logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/08/2020 lúc 11:26:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh hoạ. Trang bìa truyện cổ tích Tấm Cám của Việt Nam. Phật Giáo Việt Nam

Ngày xửa ngày xưa, có một cô Tấm. Cô Tấm mẹ mất sớm, cha đi lấy vợ có thêm cô Cám, sau đó vài năm cha cũng mất. Tấm ở với mẹ kế. Mẹ kế rất cay nghiệt, bắt Tấm làm lụng luôn chân luôn tay, còn Cám được nuông chiều chả phải làm việc gì.
Một lần mẹ kế bảo hai chị em ra đồng bắt cua…
***

Ơ kìa truyện bảo Cám được nuông chiều không phải làm việc gì mà cũng bị sai đi bắt cua đấy thây?
Xem ra từ thời đó nhà văn đã hơi bốc phét rồi.
Tôi bắt đầu chủ nghĩa xét lại từ đây.
Con bống ngáo ngơ
Đi bắt cua, bị lừa, còn mỗi con cá bống bé, Bụt hiện lên. Thế rồi Tấm nghe lời Bụt, lấy cơm đổ xuống giếng, nuôi con bống. Đến đây ai cũng đã biết.
Nhưng mà nuôi con bống để làm gì? Nuôi để làm con pet thì hơi vô lý vì đời đang khổ như thế, Bụt có phép màu thì tặng cái gì thực tế một tí, chứ ai lại đi an ủi một cô gái bé nhỏ, mất cha mất mẹ, đang bị đày ải bằng cách cho một con pet? Thế có khác nào ông gì bảo dân nghèo chịu khó ngắm pháo hoa để an ủi tinh thần.
Bụt cũng thật quan liêu.
Thế nhưng vẫn bị con pet nó lừa.
Đã là cá của Bụt, nuôi bằng một cách rất thần bí, lại suốt ngày bị đe nẹt phải “ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta/Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”, tức nói dằn mặt: “Mày ăn cơm nhà tao bấy nay, phải trung thành với chủ. Chớ có thờ năm cha ba mẹ”. Xuất phát điểm cao vòi vọi, lại được đầu tư giáo dục hàng ngày như thế, chắc chắn là để start up cho công cuộc gì vĩ đại. Theo motif của các truyện Cinderella, tôi mạnh dạn đoán nó sẽ được sử dụng làm phương tiện để Tấm cưỡi đi gặp hoàng tử sau này. Vì, chỉ có lái xe riêng thì mới phải răn đe suốt ngày, yêu cầu tuyệt đối trung thành đến thế, chứ sao!
Ấy thế mà nó cũng ngáo ngơ bất tận, được nuôi bao lâu đến tận trưởng thành vẫn nhận không ra chủ, để mẹ con con Cám vừa giả giọng một câu đã mắc bẫy, bị xách cổ làm thịt trong phút mốt. So với con Bạch long của Tam Tạng đi thỉnh kinh thì bống rõ là hàng dạt, hàng fake, em chã.
Dân miệt Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế thường gọi người ngáo ngáo, vụng về, là “bôống”. Khéo nguồn gốc từ con bống con ông cháu cha này mà ra.
Bống hy sinh (không oanh liệt) rồi, còn nắm xương tàn. Tấm đi đào trong vườn khắp nơi tìm xương bống mãi không ra. Gặp con gà kêu cho nó nắm thóc nó bới xương cho thì mới đạt.
Ở đây lại tiếp diễn một sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vận mệnh sau này của Tấm.
Và con gà tổ sư tham nhũng
Thứ nhất, con gà ở đâu ra? Trước đó không hề nhắc đến nó. Sau này cũng không. Chỗ này con gà quả thực lai lịch bất minh.
Thứ hai, con gà vừa bới đã ra ngay nắm xương. Chứng tỏ nó là kẻ chứng kiến mẹ con Cám hành hình con bống, biết chỗ chôn xác nạn nhân. Biết mà không tố cáo tội phạm và kẻ phạm tội, đó là phạm tội hình sự.
Thứ ba, con gà không tự nguyện mà phải đòi hối lộ nắm thóc mới bới. Chứng tỏ tâm ý không trong sáng, có dấu hiệu trục lợi.
Thứ tư, nắm xương có phải thực là xương con bống không? Hiện trường vụ sát bống đã được thực nghiệm hay chưa? Xương con bống đã được giám định ADN chưa? Biên bản khám nghiệm hiện trường có được lập theo đúng thể thức không? Cục máu nổi lên trên mặt giếng thật là máu bống hay là vật gần giống, mua ở chợ về? Ngoài con gà, có con nào nữa chứng kiến vụ này? Những con ấy đâu?

Cần đặt ra giả thiết con bống đã cấu kết với con gà để làm giả hiện trường mất tích nhằm trốn tránh nghĩa vụ sắp tới. Thường cái loại ăn sẵn như nó rất hèn nhát, thấy sắp phải dấn thân là xách quần chạy biến.
Nếu thế, cần điều tra tiếp phải chăng đã có một âm mưu làm giả xương con bống, để ăn được nắm thóc, qua mắt ông Bụt? Xét rằng con gà nói trên có sự liên quan chặt chẽ với các quan chức nhiều tỉnh đã từng làm giả cả xương liệt sĩ cũng chỉ để ăn được nắm thóc, cần làm rõ mối liên hệ thủy tổ.
Sau này, chuyên ngành hối lộ Việt Nam có một thuật ngữ cơ bản là “quy ra thóc”, chính là bắt nguồn từ vụ việc này.
Với cô gái dở người
Đến đây xin nói về cô Tấm.
Cô Tấm là một cô gái dở người.
Khi mẹ kế sai hai chị em đi bắt cua. “Tấm chăm chỉ bắt được một giỏ đầy. Cám mải chơi nên chả bắt được gì. Cám liền bảo chị: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”.

Tin lời Cám, Tấm ra chỗ sâu hụp xuống. Cám ở trên bờ trút giỏ của Tấm vào giỏ của mình chạy biến”.

Thường những trẻ sống trong cái ách kìm kẹp đay nghiến sẽ tinh khôn hơn tuổi rất nhiều, còn cô Tấm nghe bất cứ ai nói gì cũng tin ngay, thậm chí không thèm sờ lên đầu xem tóc mình có bị lấm bùn thật không. Cái nết này vài năm nữa chồng con vào rồi thì lại suốt ngày lên mạng share đủ các thứ tin nhảm, “các mẹ ơi các mẹ biết gì chưa”, rồi thì lại lên phường uống nước chè buổi sáng.
Đến khi biết bị lừa rồi cũng chỉ biết khóc. Lẽ ra phải nhanh chân chạy về nhà, vật con Cám kia ra vặn nếu chính tay mày bắt cua thì bắt được bao nhiêu con, bao nhiêu con kềnh, bao nhiêu con bé. Lật cái đáy giỏ không dính tí bùn nào (con kia mải chơi mà, có lội xuống ruộng đâu mà giỏ dính bùn) ra chỉ vào đấy, bằng chứng sờ sờ. Thế mà, hỡi ơi, chỉ khóc…
Khi nuôi con bống thì nuôi đâu không nuôi, lại nuôi ngay trong giếng. Cái giếng nước ăn của cả nhà, mà nó bữa nào cũng đổ cơm xuống đấy, có chết không cơ chứ? Con bống thì bé tí bé tẹo nên mới còn sót lại khỏi con mắt gian tà của con Cám, ấy thế mà ngày nào cũng bị tương xuống ít nhất hai bát cơm, xơi làm sao cho hết? Lại chả ô nhiễm thối rinh cả cái giếng của nhà lên không?

Đã thế, cứ mỗi bữa ăn lại vừa đổ cơm xuống giếng vừa nhìn mặt nước lẩm bẩm lầm bầm một mình. Bảo ở Trâu Quỳ hay Biên Hòa mới ra thì ai chả tin.
Tấm rất đụt. Thụ động. Phụ thuộc.
Lần đầu tiên còn bé, gặp Bụt, từ đó về sau Tấm không còn chút nào tự lập cả, bất cứ điều gì cũng dựa vào Bụt. Động tí là ngồi chảy nước mắt nước mũi. Bống chết: khóc. Bị giao nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo để đi hội: khóc (ít ra cũng phải tự nhặt một lúc rồi thấy vô vọng mới khóc nó mới có cớ chứ!). Được giúp nhặt xong rồi, không có quần áo mới: lại khóc.
Đến thời điểm thóc gạo này thì không thể nói Tấm còn thơ ngây. Nghe hoàng tử mở hội kén vợ đã biết rộn rực rồi mà, chí ít đã đủ tuổi trưởng thành. Thế nhưng não vẫn rất ngắn.
Người thường thấy Bụt hiện lên một lần đã đủ lập bàn thờ vái lạy cả đời. Tấm, chỉ một thời gian ngắn Bụt hiện lên đến ba lần mà vẫn ngơ ngơ ngác ngác. Đã biết phép Bụt là phép màu, ắt hẳn việc nuôi con cá bống, rồi chôn xương nó phải có mục đích gì đó, nhưng Bụt bảo nuôi thì Tấm cun cút nuôi, Bụt bảo chôn thì Tấm cun cút chôn. Ngoài ra không bao giờ tìm hiểu hay hỏi lại một câu vì sao nuôi, vì sao chôn, để làm gì. Tấm chả khác gì cái đứa GATO trong chuyện kể văn phòng, cái đứa mà sếp bảo ra chặn chuyến xe hàng hỏi người ta bán gì thì về trả lời được mỗi câu ấy, trong khi đứa khác thì biết giá cả, thị trường, thậm chí đã ký xong hợp đồng luôn với chủ chuyến hàng luôn rồi. Thật thất vọng!
Nhưng Tấm đụt mà không hiền.
Tấm rất khôn, rất biết lợi dụng hoàn cảnh, biết khơi gợi lòng thương của người khác.
Tấm dựa đủ điều vào Bụt nhưng lại muốn được tiếng không nhờ vả ai cả. Biết Bụt sẽ hiện lên khi mình gặp khó khăn nhưng Tấm không bao giờ thẳng thắn mở miệng gọi Bụt ơi giúp con. Có chuyện gì, Tấm chỉ khóc. Rồi ngồi chờ.
(Đoạn này giống giống cô Ngọc Trinh tự khen mình tuy không giỏi nhưng biết lấy khăn tắm cho người yêu, massage, thỉnh thoảng nấu ăn và không đòi hỏi quá nhiều, thế là ngoan. “Mà ngoan thì được nuôi”, không những nuôi bản thân mình mà còn nuôi cả gia đình.)
(Nếu tôi là Bụt, sau lần giúp thứ hai tôi sẽ mặc xác, chờ cho đến khi Tấm gọi thẳng tên mình. Danh có chính ngôn mới thuận, chứ sao? Ai ở không mà đi giúp hoài!)
Nhưng tuy có dấu hiệu của sự ranh mãnh thì Tấm chung quy vẫn “bôống”. Mặc dù bị người ta hạ sát không biết bao nhiêu lần, đã nhận rõ kẻ sát nhân, cũng đã cất lên tiếng nói sở hữu mạnh mẽ. Ấy là khi thấy Cám giặt áo cho chồng mình, Tấm (lúc này là con chim vàng anh) cất tiếng dọa:

Phơi áo chồng tao
Thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào
Rách áo chồng tao.

Danh xưng khẳng định “chồng tao” lặp đi lặp lại hai lần chỉ trong một câu nói, nhất định không chịu xưng “chồng mày” dù về thực tế thì mình đã chết và chồng mình đã kết hôn chính thức với người khác.
Tấm cũng biết dọa dẫm cô em gái cướp chồng rất dữ dội:
“Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra”
Ấy thế nhưng nói ra tiếng người, biết chui vào tay áo, mà vẫn không biết điểm mặt chỉ tên thẳng cho chồng mình biết nguyên do vì sao mình chết.
Đầu thai đi đầu thai lại, cuối cùng từ quả thị chui ra lại được thành người, sống cùng bà lão bán hàng sờ sờ ngay kinh đô nhưng cũng không biết đi đến tận hoàng cung đánh trống kêu oan, tố cáo mẹ con Cám, giành chồng về lại.
“Bôống” đến thế là cùng, chứ còn “bôống” đến mức nào nữa!
Thế mà lại làm được bậc mẫu nghi thiên hạ, kể ra cũng thật là phân vân.
Kỳ sau xin sẽ bàn tiếp về anh chồng hoàng tử. Mời quý vị đón đọc.
Hoàng Mai (Blog RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.