logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/08/2020 lúc 11:23:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một phiên họp quốc hội Việt Nam. Hình minh họa.

Trong mọi thời đại, những thử thách và vấn đề của một quốc gia, nhất là ở thời đại công nghệ cao cấp với tốc độ thay đổi cực nhanh như bây giờ, là vô số kể. Việc cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và môi trường sống, là một thử thách lớn của mọi quốc gia, nhất là tại các nước phát triển, là một ví dụ. Chính sách giáo dục và an sinh xã hội nên thiết kế ra sao để giúp người dân thoát ra khỏi vòng nghèo đói, đồng thời giảm thiểu vấn nạn bạo hành gia đình, là một ví dụ khác. Hệ thống công lý tội phạm (criminal justice system) phải mang tính trừng phạt nặng nề hầu răn đe tội phạm hay nên đề cao chủ trương cải huấn con người để sau khi mãn tù, họ có thể làm lại cuộc đời và không tái vi phạm, cũng là một ví dụ khác nữa v.v…
Bất cứ một quốc gia nào, dù giàu mạnh về vật chất đến đâu, cũng đều có bao vấn đề xã hội phải giải quyết. Đặc biệt về mặt sức khỏe tinh thần (mental health) là vấn đề phổ biến của xã hội văn minh hôm nay. Nó không loại trừ bất cứ ai. Cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull mới đây chia sẻ trong hồi ký “Một Bức tranh Lớn hơn” (A Bigger Picture) rằng, ông cũng đã từng nghĩ đến chuyện tự tử khi màn đêm bao phủ lên mình sau khi bị tổn hại uy tín và mất chức Thủ lãnh Đối lập vào năm 2009 [1].
Trước những thử thách và vấn đề lớn lao mang tính tầm vóc quốc gia của mọi thời đại như thế, những người lãnh đạo chính trị cần phải làm gì?
Thật ra vấn đề điều hành lãnh đạo quốc gia nói dễ nhưng làm thì khó, và phần nào đó, tuy nói khó mà lại làm dễ. Như vậy nghĩa là sao? Trước hết, nói khó làm dễ vì có những vấn đề phức tạp nên không dễ gì trình bày một cách ngắn gọn dễ hiểu các chính sách rắc rối nhưng không nhất thiết khó làm. Cho nên việc nói, thuyết phục, là một kỹ năng quan trọng của lãnh đạo. Lãnh đạo, vì thế, là một nghệ thuật. Trong nghệ thuật này, kỹ năng biết nhìn người và dùng người là quan yếu. Từ những người cố vấn chung quanh cho từng vấn đề, rồi nào là những nhân sự chủ chốt cho nội các của mình, cho đến chính sách nhân dụng tầm quốc gia để khai dụng mọi tiềm năng tiềm lực của đất nước; bao gồm giới trí thức lẫn mọi công dân và nông dân trong xã hội. Cái này thì, nói dễ làm khó.
Vai trò quan trọng hàng đầu của người lãnh đạo là biết dùng người. Thật ra xưa nay đều vậy cả và lý do thật đơn giản dễ hiểu. Muốn quản lý cả một quốc gia thì cần nhiều cái đầu thông thái hơn là một cái đầu. Muốn dùng những cái đầu thông thái thì không thể chỉ dùng những người luôn đồng ý với mình mà phải dùng những người biết suy nghĩ sâu sắc và khác ý kiến với mình. Những người có tri thức, kinh nghiệm và suy nghĩ triệt để luôn nhìn ra được vấn đề và thường có viễn kiến nhìn thấy trước thời đại của họ. Giới tinh hoa luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi quá trình thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Vì thế, người lãnh đạo quốc gia không nhìn ra, hay nhìn ra mà không khai dụng được các nhân tài thì sẽ không thể nào cải tiến xã hội được. Abraham Lincoln là một lãnh đạo quốc gia hiếm hoi của mọi thời đại vì ông biết trân quý và tận dụng mọi tiềm năng quốc gia, cho dầu những người đó từng coi thường hay chống lại ông, cho dầu họ khác quan điểm với ông, và cho dầu họ tài giỏi hơn ông thế nào đi nữa. Điểm đặc biệt của Lincoln là có đủ sự tự tin và ý thức bản thân và xã hội chung quanh để sử dụng hiền tài thay vì cho rằng mình bị họ đe dọa [2].
Thời nay, sử dụng nhân tài là cả một chính sách xây dựng và phát triển quốc gia. Nước Úc là trường hợp điển hình đáng để học hỏi.
Kể từ năm 2014, khi Bắc Kinh đã bắt đầu gia tăng các hoạt động ngầm để can thiệp thô bạo vào nền chính trị Úc, giới tình báo và lãnh đạo chính trị tại Úc đã vạch ra những chính sách và đưa ra những bộ luật mới hầu có căn cứ vững chắc để đối đầu với Trung Quốc, đồng thời huy động được tiềm lực của quốc gia cho các chủ trương này. Việc đầu tiên lãnh đạo chính trị của Úc thực hiện là tăng cường khả năng hoạt động phản gián của mình qua các cơ quan tình báo như ASIO. Sau đó Úc đã vận dụng tiềm lực của toàn quốc gia để vạch ra một chính sách ngoại giao thiết thực, dựa trên tiềm lực của Úc, tương quan đồng minh và các thế lực đang đe dọa mình. Qua việc đó, nó giúp lãnh đạo quốc gia điều hướng và triển khai các hoạt động đối ngoại một cách tốt nhất. Kế đến, Úc đã cải tổ bao nhiêu bộ luật khác nhau, chẳng hạn như minh bạch hóa và giới hạn các hoạt động ủng hộ tài chánh chính trị với chủ trương ngăn chặn sự lũng đoạn của thế lực nước ngoài; cải tổ và đưa ra các bộ luật mới để ngăn chặn tình báo và can thiệp từ nước ngoài; ngăn chặn các thế lực nước ngoài dùng khả năng tài chánh dồi dào để mua hay mướn cơ sở hạ tầng của Úc nhằm tăng nguy cơ đe dọa nền an ninh quốc gia [4]. Úc đã thực hiện tất cả các cải tổ sâu rộng này từ năm 2017 đến 2019.
Trong suốt tiến trình thay đổi một cách sâu sắc để gia tăng nội lực hầu có thể đối phó với Trung Quốc một cách chính danh, lãnh đạo chính trị của Úc đã thực hiện ba biện pháp cơ bản. Một, Úc luôn khôn khéo về mặt ngoại giao cũng như truyền thông để Trung Quốc không cảm thấy chính mình là đối tượng bị chiếu cố ở đây, dù Bắc Kinh thừa biết đối tượng trong mặt trận này không ai khác. Hai, Úc luôn khai dụng những tinh hoa và chuyên gia khi hình thành các chiến lược này. Những kiến trúc sư đàng sau các nỗ lực này, ngoài thủ tướng, nội các chính phủ và giới lãnh đạo ngoại giao, quốc phòng và tình báo, vân vân, còn là những tinh hoa Úc như John Garnaut (cố vấn), Andrew Hastie (ủy ban tình báo quốc hội), Ducan Lewis (cơ quan tình báo ASIO), Clive Hamilton và John Fitzgerald (chuyên gia, học giả) v.v... Ba, có những điều cần nói ít làm nhiều và những điều khác cần nói nhiều hơn làm. Chẳng hạn, họ biết không cần thiết để gây căng thẳng mối bang giao với Trung Quốc nên họ âm thầm thực hiện những chính sách và thay đổi luật pháp này mà không hề gây tiếng ồn, miễn sao được việc. Đó là “Do more Talk less”. Nhưng một khi đã thực hiện được thay đổi và cần giáo dục công chúng thì sự chuẩn bị của lãnh đạo chính trị Úc về truyền thông rất là bài bản và chiến lược. Ngoài việc tiếp xúc thường xuyên với giới truyền thông, họ chuẩn bị kỹ lưỡng các tờ thông tin dữ liệu (Factsheets) về tất cả các vấn đề liên quan nói trên để truyền thông tin và giáo dục công dân. Văn phòng Giáo dục Quốc hội (Parliamentary Education Office) là nơi cung cấp những tờ thông tin dữ liệu này. Họ sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu để mọi người dân có thể tìm hiểu về hiến pháp và pháp luật hầu có thể đóng vai trò tích cực và hiệu quả nhất của một công dân thuộc mọi lứa tuổi [4].
Đứng trước sự tấn công mạng ngày càng gia tăng bởi các thế lực nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc gần đây, cùng sự lạm dụng truyền thông xã hội của các thành phần khủng bố và cực đoan, cộng với các tin giả tràn ngập truyền thông xã hội, quốc hội Úc đã cải tổ luật liên hệ để ngăn chặn và trừng phạt những ai vi phạm [5].
Đó là những vấn đề liên quan đến các thử thách lớn lao ở tầm quốc gia. Khi đụng tới nước, điện, hay cảng, chẳng hạn, hay các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng thiết yếu mang tầm an ninh quốc gia, mọi người dân đều có thể tham gia đóng góp ý kiến tích cực một cách công khai. Đất nước là của chung, không thể một cá nhân hay tổ chức đảng phái nào nắm độc quyền hoàn toàn.
Đối với mọi vấn đề hệ trọng khác, chẳng hạn các kẽ hở của pháp luật hay do sự thi hành luật không đúng, do sự lạm quyền của cá nhân hay tập thể, mang tính cách hệ thống hay chỉ những trường hợp đơn lẻ, thì não trạng/văn hóa chung của nước Úc là đi tìm các giải pháp tối hảo nhất có thể. Một trẻ em dưới tuổi vị thành niên người bản địa bị nhân viên trại giam hành hạ, hay một người không phải công dân Úc bị ngược đãi trong trại tạm giam di dân, hoặc những trường hợp bị giam cầm vô hạn định mà không dựa trên cơ sở pháp lý nào, thì giải pháp tốt nhất là một cuộc điều tra độc lập do các cơ quan trách nhiệm chỉ định. Nếu hệ quả trầm trọng hơn, như sự đối phó của các cơ chế liên quan đến sách nhiễu tình dục trẻ em, hay các vấn đề khác ở tầm tiểu bang hoặc lãnh thổ, thì sẽ do chính phủ liên bang, tiểu bang, hay lãnh thổ liên hệ v.v… chủ động đề ra ủy ban điều tra. [6]. Tất cả các cuộc điều tra này, trên bình diện toàn nước Úc, được liệt kê rõ ràng trên trang mạng của các quốc hội. Đối với chính phủ liên bang Úc thì các cuộc điều tra này đã có từ năm 1902 đến nay.
Tóm lại, vấn đề quốc gia có muôn vàn khó khăn và thử thách. Nhưng khi đã có một tiến trình hẳn hoi và một văn hóa giải quyết vấn đề rốt ráo, cộng với niềm tin rằng mọi vấn đề chung phải có trách nhiệm giải trình, thì vấn đề nào cũng sẽ được giải quyết một cách tối hảo nhất có thể. Đặc biệt là khi lãnh đạo chính trị biết sử dụng các chuyên gia độc lập để thực hiện một cách khách quan và triệt để.
Trong vấn đề sông Mekong và cách quản lý nước tại Việt Nam, cũng như bao nhiêu thử thách khó khăn đang đối diện Việt Nam hôm nay, đáng lẽ ra đã phải được giải quyết hiệu quả và rốt ráo từ lâu rồi. Không phải chờ đến bây giờ khi mọi sự đã qiá trễ và khiến cho sự thiệt hại quá nặng nề. Nguyên nhân chính là do thể chế chính trị nhúng tay vào mọi mặt đời sống của người dân nhưng lại không chịu trách nhiệm giả trình cho bất cứ vấn đề nào.
Riêng về sông Mekong, chính quyền chỉ cần ủy quyền cho một số chuyên gia độc lập và uy tín hàng đầu tiến hành cuộc điều tra một cách toàn diện về những vấn đề liên quan đến sông Mekong hầu đưa ra các đề nghị thay đổi hay giải quyết thiết thực. Những đề nghị này bao gồm việc giúp cho 20 triệu người dân bị ảnh hưởng nặng nề có đầy đủ thông tin và biết cần làm gì để đối phó với hiểm họa họ đang đối diện. Chính phủ cần có các chính sách nâng đỡ, hỗ trợ, đa dạng hóa và công nghệ hóa nền kinh tế để dần dần các ngành nông nghiệp và thủy sản được chuyển sang công nghệ cao cấp. Chính phủ cũng cần có kế hoạch để chuẩn bị chính sách nhân dụng thích hợp cho thời đại Công Nghệ 4 này. Kinh tế tri thức, trong đó có các dịch vụ và kỹ nghệ cao cấp, là con đường để Việt Nam cạnh tranh. Người Việt Nam có khả năng, tính thông minh và sự cần cù để thực hiện thành công việc đó.
Còn đối với người dân vẫn muốn tiếp tục sống và làm việc tại sông Mekong, điều chính phủ có thể làm là cung cấp họ những thông tin và dụng cụ cần thiết để trong tư thế luôn sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu nhất có thể. Ngoài việc Việt Nam cần gia tăng hợp tác với Sáng kiến Hạ lưu Mekong/LMI, một trong các biện pháp giúp 20 triệu dân chung quanh khu vực này, căn bản nhất, là giúp họ biết được mực nước và nồng độ mặn của nước vào mọi lúc. Với công nghệ cao cấp hiện nay, như hình ảnh chụp từ vệ tinh, cho đến các dụng cụ đo mực nước từ thượng nguồn tới tận Biển Đông, không có gì quá khó để tính ra được mực nước được phỏng đoán sẽ cao thấp ra sao ở bất cứ nơi nào dọc theo bờ sông này. Trí tuệ nhân tạo/AI có thể giúp làm việc đó. Nếu Trung Quốc có ngăn chặn nước hay xả nước ở thượng nguồn thì vẫn có thể đo lường được và báo trước, và sớm nhất có thể, cho người dân sống nơi này tác hại của nó ra sao. Thêm vào đó, nếu Việt Nam có các chính sách quản lý nước hiệu quả cho toàn quốc gia thì chính phủ vẫn có thể đưa nước uống và nước ngọt cho nông nghiệp đến tay người dân. Người dân, như thế, có thể chủ động được đời sống và công việc thay vì phụ thuộc vào sự thương hại của Bắc Kinh, hay thời tiết bất thường đang xảy ra thường xuyên hơn tại nơi này.
Tất nhiên các giải pháp ngoại giao với Trung Quốc và các giải pháp liên minh chính trị khác là quan trọng. Nhưng khi chính phủ và người dân phần nào chủ động được các tình huống xấu nhất thì các thế lực và phần tử xấu không thể xiết cổ được dân mình.
Câu hỏi cần đặt ra là tại sao chính quyền Việt Nam không khai dụng trí tuệ của toàn thể dân tộc cho các bài toán nhức nhối của Việt Nam hiện nay? Tại sao họ vẫn chủ trương mọi sự cứ để cho đảng và nhà nước lo, thay vì khuyến khích người dân tự lo liệu và tự giải quyết các vấn đề của mình? Không những thế, tại sao họ còn tìm cách gây bao khó khăn cho các hoạt động dân sự? Tại sao họ biết thông tin là quan trọng cho mọi đời sống người dân, và trí thức là thiết yếu cho việc canh tân quốc gia, nhưng họ luôn cản trở và kiểm soát vai trò của giới truyền thông và trí thức?
Hỏi thì hỏi vậy thôi. Nhưng chắc đa số chúng ta đều biết vì sao rồi, phải không quý bạn đọc?
Phạm Phú Khải (VOA)
_______________
Tài liệu tham khảo:
1. Sabra Lane, “Malcolm Turnbull opens up about his struggle with suicidal thoughts in memoir A Bigger Picture”, ABC News, 17 April 2020.
2. Phạm Phú Khải, “Abraham Lincoln: Một vĩ nhân?”, VOA Tiếng Việt, 21 July 2019; Phạm Phú Khải, “Abraham Lincoln: Chiến lược trong nội chiến”, VOA Tiếng Việt, 23 July 2019; Phạm Phú Khải, “Abraham Lincoln: Trí thông minh cảm xúc hiếm có”, VOA Tiếng Việt, 2 October 2019;
3. Phạm Phú Khải, “Nhìn từ Úc: Những vấn đề an ninh quốc gia”, VOA Tiếng Việt, 17 July 2020; Phạm Phú Khải, “John Garnaut: Ai thiết kế tâm hồn?”, VOA Tiếng Việt, 21 August 2019; Phạm Phú Khải, “Những tinh hoa Úc khiến Bắc Kinh nhức đầu”, VOA Tiếng Việt, 16 August 2019; Phạm Phú Khải, “Chiến lược đối phó Trung Quốc của Úc”, VOA Tiếng Việt, 28 February 2019; Phạm Phú Khải, “Bắc Kinh và chiến lược đổ bộ âm thầm vào nước Úc”, VOA Tiếng Việt, 7 February 2019;
4. “Welcome to the Parliamentary Education Office”, Parliamentary Education Office; Accessed on 1 August 2020.
5. “Government Responses to Disinformation on Social Media Platforms: Australia”, Library of Congress, 24 July 2020.
6. “Royal Commissions and Commissions of Inquiry”, Parliament of Australia; Accessed on 1 August 2020.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.