logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/08/2020 lúc 01:48:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mẹ tôi đã qua đời năm 1996.

Buổi chiều, mẹ tôi thường ngồi trước bàn Phật tụng kinh từ 3 giờ đến 6 giờ. Tôi tự hỏi sao mẹ tôi giỏi quá? Mẹ có thể ngồi liên tục mấy giờ đồng hồ mà không mệt? Hay thật!

Mẹ tôi hiền từ, không bao giờ lớn tiếng với bất cứ người nào. Mẹ tôi thường xuyên đi chùa. Mẹ gật đầu ngay mỗi khi tôi hỏi, “Mẹ đi chùa không?”

Không kể trời nắng hay mưa, mẹ tôi nhanh nhẹn trả lời, “Đi chứ!”

Thế là mẹ tôi thay áo dài ngay lập tức. Hình như mẹ tôi sợ chậm một chút là các con đổi ý. Lúc nào mẹ tôi cũng hái rau, trái cây, rửa thật sạch, đợi tôi đến hay gọi em gái tôi đi làm về là đi chùa, chỉ cần chúng tôi mở miệng hỏi, “Mẹ đi chùa không?”

Chỉ một câu thôi là mẹ tôi lập tức đi mặc áo dài, có lẽ cả ngày, cả tuần mẹ tôi chỉ chờ đợi có thế! Mẹ tôi biết chúng tôi bận rộn với công việc làm nên không bao giờ bảo chúng tôi chở mẹ tôi đi chùa. Mẹ tôi chỉ chờ chúng tôi hỏi “Mẹ có đi chùa không?” Chỉ cần câu hỏi ngắn và gọn đó là mắt của mẹ tôi rực sáng, chứa chan hạnh phúc, đong đầy trên mặt của mẹ tôi.

Nếu mẹ tôi còn sinh tiền, chắc chắn ngày nào tôi cũng hỏi mẹ câu này. Tôi muốn thường xuyên đưa mẹ tôi đi chùa hơn! Đi chùa như một nhu cầu cần thiết của mẹ tôi.

Mẹ tôi thường đem rau, trái cây do chính bà trồng đến chùa hàng tuần. Mẹ tôi trồng đủ loại rau: rau húng cây, rau dền, rau lang, rau muống, ngò, cần tây,... và nhiều loại cây trái khác, như là nho, mía, táo, đu đủ, tắc,... Tổng cộng hơn 36 loai rau trái.

Mẹ tôi nâng niu từng trái một. Trái nào thì đem cúng, trái nào nhỏ xíu thì để ở nhà ăn. Mẹ tôi thích tự tay mình hái trái cây, tự tay mình rửa rau, rửa trái cây. Mẹ tôi làm việc này với hạnh phúc.

Việc gì làm được cho người khác thì mẹ tôi không bao giờ từ chối.

Mẹ tôi rất thật thà ngay thẳng. Việc gì làm được thì nói được, không được thì nói ngay. Không bao giờ chần chờ hay nói vòng vo làm cho người khác hiểu lầm.

Mẹ tôi là một người rất mộ đạo. Từ ngày ba tôi mất, rồi đến em trai tôi mất, thì mẹ tôi tụng kinh nhiều hơn. Chiều nào mẹ cũng ngồi trước bàn Phật tụng kinh giờ này đến giờ khác. Mỗi lần về nhà thăm mẹ tôi, nhìn mẹ tôi ngồi lần tràng hạt và tụng kinh, tôi thương mẹ tôi vô cùng.

Tôi là con cả trong gia đình. Ba tôi cũng là con cả. Ba tôi chỉ có một người em trai duy nhất. Ông bà nội mất sớm. Lúc đó tôi còn quá nhỏ (khoảng mấy tháng), nên tôi không có ấn tượng nào về ông bà nội. Nhưng tôi nghe nói lại thì ông bà nội thương tôi lắm! Mẹ tôi là con út trong gia đình có 9 người con. Tôi cũng chỉ nghe nói về ông bà ngoại. Tôi nhìn thấy mộ ông bà nội, ông bà ngoại, mà chưa bao giờ được biết về ông bà của mình. Đứa trẻ không có ông bà nội, ông bà ngoại cũng nhiều thiệt thòi. Vì thế tôi rất ngưỡng mộ về những ai có phước đức còn có ông bà nội, ông bà ngoại.

Mẹ tôi thường dạy chúng tôi rằng phước đức là do mình làm nên chứ không phải đi xin. Bà cũng dạy rằng nên làm việc từ thiện. Hạnh phúc là giúp đỡ cho người khác, chứ không phải nhận sự giúp đỡ của người khác. Chúng tôi có phước đức hơn nhiều người, vì chúng tôi khi trưởng thành vẫn còn cha mẹ. Cha mẹ chúng tôi không được như chúng tôi, vì ông bà nội, ông bà ngoại mất khi ba mẹ chúng tôi còn rất nhỏ.

Khi tôi vượt biên thì ba tôi mất. Mọi người ở nhà giấu, không cho tôi hay. Họ sợ tôi buồn quá rồi không học được. Mãi đến năm sau, cháu tôi ở Pháp cho tôi hay tin này. Khi biết tin buồn, tôi làm ngay một buổi lễ cầu siêu cho ba tôi ở chùa Việt Nam của Hòa Thượng Mẫn Giác ở Los Angeles. Khi đó, Hòa Thượng không có mặt ở Hoa Kỳ. Hòa Thượng Nguyên Đạt đã làm lễ cầu siêu cho ba tôi. Chùa rộng lớn, trang nghiêm, nhưng tôi chỉ có một người bạn tham dự buổi lễ này. Vừa chân ướt, chân ráo đến Hoa Kỳ, người nào cũng bận tối tăm mặt mày làm việc. Vả lại tôi cũng không muốn làm phiền ai. Lúc đó, tôi đang học và làm việc cho tờ báo Trắng Đen của ông bà Việt Đinh Phương.

Mấy năm sau, tôi bảo lãnh mẹ tôi và em gái tôi sang Hoa Kỳ. Mẹ tôi và em tôi sống với tôi. Sau đó, mẹ tôi dọn về nhà một tầng ở thành phố Westminster, gần Bolsa, để mẹ tôi xuống phố cho gần. Tôi nghĩ, người lớn tuổi ở nhà một tầng tiện hơn, mỗi ngày phải lên lầu xuống lầu. Nhà này tôi mua cho mẹ tôi lâu lắm rồi. Mua nhà cho người già phải chọn lựa nhà một tầng để khỏi phải lên lầu, xuống lầu hàng ngày.

Niềm vui của người già là đi lễ, và đi mua quà để gửi về Việt Nam cho thân nhân còn ở lại quê nhà. Mẹ tôi rất cẩn thận, kỹ lưỡng. Bao giờ mua quần áo mới, về nhà phải giặt, ủi cẩn thận, rồi mới tặng cho người nhà. Quần áo trẻ con để một bên, người lớn để một bên. Cháu nội còn ở Việt Nam. Mẹ tôi thương cháu nội lắm. Cháu là “cục vàng” của bà nội. Chúng tôi thường tặng tiền cho mẹ tôi, để mẹ tôi cần gì thì cứ mua. Bao giờ mẹ tôi cũng dành dụm để mua quà gửi về Việt Nam.

Mẹ tôi thích đi chùa làm công quả. Vào chùa, thấy việc gì cũng làm, như lặt rau, bào cà rốt, quét rác ở sân chùa,... Mẹ tôi làm việc liên tục, không nghỉ ngơi. Tôi nhớ ơn Hòa Thượng Minh Mẫn, viện chủ chùa Huệ Quang. Khi mẹ và em tôi mới sang, tôi vẫn phải đi làm cả ngày. Tôi sợ mẹ tôi và em tôi buồn, nên đưa mẹ tôi và em tôi vào chùa Huệ Quang. Tôi vừa ngỏ ý, muốn mẹ và em tôi vào chùa để làm Phật sự, thầy Minh Mẫn nhận lời ngay không một chút do dự, mặc dù chùa lúc đó rất nhỏ. Thầy mua một ngôi nhà nhỏ bên cạnh cho thiện nam, tín nữ ở xa đến viếng chùa, có thể ở lại chùa. Tôi rất cảm động vì sự giúp đỡ của thầy.

Mẹ tôi luôn được chăm sóc chu đáo từ các con, ba chị họ, các cháu con của dì tôi, nhưng mẹ tôi lúc nào cũng nghĩ về con dâu, cháu nội và bà con đang ở Việt Nam. Một sự thay đổi rất lớn của những người già. Mẹ tôi không bao giờ than vãn, nhưng tôi biết mẹ tôi cũng buồn và cô đơn khi các con đi làm. Mẹ ở nhà một mình chăm sóc cây kiểng, trồng rau, cây trái. Lấy đó làm niềm vui chờ các con về.

Mẹ tôi sống êm ả, và chết bình yên. Bệnh không kéo dài, không đau đớn. Mẹ tôi ra đi một cách êm đềm, thanh thản.

Bà ra đi vào một buổi trưa ánh sáng rực rỡ ngoài cửa sổ. Một tay tôi nắm chặt tay mẹ, một tay tôi gọi điện thoại cho em gái tôi tới bệnh viện. Khi tôi sờ vào chân mẹ tôi, bàn chân lạnh từ từ rồi lên đến đầu gối... Thôi, tôi biết không xong rồi.

Mấy tuần lễ ở trong bệnh viện, lúc nào bên mẹ cũng có chúng tôi túc trực. Ban đêm thì tôi trực, ban ngày thì em gái tôi ở bên cạnh mẹ. Khi mẹ qua đời, ở nhà còn nhiều thùng quần áo đã giặt sạch sẽ chưa kịp gửi về Việt Nam. Ban đêm tôi ở lại với mẹ trong bệnh viện, tôi gầy còn hơn lúc ở trong trại tị nạn lúc mới sang Hoa Kỳ.

Mẹ tôi ra đi trong sự bình thản.

Chúng tôi đã mất mẹ.

Chúng tôi mồ côi cha mẹ.

Và cho đến bây giờ chúng tôi vẫn yêu thương cha mẹ của mình.

Tôi cứ tưởng mẹ tôi đang đi du lịch nơi nào đó và chúng tôi sẽ gặp lại người mẹ yêu thương của mình.

Biết bao nhiêu năm rồi, chúng tôi vẫn cầu nguyện cho ba mẹ chúng tôi về Cõi Niết Bàn, và bây giờ vẫn tiếp tục cầu nguyện, không phải đợi đến mùa Vu Lan mới báo hiếu.

Mẹ ơi! Chúng con thương Ba Mẹ lắm!

Orange County, 18 tháng 8, 2020
kieumyduyen1@yahoo.com

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.