logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/09/2020 lúc 09:58:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Năm ấy, tôi vừa 6 tuổi. Mẹ tôi dẫn tôi đến nhà bà bạn ở Ngõ Huyện, Hà Nội, gửi tôi ở đây vài ngày trong khi mẹ tôi đi buôn chuyến xa, không muốn để tôi ở nhà vì không có ai coi. Các anh chị của tôi đều đi học, nhà không còn tiền nuôi chị vú nữa. Với trí tuệ non nớt, tôi chỉ nhớ khi trước thì nhà tôi giàu lắm, ở số 9 phố Khâm Thiên, là phố cô đầu, dành cho dân chơi.

Nhà tôi lừng lững ngay giữa phố, cửa rộng, mở vào là thấy cái cầu thang giữa nhà lên đến tầng hai là tỏa ra hai bên. Cột trụ đầu cầu thang bên dưới là hai quả cầu vàng chóe. Mẹ tôi kể, khi tôi mới chập chững biết nói, thì thích đứng ở bậc thang dưới, vịn vào cái quả cầu, mà miệng thì bập bẹ: “phơ... ở… phở…” Thế là chị vú phải đứng đón ngay cửa, chờ ông phở gánh đi qua, thì gọi vào cho thằng bé một chén. Chị vú thích tôi ăn phở lắm, vì tôi ăn một, chị ăn ba.

Sự đời biến đổi không ngờ. Đang giàu sang như thế, mà bỗng chốc nhà tôi trở thành “ngheo huyền nghèo.” Nghe nói vì Thầy tôi (chúng tôi gọi bố, mẹ bằng Thầy, Me) bỏ nhà đi với bà nào đó, nên mẹ tôi giận, kéo luôn 6 đứa con đi thuê nhà ở phố Lý Quốc Sư, đối diện với tiệm thuốc Bắc Kim Tân, một tiệm lớn, mỗi kỳ Trung Thu là có những cái đèn kéo quân khổng lồ, có hình cô Tiên, chạy vòng vòng trong tủ kính trưng ở phía mặt đường.

Mới đầu, mẹ tôi bán phở, nhưng không được khách, nên chuyển thành bán thuốc lào Vĩnh Bảo.Tôi nhớ mẹ tôi nhờ người vẽ một tấm biển bằng sắt mỏng có chân đứng dạng ra thành hình chữ V ngược, trên đó, vẽ một thằng bé (là tôi) đội mũ calô, đứng cầm bánh thuốc lào, dựng ngay trước cửa. Tôi thích chơi lò cò một mình ở cạnh tấm biển này, để đón mấy con muỗm là một loại cào cào xanh, to hơn cái đũa cả, từ đâu bay đến, đập vào bóng điện trước cửa, rồi lăn quay ra. Bắt được chú muỗm nào, tôi lại mang vào bếp củi, ném chú vào, chờ một chút cho chú chín, rồi nhặt ra, bẻ cánh, bẻ càng vất đi, và tống cái thân hình be bé mà béo ngậy đó vào mồm, khoái chí.

Nghề bán thuốc lào tại chỗ không khá. Mẹ tôi lại lặn lội đi buôn chuyến. Nghe mẹ kể lại thì biết mẹ tôi là người can đảm thật. Lúc ấy, bà mới chưa đầy 40 tuổi, mà đã dám lên rừng cao, mua gỗ tức là mua những thân cây to, nhờ thợ chặt xuống, rồi thả ra sông, cho gỗ theo dòng, đến một bến nào đó, bà chặn lại và bán cho thợ làm đồ mộc.

Làm nghề này nguy hiểm lắm, nhưng cũng chưa bằng nghề bán đá lửa và thuốc Aspirin. Hồi đó, trong vùng xa gần Việt Minh, rất cần đá lửa, và thuốc Aspirin, mẹ tôi thuê thuyền đinh chở mấy món đó đi bán, nhưng vì là đồ quý, nếu gặp Việt Minh hay cướp là người buôn mất mạng, nên mẹ tôi cho đục bốn cái mái chèo thành bốn cái lỗ sâu, đổ thuốc và đá lửa vào đó, bịt đầu lại, rồi chèo đi. Nếu Việt Minh hay cướp chặn lại cũng không thấy gì. Đến chỗ nào mà bà thấy có thể bán được, mới xuống bến mà chào mời. Bán xong là dông trở lại Hà nội. Đâu được một lần trót lọt, nhưng mẹ tôi thấy chết như chơi, nên lại bỏ và trở lại nghề buôn thuốc lào chuyến.

Lần đó, mẹ tôi đi mà không muốn cho tôi theo, nên gửi tôi ở nhà bà Phán Hân. Vừa tới nhà, thấy cửa mở toang, mẹ tôi đằng hắng rồi nói to, “Bà Phán ơi! Có nhà không vậy?”

Nghe tiếng gọi, bà Phán lật đật chạy ra, thấy mẹ tôi, bà cười rồi dắt tay mẹ tôi vào, “Gớm! Sao rồng lại tới nhà tôm thế này?”

Mẹ tôi cũng cười, “Có tôm tép đến nhà rồng thì có!”

Theo bước chân mẹ, tôi bước vào sau. Vừa đến giữa nhà, tôi lúng túng, muốn lùi lại, vì ngay lúc đó, con bé tiểu thư chừng 5 tuổi đang ngồi bô ngay giữa phòng khách. Bà Phán nói lớn với chị người làm, chùi vội cho cô bé, rồi quay qua mẹ tôi, cười giã lả, “Cái con bé nhà tôi nó hư lắm! Cứ đòi ngồi bô trong phòng khách thôi.”

Mẹ tôi chép miệng, “Có gì đâu! Trẻ con mà!”

Riêng tôi thì giật mình, vì khi cô bé nhổng người lên, phô cái bộ mông trắng bóc ra, làm tôi ngượng quá, tay chân líu quíu, không biết để đâu, cứ xoay xoay cái mũ mãi. Cô bé thì chẳng có chút gì xấu hổ, cứ nhông nhông đi vào trong, không để ý đến chị người làm lật đật chạy theo cố níu lấy cô tiểu thư để mặc quần vào. Lúc đó, trong đầu tôi xáo trộn cực kỳ. Hình ảnh bộ mông tròn vo đập vào trí não của tôi như có búa đập. Tôi cứ đứng tại chỗ mãi cho đến khi bà Phán tiến tới, kéo tay tôi vào, tôi mới líu ríu bước theo.

Bà Phán xoay người thằng bé lại rồi trầm trồ, “Gớm! Sao bà khéo nặn thế! Thằng bé y như tây lai. Trắng trẻo thế này!”

Rồi bà ôm tôi vào lòng, “Thôi, bà để cho tôi thằng bé này đi. Nhà tôi chả có mụn con giai nào! Bà thì có những ba cậu. Cho tôi thằng bé này, tôi nuôi nó đi học làm kỹ sư, bác sĩ… không có làm thông phán như ông nhà tôi đâu.”

Mẹ tôi cười trừ, “Thì bà cứ hỏi cháu. Nó chịu làm con bà, thì tôi cho đấy!”

Bà Phán vồ lấy tôi như mèo vồ chuột, hết xoa đầu lại vuốt tóc, “Thôi, thì con làm con mợ nhá! Ở đây với mợ, mợ nuôi con đi học.”

Dĩ nhiên là tôi không chịu, nhưng chẳng biết nói sao, chỉ vùng vằng và lắc lắc cái đầu.

Rồi mẹ tôi đi. Tôi ở lại với cô bé tiểu thư có bộ mông to đùng. Trong mấy ngày này, vì đầu óc lùng bùng, tôi cứ tránh cô bé, dầu cô bé cứ xán lại, làm quen.

“Đằng í thích chơi ô quan không? Đằng í chơi giải gianh với đây nhé?”

Bất đắc dĩ lắm, tôi mới phải chơi lò cò với cô bé có đôi mắt tròn như hai hột nhãn. Đôi mắt ấy và cặp mông ấy theo tôi mãi cho đến sau này.

Thời thế nổi trôi. Di cư 1954. Mẹ tôi mang chúng tôi vào Saigon, ở khu Khánh Hội, trên dẫy nhà sàn làm trên sình, cứ buổi chiều, nước xuống là mùi hôi của phân, của nước tiểu bốc lên nồng nặc. Ở đây, lần đầu tiên trong đời mới biết đến cầu tiêu cá. Giữa khu xóm, có một dàn cầu tiêu cá vồ, có hai cầu gỗ gập gềnh đi lên và đi xuống. Chiều chiều, nam nữ kéo nhau đi cầu, để làm quen, tán nhau. Các cô cậu đứng dọc thành cầu, chọc ghẹo mấy em gánh nước mũm mĩm nhăn nhó đi vào để thanh toán món nợ đời rồi đi ra, thanh thản. Giữa những âm thanh lũm chũm của đàn cá tranh nhau nhẩy lên, đớp của trời cho, có những câu ca vọng cổ êm ái: “Lệnh bà ơi, thà là tôi thác, tôi thác, tôi đầu thai kiếp khác, làm con chim mỏ nhác, mổ nát trái tim của lệnh bà… Tưng, tưng, từng tưng, tứng tưng tưng từng tưng..”

Cũng từ nơi lao động này, ngày nào cũng có đánh nhau, đâm chém đổ máu, mà tôi thành du đãng con, cũng tham gia đánh lộn, chửi thề, để rồi khi mẹ tôi chuyển nhà qua Trương Minh Giảng, Vườn Xoài thì đã có bao nhiêu kỷ niệm, nhưng trên hết, một cái hình ảnh khó quên khi xưa là bộ mông mũm mĩm của cô tiểu thư con bà Phán. Rồi lớn lên, gặp nhiều hình dáng đẹp lạnh người, nhiều cô bạn học hấp dẫn, tôi vẫn không quên nàng. Để rồi một hôm, tôi đánh bạo hỏi mẹ tôi về bà Phán, thì may sao, mẹ cho biết là bà đang ở khu ông Tạ, mà không biết địa chỉ. Thế là tôi phóng cái xe Velo Solex đi tìm nàng. Hỏi thăm hết nhà này đến nhà kia, qua nhiều ngày tháng, cuối cùng tôi cũng tìm ra nhà người đẹp. Tìm được nhà nàng, gặp được bà Phán.

Bà vui mừng đến nỗi không nói nên lời, cứ nắm tay tôi mà nói, “Phải cháu Tiến không? Phải con bà Chỉ đây không?” (Thầy tôi hồi xưa là ông Đồ nho, được kho vàng của ông bà Cố để lại, thành giàu sụ, làng nể nang, bầu ông làm Tiên Chỉ, người đứng đầu hội đồng Làng, và thế là tên Thầy Me tôi được đồi thành ông Chỉ, bà Chỉ).

Tôi chỉ vâng, dạ mà mắt thì ngó dọc, ngó ngang tìm nàng. Bà Phán hiểu ra, “à” một tiếng, rồi nói, “Em nó đi học chưa về. Cháu ở đây ăn cơm với Bác nhé.”
Không đợi tôi trả lời, bà ấn tôi ngồi xuống rồi lật đật đi nấu cơm. Một lúc sau, nàng về. Vẫn đẹp long lanh như xưa, dĩ nhiên là cái gì cũng to hơn thời thơ ấu. Nàng có vẻ lạnh lùng, không cởi mở, tôi nghĩ, có lẽ nàng lớn rồi, đổi khác là phải, đâu thể nào mà “đằng í, tớ, đây…” nữa.
Khi ăn cơm, bà Phán hỏi tôi sinh hoạt ra sao, tôi trả lời bà là đang ở nhà ông Bác, vì mẹ tôi ở Bảo Lộc, thế là bà đề nghị ngay, “Cháu ở đây với bác nhé. Nhà có hai mẹ con, lủi thủi cả ngày!”

Bà nói mãi khiến tôi phải nhận lời, trong lòng cũng vui vui. Sau đó, tôi về chỗ ở cũ, dọn đồ, chở trên chiếc Solex tạch tạch tạch... lại nhà nàng, ở trong phòng bên cạnh phòng nàng. Buổi tối, sự thân mật đã dần dần trở lại. Nàng rủ tôi ra đường đi dạo chơi. Hai đứa đi dung dăng dung dẻ qua mấy nghĩa địa đầy ma của khu Ông Tạ, nói chuyện trên trời dưới đất. Tôi vui quá, gặp lại người đẹp năm xưa như tìm thấy của quý, nhất là vì trong đầu vẫn tràn đầy hình ảnh nàng.. ngồi bô hôm ấy… như chuyện thần tiên.

Những tưởng mối tình dài mười mấy năm, qua một khoảng không gian hơn ngàn cây số sẽ đơm hoa kết trái, nhưng chỉ có chưa tới một tuần, tôi lặng lẽ gói đồ ra đi, sau khi để lại bức thư cám ơn Mẹ người yêu không tưởng. Vì buổi chiều hôm đó, đi làm về sớm, vô tình đi qua con đường nàng vẫn đi, bất ngờ tôi thấy nàng đứng cạnh một thằng kia (đồ khốn nạn!) mà có vẻ tâm đắc lắm.

Hai đứa cầm tay nhau lắc lắc, cười cười. Tôi đứng lặng người, tưởng như trời sập dưới chân. Thôi rồi, mối tình thơ ngây của tôi, cho dù có dính dấp một hình ảnh không đẹp và có mùi hôi nữa, bao năm tháng vun trồng, đã một phút bốc hơi, như khói nhang. Tôi buồn quá, rũ cả người ra. Không cho em hay, không một lời từ giã, tôi khăn gói ra đi… Chào em có đôi mắt đẹp, chào đôi mông đẹp. Kiếp sau, em nhé. Giã từ, giã từ kỷ niệm.

“Anh ra đi mùa Thu, mùa lá rơi xào xạc… con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô…”

CHU TẤT TIẾN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.