logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/08/2020 lúc 11:04:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi còn là chú bé con, ưa rong chơi trong xóm làng, tôi cũng giống nhiều chú bé con khác là ưa hỏi; thấy cái gì ngộ là dừng bước giang hồ, trố mắt ếch ra nhìn, nhưng có hiểu gì đâu? Thế là quay qua hỏi những người lớn, cái gì cũng hỏi; nhưng không phải câu hỏi nào của trẻ con cũng được người lớn giải thích thoả đáng tới hết thắc mắc, vì thế có những thắc mắc tồn đọng trong lòng rất lâu dài về sau, và những khi chợt nhớ về thời chân đất ấy thì một người trưởng thành cũng không đồng nghĩa với việc tự giải thích được cho mình.
Chiều qua, cắt cỏ xong rồi nhưng tôi cứ thẩn thơ mãi ngoài sau bờ rào nhà. Biết rằng đất rừng là của thành phố, nhưng nhìn đất nứt nẻ như thấy lại quê xưa, nhớ xóm làng da diết. Tôi nhớ hồi còn rất nhỏ, con nít bị bắt phải ngủ trưa vì đi chơi sẽ dễ bị cảm nắng. Nhưng tôi chúa ghét ngủ trưa, nên tìm đủ mọi cách để trốn mẹ, trốn bà vú để đi rong chơi. Nhưng thời đó ác là đi tắm sông một mình ban trưa sẽ bị ma da bắt, trong khi đi đông thì không có bạn đi cùng để cùng nhau hợp sức bắt ma da. Dự tính của tôi là nhốt nó vào poncho của lính cho nó chết ngộp là từ đó mọi con nít đều có thể đi tắm sông trưa một mình.
Nhưng chỉ là ý nghĩ trong thực tế không có bạn đi tắm sông cùng để bắt ma da thì tôi tà tà ghé chái nhà ông Tư thợ mộc. Từ bị ông Tư đuổi về nhà ngủ trưa đi con… nhưng người già cũng biết buồn nên thằng bé ngoan tôi không lâu thành bạn vong niên với ông Tư thợ mộc. Một hôm, chiếc xe ngựa chạy qua ngõ nhà ông Tư với tiếng chuông leng keng đeo trên cổ nó. Tôi hỏi ông Tư, “Ông Tư, con ngựa chạy hoài, nó có mỏi chân không?”
Ông Tư ngưng tay bào, hớp ngụm nước trà tươi, ngồi vấn điếu thuốc rê đưa lên miệng phì phà; nhưng cũng không nghĩ ra được câu trả lời. Tới ông làm việc lại mới nghĩ ra, ông nói: “Trời sanh ra con ngựa là để chạy. Nó chạy suốt ngày không mỏi chân. Con ngựa mà phải đứng một chỗ mới mỏi chân…” Tôi tin ông Tư, dù không tin câu trả lời đó hồi nhỏ. Nhưng giờ đây thì tôi lại trân quý câu trả lời của ông Tư trong hoài niệm về những người ít học nhưng thật thà và cả những người dốt đặc nhưng hay nói trên trời dưới đất ở quê tôi.
Khi đã coi nhau như bạn bè thì tôi thấy ông Tư thở dốc sau một hồi bào thẩm. Tôi tự đi rót cho ông ly nước trà. Ông cười hiền như Phật Di lạc. Ngồi nghỉ mệt, vấn thuốc rê điệu nghệ hơn cả ông bào, vì vấn điếu nào là hút được điếu đó, trong khi ông bào thì bào tới bào lui… vẫn chưa ưng.
Đó là những lúc tôi tra tấn ông Tư,
“Ông Tư, sao cứ trời mưa là có cá. Cá ở đâu ra?”
“Dưới đất nẻ chui lên.”
“Đất nẻ là gì hả ông ông Tư?”
“Là những đường nứt ngoài ruộng.”
“Sao không gọi là đất nứt mà gọi là đất nẻ?”
Ông Tư suy nghĩ hồi lâu, thở dài rồi mới nói, “Thằng ngộ ha!”
Ông tự nói với ông nên tôi ngồi yên, chờ đợi. Ông bập điếu thuốc rê tới cháy lên lửa ngọn… Nói ngập ngừng, “Nứt nẻ gì cũng tệ. Nhưng cái lu nước bị nứt thì mấy ngày mới cạn hết lu nước; còn cái lu mà nứt bự như đất nẻ thì gọi là… lu bể. Chứ ai nói lu nẻ. Thôi! Con về hỏi ba con đi. Ổng làm quan, chắc biết hơn ông Tư.”
Tôi nói thêm, “Con tức là ai cũng nói cá dưới đất nẻ chui lên. Nhưng hỏi kỹ thì đâu có ai thấy, cũng như ông Tư thôi! Con đã đi đào thử đất nẻ ngoài ruộng, không có con cá nào hết! Hôm con đi đào sớm vì con tính là đất mềm hơn bởi sương đêm, con sẽ đào được sâu hơn. Con tính đúng nên đào sâu được tới đầu gối của con. Nhưng cũng chỉ bắt được có hai con dế thầy chùa, không có con cá nào hết.”
Ông Tư hết kiên nhẫn, “Mẹ cha mày. Bộ mày dưới đất nẻ chui lên hay sao mà hỏi cùng đường không tha cho người ta vậy!”

Tôi bị đuổi, lầm lũi về nhà trong tức giận ông Tư. Bà vú thấy tôi buồn bã nên hỏi xem có đứa nào trong xóm đã ăn hiếp tôi? Tôi kể lể sự tình, làm như oan ức tới hết muốn sống không bằng. Bà vú lôi tay tôi sang nhà ông Tư thợ mộc để nói lời phải trái. Bà vú nói với ông Tư, “Ông Tư là người lớn tuổi trong xóm làng. Con cháu có gì không phải, hay hỗn hào. Ông cứ đánh roi vào đít nó cho thật đau để chừa. Cha mẹ nó về, sẽ sang xin lỗi ông sau. Sao ông lại đi nói thằng bé là người dưới đất nẻ chui lên! Nó có cha có mẹ, nhà cửa ruộng vườn của gia đình nó không hơn thì thôi chứ có thua ai đâu trong xóm làng mình…”
Mặt ông cứ cúi gằm xuống đất, hơi thở hồn hển vì ông ở trần quanh năm. Bà Tư nghe chuyện nên bỏ bếp ra chái phân trần, hết lời xin lỗi bà vú nhà tôi. Rồi mời nhau ăn bánh uống nước để giữ tình chòm xóm mới lãng òm. Tôi nể mặt bà Tư nên ăn hai cái bánh tây vì tôi không uống nước trà, rồi vọt đi chơi.
Giận ông Tư được mấy ngày không nhớ, chỉ nhớ hôm tôi tìm cách trở lại chơi gỗ vụn cũng hơi ngượng với ông. Nhưng sang hôm sau nữa thì tôi với ông Tư như chưa có chuyện gì xảy ra, chỉ đáng tiếc là không thể hỏi lại chuyện đất nẻ nên tôi mới nghĩ ra cách tệ hại nhất là xách cái giỏ đệm với cái liềm cắt cỏ đi vô trại lính. Xin chú lính gác cổng cho con vô cắt cỏ, về cho bọ ăn.
Chú lính dư biết cỏ non bên ngoài rào kẽm gai trại lính đã bị người ta cắt sạch về cho ngựa ăn. Nên chú cho tôi vô trong bờ rào thì mới còn cỏ non. Và chú quá tốt là, “Thôi, để chú cắt cho. Mày không biết, đi bậy bạ, đạp mìn là chết đó!”
Chú trúng kế điệu hổ ly sơn của tôi rồi. Chú đi cắt cỏ cho tôi thì tôi chôm ngay trái lựu đạn của chú trong chuồng cu gác cổng. Hồi còn giấu trong bụng thì sợ nhưng khi tuồn được vào giỏ cỏ non thì yên tâm ra về… Vứt liềm, vứt cỏ ở bờ ruộng, đi nổ đất nẻ ngoài ruộng để thấy cho được con cá nhỏ nhất cũng được; hay người lớn chỉ là những người nói láo!
Tôi xém chết vì lựu đạn lần đó. Nhưng lớn mạng tới đâu cũng không qua khỏi trận đòn không chết mới là chuyện lạ! Bà vú tuyên án tôi như thế, nhưng đợi cha tôi về xử tội chứ tội lớn quá, bà không dám xử!

Trời đã tắt nắng, chắc hơn chín giờ tối rồi. Nhưng tôi thơ thẩn mãi ngoài bãi đất nẻ sau nhà do thời tiết quá nóng, hay tôi không bao giờ thoát ra được ký ức chính mình. Nhìn đám đất nứt nẻ lại nghĩ tới bên dưới có cá mà tức. Tức tới xém chết vì lựu đạn cũng chỉ được thấy dưới đất nẻ là… đất. Tiếng vợ réo như gọi đò qua sông. Bỏ dĩ vãng lại với rừng để vào nhà già với bà cụ đã sinh ra mấy đứa con tôi. Chuyện tắm rửa, cơm nước đều vô nghĩa vô ngã tới đêm nằm nghe cá quậy dưới đất nẻ trong mơ…
Mới tản sáng ông bạn già của tôi đã gọi… xin trái mướp.
Tội nghiệp người cựu tù lưu lãng, thèm ăn trái mướp trồng tới mất ngủ đêm qua nên sáng ra gọi sớm để thôi tôi lại cho người khác hết. Và lính đến nhà không trà thì rượu. Hai anh em cù cưa từ cà phê sáng sang cơm trưa, tới độ chiều lai rai ba sợi… Ông bạn già để lại cho tôi một tình cờ thú vị trong pho chuyện: “đi xin trái mướp hết một ngày” có đoạn,
“Hồi tao đi đóng đồn. Đồng khô, cỏ cháy, đất nẻ… tới không khéo lọt cả bàn chân. Lính thay phiên gác đồn, nhưng tao cũng phải đi tuần tra chứ. Tao hết hồn, tưởng đặc công Việt cộng xâm nhập. Nhưng tao nhìn kỹ lại thì là một con chồn quá lớn. Rồi sau đó, tao gặp nó tới mấy lần nên tao lần mò theo nó cho tới hang ổ để có bữa nhậu thịt chồn nơi tiền đồn. Nhưng đến nơi nó thường ẩn mình… rồi mất tiêu… không để lại dấu vết gì nữa! Tao biết nơi đó không phải là hang ổ của nó, nhưng sao nó tới nơi đó hoài? Chỉ là một rãnh đất nẻ bình thường, nhưng bị nó đào bới nên thấy rộng hơn…
Tới hôm tao tới thăm chừng thì thấy có xương cá lóc. Tao nghĩ, không lẽ dưới đất nẻ này có cá lóc, nên con chồn mới tới bắt cá lên ăn! Trong cái suy luận vừa có lý vừa vô lý của tao; một anh lính nói, “thì cứ đào lên hết thì biết thôi Trung úy!”
Vậy là tụi tao đào… tới luôn!
Má ơi! Mày biết không? Hồi nhỏ mình cứ nghe người lớn nói, hễ có mưa là cá dưới đất nẻ chui lên. Nhưng làm sao tin được với đất nẻ khô cằn, không có giọt nước thì cá ở đâu ra?
Tới đi lính mấy năm rồi tao mới sáng mắt, khi anh em lính tụi tao đào qua lớp đất nẻ khô cằn. Trong lòng đất nó mở ra một cái như cái hồ nhỏ; nước ít, sình nhiều; và cá lóc bằng cùm chân thì nhiều vô số kể! Anh em vui mừng được ăn cá lóc tới ngán cũng không hết cá. Nhưng tao vui bụng với thắc mắc hồi nhỏ của mình là người lớn cứ nói có mưa là cá dưới đất nẻ chui lên; nhưng mình có thấy đâu mà tin…”
Chắc ông ra về. Ông dư biết tôi ngồi trực điện thoại để chỉ nghe một câu duy nhất, “Anh đã về tới nhà bình an. Mày đi ngủ đi để mai đi làm sớm…” Nhưng hôm nay tôi ngồi trực điện thoại với tâm tư vui chưa từng có. Thì ra dưới đất nẻ có cá. Không xoàng xĩnh như cá rô, cá sặt, mà cá lóc cả hầm như ông bạn tôi bắt được.
Tôi thì bắt được tuổi thơ khi thiếp đi trên sofa, một cuộc trở về thầm lặng bên chái nhà ông Tư thợ mộc. Nhưng thằng nhóc năm xưa ưa hỏi thì nay đã biết nói, “Hệ thống mạch nước ngầm dưới lòng đất thì thiên la địa võng. Và những chỗ mạch nước ngầm phình ra như cái hồ nhỏ là nơi trú thân cho cá mùa khô. Khi mưa xuống thì chúng theo đất nẻ chui lên… ông Tư biết chưa? Đừng đuổi con về nữa vì ông đã ở trong con trọn đời này…”
Sáng ra nhớ lại, từ nay tôi sẽ nghĩ khác về đời người là đừng ráng quá sức cho một tham vọng vì nguy hiểm chực chờ nhiều hơn cơ hội thành công. Một thắc mắc cả đời nhưng vỡ lẽ chỉ bằng thời gian uống một lon bia, thế mà xém chết vì lựu đạn hồi nhỏ. Ôi! Đất nẻ muộn màng vì hiểu ra được thì thằng bé nhà quê đã không còn nhà và cả quê quán nữa, hết đời lưu linh ở cái xứ có đất nẻ nhưng không còn hứng thú đào bới để bắt cá.
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.