Những người đàn ông tự xác nhận họ là dân quân đi bộ qua đường phố Spokane thuộc tiểu bang Washington hôm 7 tháng 7 năm 2020. Họ nói các cơ sở kinh doanh đã gọi họ đến để bảo vệ. (www.inlander.com)
Đây là thời kỳ bất ổn nhất tại Hoa Kỳ, với đại dịch, biểu tình đòi bình đẳng chủng tộc, cảnh sát bạo hành và bầu cử tổng thống tất cả những điều này đã khống chế sự chú ý của người dân, theo Jonathan Obert, Phó Giáo Sư dạy về Khoa Học Chính Trị tại Trường Cao Đẳng Amberst cho biết trong bài viết đăng trên trang mạng
http://www.theconversation.comhôm 9 tháng 7 năm 2020.
Với tất cả căng thẳng đó có thể dường như làm cho người dân đang ngày càng nắm lấy luật pháp vào trong tay của họ thường xuyên hơn.
Không chỉ tại thành phố Kenosha của tiểu bang Wisconsin. Trong những tháng gần đây, đã có nhiều cuộc đối đầu qua việc gỡ bỏ tượng đài Liên Minh Miền Nam, các cuộc đụng độ qua việc sử dụng khẩu trang, các nỗ lực biểu tình chống đối – hay hăm dọa – những người biểu tình Black Lives Matter và thậm chí là sự quan tâm mới trong “những cuộc bắt bớ công dân.” Một số trong những sự kiện này đã biến thành bạo động và chết chóc một cách thảm khốc.
Những sự kiện này cho thấy người Mỹ đang đi xa hơn các khác biệt về quan điểm và tự do ngôn luận để đi vào những biểu dương lực lượng cá nhân. Những tham gia của họ đang cố gắng thực hiện ý tưởng riêng về điều gì là luật pháp, hay bảo vệ tài sản hoặc phòng vệ các cộng đồng của họ chống lại những mối đe dọa – đặc biệt trước những thất bại của cảnh sát để cung cấp một hệ thống công bằng của công lý.
Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ William Barr đã tuyên bố, ngược lại, rằng phong trào dân quân này có thể là điềm báo của sự bất ổn sẽ xảy ra nếu việc tài trợ cho cảnh sát bị cắt giảm thực sự trong các cộng đồng trên toàn quốc.
Theo giáo sư Jonathan Obert, đối với người Mỹ, luật pháp và trật tự từ lâu là vấn đề rất riêng tư như điều gì đó để chính phủ sử dụng.
2 động lực của phong trào dân quânPhong trào dân quân (vigilantism) – việc thực thi có tính cách cá nhân và bạo động các tiêu chuẩn đạo đức hay luật pháp công cộng – có khuynh hướng gia tăng trong 2 loại tình huống, không có cái nào có thể là điều mà người dân kỳ vọng. Điều đó không đến từ chính phủ bị suy yếu hay không có chính phủ, khiến cho công dân phải tự lo liệu, nhưng đúng hơn là khi chính các nguyên tắc tạo dựng một chính quyền và chính người dân của chính quyền đó có vẻ đang thay đổi.
Và điều đó không nhất thiết đến từ các tình huống nơi mà một sắc tộc hay nhóm chủng tộc rõ ràng khống chế các nhóm khác – nhưng thay vì vậy thì trong những lúc hay những nơi mà người dân thuộc về một cộng đồng đặc biệt nào đó đứng lên tranh đấu. Phong trào dân quân thường là về nỗ lực để thiết lập quyền lực hơn là sự phản ảnh của các hệ thống giai cấp có trước.
Nhiều người Mỹ có cảm tưởng giống như các luật lệ của trò chơi đang thay đổi theo cách không công bằng và có cảm tưởng khó chịu về những gì đất nước sẽ xảy ra trong tương lai. Như các học giả và chuyên gia phát biểu về khả năng nghiêm trọng của một cuộc nội chiến khác ở Mỹ, những dính líu trầm trọng của bạo động chính trị nội địa hiện rõ hơn bất cứ thời điểm nào trong 50 năm qua.
Những lo sợ này được làm tăng thêm bởi một vị tổng thống là người có vẻ khuyến khích sự chia rẽ và sợ hãi trong người Mỹ, ngay cả các tiếng nói của người Da Đen cũng đang thu hút sự chú ý hơn trong công chúng và hội trường quyền lực.
Phong trào dân quân là sự thực thi pháp luật Mỹ?Trong lịch sử Hoa Kỳ, sự khác nhau giữa phong trào dân quân và việc bắt bớ và trừng phạt hợp pháp thường không rõ ràng, theo Phó Giáo Sư Jonathan Obert. Thường thường, phong trào dân quân không được sử dụng trong việc chống lại các nỗ lực của cảnh sát, nhưng đúng hơn với sự khuyến khích tích cực của họ. Thực tế, trong một số cuộc biểu tình gần đây điều đó vẫn có vẻ là sự kiện thật.
Trước khi các ty cảnh sát có mặt, những vụ bắt bớ được thực hiện theo luật lệ truyền thống thông thường, mà tùy thuộc vào sự tham dự cá nhân trong các toán cảnh sát có tổ chức hợp pháp và phục vụ như những người được ủy quyền. Các cơ chế như kiểm soát người nô lệ đòi hỏi rằng những người không phải chủ nô lệ muốn sử dụng, hay ít nhất cho phép, bạo động để duy trì quyền tối thượng da trắng. Trong các thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những thám tử tư và nhân viên an ninh đã có quyền lực bắt bớ tương tự như các cảnh sát viên.
Ngay cả nhiều luật “giữ vững lập trường của bạn” đã được thông qua trong 15 năm qua gần giống như phong trào dân quân, cho phép các cá nhân công dân nhiều tự do về cách sử dụng sức mạnh để tự bảo vệ họ.
Phong trào dân quân cũng là văn hóa MỹPhong trào dân quân Mỹ khởi nguyên được nối kết với các phong trào xử tử người khủng khiếp của hậu bán thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 nhắm vào người Mỹ Da Đen và những nhóm chủng tộc thiểu số khác. Nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện.
Nhà khoa học chính trị Eleonora Mattiacci và phó giáo sư Jonathan Obert đã nghiên cứu điều được gọi là “các ủy ban dân quân,” các nhóm cá nhân có tổ chức trong nhiều thập niên trước Cuộc Nội Chiến Mỹ đã thúc đẩy tình cảm chống di dân tại nhiều khu vực, gồm các thành phố, một cách chính xác khi các luật lệ liên quan đến quyền lực của các chính quyền địa phương đã được nhanh chóng thay đổi.
Thực tế, dù nó đã rất thường được sử dụng để cố thiết lập các giai cấp chủng tộc và kinh tế, phong trào dân quân – gồm việc giết người thực sự -- cũng đã, có lúc, được dùng bởi các cộng đồng bị thiệt thòi để tự bảo vệ.
Chẳng hạn, hãy lấy các sự kiện gần đây tại thành phố Milwaukee: Một nhóm nhỏ người tập họp tại một xóm người Mỹ gốc Phi Châu mà trước đây chiếm đa số đối đầu bạo động các cư dân của một căn nhà nơi 2 người con gái được tin đã bị giam giữ trong đường dây mua bán dâm. Điều này theo sau một truyền thống dài của người da màu dùng lực lượng tư nhân để tự bảo vệ và bảo vệ các cộng đồng của họ.
Phong trào dân quân thường tiếp tay với những bản năng tồi tệ nhất trong chính trị tội phạm tại Hoa Kỳ, làm cho công lý có vẻ tùy thuộc vào điều mà người dân muốn hơn là luật lệ.
Nhưng nó cũng là bằng chứng của mối quan hệ phức tạp giữa bạo động và công lý ở cốt lõi của nền dân chủ Mỹ. Những tổ phụ của nước Mỹ nghiêm túc nghĩ đến sự bảo vệ cá nhân và cộng đồng và tin rằng sự tham gia phổ biến vào việc thực thi và bảo vệ pháp luật có thể là một điều chỉnh quan trọng đối với hệ thống luật pháp không đáp ứng và áp bức.
Nhưng việc cho phép số đông áp đặt công lý có thể có các hiệu quả không công bằng đối với các thành viên bị thiệt thòi của quốc gia, ban cho cảnh sát sự ủy nhiệm để hành động một cách bạo hành chính xác bởi vì có vẻ là điều mà người dân muốn.
Khi người Mỹ tập trung vào cách mà trong đó người dân da màu, đặc biệt, đã bị kiểm soát trong đất nước này, thì họ phải loại bỏ các hình thức làm thiệt hại của dân quân từ khái niệm sâu xa hơn mà nền dân chủ có thể yêu cầu các thường dân dựa vào ít nhất một phần chính họ để thực thi luật pháp.
Nền dân chủ đòi hỏi người Mỹ một cách nào đó phải cẩn thận qua việc sử dụng sức mạnh ở giữa họ -- mà chính họ không trở thành các dân quân.
Thượng đẳng da trắng là mối đe dọa Bộ Nội An Hoa Kỳ đã chuẩn bị 3 phúc trình cảnh báo những người thượng đẳng da trắng hiện là mối đi dọa khủng bố đáng kể nhất tại Hoa Kỳ, theo báo Politico tường thuật hôm 5 tháng 9 năm 2020.
Tất cả 3 bản thảo được xem bởi Politico cảnh báo rằng những người thượng đẳng da trắng tiêu biểu cho mối đe dọa ngay cả lớn hơn bạo động từ các nhóm khủng bố ngoại quốc.
Không có bản thảo nào được xem bởi Politico đề cập tới bất cứ mối đe dọa nào từ antifa, một phong trào chống phát xít mà Tổng Thống Donald Trump nhiều lần coi đây là sự nguy hiểm đang đè nặng.
Bản thảo đầu có ngôn ngữ nặng nề nhất liên quan đến những người thượng đẳng da trắng, theo Politico. Văn bản đó nói rằng trong số “những người phạm tội một mình và các nhóm cá nhân nhỏ,” theo bộ này đã kết luận rằng “những người cực đoan thượng đẳng da trắng – đang ngày càng kết hợp thành hệ thống với những người cùng chí hướng ở ngoại quốc – sẽ gây ra mối đe dọa dai dẳng và chết người nhất.”
Hai bản thảo còn lại cũng nói rằng “những người cực đoan thưởng đẳng da trắng sẽ vẫn là mối đe dọa dai dẳng và chết người nhất trong nội địa Mỹ cho tới năm 2021.”
Phán quyết của Tòa Phúc Thẩm 9th U.S. Circuit Court of Appeals đã hủy bỏ lệnh cấm của California về quảng cáo thương vụ của các tạp chí đạn dược có chứa hơn 10 viên đạn.(www.npr.org)
Dân Mỹ mua súng nhiều hơn bao giờ hếtTheo Phó Giáo Sư Aimee Huff dạy về Tiếp Thị tại Đại Học Tiểu Bang Oregon, và Phó Giáo Sư Michelle Barnhart cũng dạy về Tiếp Thị tại Đại Học Tiểu Bang Oregon, trong bài viết “Tại sao dân Mỹ đang mua súng nhiều hơn bao giờ hết” được đăng trên trang mạng
http://www.theconversation.com hôm 27 tháng 8 năm 2020, cho biết rằng trong những tháng gần đây người Mỹ đã mua súng nhiều kỷ lục.
Theo hai vị giáo sư, giữa cơn đại dịch Covid-19 và các cuộc biểu tình đòi bình đẳng chủng tộc, hội kỹ nghệ súng, the National Shooting Sports Foundation, phỏng đoán rằng các thương vụ súng từ tháng 3 tới tháng 7 là 8.5 triệu khẩu súng. Đây là 94% cao hơn cùng kỳ năm 2019.
Các nhà tư vấn kỹ nghệ súng phỏng đoán các thương vụ chỉ riêng tháng 7 thôi đã đạt tới 2 triệu khẩu súng, gia tăng 136% so với tháng 7 năm 2019.
Các phỏng đoán này dựa vào nhiều kiểm tra lý lịch được thực hiện bởi Hệ Thống National Instant Criminal Background Check System. Cơ quan FBI báo cáo rằng 8 tuần qua là cao nhất trong 10 tuần cao nhất kể từ khi cơ quan ngày bắt đầu thu thập tài liệu trong năm 1998.
Các thương vụ súng thường có chu kỳ theo mùa, nhiều súng được bán hơn trong những tháng mùa đông, và tăng trong những năm bầu cử tổng thống và sau các vụ nổ súng giết người tập thể. Tuy nhiên, đại dịch năm 2020 đã thúc đẩy nhu cầu súng đạn tăng cao kỷ lục.
Các thương vụ súng đã đạt tới đỉnh cao trong tháng 3, khi lệnh phong tỏa đã bắt đầu tại Hoa Kỳ. Số liệu mua bán súng lại nhảy vọt lên lần nữa trong tháng 7 theo sau các cuộc biểu tình trên toàn quốc về vụ cảnh sát da trắng giết chết người đàn ông da đen George Floyd.
Theo hai vị Giáo Sư Aimee Huff và Michelle Barnhart, việc người dân Mỹ mua súng nhiều kỷ lục trong thời gian gần đây có thể được hiểu trong vài cách như sau.
Nghiên cứu của họ cho thấy rằng người Mỹ có cảm nghĩ mua súng là cách để khẳng định và duy trì sự độc lập. Độc lập bị đe dọa trong thời gian đại dịch, khi vì quan ngại đến sức khỏe công chúng mà đã cắt giảm đi một số sự tự do cá nhân, gồm tự do đi lại, tự dọ hoạt động kinh doanh, tự do tụ họp đông đảo hay đi thăm người già cả.
Một lý do khác nữa có liên quan đến các điều kiện thị trường. Các thống đốc đã chọn bao gồm các nhà bán lẻ súng như “các cơ sở kinh doanh quan trọng,” cho phép họ vẫn tiếp tục mở cửa trong thời gian nhiều kinh doanh đóng cửa trên toàn tiểu bang trong tháng 3 và tháng 4.
Điều này củng cố tính hợp pháp của súng và những nhà bán lẻ súng tại Hoa Kỳ, qua việc làm mạnh thêm quan điểm mua súng là phù hợp và cần thiết.
Sau hết, súng có thể cung cấp nền tảng hữu tình cho việc nối kết xã hội. Liên kết xã hội thông qua sự tiêu dùng là một hiện tượng được thiết lập tốt trong nghiên cứu về người tiêu thụ.
Các nhà bán lẻ tạo điều kiện cho việc này bằng sự phục vụ như một trung tâm xã hội và cung cấp kiến thức chuyên môn về các sản phẩm đặc biệt. Đến tiệm bán súng và mua một khẩu súng cũng có thể làm cho những khách hàng cảm thấy được nối kết xã hội với những cùng suy nghĩ như mình.
Nước Mỹ giận dữSteven Webster, Phó Giáo Sư dạy về môn Khoa Học Chính Trị tại Đại Học Tiểu Bang Indiana, trong bài viết “Người Mỹ giận dữ: Làm sao cơn thịnh nộ chính trị giúp các cuộc vận động mà không làm tổn hại đến nền dân chủ,” được đăng trên trang mạng
http://www.theconversation.com hôm 10 tháng 9 năm 2020, nói rằng khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 đang tới gần, có một điều thật rõ ràng là nước Mỹ là một quốc gia giận dữ. Từ những người biểu tình vì bất bình đẳng chủng tộc dai dẳng tới những người chống biểu tình liên quan tới những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng, giận dữ phô bày ra khắp đất nước.
Quốc gia nổi giận liên quan đến sự bất bình đẳng, sự ứng phó vi khuẩn corona của chính phủ, các mối quan ngại về kinh tế, chủng tộc và cảnh sát. Nó cũng vì, phần lớn, đối với các chọn lựa có chủ ý và chiến lược được thực hiện bởi những chính trị gia Mỹ để khơi dậy sự giận dữ của cử tri cho lợi ích bầu cử của riêng họ.
Trong khi kích động cử tri giận dữ giúp các ứng cử viên đạt chiến thắng cuộc bầu cử, nghiên cứu của Giáo Sư Steven Webster trong tác phẩm của ông “American Rage: How Anger Shapes Our Politics,” [Cơn Thịnh Nộ Của Người Mỹ: Giận Dữ Định Hình Nền Chính Trị Của Chúng Ta Như Thế Nào], cho thấy rằng các ảnh hưởng của giận dữ kéo dài lâu hơn các cuộc bầu cử. Và nó có thể có nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe lâu dài của nền dân chủ Mỹ.
Những người biểu tình tranh cãi với người ủng hộ Trump tại một cuộc biểu tình gần đây tại tiểu bang Wisconsin. Từ tháng 11 năm 2015 tới tháng 3 năm 2016, việc chia xẻ các câu chuyện về cử tri giận dữ đã gia tăng 200%. (www.tampabay.com)
Giận dữ làm hại nền dân chủ MỹGiận dữ khiến cho người Mỹ chấp nhận các thái độ đi ngược lại với các lý tưởng dân chủ của đất nước, theo GS Steven Webster cho biết trong nghiên cứu của ông. Nó làm cho người Mỹ nhìn thấy những người ủng hộ đảng chính trị đối lập kém thông minh hơn họ. Giận dữ cũng làm cho người dân nhìn thấy những người ủng hộ của đảng chính trị đối lập như là mối đe dọa đối với sự thịnh vượng của đất nước.
Những phát hiện nói trên giúp giải thích tại sao Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa có khuynh hướng giữ quan điểm đen tối lẫn nhau. Các tài liệu thăm dò gần đây cho thấy gần 2/3 người theo Đảng Cộng Hòa nhìn thấy người theo Đảng Dân Chủ là “có đầu óc khép kín,” trong khi gần một nửa người theo Đảng Dân Chủ nhìn người theo Đảng Cộng Hòa là “không có đạo đức.” Trong năm 2016 chỉ có một nửa người theo Đảng CH và 1/3 người theo Đảng DC có những quan điểm này. Ác cảm đảng phái ngày càng gia tăng.
Những người giận dữ thường muốn đổ lỗi cho người nào đó – hay nhóm nào đó – đối với các vấn đề của họ, dù họ là kẻ gây ra thực sự hay được nhận ra. Các cuộc vận động chính trị khơi dậy sự giận dữ đối với đảng đối lập. Điều này có nghĩa là những người ủng hộ họ nhanh chóng đổ tội lên những người không đồng ý với họ đối với những nhược điểm của đất nước.
Kết quả, sự giận dữ của cử tri khiến cho chính trị đi xa hơn một cuộc cạnh tranh về lý tưởng và triết lý và bước vào trò chơi không có số cộng mà trong đó bên này được thì bên kia mất. Điều đó làm suy yếu cam kết của người dân đối với các chuẩn mực và giá trị dân chủ mà đã từ lâu trở thành cột trụ của hệ thống chính trị Hoa Kỷ, như lòng bao dung và tôn trọng các quan điểm của nhóm thiểu số.
Huỳnh Kim Quang/Việt Báo