logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/09/2020 lúc 10:22:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dường như ở cái tuổi ấu thơ, tôi biết buồn hơi sớm. Mẹ qua đời khi tôi vừa mới lên ba, cha tôi lại phải đi dạy học xa, cả tháng chỉ về một lần, nên tôi lớn lên ở nhà ông bà nội. Được cô Út chăm sóc và ông bà nội cưng chiều hết mực, nên tôi không biết mình mồ côi mẹ. Đến năm, sáu tuổi, khi được đi học và chơi chung với bọn trẻ trong họ, nghe chúng nó gọi mẹ, tôi mới nhận ra là mình không có mẹ. Nhưng tôi không nhớ bà, bởi trong ký ức non nớt của tôi hoàn toàn không có bóng dáng và nhất là khuôn mặt của bà.
Ba tôi là con trưởng nam của ông bà nội. Lúc đi học, ông là một học sinh xuất sắc của một trường Pháp Việt, được tuyển chọn để ra Huế thi. Thời ấy, từ Nha Trang ra Huế, cha tôi phải đi bằng thuyền (ghe bầu), lênh đênh trên biển gần một tháng trời mới đến kinh thành Huế. Ông đỗ cao trong kỳ thi ấy. Trở về với nhiều phần thưởng. Ông được nhận vào dạy học, rồi làm đám cưới với mẹ tôi, người bạn học dưới ông hai lớp. Ông bà lấy nhau chưa tròn một năm thì bà nội tôi qua đời. Ba năm sau, ông nội tôi tục huyền, và người vợ mới của ông không ai khác hơn là em gái của bà nội, tức là dì ruột của cha tôi. Dù là mẹ ghẻ con chồng, bà cũng không nở đối xử tệ với thằng cháu ruột của mình, nhưng bà lại quay sang khắt khe với con dâu. Bà hành hạ mẹ tôi hơi nhiều, nhất là những lúc cha tôi vắng nhà. Để tránh tình trạng khó xử này, cha tôi xin ông nội được ra sống riêng. Ông nội cho cha mẹ tôi khu vườn để xây một căn nhà nhỏ. Khu vườn cách nhà ông bà nội một cánh đồng, trồng toàn những cây dừa, và nằm lẻ loi ngay giữa ranh giới ba cái làng quê, phân biệt bằng những hàng tre cao chót vót, che kín cả mặt trời. Dù vậy, mẹ tôi vẫn thường xuyên về thăm ông bà nội, săn sóc thuốc men khi ông bà đau ốm. Chẳng hiểu có phải vì làm dâu vất vả quá, mà mẹ tôi không muốn có con sớm. Mãi đến chín năm sau kể từ ngày làm đám cưới, mẹ tôi mới sinh ra tôi. Giữa một đêm khuya tối trời, cha tôi phải đốt liên tục đến ba cây đuốc để rước bà mụ về đỡ đẻ. Tôi ra đời trong ngồi nhà nằm chơ vơ giữa trời đất mênh mông ấy. Nghe nói cái nhau của tôi được chôn dưới gốc một cây mận đang mùa sum suê trái. Khi tôi vừa đầy ba tuổi thì mẹ tôi mất. Lúc ấy còn nhỏ quá nên tôi không biết và cũng chẳng còn nhớ được điều gì, ngay cả đến khuôn mặt của mẹ tôi. Trước lúc lâm chung, mẹ tôi muốn nắm tay và ôm hôn tôi, nhưng tôi không dám lại gần bà. Cha tôi và các dì dắt tay tôi vào giường mẹ, nhưng tôi cứ tìm mọi cách thoát ra và chạy trốn. Sau này, khi nghe kể lại, tôi buồn và ân hận lắm. Nhưng người ân hận nhiều nhất là bà nội (kế) của tôi. Khi thấy mẹ tôi ốm nặng, bà nội năn nỉ ông nội và ba tôi, để được đưa mẹ tôi về nhà nội và chính tay bà săn sóc, thuốc men. Ngày mẹ tôi mất, bà nội là người khóc nhiều nhất.  Nằm liệt cả mấy ngày sau khi chôn cất mẹ tôi. Khi mẹ tôi hấp hối, bà nắm tay mẹ tôi và hứa là sẽ nuôi nấng thương yêu hai anh em tôi. Mẹ tôi mất vào cuối tháng hai âm lịch. Trời nắng ráo. Vùng quê tôi đã qua vụ gặt, nên các cánh đồng đều khô đất, chỉ còn trơ gốc rạ. Đám tang mẹ tôi có đầy đủ các dì cậu bên ngoại. Nghe nói hai anh em tôi được mặc áo tang và trên đầu đội khăn tang hình chữ thập. Chúng tôi được mấy bà dì bồng theo sau quan tài của mẹ. Cứ một quảng, quan tài được đặt xuống để hai anh em tôi ngồi bên cạnh mẹ. Nghe kể là đám tang cảm động lắm, ai cũng khóc. Không chỉ khóc vì mẹ tôi ra đi không bao giờ về nữa mà thấy tội nghiệp hai đứa con thơ dại mồ côi.
Khi tôi lớn lên và có chút hiểu biết, ba tôi kể lại cái chết của mẹ tôi. Nhiều lúc nghĩ lại, tôi lấy làm lạ, cha tôi theo Tây học, nhưng lại tin vào những điều huyền bí, có vẻ hoang đường:
Hôm ấy, mẹ tôi về thăm ông bà ngoại. Nhà ngoại tôi đi về hướng núi Phổ Đà. Đến trưa, mẹ tôi trở về nhà. Khi đi ngang qua một cây cổ thụ nằm giữa làng, trong vắng lặng bỗng mẹ tôi nghe có ai đó gọi đúng tên mình. Bà giật mình quay lại, không nhìn thấy ai, sống lưng lạnh toát. Về nhà, bà kể lại cho ba tôi nghe. Và ngay tối hôm ấy bà bị sốt miên man rồi mê sảng. Một tuần sau, tự dưng khỏe lại. Bà dắt hai anh em tôi đến một ngôi chùa trên Núi Đất. Tôi không biết để làm gì, chỉ còn nhớ tiếng đại hồng chung trên đầu làm tôi sợ quá khóc thét lên.  (Khi lớn lên, tôi có hỏi ba. Ông bảo  là vì mẹ tôi biết bà sẽ chết, nên đưa hai anh em tôi lên chùa gởi cho Phật Bà Quan Âm che chở độ trì).
Về nhà hai hôm sau, mẹ tôi bệnh trở lại, nằm mê man. Đưa vào nhà ông bà nội ba ngày, thì mẹ tôi qua đời.
Sau này nghe cô Út và mấy bà dì bảo là tôi rất giống mẹ, và ba tôi kể lại chuyện tình đẹp nhưng nhiều trắc trở của ông bà, chuyện làm dâu vất vả, những ngày bệnh đau và giờ phút lâm chung của mẹ, tôi mới bắt đầu thấy thẫn thờ thương nhớ mẹ.
Tôi thường một mình lẻn vào ngôi nhà tự (mà trước đây tôi rất sợ vì không khí trang nghiêm và những bài vị màu đỏ có viết mấy chữ Tàu), nhìn thật kỹ tấm ảnh của bà trên bàn thờ mà khóc thương bà. Và cũng từ khi ấy, tôi thấy thương và nhớ cha tôi nhiều hơn, biết bên ông không có bóng dáng của một người đàn bà như những người cha khác. Tôi bắt đầu biết buồn và nhiều lúc cũng biết cô đơn.
Mỗi lần như thế, tôi thường ra trước cổng nhà nội, đứng nhìn dãy núi Phổ Đà xa xa phía trước. Tôi thích hình dáng cánh chim đại bàng vĩ đại in trên vách núi. Mỗi lần có những áng mây bay qua, tôi bồn chồn lo lắng, vì ngỡ như cánh đại bàng hùng vĩ sẽ mang cả dãy núi Phổ Đà bay theo những áng mây bềnh bồng thơ mộng ấy. Không biết trí óc tưởng tượng của con nít có phong phú như người lớn hay không, nhưng ngày ấy tôi cứ nghĩ cánh chim đại bàng là cha tôi, còn những đám mây là mẹ. Một cái cố định, một cái mơ hồ tan biến, mà vẫn luôn quyện vào nhau, khắn khít và đẹp đẽ đến vô cùng.
Sau này lớn lên, lần đầu tiên đi xa, đến chân núi Phổ Đà, khi nhận ra cánh chim đại bàng chỉ là do những tảng đá cùng các vạt tranh tạo nên hình dáng. Tôi thoáng một chút buồn và thất vọng. Vậy mà không ngờ cái hình dáng chỉ có trong tưởng tượng ấy cũng đã theo tôi đến suốt cuộc đời.
Nghe nói người ta đi đâu cũng mang theo quê hương, còn riêng tôi đi đâu tôi luôn mang theo hình bóng dãy núi Phổ Đà. Uy nghi, thân thiết, như là bóng dáng của cha mẹ tôi, cái bóng hạnh phúc lớn lao phủ xuống cuộc đời mình. Mặc dù mỗi lần nhớ tới là tôi lại buồn, lại rơi nước mắt.
Năm lên trung học, tôi phải rời quê ra tỉnh học. Thành phố Nha Trang nổi tiếng nhờ có bờ biển đẹp. Nhưng nếu từ biển nhìn lên, không thấy dãy núi Đồng Bò ở hướng Cầu Đá và núi Hòn Khô ở phía đèo Rù Rì, cái đẹp của Nha Trang cũng mất đi nhiều lắm. Sau này, núi Hòn Khô còn làm cho người ta nhớ đến bức tượng lính, của quân trường Đồng Đế với hai câu thơ rất lính” Anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ, em nằm xõa tóc đợi chờ anh”. Riêng tôi, sau nhiều năm sống ở thành phố này, vẫn có cảm giác chưa quen, bởi mỗi ngày không nhìn thấy cánh chim đại bàng và những đám mây bao phủ trên đỉnh núi Phổ Đà. Nhiều đêm trong giấc mơ, thấy hình ảnh thân quen ấy. Thức dậy, tôi ngồi miên man nhớ quê, nhớ cha mẹ và cả một thời thơ dại.
Vào Nha Trang, với bao nhiêu háo hức của một thằng nhà quê lên tỉnh, vậy mà tôi lại thi rớt vào lớp đệ thất trường công lập Võ Tánh, nơi ước mơ lớn nhất của đám học trò quê. Mang nỗi buồn và một chút xấu hổ, tôi xin vào học lớp đệ lục trường tư thục Văn Hóa, sau mấy tháng hè nhờ cha tôi luyện tôi môn Pháp văn và chú tôi kèm môn toán. Nhập học vài tuần tôi quen Phan, bạn cùng lớp, rồi sau đó trở nên thân thiết. Không phải chỉ vì hai đứa đều là học trò cưng của thầy cô hiệu trưởng Nguyễn Bá Mậu, mà là vì bất ngờ nhận ra người cùng quê quán.
Phan sinh ra ở quê. Nhà ông bà nội của Phan nằm cạnh Quốc lộ số 1, cũng không xa dãy núi Phổ Đà. Lên sáu tuổi, Phan theo gia đình vào Nha Trang, rồi ở luôn tại đây, vì cha Phan trở thành nhà thầu khoán xây cất khá nổi tiếng ở thành phố biển này.
Phan nhỏ hơn tôi một tuổi, cận thị hơi sớm, nên mang kính khá dày, rất chăm học và tốt bụng, luôn tận tình giúp đỡ, vui vẻ với bạn bè. Tôi nhớ nhất là nụ cười của Phan. “Nụ cười rất có duyên, sau này sẽ làm khổ bao nhiêu cô con gái”, tôi thường nói đùa với Phan như thế. Những tháng nghỉ hè, Phan thường dắt theo cô em gái nhỏ về quê chơi. Nhân tiện dạy kèm thêm cho mấy đứa em con ông chú và cả cô em gái của mình. Cô bé còn nhỏ, học lớp nhì lớp nhất gì đó, nhưng trông khá xinh và tính tình cũng rất dễ thương. Trong suốt những mùa hè ấy chúng tôi thường đi chơi chung, đạp xe vào các làng quê, hoặc rủ nhau ra bến sông bơi lội, nô đùa.
Năm đệ tứ, vào những ngày nghỉ, tôi thường đến nhà Phan học chung. Hai thằng cùng nhau giải một bài toán khó hay dịch những bài Pháp văn trong các cuốn sách luyện thi trung học. Ở đây, tôi lại bất ngờ gặp Hồng, cô bé học trò xinh nhất của quê tôi, học sau bọn tôi hai lớp, vào ở trọ nhà Phan, theo học bên trường Nữ Trung Học. Thấy tôi ngạc nhiên, Phan nhoẻn miệng cười, bảo Hồng là cô em họ. Tôi mới nhớ ra, ở quê, nhà cha mẹ Hồng nằm không xa nhà ông bà nội của Phan. Mới học đệ lục, nhưng Hồng đã nổi tiếng đẹp, có bao chàng học trò si tình, và các anh sinh viên sĩ quan Hải Quân, Không Quân theo đuổi.
Cuối niên khóa ấy, Phan và tôi đều đậu Trung Học, rồi đầu hè cùng vào đệ tam  trường Võ Tánh. Nhưng sau này chúng tôi ít có dịp gặp nhau, vì tôi học ban C, còn Phan vào Ban B, vì anh rất giỏi toán, còn tôi thì chỉ được môn Pháp văn do cha tôi dạy từ lúc còn rất nhỏ. Thỉnh thoảng gặp Phan ở sân trường. Hai thằng chỉ kịp vỗ vai hỏi một vài câu rồi vội vã chia tay vào lớp.
Cuối năm đệ nhất, sau kỳ thi tú tài 2, bất ngờ tôi gặp Phan ở quê, khi thấy Phan một mình đi lang thang dọc theo quốc lộ. Anh buồn bã cho biết là đã bỏ kỳ thi này, vì bị bệnh. Thấy anh có vẻ tiều tụy và đôi mắt thật buồn, tôi bảo lên sau xe đạp ngồi, tôi sẽ đèo đi một vòng về hướng núi Phổ Đà để viếng ngôi chùa Giác Hải rất đẹp, nằm trên một sườn đồi cao hướng xuống bờ biển xanh thơ mộng. Vào chánh điện, trong lúc tôi tò mò xem cái đại hồng chung, Phan đến trước tượng Phật Quan Âm thắp hương, miệng lâm râm cầu xin một điều gì đó, trông nét mặt rất khẩn khoản, chân thành. Trên đường trở về, khi dắt xe đến đỉnh đèo Dốc Thị, hai thằng dừng lại nghỉ chân. Trầm ngâm một lát, Phan bảo với tôi là ở ngay trên con dốc này, anh từng có nhiều kỷ niệm hẹn hò với một người con gái.
Nhìn dãy núi Phổ Đà sừng sững trước mặt, tôi chỉ cho Phan những vách núi đá tạo nên hình dáng cánh đại bàng, đang phủ mờ bởi những áng mây lãng đãng, và kể cho Phan nghe những cảm xúc mà cái hình bóng ấy đã ngự trị trong tâm trí từ những ngày tôi mới lên ba. Không biết vì sao, câu chuyện lại trở nên hấp dẫn để Phan kể tiếp cho tôi nghe bao nhiêu chuyện tình đẹp và trắc trở, trong phim, trong sách, mà ngày ấy tôi chưa được xem, được đọc. Mặt trời lặn rất nhanh xuống bên kia núi, tôi giục lên xe, nhưng Phan vẫn đứng thẫn thờ nhìn ngọn núi, rồi buồn bã nói với tôi: “Mai này, có chết, moa sẽ trở thành một đám mây, không bay đi đâu hết, mà bám chặt lấy đỉnh núi Phổ Đà này”. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy Phan lau nước mắt rồi đọc hai câu thơ tình nghe buồn lắm:
Ta sẽ làm mây trên đỉnh núi
Nghìn năm ôm lấy cuộc tình em
Lúc trước tôi chưa từng thấy Phan có nhiều cảm xúc và thích nói chuyện về thi phú bao giờ
Sau này, nghe đám bạn bè kể lại. Phan học khá giỏi, kỳ thi tú tài năm ấy, Phan có đi thi, nhưng thay vì mỗi lần lên nộp bài thi, Phan lại đem nộp một bài thơ dài đến mấy trang giấy, than thở chuyện tình buồn. Cả hội đồng giám khảo rất đỗi ngạc nhiên khi thảo luận về thái độ này của một thí sinh, nhưng cuối cùng tất nhiên là Phan rớt.
Tôi vào lính khi chiến tranh bắt đầu khốc liệt trên quê hương. Rời khỏi quân trường, được bổ nhậm về một tiểu đoàn tác chiến lưu động trên Vùng Cao Nguyên nắng gió. Theo đơn vị rày đây mai đó, quanh năm sống với núi rừng, nhưng tôi vẫn luôn mang theo trong lòng bóng dáng núi Phổ Đà của quê tôi, mà cả dãy trường sơn tôi không tìm thấy có nơi nào đẹp đẽ và hùng vĩ cho bằng. Mỗi năm được đi phép một lần, tôi về quấn quít bên cha và bà cô Út, người đã thay mẹ tôi nuôi nấng tôi từ lúc mới lên ba. Buổi chiều nào. khi mặt trời sắp lặn, tôi cũng chạy ra trước cổng nhà nội, đứng nhìn dãy núi Phổ Đà mà lòng thấy lâng lâng nhớ. Nhớ tuổi ấu thơ, nhớ mẹ tôi, và nhớ cả Phan, người bạn thời trung học có lần muốn được làm mây phủ trên đỉnh núi.
Một lần, đơn vị đang hành quân tại vùng rừng núi Phú Yên, bất ngờ được lệnh kéo ra quốc lộ để được xe chở xuống bến tàu, nằm cạnh khu vực một Duyên Đoàn. Tối hôm ấy, chúng tôi cùng xuống tàu Hải Quân ra biển. Sáng sớm hôm sau, tàu cặp bờ, ủi bãi, đổ chúng tôi xuống thành phố Nha Trang. Chưa kịp đi tìm một dấu tích kỷ niệm nào của thời đi học, thì khuya hôm ấy, chúng tôi lại lên xe rời xa thành phố. Cả đơn vị đổ xuống sân vận động Ninh Hòa lúc trời chưa sáng. Không ngờ cuộc hành quân này với tôi lại là một định mệnh. Tôi gặp cô nữ sinh có ngôi nhà ngói đỏ nằm ngay trước sân vận động, nơi đại đội tôi đóng quân, để sau này trở thành mẹ của mấy đứa con tôi, một đời cùng tôi thăng trầm sướng khổ.
Cũng ở nơi đây, ngay ngôi nhà bên cạnh, tôi bất ngờ gặp lại Hồng, cô học trò xinh đẹp cùng quê, có thời ở trọ nhà Phan, người bạn học sớm đa sầu đa cảm đã từng đọc nhiều bài thơ tình buồn giữa trời đất mênh mông, và viết những bài thơ tình dài hằng vài trang giấy đem nộp cho giám khảo trong kỳ thi Tú Tài, mà bạn bè đã kể lại cho tôi nghe. Hồng bây giờ đang là vị hôn thê của một vị Sĩ Quan có chức quyền ở đây. Tôi hỏi thăm Phan, Hồng cúi xuống bùi ngùi, bảo là Phan đã chết. Anh cũng là lính chiến và vừa mới tử trận ở đâu đó trong Vùng 3. Tôi ngẩn ngơ, nghe lòng chùng xuống, nhớ tới lời nói của Phan ngày trước, khi hai đứa chúng tôi đứng trên đèo Dốc Thị: “sau khi chết muốn được làm mây trên núi Phổ Đà”.
Hơn một năm sau, vợ tôi sinh đứa con trai đầu lòng. Tôi về phép khi cháu tròn ba tháng. Đang vui mừng thì vợ tôi cho biết một tin buồn: vị sĩ quan ở nhà bên cạnh đã bị VC bắn chết trong khi ông chi huy cuộc tấn công vào một ngôi nhà được tình báo cho biết có một số cán bộ VC nằm vùng hội họp. Ông chết khi chuẩn bị làm đám cưới với Hồng, cô học trò hoa khôi ở quê tôi, có thời trọ học ở nhà Phan. Khi ấy cô vừa tốt nghiệp Sư Phạm để trở thành cô giáo. Thêm một chuyện tình buồn trong đám bạn bè tôi quen biết.
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, tôi bị thương khi cùng đơn vị hành quân tại phía Bắc thành phố Kontum. Xuất viện, được nghỉ bảy ngày phép, tôi về Ninh Hòa thăm vợ con và về quê thăm cha tôi và cô Út. Khi đến đỉnh đèo Dốc Thị bên núi Phổ Đà, vừa dừng xe lại, bỗng tôi giật mình khi nhìn thấy một đám mây trắng bám trên đỉnh núi. Đám mây có hình một trái tim. Tôi nhớ tới Phan, nhớ tơi câu nói của Phan cách đây đã gần mười năm, khi anh cùng tôi đứng ở nơi này.
Về quê chỉ có ba hôm, lại đúng vào dịp giỗ mẹ. Tôi quanh quẩn bên cha tôi. Nghe ông kể bao nhiêu chuyện cũ. Còn tôi thì kể chuyện chiến trường. Rồi cha con bàn bạc lo âu trước tình hình kẻ thù vừa thắng thế trong một hiệp định ngưng bắn. Không hiểu phía Mỹ nhượng bộ quá mức như vậy để rồi sẽ làm gì bảo vệ được miền Nam như từng cam kết. Ngày giỗ mẹ tôi lại là ngày cuối, nên cha tôi tổ chức cúng giỗ sớm, để tôi kịp thắp hương lạy mẹ, rồi lên đường. Khi thắp hương trên bàn thờ, tôi đứng lặng im nhìn thật kỹ tấm ảnh của bà. Bỗng dưng tôi có cảm giác như bà đang nhìn tôi mỉm cười. Thấy bà cười mà tôi lại khóc. Nước mắt chảy dài trên má. Ban đầu tôi cứ ngỡ là do mùi hương làm cay khóe mắt.
Chia tay cha và cô Út cùng bà con họ hàng nội ngoại, trên đường trở lại Ninh Hòa, tôi ghé thăm một cô bạn cũ. Chỉ mới vài năm, mà khu phố dọc theo Quốc Lộ này đổi thay nhiều quá. May mắn tôi đến đúng nhà Hồng. Rất bất ngờ khi thấy một vị thầy tu ra mở cửa. Ông rất lịch sự vui vẻ bắt tay và mời tôi vào nhà. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi Hồng giới thiệu ông là chồng sắp cưới của Hồng. Tôi thoáng nghĩ chắc là Hồng đã ngộ ra điều “hồng nhan đa truân”, nên muốn tìm một bến nước bình an, sau những cuộc tình bất trắc. Nghe nói ông là giáo sư dạy ở trường trung học Bồ Đề, nơi Hồng có dạy thêm vài giờ mỗi tuần. Tôi bỗng nhớ tới bộ phim The Sound Of Music vừa mới xem ở rạp Tân Tân. Khi đưa nữ tu Maria Rainer (tài tử Julie Andrews thủ vai) ra khỏi nhà dòng để làm cô giáo riêng cho các con của một vị sĩ quan giàu sang góa vợ, Mẹ Bề Trên đã vui vẻ bảo rằng: “ Tốt lắm ! Mẹ và các sœur sẽ cầu nguyện cho con, vì bất cứ nơi nào con tìm thấy hạnh phúc là ở nơi ấy sẽ có Chúa “. Sau này cô Maria trở thành người vợ yêu quí của ông sĩ quan đào hoa nhưng khó tính ấy. Lúc chia tay, tôi chúc Hồng sớm tìm lại được niềm vui và hạnh phúc. Tôi cũng nhắc đến Phan và cái chết đau đớn khá bất ngờ. Tôi thắc mắc không biết là Phan đã yêu ai, và dường như Phan đã khổ lụy bởi người tình này, nên mới làm những bài thơ tình nộp lên giám khảo, bất chấp chuyện rớt tú tài. Cái bằng quyết định cho cả một đời của đám con trai. Hồng chỉ gật đầu, im lặng, tiễn tôi ra cửa.
Đầu năm 73, qua nhiều trận chiến khốc liệt tại Cao Nguyên, đơn vị tôi được bổ sung một số sĩ quan chỉ huy cấp đại đội, lấy ra từ các quân trường. Một buổi chiều, khi đang ngồi tán gẫu cùng một số đồng đội trong chiến đoàn, tôi được vị sĩ quan quân số đưa ba anh sĩ quan mới vào giới thiệu. Bất ngờ tôi nhận ra Âu, người bạn thân cùng lớp thời trung học. Ôm nhau mừng rỡ, tôi kéo Âu đến căn hầm tôi ở uống một ly cà phê ‘‘dã chiến”. Bạn bè xa cách đã hơn mười mấy năm, giờ gặp lại có bao nhiêu điều để nói. Chúng tôi điểm danh lại đám bạn bè xem đứa nào mất đứa nào còn, và bây giờ đang lãng bạt nơi đâu. Khi nghe tôi nhắc đến Phan, và cho biết Phan đã tử trận theo lời kể của Hồng, cô em họ từng ở trọ nhà Phan, Âu để vội ly cà phê xuống bàn, đôi mắt sáng lên, như vừa nhớ ra điều gì quan trọng lắm, rồi buồn bã kể lại:
– Phan vào Thủ Đức cùng khóa và ở chung một đại đội SVSQ với mình. Nó bỏ thi tú tài 2 mấy lần, rồi cuối cùng cũng đậu, cũng vào Sài gòn học đại học Nhưng khi vào Thủ Đức nó sống bất cần đời, như một người luôn bất mãn. Nó thường bảo nó chỉ thích làm lính chứ không thèm làm quan. Có những đêm hai thằng nằm ngoài bãi tập, nó kể cho mình nghe chuyện nó yêu Hồng. Từ lúc Hồng vào Nha Trang trọ học ở nhà nó, sự gần gũi đã làm cho tình yêu mãnh liệt hơn. Nhưng khi biết được điều ấy, cha mẹ nó ngăn cản quyết liệt vì bà nội nó cho biết là Hồng có họ hàng xa. Nó phản đối điều ấy, cho là họ hàng quá xa nên không còn huyết thống, chẳng có gì trái với đạo lý. Nhưng áo không mặc qua khỏi đầu. Hơn nữa bà nội Phan là người rất nghiêm khắc với nề nếp cũ. Sau khi Hồng rời khỏi nhà trọ, nó thất tình, bỏ thi, bỏ học. Vào Thủ Đức, Phan cứ tìm mọi cách hủy hoại đời mình. Gây gỗ với các sĩ quan cán bộ và huấn luyện viên. Cấm trại, tiểu đội đang canh gác ở khu trại gia binh, nó bỏ súng, chui rào trốn về Sài gòn uống rượu. Bị bắt giam ở 301, nó đánh luôn mấy tay Quân Cảnh. Chưa hết giai đoạn 1, Phan bị ra trường với cập bậc Hạ sĩ, đưa ra một đơn vị Biệt Động Quân. Trước đó, khi vào Sài gòn, nó ở nhà tướng Đỗ Mậu. Ba nó quen thân với ông tướng này, từ lúc ông còn ở Nha Trang, vì đã thầu xây cất nhiều dinh thự cho ông. Sau này Phan còn dạy kèm Anh văn cho bà vợ của ông ấy nữa. Nhưng nó nhất định giấu kín gia đình và không hề nhờ ông tướng này giúp đỡ. Nó bảo là nó cũng chẳng ưa gì ông ta. Sau này nghe thằng bạn cùng khóa ở cùng tiểu đoàn với Phan kể lại: Phan về Nha Trang thăm gia đình và mừng cô em gái thi đỗ Tú Tài, như nó đã từng hứa khi còn dạy kèm cho cô bé, trở về đơn vị mấy ngày là nó hy sinh, khi dắt tiểu đội xông vào phòng tuyến địch. Dường như trên chiến trường nó can đảm, gan dạ liều lĩnh hơn trong tình trường. Nó chết khi vừa nhận được quyết định trở về quân trường Thủ Đức học lại khóa sĩ quan vào đầu tháng tới.
Tôi nhớ tới mấy câu thơ tình buồn mà Phan đã đọc vội cho nghe, ước mong sau khi chết, biến thành đám mây trên đỉnh núi Phổ Đà. Dãy núi cao nhất, hùng vĩ nhất ở quê nó, quê tôi, và cả quê Hồng, cô em họ hàng xa mà nó đã hết lòng yêu và phá nát cuộc đời mình khi biết là không thể.
Giữa tháng 3/75, thành phố Ban Mê Thuột, nơi có bản doanh Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, mất vào tay giặc. Đơn vị tôi từ Hàm Rồng – Pleiku, được trực thăng vận khẩn cấp xuống  Phước An trong kế hoạch tái chiếm thành phố này. Khi cuộc đổ quân chưa hoàn tất thì Pleiku và Kontum có lệnh di tản. Hơn một nửa đơn vị còn kẹt lại ở Pleiku phải triệt thoái theo con đường ” tử lộ” 7.B. Khi về đến Tuy Hòa chỉ còn gần một phần tư quân số. Rất nhiều đồng đội, bạn bè của tôi đã chết hay mất tích. Hai thằng bạn thân, đều là tiểu đoàn trưởng đã tự sát trước khi lọt vào tay giặc.
Rồi bất ngờ cả miền Trung có lệnh bỏ ngõ. Tôi theo cấp chỉ huy và một số đồng đội tiếp tục di tản vào Nam. Lúc tập trung tại Vũng Tàu, để cùng nhiều đơn vị di tản khác tái tổ chức thành một Sư Đoàn mới, tôi bất ngờ gặp một số người quen ở quê tôi, cho biết cha tôi đã bị Cộng quân bắt giam tại một hòn đảo nhỏ. Tôi đau buồn lo lắng cho ông, nhưng chẳng biết phải làm gì trong hoàn cảnh này. Tái tổ chức và trang bị xong, chúng tôi nhận lệnh di chuyển xuống Bến Lức –  Long An, nhằm ngăn chặn Cộng quân bao vây và tiến chiếm Sài Gòn. Ngày 30/4 lúc ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, đơn vị tôi đang hành quân tái chiếm xã Mỹ Lộc thuộc quận Cần Giuộc. Một số đồng đội của tôi đã hy sinh đúng vào giờ thứ 25.
Cuối cùng thì miền Nam cũng thất thủ. Tôi trở lại Sài gòn tìm gặp vợ con. Tối 30/4, một người bạn thân tìm chúng tôi, bảo là gia đình anh ta đã mua được chiếc thuyền máy, rủ chúng tôi cùng vượt biển ra hạm đội Mỹ đang còn chờ ngoài hải phận. Tôi khao khát ra đi, nhưng nghĩ đến cha tôi, cả một đời gà trống nuôi con, tôi không đành lòng bỏ ông ở lại trong hoàn cảnh khốn cùng này. Tôi tìm đủ phương tiện vội vã về lại quê nhà. Hỏi thăm, biết được cha tôi bị nhốt trong trại tù trên núi Đá Bàn, một mật khu của Cộng quân lúc trước. Tôi tìm lên thăm, nhưng không được gặp. Cuối cùng, bọn cai tù chỉ nhận tấm giấy ghi vài dòng, tôi báo cho cha tôi biết là vợ chồng tôi và các con đều bình an. Nhưng không chắc là có đến tay ông.
Rời khỏi quê, mang theo bao đau đớn trong lòng. Khi đến chân núi Phổ Đà, tôi dừng lại khá lâu. Trời mưa tầm tã, những đám mây đen che khuất hình dáng cánh đại bàng. Cả dãy núi chỉ còn là một bóng đen to lớn, nhạt nhòa trong những cơn mưa như trời đang trút nước. Tôi bật khóc. Trên tóc, trên mặt ướt đẫm nước. Nước mưa và nước mắt.
Vào tù. Hơn tám năm lưu đày từ Nam ra Bắc, tôi vẫn luôn mang theo bóng dáng dãy núi Phổ Đà. Mỗi lần hình dung tới cánh chim đại bàng và những áng mây bao phủ, lòng tôi ngậm ngùi, tiếc nhớ mông lung. Nhưng cũng chính hình ảnh ấy đã giúp tôi có thêm nghị lực vượt qua bao lần tuyệt vọng. Năm năm sau khi bị chuyển ra Bắc, nhận thư vợ, đọc mấy dòng bóng gió, chỉ có người trong cuộc mới hiểu được, tôi biết cha tôi đã chết ở một trại tù khác trong Nam. Ông chết đã gần năm năm rồi, bây giờ tôi mới biết. Hôm ấy, đội tù chúng tôi phải lên núi đi tìm lấy nứa. Mỗi người phải mang về đủ chỉ tiêu ba mươi cây nứa mới được cấp phần ăn, dù chỉ vài củ sắn. Tôi đã tìm vào một hốc đá nằm la khóc một mình. Buổi chiều về tay không, các bạn tù thương tình chia bớt cho tôi một ít nứa, vừa đủ để tôi không mất phần sắn và bị cùm. Một tuần sau, soi mặt trên bờ con suối nhỏ, tôi giật mình khi thấy mái tóc bạc trắng. Khi ấy tôi chưa tới tuổi bốn mươi.
Từ ấy, trong những giấc chiêm bao, tôi thường thấy cánh chim đại bàng trên núi Phổ Đà rũ xuống và nhuộm đỏ màu máu. Các đám mây chung quanh cũng tạo thành những chiếc ao treo lơ lửng giữa trời, cũng chứa toàn máu. Giật mình trong bóng đêm, đưa tay sờ trên gò má, nước mắt ràn rụa, tôi nghĩ mình cũng vừa khóc ra máu mắt.
Hơn tám năm khốn cùng trong tù ngục, tôi được thả về với một xác thân tiều tụy và tâm trí mỏi mòn. Cầm tấm giấy ra trại, tôi lang thang tìm về quê vợ, một thị trấn nhỏ nơi vợ con tôi đang ở, với lòng dạ rối bời, ngao ngán. Niềm vui duy nhất là được gặp lại vợ con. Nhưng sau khi sum họp mới được bốn ngày, chưa kịp làm quen với mấy đứa con, mà đứa nhỏ nhất, sinh ra sau bốn tháng tôi vào tù, chưa hề biết mặt cha, tôi được công an  gọi lên trình diện. Họ quyết định trả tôi lại trại tù với lý do: ” nhân dân ở đây không chấp nhận anh”. Trở lại nhà tù. Một tuần sau, tôi nhận tấm giấy ra trại khác, về ” trình diện chính quyền nơi sinh quán để xin tạm trú”.
Cuối cùng, lá chưa rụng mà đã phải về cội. Tôi một mình trở lại quê xưa, nơi tôi được sinh ra và lớn lên, sống một thời tuổi thơ không có mẹ. Bây giờ nơi ấy tôi chỉ còn bà cô già góa bụa sống một mình trong ngôi nhà từ đường có mái ngói âm dương của ông bà nội. Ngày xưa, chính cô đã nuôi nấng tôi khi tôi mất mẹ. Bây giờ cô lại cưu mang tôi khi tôi đã gần nửa đời người với một đám con thơ và những ngày dài mịt mờ trước mặt. Trên bàn thờ, giờ cũng đã thêm nhiều tấm ảnh chân dung mới. Trong đó có cha tôi và hai ông chú. Cha tôi chết ở trong tù. Còn hai ông chú tôi chết vì thương tích, bệnh tình mang về từ những trại tù cải tạo khác.
Chỉ có dãy núi Phổ Đà vẫn còn đứng nguyên ở đó. Hôm đầu tiên ra cổng nhìn lên, tôi không còn thấy cánh đại bàng hùng vĩ ngày xưa. Cả đỉnh núi bị bao phủ bởi những đám mây đen buồn thảm, làm tối cả một vùng trời ảm đạm. Tôi hình dung đến cha mẹ tôi, hai ông chú và cả những đồng đội bạn bè, trong đó có Phan. Tất cả như đang ẩn hiện trong các đám mây mù buồn thảm ấy. Lòng tôi đau đớn như đang có trăm ngàn vết chém. Tôi thắp hương, nhắm mắt tưởng nhớ và cầu nguyện cho tất cả được siêu thoát trong một thế giới bình an, không còn có đau khổ, hận thù. Nghe tiếng sấm chớp, tôi giật mình mở mắt ra. Trời đang vần vũ một cơn mưa. Nhìn mưa trút nước từ những đám mây đen trên đỉnh núi Phổ Đà, tôi có cảm giác như suối nước mắt của bao nhiêu người thân bất hạnh. Mưa dứt. Những đám mây đen biến mất. Tôi cũng vừa nhìn thấy cánh chim đại bàng trên vách núi vỗ cánh bay đi. Mất hút cuối chân trời.
Phạm Tín An Ninh
]]> http://thoibao.com/chiec-bong/ Fri, 04 Sep 2020 21:59:27 +0000 http://thoibao.com/?p=304787 Sơn đến tìm tôi vào một buổi sáng thứ Bẩy. Hắn gọi sớm lắm, lúc tôi vẫn còn lười biếng trên giường ngủ theo thói quen của một ngày cuối tuần. Định cự nự mấy câu nhưng nghe giọng của Sơn thều thào trong điện thoại, tôi biết có chuyện chẳng lành đang xảy ra […]]]>
Sơn đến tìm tôi vào một buổi sáng thứ Bẩy. Hắn gọi sớm lắm, lúc tôi vẫn còn lười biếng trên giường ngủ theo thói quen của một ngày cuối tuần. Định cự nự mấy câu nhưng nghe giọng của Sơn thều thào trong điện thoại, tôi biết có chuyện chẳng lành đang xảy ra cho thằng bạn thân ở đầu giây bên kia, nên thôi.
Mở cửa cho Sơn bước vào, tôi ngạc nhiên nhìn hắn, và suýt nữa tưởng lầm người nào! Mới gặp Sơn đúng một tuần trước, trong ngày lễ ra trường, áo thụng thênh thang, tươi tắn với tương lai huy hoàng chờ đón sau bốn năm vật lộn cùng đèn sách. Vậy mà trước mặt tôi lúc này, Sơn rũ rượi như tàu lá chuối mùa Đông. Hắn hốc hác, tóc tai bờm sờm, và nhất là áo để ngoài quần, chân đi dép, là điều tôi chưa hề thấy kể từ ngày quen nhau.
Vào đến nơi, Sơn thả người trên giường của tôi như không còn một chút sinh lực nào nữa. Có lẽ hắn phải cố gắng lắm mới lái xe nỗi tới đây. Nhìn Sơn lúc này cũng hiểu hắn vừa trải qua một việc gì ghê gớm, một cú shock khủng khiếp nên mới ra nông nỗi. Tôi định hỏi ngay, nhưng kịp dằn xuống để Sơn lấy lại bình tĩnh. Tôi chậm rãi châm thuốc. Sơn chìa tay xin:
– Cho tao một điếu.
song  
#2 Đã gửi : 05/09/2020 lúc 10:23:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lại một điều ngạc nhiên nữa. Trong đám bạn chung trường, Sơn thân với tôi nhất. Điều đáng nói là hai đứa tôi khác nhau hoàn toàn, như hai thái cực. Tôi ngoài giờ học vẫn hay lang thang, cà phê thuốc lá, vui đâu chầu đó… Sơn thì trái lại. Hắn bằng tuổi tôi, nhưng may mắn qua Mỹ sớm hơn với gia đình, từ nhỏ đến lớn vẫn quen sống trong khuôn khổ nên là một thằng con trai gương mẫu, chăm chỉ, và hiền lành. Sơn chưa bao giờ hút thuốc. Vậy mà lúc này Sơn đòi thuốc! Cũng được. Cho hắn sặc mấy cái biết đâu niềm u uất chất chứa bên trong theo khói thuốc tan ra chút nào chăng! Tôi đưa điếu thuốc mới châm cho Sơn. Nhưng hắn không hút, chỉ ngẩn ngơ nhìn đốm lửa và làn khói nhẹ bay lên trần nhà, hồn như để tận phương nào. Không kiên nhẫn được nữa, tôi hỏi:
– Chuyện gì?
Sơn chậm chạp ngồi dậy, hỏi lại:
– Bình ạ, mày theo đạo gì?
Tự nhiên hắn hỏi tôi một câu hỏi có vẻ không ăn nhập gì với tình thế trước mắt.
– Đúng ra thì đạo Phật. Nhưng nhà tao chỉ thờ cúng ông bà.
Sơn sáng mắt lên:
– À, thờ cúng ông bà nghĩa là mày tin khi người chết vẫn còn có linh hồn, và linh hồn người chết có thể trở lại trần gian?
Tôi gật đầu:
– Lý thuyết thì như vậy, nhưng mà tao nghĩ việc thờ cúng ông bà là để con cháu nhớ ơn tổ tiên vậy thôi chứ chưa chắc ông bà có về mà hưởng.
– Tao biết bên đạo Phật của mày có thuyết luân hồi gì đó. Thuyết đó là sao nhỉ?
Ô hay, Sơn bỗng dưng đi vào triết lý tôn giáo cao xa! Trông hắn có vẻ thành khẩn lắm, nhìn tôi chòng chọc chờ đợi câu trả lời.
– Ờ thì… đại khái con người sống có nhiều kiếp. Đời sống hiện tại chỉ là một trong nhiều kiếp đó. Nếu kiếp này mày làm điều lành thì kiếp sau sẽ được hưởng phúc; hoặc nếu bây giò mày gặp những điều không may thì đó cũng là hậu quả của kiếp trước làm điều xấu. Thí dụ như kiếp này mày là nhà giàu nhưng sống keo kiệt ích kỷ, không giúp đỡ người nghèo khó chung quanh, thì lúc chết đi có thể bị đầu thai sang kiếp sau làm ăn mày nghèo khổ, đói không ai cho chẳng hạn.
Sơn gật gù:
– Té ra là vậy. Có điều trước khi đi đầu thai làm kiếp khác, người chết sẽ đi đâu?
– Đạo Phật tao dạy rằng nếu khéo tu nhân tích đức sẽ lên cõi Niết Bàn với Đức Phật. Còn không sẽ xuống Âm Phủ.
– Vậy trường hợp nào linh hồn cứ vất vưởng ở trần gian, không lên Niết Bàn cũng không xuống Âm Phủ?
– À, đó là trường hợp những người chết oan uổng, hay bất đắc kỳ tử. Linh hồn chưa dứt nợ trần nên cứ luyến tiếc ở lại, lang thang vất vưởng.
– Tức là…ma?
– Ừ.
– Vậy mày tin có ma?
– Nói thì nói vậy chứ tao chả có tin ma quỷ gì ráo trọi… Còn mày? Tôi hỏi lại.
Sơn gật đầu lia lịa.
– Tin chứ. Trăm phần trăm.
– Thật sao? Mày có đạo mà.
– Thì cũng giống như mày đạo Phật mà không tin có ma vậy. Với lại…tao đã gặp ma từ mấy tháng nay, sao mà không tin cho được.
– Mày gặp ma?
Tôi suýt bật cười, nhưng kịp thời ngưng lại. Tính Sơn ít khi nói giỡn, và nhất là tình trạng thê thảm của hắn bây giờ lại càng không có lý do gì để đùa. Sơn ôm đầu thiểu nảo:
– Đúng vậy.
Tôi chợt hiểu. Thì ra nảy giờ Sơn hỏi chuyện dông dài chỉ để chứng minh trên đời này thực sự có ma. Hắn sợ tôi không tin hắn đã gặp ma. Sơn nói tiếp:
– Đó là lý do tao tới đây gặp mày. Nói ra thì chắc không ai tin, nhưng tao chỉ có mày để chia xẻ. Để tao kể mày nghe chuyện này. Tin hay không tùy mày.
Và Sơn kể…
Cũng mới đây thôi, khoảng ba tháng trước, một buổi tối cả nhà đều đi vắng, chỉ mình tôi ở nhà ngồi ôn bài cho Midterm ngày hôm sau. Khóa cuối cùng mà trượt một lớp là chậm ngày ra trường đến sáu tháng, nên dù nhức đầu đến đâu cũng ráng gạo. Không hiểu tại sao hôm đó tôi cứ hồi hộp lo ra. Mấy con số quay cuồng trên trang giấy. Càng suy nghĩ càng bí lối. Tôi bèn nảy ra ý định mở máy nhạc thật lớn để mong xóa bỏ những lý luận sai bét trong đầu (?). Giữa lúc tôi đang cố tĩnh dưỡng đầu óc với tiếng nhạc, bỗng nhiên có tiếng nói:
– Anh nghe nhạc lớn quá.
Tôi tưởng Thu, em gái tôi. Nhưng khi quay lại thì không phải. Môt người con gái lạ mặt, cũng trạc tuổi em tôi, đang đứng ở cửa mỉm cười. Nàng nói:
– Xin lỗi, Yến gõ cửa mà anh không nghe. Có Thu ở nhà không anh?
Tôi lại tắt máy nhạc, và nhớ ra Thu đã mượn xe đi đâu từ hồi chiều nên trả lời:
– Thu đi vắng rồi. Nó không phone cho cô sao?
Cô gái lắc đầu:
– Không, Yến chỉ nhân tiện đi ngang đây nên ghé lại định mượn Thu cái note hôm kia bệnh không vào lớp. Thôi để mai Yến gặp Thu trong trường cũng được. Xin lỗi làm phiền anh.
– Không sao. Tôi là Sơn. Cô, à…Yến muốn nhắn gì lại cho Thu không?
– Không cần lắm. Chào anh Sơn.
Nói xong, nàng đi thật mau ra ngoài, đột ngột cũng như lúc nàng đến. Tôi bỗng thấy cảm giác lâng lâng kỳ dị đối với người con gái lạ mặt tự xưng là bạn của em gái mình. Cuộc gặp gỡ bất ngờ và ngắn ngủi đến nỗi tôi quên mất thắc mắc làm sao nàng vào được trong nhà, và đi đến tận phòng của tôi?
Sau hai ngày dồn hết tinh thần để thi cử, tôi gặp Thu và hỏi thăm về Yến. Nó ngạc nhiên nói không có bạn gái nào tên là Yến cả làm tôi chưng hững, nghi ngờ hỏi lại:
– Hay mày định dành một bất ngờ cho tao chăng?
Thu phì cười:
– Còn khuya ông ơi. Tui đâu có tốt dữ vậy?
Tôi biết nó nói thiệt. Vậy Yến là ai? Từ đâu đến? Tôi cứ băn khoăn suy nghĩ hoài về người con gái đã gặp trong vài phút ngắn ngủi. Linh cảm cho tôi biết rằng, người tôi mong đợi từ lâu đã đến. Nhưng nàng là ai? ở đâu? Tôi vẫn ôm mối thắc mắc đó trong lòng, và lén đến tất cả các lớp Thu em tôi học với hy vọng mong manh tìm gặp lại Yến.
Tất cả đều vô ích. Nàng như bóng chim tăm cá.
Giữa lúc tôi đang thất vọng, và tự an ủi sự gặp gỡ tuần trước chỉ là ảo giác mơ hồ, thì…Yến tìm đến.
Cũng giống như lần trước, tôi đang ở bàn học lo mấy cái homework, bỗng nghe tiếng: Hello!
Tôi giật mình quay lại, suýt nữa bật kêu thành tiếng. Chao ôi, có phải tôi đang mơ? Yến đang đứng trước cửa, tươi cười vẫy tay chào. Tôi đứng phắt dậy, tay đụng vào mé bàn đau điếng. Rõ ràng là sự thực mà, nào phải là ảo ảnh mơ hồ gì đâu? Tim tôi đập mạnh, ấp úng hỏi:
– Yến, có phải Yến đó không?
Nàng vẫn giữ nguyên nụ cười, lễ phép:
– Dạ. Anh Sơn vẫn khỏe chứ?
– Yến vào chơi đi. Thu đi vắng, nhưng có lẽ sắp về.
Vừa nói xong, tôi thấy mình lạc đề, may sao Yến không để ý thái độ lúng túng của tôi. Nàng tiến đến bàn học của tôi và ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh. Tôi bắt đầu yên tâm bình tĩnh trở lại vì Yến có vẻ không ra đi vội vả như lần trước. Tôi nói:
– Tôi có hỏi Thu, nhưng nó nói…
– Không có cô bạn nào tên Yến cả- Nàng tiếp lời.
Tôi gật đầu:
– À ha, con nhỏ xạo quá.
Yến hơi cúi đầu, chân lí nhí trên mặt đất.
– Không phải Thu xạo, mà là…Yến xạo đó.
Tôi ngạc nhiên:
– Yến không phải bạn của Thu thật sao?
– Không phải. Anh Sơn có trách Yến không?
– Đâu có sao. Vấn đề là Yến trở lại.
Nàng ngẩng mặt hỏi tiếp:
– Nhưng anh có thắc mắc là tại sao Yến đến đây, và lại nhận là bạn của Thu không?
– Có…sơ sơ. Tôi thành thật. Nhưng nếu Yến không muốn nói thì tôi cũng không hỏi.
Nàng bỗng trở nên nghiêm trang nói:
– Yến muốn kể cho anh Sơn nghe một câu chuyện.
Tôi im lặng, chờ nghe câu chuyện của người con gái bí mật đối diện. Yến trầm ngâm giây lát và bắt đầu:
– Trước khi ba má anh mua căn nhà này, thì đây là nhà của Yến.
– À- Tôi khẽ thốt.
– Và căn phòng anh đang ở đây cũng là phòng của Yến.
Tôi lại “à” thêm một tiếng nữa.
– Từ khi anh dọn về đây, sự sắp xếp cũng không thay đổi gì mấy. Đây cũng là chỗ để bàn học ngày xưa của Yến. Kia là chiếc giường. Chỉ khác có chỗ anh để dàn máy, ngày trước Yến để cái piano ở đó. Tuần trước đến đây Yến định nói nhưng thấy anh bận học thi nên thôi. Yến muốn cám ơn anh Sơn đã nuôi con Jennie giùm Yến.
– Con Jennie?
Và tôi chợt hiểu. Thực ra, khi mới dọn vào căn phòng này, cảm giác đầu tiên cho tôi thấy chủ nhân trước ở đây hẳn là phái nữ. Dù căn phòng đã được dọn sạch sẽ, vẫn như có mùi hương còn thoang thoảng chung quanh. Phía bên kia cửa sổ là vườn sau có vài cụm hoa mọc sát tường, chỉ có con gái mới trồng hoa bên cạnh cửa phòng như vậy. Tôi nghĩ. Điều đặc biệt là một con chim Hoàng Yến không hiểu từ đâu bay đến đậu trên khung cửa sổ hót líu lo. Thu em tôi thích lắm, kiếm một cái lồng thật đẹp và dụ nó về phòng mình mà không được. Tôi lấy chiếc lồng, tháo bỏ cánh cửa, treo bên ngoài cửa sổ. Lạ thay, con chim nhỏ ban ngày ca hót rộn rã khắp vườn, tối đến tự động bay vô lồng ngủ ngon lành. Thỉnh thoảng lại bay khắp phòng ca hót như là một nơi quen thuộc của nó vậy. Cả nhà tôi đều cho là điều kỳ lạ, và chọc tôi có số… nuôi chim.
– Té ra con chim, con Jennie trước kia ở đây với Yến, hèn gì nó cứ quen ở đây. Có phải Yến muốn lấy con chim lại? Mà lúc dọn nhà đi sao Yến không mang nó theo luôn?
– Yến không thể.
– Chỗ ở của Yến họ cấm nuôi chim ư?
Nàng lắc đầu, giọng trầm hẳn xuống.
– Không phải. Mà là nơi Yến đến, con Jennie không thể đến.
Tôi ngạc nhiên:
– Tại sao?
Yến cúi đầu xuống, hình như nàng bật khóc. Đôi vai rung rung làm tôi bối rối, không biết mình đã nói gì chạm đến tâm sự nàng. Yên lặng một lúc, Yến ngẩng mặt, mắt hơi đỏ, hỏi:
– Anh Sơn biết tại sao ba má Yến bán nhà này không?
– Không- Tôi trả lời.
– Sau khi em bệnh mất, ba má Yến buồn quá nên bán nhà dọn đi nơi khác. Tôi tưởng như mình nghe lầm nên hỏi lại:
– Yến nói gì?
– Sau khi em mất, ba má em bán nhà này và dọn đi.
Lần này tôi nghe rõ ràng từng chữ một “Sau khi em mất…” Nghĩa là nàng… đã chết. Vậy ai đang ngồi nói chuyện cùng tôi đây? Tôi nhìn Yến. Nàng vẫn nghiêm trang và lặng lẽ, không chút gì tỏ vẻ đùa giỡn.
– Anh không hiểu Yến nói gì- Tôi thảng thốt.
– Yến nói bây giờ Yến không phải là người. Yến chỉ còn lại là một linh hồn, một chiếc bóng. Tôi bắt đầu bực mình.
– Yến thực sự là ai? Tôi không thích lối nói đùa đó đâu.
Bỗng nhiên tôi thấy Yến mờ dần, mờ dần, rồi tắt hẳn. Thoáng chốc, nàng lại xuất hiện ở cửa, biến mất. Tôi lại thấy Yến trước mặt, bên trái, bên phải, khắp mọi nơi. Và cuối cùng trở về chiếc ghế trong tư thế cũ.
– Anh đã tin Yến chưa?
Nàng buồn bã hỏi. Dĩ nhiên tôi đã tin. Chúa ơi, người tôi mong đợi, tìm kiếm mấy ngày qua chỉ là một chiếc bóng, một hồn ma bóng quế. Tim tôi như ngừng đập, tri giác hoàn toàn mất hết. Yến nhìn hồi lâu thấy tôi không phản ứng, bèn đứng dậy đi về phía cửa, và tan biến…
Sơn ngừng kể, mặt buồn rũ rượi. Tôi biết Sơn nói thật. Hắn ít khi đặt chuyện, và chắc chắn không thể dựng một câu chuyện như vậy. Không lẽ có ma thực ư? Tôi thắc mắc:
– Mấy tháng nay tao thấy mày vẫn bình thường cơ mà, đâu có gì là…bị ma quỷ ám ảnh đâu?
– Dĩ nhiên không ai biết chuyện này. Tao giấu hết, ngay cả gia đình tao nữa. Mày là thằng đầu tiên tao kể đó.
– Vậy rồi sau hôm đó, Yến có trở lại không?
Sơn lẩm nhẩm gật đầu.
– Có, để tao kể tiếp…

Trọn ngày hôm sau, tôi không dám vào phòng của mình đến nửa bước. Ở lì tại phòng khách mở TV từ đài này sang đài khác mà hồn cứ bị ám ảnh câu chuyện xảy ra tối qua. Nói ra thì chắc chắn không ai tin, không chừng lại tưởng tôi viết tiểu thuyết!
Đến tối, tất cả mọi người đều vào phòng, riêng mình tôi vẫn đóng đô trên chiếc sa lông giữa nhà, không tài nào dỗ được giấc ngủ. Hình ảnh của Yến chập chờn trong đầu. Tôi thấy như Yến đang ngồi trước mặt thì thầm “Yến chỉ còn là một linh hồn, một cái bóng…”. Có ai hiểu cho tôi không? Người tôi mong đợi, tìm kiếm, khi gặp thì chỉ là một hồn ma. Tôi sợ nàng, nhưng cũng nhớ nàng lắm.
Trằn trọc trên ghế mãi, bỗng dưng tôi có ý định đánh bạo trở về phòng. Yến có thể hiện ra trong phòng tôi thì cũng có thể xuất hiện mọi nơi. Lánh ở đây chỉ vô ích, không chừng nàng thấy thái độ sợ sệt của tôi tối qua nên bỏ đi luôn cũng nên. Ý nghĩ này làm tôi xốn xang. Nỗi sợ hãi lắng xuống, niềm nhớ càng tăng lên. Tôi cương quyết đứng dậy đi vào phòng.
Mọi vật vẫn quen thuộc như mọi ngày. Trên bàn học, chiếc đèn vẫn cháy sáng từ hôm qua đến nay. Ngoài cửa sổ, con chim Jennie đang rũ cánh yên ngủ trong lồng.
Có lẽ Yến sẽ đi luôn không trở lại nữa. Tôi chán nản gieo mình xuống giường tự xỉ vả mình là một thằng hèn nhát. Nằm nghĩ mông lung hồi lâu, tôi tỉnh hẳn người nghe tiếng chim hót líu lo phía cửa sổ. Một cảm giác bén nhạy cho biết Yến đang ở đâu đây. Tôi không thấy nhưng con Jennie có thể nhìn thấy và cất tiếng chào chủ nhân. Tất cả mọi sợ hãi ban đầu mất hết, tôi ngồi vùng dậy, khẽ gọi rối rít: -Yến! Yến!.
Không hiểu tôi gọi đến lần thứ mấy thì quả nhiên Yến hiện ra. Nàng đang tựa cửa sổ, vẫy tay đùa cùng con chim nhỏ. Tôi mừng rỡ suýt nữa kêu thành tiếng. Nàng là ma, là mị, là quỷ…đều không thành vấn đề nữa. Trước mặt tôi chỉ là một người con gái linh động, dễ thương, môt mẫu người tôi từng vẽ vời trong trí óc nay đã tìm thấy. Tôi đi về phía Yến, nói:
– Yến, anh xin lỗi nghe.
Nàng quay lại, hơi mỉm cười:
– Anh Sơn không sợ Yến nữa sao?
– Không.
Tôi hùng dũng đáp và tiến lại gần hơn. Khoảng cách thu ngắn lại vừa đủ tầm tay, tôi càng nảy mối nghi ngờ mãnh liệt. Có phải trước mặt tôi chỉ là cái bóng? Không thể được. Tôi thấy Yến như bao người khác, từng đường nét, mái tóc, song mũi… Nàng là cái bóng hay là người thực sự? Tôi vung tay về phía trước. Yến lập tức biến mất. Tôi nghe tiếng nàng sau lưng:
– Em ở đây.
Tôi quay lại, ngượng ngùng hỏi:
– Yến vẫn còn giận anh sao?
Nàng lắc đầu:
– Em đâu có giận anh. Nhưng…
Tôi bỗng sực nhớ, và tháo chiếc Thánh Giá trên ngực xuống. Nàng bật cười:
– Em có phải “Dracula” đâu!
– Dracula? Bộ có thật saơ?
– Anh thấy trên TV hoài mà.
– Đó là TV. Anh muốn nói…ngoài đời, ở thế giới bên kia.
– Điều đó em không thể nói được. Nhưng em không phải Dracula.
– Yến là Dracula anh cũng không sợ.
– Thật không?
– Thật chứ.
Tôi và nàng cùng bật cười. Tự nhiên, cả Yến lẫn tôi như đã quen nhau từ lâu lắm, nói chuyện không dứt lời. Đối diện tôi rõ ràng là một thực thể. Tôi nghe tiếng nàng bên tai, cảm thấy hương nàng trên mặt. Vậy mà mấy lần đưa tay về phía trước mong tìm thấy một sự khác biệt, chỉ thấy một khoảng không vô nghĩa. Yến không biến đi như lần trước, chỉ nhìn tôi buồn bã như muốn nói: “Anh vẫn chưa tin sao? Em chỉ là cái bóng!”
Khi trời gần sáng, Yến ngỏ lời từ giả. Tôi tò mò hỏi:
– Yến có bao giờ hiện ra gặp ba má không?
– Không được, luật cấm mà. Yến chỉ có thể trở về trong giấc mộng của ba má thôi.
– Anh làm cách nào để gặp lại Yến?
Nàng trả lời trong khi bóng mờ dần:
– Em lúc nào cũng ở cạnh anh và sẽ gặp anh hoài. Nhưng nhớ đừng kể cho ai chuyện của em nghe, kể cả ba má anh và Thu. Nếu không em sẽ không thể gặp lại anh nữa.

Sơn ngừng lại, châm một điếu thuốc khác, cũng chỉ để nhìn đốm lửa và làn khói tan, mơ màng.

– Kể từ hôm đó, ngày nào Yến cũng hiện ra gặp tao. Nàng xuất hiện bất cứ ở đâu có tao, ngay cả ban ngày, trong lớp học, sở làm… Đương nhiên là không ai thấy ngoại trừ tao. Bình ạ, nàng là người con gái mà trước kia tao hằng vẽ vời, mơ mộng. Tao yêu nàng say đắm dù nàng chỉ là một cái bóng không thực. Mấy tháng qua mày cũng thấy, tao vui vẻ yêu đời một cách cuồng nhiệt dù đang thi cử mệt bở hơi để ra trường. Tình yêu tụi tao thánh thiện như hai đứa trẻ. Không một ai trên cõi đời này biết rằng tao có hai cái bóng, một của tao, và một của Yến.
Mặt trời đang lên cao, rọi vào khung cửa in bóng Sơn trên tường. Hắn làm tôi nghi ngại. Hai cái bóng. Một cái tôi đang thấy, của Sơn, trên tường. Còn cái bóng thứ hai? Có phải Yến cũng đang có mặt trong phòng này? Ý nghĩ này làm tôi run giọng:
– Như vậy Yến có à à…
Sơn hiểu ý xua tay nói:
– Yến không có ở đây đâu. Nếu có, tao đã không kể chuyện này cho mày.
Câu trấn an của Sơn làm tôi yên tâm, nhưng vẫn nghi ngờ đảo mắt nhìn khắp phòng làm Sơn gắt lên:
– Đã bảo Yến không có ở đây sao mày vẫn sợ? Mày vốn không tin có ma và không sợ ma cơ mà.
Đúng. Tôi vốn không tin có ma, nhưng trước khi Sơn đến đây mà thôi. Bây giờ thì tin rồi:
– Sao mày kể chuyện này cho tao? Yến dặn mày đừng nói với ai cả mà?
Sơn trở lại nét buồn bã:
– Không thành vấn đề nữa, vì nàng …đã đi rồi.
Tôi ngạc nhiên:
– Yến đã đi? Đi đâu? Hồi nào?
– Mới tối qua. Tao kể tiếp đây…

Tôi ra tiệm lấy xấp hình chụp hôm làm lễ. Cuối cùng rồi cái nợ cầm thư cũng trả xong. Nhìn lại mình đi hia đôi mũ, khăn áo khệnh khạng mà bỗng dưng buồn thấm thía. Một ngày quan trọng đáng nhớ trong đời dĩ nhiên phải có sự tham dự của tất cả người thân. Mỗi người đến cùng tôi chụp vài “pô” làm kỷ niệm. Cả những thằng bạn vốn không thân thiết gì lắm trong trường cũng vui vẻ tới bắt tay chia mừng. Dĩ nhiên Yến cũng có mặt hôm đó, nhưng đâu ai biết. Mỗi hình tôi chụp đều có Yến bên cạnh. Vậy mà giờ đây, Yến đâu? Tôi thở dài sườn sượt. Đâu ai chụp được hình một bóng ma!
Coi thật lẹ được một nửa, tôi chán nản ném cọc hình trên bàn và định gọi Yến. Tôi bỗng chú ý thấy một chấm đỏ ửng hiện trên tấm hình nằm trên cùng. Cầm lên thì nó biến mất và chỉ xuất hiện trở lại khi tôi để đúng vị trí phản chiếu ánh sáng từ ngọn đèn: Yến! Tôi mừng rỡ suýt nữa thét to lên. Đây là tấm hình chụp lúc tôi sắp hàng chuẩn bị lên khán đài. Cái áo thun màu đỏ của Yến nổi bật giữa hàng áo đen rộng thùng thình như con chim lửa giữa đàn quạ. Tôi vội vàng kiểm soát lại mấy tấm kia, để dưới mọi góc độ, nhưng không thấy gì khác lạ, chỉ một tấm duy nhất này mà thôi. Tôi gọi rổi rít:
-Yến ơi, em ra đây mau.
Không nhắc đến lần thứ hai, Yến đã xuất hiện ở cửa trong sự ngỡ ngàng của tôi. Từ ngày quen nhau, tôi chưa bao giờ thấy nàng rực rỡ hơn lúc này.
– Em nhìn cái này xem có gì lạ?
– Tấm này chụp mấy ngày trước có gì lạ?
Tôi đưa tấm hình vào sát ánh đèn và điều chỉnh cho đến khi hình Yến hiện lên trên mặt giấy.
– Thấy gì chưa?
Tôi hỏi và chờ một lát không thấy trả lời bèn quay lại. Yến đang lộ vẻ hoảng sợ đến tột độ. Chỉ mấy giây trước nàng mới cuời nói như đóa hoa hàm tiếu, bây giờ mặt bỗng nên tái xanh, tay run rẩy, lắp bắp.
– Tại sao? Tại sao như vậy được? Thái độ của Yến làm tôi hoảng lây.
– Yến, em sao vậy…?
Tôi ngưng ngang câu nói vì một cảm giác kỳ lạ chạy từ đôi tay. Bấy lâu nay, tôi đã quen với sự vô thể của Yến. Nàng chỉ như một chiếc bóng trong gương, thấy đó mà không thể đụng tới. Nhưng bây giờ, trong lúc hốt hoảng nắm tay nàng để trấn an, tôi thấy rõ ràng mình đang chạm vào một…vật thể. Phải, một làn da mịn màng nằm trong tay tôi. Không tin ở xúc giác mình, tôi di chuyển theo cánh tay Yến, qua bờ vai run run, tới gò má ươn ướt. Hoàn toàn là sự thật. Ôi, có phải Chúa Giê-Su đã chứng thực tình yêu của tôi nên cho Yến mang lại thể xác mà nàng đã lìa bỏ khi nằm xuống. Tôi xúc động, ngỡ ngàng hỏi:
– Yến ơi em đã thành lại người rồi! Chúa cho em sống lại rồi phải không?
Nàng ngả vào tôi, bật khóc thút thít.
– Anh Sơn, ôm em đi, mau lên kẻo không kịp nữa.
Tôi đón lấy trọn vẹn tấm thân nồng ấm của Yến, ôm chặt.
Người yêu tôi đây, thực sự trong vòng tay. Một cảm giác kỳ diệu lần đầu tiên được ôm trọn người yêu vào lòng làm tôi ngây ngất.
– Anh ơi, em sắp phải xa anh rồi. Hu…Hu….!
Tiếng khóc của Yến đưa tôi về thực tế, bàng hoàng hỏi:
– Tại sao?
-Nếu em bị máy ảnh chụp được hình như vậy, nghĩa là em không còn linh ứng nữa. Em sắp phải đi hóa kiếp rồi.
– Anh không hiểu. Ai bắt em đi?
– Dĩ nhiên anh không hiểu. Đâu có linh hồn nào ở lại trần gian vĩnh viễn. Sẽ có thời hạn về một thế giới khác. Em biết có ngày hôm nay, nhưng không ngờ nó lại đến quá sớm. Em tưởng…
Đang nói bỗng Yến nhìn ra phía cửa sổ, mặt lộ vẻ sợ hãi cực điểm. Cùng lúc đó, con chim Jennie nãy giờ vẫn im lặng, bỗng nhảy nhót thật dữ dội trong lồng. Nó hót lên những tiếng kêu thảm thiết tôi chưa hề nghe qua. Yến ôm chặt lấy tôi thét lên hãi hùng.
– Không, không! Con không đi, con chưa muốn đi! Giữ em lại anh Sơn ơi, hu..hu…!
Yến đã thấy gì? Có ai nữa đang ở trong phòng tôi? Có phải những người từ thế giới bên kia đến đây bắt Yến của tôi đi?
Tôi ráng hết sức ôm Yến với tất cả sức mạnh của mình. Chúa Giê-Su ơi! Mẹ Maria và Quan Thế Âm Bồ Tát ơi! Các Ngài đã tạo ra vũ trụ và đem tình thương đến cho muôn loài, xin hãy thương xót chúng con. Các Ngài đã cho Yến và con gặp nhau khi quá muộn màng nhưng cũng đủ cho con những tháng ngày hạnh phúc. Đừng chia lìa chúng con tội nghiệp. Xin đừng mang Yến đi. Con nguyện như vậy suốt đời cho dù nàng vĩnh viễn chỉ là cái bóng mong manh!…
Tôi đã cầu xin tất cả những gì có thể cầu xin. Đã chống cự với tất cả bản năng của mình. Nhưng vô ích. Vòng tay Yến lỏng dần, và tay tôi cũng từ từ đi vào khoảng không như đang ôm phải mớ tơ trời
…Không gian như lắng đọng. Dư hương của Yến vẫn còn đâu đây. Tôi nghe như có tiếng khóc tuyệt vọng của Yến từ cõi xa xăm nào đó văng vẵng vọng lại.
***
Sơn gục đầu vào gối khóc nức nở. Tôi đứng yên không dám thở mạnh. Nếu người kể không phải là Sơn, và hắn đang tấm tức như đứa trẻ bị tước mất món đồ chơi quý giá, có lẽ tôi chỉ cho là câu chuyện Liêu Trai Chí Dị tân thời. Ngày nay thiên hạ đang hăng hái đi vào thế kỷ 21, vậy mà tại cái xứ Hiêp Chủng Quốc tân tiến này bỗng xảy ra câu chuyện huyễn hoặc không thua chi mấy chuyện cổ tích Tàu từ cả chục thế kỷ trước.!
Chiều hôm sau, Sơn lại rủ tôi cùng đi. Hắn đã hỏi dò và biết được nơi Yến yên nghỉ. Nghĩa trang nằm cách xa thành phố khoảng nửa giờ lái xe. Sơn mua thật nhiều hoa và cả giấy vàng mã mang theo. Loay hoay tìm kiếm một hồi, hai đứa chúng tôi dừng lại trước một ngôi mộ.
Sơn quỵ xuống mặt đất khi thấy trên tấm bia đề:
Trần Thị Ngọc Yến. Sinh năm 1968 tại VietNam. Mất năm 1987 tại Hoa Kỳ.
Trên dòng chữ là bức ảnh bán thân của một cô gái xinh xắn, tóc xõa ngang vai.
Nước mắt Sơn đầm đìa. Hắn móc túi lấy ra một tấm hình, nói:
– Mày coi… mày coi…
Sơn không nói thành lời được nữa. Tay hắn run rẩy cầm tấm hình đưa ra. Đây chắc là tấm hình có Yến trong đó. Tôi bỗng cảm thấy ớn lạnh, nhưng óc tò mò mãnh liệt không đè nén nổi, tiến đến định xem cho rõ. Tôi chưa kịp đụng tới, chợt một tiếng kêu thánh thót vang lên. Một vật thể nhỏ màu vàng xẹt ngang tay Sơn, bay lên, mang theo tấm hình.
Sơn la lên:
– Jennie! Yến! Yến!
Hắn vùng đứng dậy chạy theo con chim nhỏ.
Sự việc xảy ra quá đột ngột tôi không kịp phản ứng. Khi định thần lại thì Sơn đã chạy một quãng khá xa. Trước mặt Sơn là đốm nhỏ của con chim Hoàng Yến. Lập tức tôi cũng vội vã chạy theo. Như có một sức mạnh vô hình đẩy phía sau, Sơn chạy thật mau. Khoảng cách tôi và hắn xa dần, mặc cho tôi gọi cách mấy cũng không ngoái cổ nhìn lại. Chạy thêm một đoạn nữa, Sơn khuất hẳn sau những ngôi mộ trùng điệp. Tôi đành đứng lại, thở hồng hộc, và cố gọi “Sơn ơi…ơi…ơi…!”
Không có tiếng trả lời, chỉ có tiếng tôi hòa trong gió chiều dặt dìu vọng lại. Nghĩa trang âm u. Hàng ngàn cây Thánh Giá của hàng mộ nối tiếp nhau như đang chuyển động theo một vũ điệu liêu trai huyền bí.
Tôi sợ quá chạy ngược về phía cổng nghĩa trang!
ThaiNC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.485 giây.