữa sao ?
Trên thực tế, công dân Mỹ ở nước ngoài bị làm khó (chứ chưa nói đến nguy hại), chính phủ Mỹ có trách nhiệm can thiệp, bởi thể diện và ảnh hưởng của Hoa Kỳ rất lớn so với những nước khác. Nay những đứa con phục vụ tổ quốc xa nhà, Tổng thống Trump trên lý thuyết là Tổng tư lệnh, vậy, tại sao ông không có bất cứ phản ứng nào khi lính Mỹ bị hãm hại. Hành vi này, nếu không quá câu nệ, liệu hai chữ “bán đứng” có quá quắt lắm khi áp dụng trong bối cảnh câu chuyện ?
Sàng qua sàng lại, nói tới nói lui vẫn là chuyện vì cái ghế, vì bả quyền lực, người ta sẽ sẵn sàng đem những thứ vốn được coi là quốc bảo, những giá trị nhân bản đáng giá liên thành do tiền nhân dày công kiến tạo bán đổ bán tháo nhằm củng cố quyền lực bản thân (thật) đáng xấu hổ thay. Trở lại chuyện Tổng thống Trump với những cáo buộc không dám thẳng tay với Putin khi nhận được thông tin Nga bỏ tiền hãm hại lính Mỹ tại Afghanistan, lần này thiên hạ có dịp đánh giá lại sơ yếu lý lịch của Tổng thống Trump đang bị vấy những vết chàm gian lận, nhỏ mọn. Tất nhiên Tổng thống Trump đã phản đối mình không hề biết đến chuyện này!
Hay thôi. Đã thế. Dầu dừa hay dầu lạc, mỡ bò hay mỡ lợn… Thứ nào tốt hơn chỉ mấy người đàn bà lui cui trong bếp là biết rõ nhất. Xấu tốt, đúng sai, lưỡi không xương, ai già cãi sẽ thắng, lẽ đời nó thế, lạ gì. Sâu khấu chính trị cũng như sân khấu phường con hát, cũng dồi phấn trát son, cũng chũm chọe áo sống, cũng múa máy hát hò… Để rồi tuồng tích vở kịch đọng lại điều gì, có khác lời cụ Nguyễn Du thuở nọ từng nói: Mua vui cũng được một vài trống canh!
Thành ra mùa phiếu năm nay cuối cùng không hẳn là vở mới, tuồng mới. Song nó vẫn là chuyện tuồng tích chính trị vốn chẳng lạ lẫm gì với bạn đọc. Trong đó Tổng thống Trump mùa phiếu trước là hiện thân tiếng nói mới, là hàng độc, lần này sẽ so găng với một ứng cử viên tiếng nói cũ, mặt hàng quen… Duy một điều hơi khác lần này: Tổng thống Trump sẽ phải trả lời, phải giải thích nhiều khúc mắc khi ông trực tiếp tranh luận (debate) với Mr. Biden sắp tới đây.
Để coi xem ai buôn nước bọt giỏi hơn ai.
Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.