logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/08/2020 lúc 09:34:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại lễ kỷ niệm 20 năm hiệp ước biên giới


Việt Nam đã đàm phán hết sức gay go với Trung Quốc để phân định biên giới trên bộ và đã có ‘những nhượng bộ không đáng kể’ để đổi lấy lợi ích lâu dài là hòa bình-an ninh để phát triển, một nhà quan sát từ Hoa Kỳ nhận định với VOA.

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh hôm Chủ nhật 23/8 hội kiến người tương nhiệm Trung Quốc Vương Nghị tại cột mốc biên giới 1369 giữa cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, với thị trấn Đông Hưng, khu tự trị Dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, để đánh dấu tròn 20 năm ngày hai nước ký kết hiệp định biên giới trên bộ.

Đây là hiệp định gây tranh cãi khi những người đối lập trong nước chỉ trích chính quyền của Đảng Cộng sản đã ‘bán nước cho Trung Quốc’ vì đã ‘nhượng bộ hàng trăm km vuông lãnh thổ’ và ‘để mất ải Nam Quan và một phần thác Bản Giốc vào tay Trung Quốc’.

Cần giải quyết ổn thỏa

Trao đổi với VOA, Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc Đại học Maine, Hoa Kỳ, người theo dõi chặt chẽ quá trình đàm phán biên giới giữa hai nước 20 năm trước đây, nhận định rằng hiệp định được ký kết ‘là thắng lợi cho Việt Nam’.

“Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có đường biên giới khá dài. Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm Việt Nam vào tháng 2 năm 1979 cho nên hai nước phải giải quyết vấn đề biên giới,” ông phân tích.

“Bằng không hai nước cứ hục hặc mãi mà không có ai bênh vực Việt Nam,” ông nói thêm. “Việt Nam sẽ mất bao nhiêu tiền của và xương máu để bảo vệ an ninh.”

“Biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc chỉ là vấn đề song phương nên khó có thể lôi kéo các nước vốn không có lợi ích gì trong đó đứng về phía Việt Nam nếu Trung Quốc dùng sức mạnh quấy rối,” vị giáo sư này giải thích.

Giáo sư Long cho biết bản thân ông lúc đó cũng đã có ý kiến với chính quyền Việt Nam là ‘phải giải quyết vấn đề biên giới trên bộ với Trung Quốc để tập trung sức lực đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông’.

“Một khi đã ký hiệp định đàng hoàng, nếu Trung Quốc cứ tiếp tục quấy rối thì Việt Nam có thể dùng hiệp định đó để đưa ra các cơ quan quốc tế,” ông nói.

Nhờ vào vào hiệp định, theo Giáo sư Long, mà quan hệ hai nước vượt qua trở ngại để ‘bước vào thời kỳ hòa bình, phát triển’ và ‘mở rộng giao thương’.

“Ngoài vấn đề an ninh, Việt Nam còn được lợi từ mậu dịch với Trung Quốc để phát triển kinh tế, giúp người dân ở hai bên biên giới có cơ hội làm ăn,” ông phân tích.

“Về giao thương thì hai nước cùng có lợi nhưng Trung Quốc là nước lớn nên họ có lợi hơn Việt Nam,” ông nói thêm và chỉ ra rằng việc Việt Nam có cán cân thương mại mất cân bằng vớ Trung Quốc là ‘một hậu quả của hiệp định biên giới’.

‘Có nhượng bộ’

Về những khó khăn trong quá trình đàm phán, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho biết: “Tôi đã gặp rất nhiều người trong các nhóm đàm phán với Trung Quốc nên tôi biết rằng phía Việt Nam đã phải bảo vệ từng tấc đất chứ không hề nhượng bộ dễ dàng đâu.”

Ông chỉ ra một vấn đề lớn là sau cuộc chiến biên giới năm 1979 thì Trung Quốc đã ‘đưa quân vào một số vùng của Việt Nam và cắm ở đó’. “Quá trình đàm phán là đẩy Trung Quốc trở lại lằn ranh trước đây,” ông nói.

Theo lời ông, sau khi đàm phán ‘còn một vài điểm cao Trung Quốc chiếm hồi năm 1979 họ vẫn giữ và ông cho rằng ‘nhượng bộ đó của Việt Nam không phải là lớn’.

“Nhượng bộ là cái giá phải trả để có hiệp định biên giới,” ông nói. “Nhượng bộ một tí để có lợi về lâu dài cho tương lai của Việt Nam là rất quan trọng.”

Khi được hỏi có phải chính quyền Việt Nam lúc đó đã ‘phục tùng Trung Quốc’ trên vấn đề biên giới lãnh thổ hay không, ông Long nói: “Nếu Việt Nam vì sợ Trung Quốc và chịu áp lực của Trung Quốc thì Việt Nam đã giải quyết vấn đề với Trung Quốc từ rất là sớm chứ không phải đợi đến 10 năm (mới đàm phán xong) và giằng co trong thời gian rất là lâu."

Ông đặt vấn đề là nếu trong quá trình đàm phán, Việt Nam có lập trường cứng rắn và kiên quyết không nhượng bộ thì ‘kết quả là cũng giống những năm từ 75 đến 79, Trung Quốc sẽ tiếp tục dùng vũ lực đánh tan hoang các tỉnh biên giới phía bắc và không biết bao nhiêu sinh mạng người Việt Nam đã chết’.

Tuy nhiên, ông cho rằng để có được hiệp định thì không chỉ Việt Nam nhượng bộ mà Trung Quốc cũng có một số chỗ phải nhượng bộ Việt Nam.

Theo đánh giá của ông, nhờ có hiệp định phân giới trên bộ mà sau đó hai nước có đà tiếp tục phân định Vịnh Bắc bộ mà ‘nếu không có thì không biết bao nhiêu thuyền bè hay hải quân của họ kéo sát vào vùng duyên hải của Việt Nam càng gây khó nhọc cho Việt Nam’.

Giáo sư Long nhận định rằng giữ yên biên giới trên bộ sẽ giúp Việt Nam tập trung vào giải quyết tranh chấp trên Biển Đông vì đây là cửa ngõ Việt Nam tiến ra thế giới ‘chứ không phải biên giới trên bộ’.

“Nói cho cùng Việt Nam đã làm rất tốt trên vấn đề hiệp định biên giới trên bộ. Việt Nam đã né tránh được một đối thủ lớn chứ không thật sự là nhượng bộ,” Giáo sư Long khẳng định.

Việt Nam-Trung Quốc đã ký hiệp định biên giới trên bộ hồi tháng 12 năm 1999 và hiệp định có hiệu lực kể từ tháng 7 năm 2000. Hai nước đã có quá trình đàm phán kéo dài chín năm trước đó.

China Daily dẫn lời ông Vương Nghị nói với ông Phạm Bình Minh tại cuộc gặp ở biên giới rằng ‘hai nước cần rút ra bài học từ quá trình phân giới trên bộ và ở Vịnh Bắc Bộ’ và rằng quá trình đó cho thấy ‘hai nước hoàn toàn có khả năng giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển thông qua đàm phán’.

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được trích lời nói rằng Việt Nam cam kết giữ vững mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc và sẵn sàng thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ song phương.

Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.053 giây.