logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/09/2020 lúc 02:43:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mỗi độ thu sang, lá vàng lá úa xác xao rụng rơi trong gió, như âm vang ai oán của điệu vãn than cuối cùng, đang cuốn trôi vào định luật vô thường của vũ trụ, rồi hóa kiếp về cùng cát bụi, đắm chìm trong sương khói của thời gian…

Tôi chợt nhớ mùa Vu Lan đang đến, vội cài lên ngực áo đóa hồng trắng, nghe lòng tê tái một niềm đau. Nhìn cánh hoa tang bất hạnh đã gắn liền trên ngực áo của tôi, của những người con, những chúng sanh vì nghiệp nặng phước mỏng, đã sớm vắng bóng mẹ hiền... để rồi cả một đời còn lại sẽ phải lang thang lạc lõng khắp hang cùng, ngõ hẹp, để tìm bóng dáng của tình thâm, dù vẫn biết rằng: sự hiện hữu của Tổ Tiên tôi, của ông bà tôi và cả cha mẹ tôi nữa, vốn dĩ luân lưu trong huyết thống… Chính cội nguồn thương yêu thiết tha đó vẫn luôn nhắc nhở chúng ta công lao tạo dựng nên “thân mạng” cho những người con được sanh ra trên cõi đời nầy, điều mà đã in sâu trong tâm thức của chúng ta. Đó là một ý nghĩa nhân văn sâu sắc nằm trong một truyền thống biết yêu thương và mang ơn Tổ Tiên ông bà cha mẹ của mình. Đó là ân đầu tiên trong bốn trọng ân mà  Đức Tôn Sư đã ân cần nhắc nhở chúng ta như:

“Ta sanh ra cõi đời được có hình-hài để hoạt động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ ta chịu biết bao khổ nhọc; nhưng sanh ra cha mẹ là nhờ có tổ-tiên, nên khi biết ơn cha mẹ, cũng có bổn phận phải biết ơn tổ-tiên nữa.
Muốn đền ơn cha mẹ, lúc cha mẹ còn đang sanh tiền, có dạy ta những điều hay lẽ phải ta rán chăm-chỉ nghe lời, chớ nên xao-lãng làm phiền lòng cha mẹ. Nếu cha mẹ có làm điều gì lầm lẫn trái với nhân-đạo, ta rán hết sức tìm cách khuyên-lơn ngăn-cản. Chẳng thế, ta cần phải lo nuôi dưỡng báo đền, lo cho cha mẹ khỏi đói rách, khỏi-bệnh hoạn ốm đau, gây sự hòa-hảo trong đệ huynh, tạo hạnh-phúc cho gia-đình, cho cha mẹ vui lòng thỏa-mãn. Rán cầu cho cha mẹ được hưởng điều phước thọ. Lúc cha mẹ quá vãng, hãy tu cầu cho linh hồn được siêu-thăng nơi miền Phật cảnh, thoát đọa trầm-luân.
Còn đền ơn tổ-tiên, là đừng làm điều gì tồi tệ, điếm nhục tông môn, nếu tổ-tiên có làm điều gì sai lầm, gieo họa đau thương lại cho con cháu, ta phải quyết chí tu cầu và hy-sinh đời ta làm điều đạo-nghĩa, rửa nhục tổ-đường”.

Ân dầy nghĩa nặng của cha mẹ có thể kết thành những dòng thơ mật ngọt, tuyệt tác, cao vời nhất. Hạnh hiếu được coi là một đức tính cao đẹp nhất, được đề cao nhiều nhất mà bút mực không sao nói hết cái trọng ân của cha mẹ.

Chúng ta, phải hiểu ơn công lao bể trời của đấng sanh thành để chúng ta biết gần gũi yêu thương, chăm sóc ngay mẹ cha khi còn sanh tiền. Đừng chần chờ vì vô thường sẽ đến trong phút giây, đừng để hối tiếc, đừng để một ngày mai bóng tối bao trùm mà hạnh hiếu ta chưa kịp đáp đền. Đức Tôn Sư cũng thường nhắc nhở trong Sấm Thi Quyển Ba:

“Nếu ai biết chữ tu trì,
Cha mẹ còn sống vậy thời cho ăn.
Không làm để ở lung lăng,
Chưởi cha mắng mẹ lăng xăng thiếu gì.
Ở cho biết nhượng biết tùy,
Vui lòng cha mẹ vậy thời mới ngoan”.

Và hơn hai ngàn năm trước, thời Đức Phật còn tại thế, trong một lần du hành Ngài gặp một đống xương khô, Ngài liền dừng lại đảnh lễ. Ngài Anan liền hỏi Phật vì sao mà phải lễ bái đống xương khô, Đức Phật dạy rằng: “Đống xương khô này hoặc Tổ Tiên đời trước, hoặc là cha mẹ nhiều đời của ta nên ta phải chí tâm kính lễ”.

Đức Phật cũng dạy ân đức cha mẹ khó đền đáp dù các con có báo hiếu bằng cách cắt thịt da dâng cho cha mẹ lúc cha mẹ đói khát cũng như dù có đốt thân cúng dường chư Phật cũng không đáp được công ơn cha mẹ.

Ngoài việc giữ tròn chữ hiếu với cha mẹ Đức Phật cũng dạy: Vì bổn phận làm con, chúng ta cũng phải biết khuyến khích cha mẹ thực hành thiện pháp. Chúng ta cũng cần làm các việc có lợi ích cho mọi người như bố thí và luôn thể hiện để quảng bá tư tưởng hiếu đạo đến mọi người, để luôn nhớ chữ hiếu trong Đạo Phật vô cùng quan trọng. Đạo Phật cũng được gọi là Đạo Hiếu, để biết rằng: Có gì sung sướng bằng, khi chúng ta còn mang trên ngực áo cánh hoa hồng thắm. Sự hiện hữu của cha mẹ trong gia đình khác nào sự hiện hữu của thiên thần, còn cha còn mẹ là còn thiên đường của cuộc đời, còn được lẽ sống ngày mai vì: “Trên vạn nẻo đường khó khăn về bến giác cha mẹ là vì sao sáng của vũ trụ bao la để hướng dẫn đời chúng ta ở con đường thiện lành mà hạnh hiếu là hạnh đầu tiên để chúng sanh lần bước vào cõi Phật”.




Hiếu là gốc là bước đầu căn bản để hành xử đạo nhân, đạo làm người và lòng yêu thương kính trọng ông bà cha mẹ lẫn đồng bào dân tộc. Ai mà không làm được những điều căn bản đó thì sẽ không phải là người tốt trong xã hội được. Chúng ta đã thấm nhuần căn bản giáo lý của nhà Phật, nên chúng ta phải thông hiểu cái đạo lý nầy:“Tột cùng thiện là hiếu, tột cùng ác là bất hiếu”.

Muốn đạt được tâm Phật không gì hơn gìn tâm hiếu. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng nét đẹp tươi thắm của một đóa hồng nhung, mùi hương nồng nàn từ đấng sanh thành đã khó nhọc một quãng đời dài lao lý mà họ đã ban tặng cho chúng ta. Chúng ta đang hạnh phúc vì trên cõi vô thường thế gian vẫn còn có cha mẹ để mà phụng dưỡng, đền đáp phần nào công lao biển trời, sung sướng vì trên ngực áo của ta luôn có cánh hồng nhung, một đóa hồng duyên nghiệp mà chúng ta đã tác tạo nhiều đời kiếp.

Bông hồng cài áo là một phong tục đẹp và cao quí mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đề xướng, chọn hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan, lễ mẹ hằng năm của nhà Phật, và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào tháng 8 năm 1962 vào mùa Vu Lan với mục đích để nhắc nhở cho con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, Tổ Tiên, mặt khác cũng nhắc cho chúng ta nhớ ơn những đóng góp to lớn của những anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Đồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hóa nhân dân, đó là “Uống nước phải nhớ nguồn”, nhắc nhở mỗi con người của chúng ta bài học sâu sắc về chữ hiếu thiêng liêng và trọng trách của một người con. Chính vì vậy mà người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng không bao giờ quên được lời vàng ngọc của Tôn Sư trong quyển sấm thi bài Giải Thoát Cửu Huyền:

“Rán tu đắc đạo cứu Cửu Huyền,
Thoát chốn mê đồ đến cảnh Tiên.
Ngõ đáp ơn dày công sáng tạo,
Cho ta hình vóc học cơ huyền”.
Và hơn thế nữa người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng nằm lòng ghi nhớ để sớm ngày ân cần tu tập, thực thi lời giáo huấn của Ngài trong Quyển Ba của Sấm Giảng Thi Văn:
“Tu cầu cứu vớt Tổ Tông,
Với cho bá tánh máu hồng bớt rơi.
Tu cầu cha mẹ thảnh thơi,
Quốc vương thủy thổ chiều mơi phản hồi”.

Lễ Vu Lan cũng được phát nguồn từ sự tích Tôn Giả Mục Kiền Liên, một trong những đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Vì thương nhớ người mẹ vắng bóng, nên Ngài đã dùng thần thông tìm khắp các cõi. Thấy mẹ đang bị đọa vào cảnh ngạ quỷ, đói khát và bị hành hạ rất là khổ sở. Ngài liền đem cơm dâng cho mẹ. Nhưng, than ôi! Cơm đưa tới miệng thì bị hóa thành lửa. Ngài rất là đau lòng, vội vàng trở về xin gặp Đức Phật và xin với Phật, một cách thức để cứu mẹ. Phật dạy rằng: “Mẹ ông vì nghiệp ác quá nặng, một mình ông không thể cứu được, ông hãy nhờ vào oai lực của các chư tăng mười phương, trong ngày rằm tháng bảy”.
Y lời dạy của Phật, Bồ Tát Mục Kiền Liên đã cứu được mẹ. Phật cũng dạy chúng sanh: “Ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng cần làm theo cách nầy” và từ đó lễ Vu Lan ra đời.
Rằm tháng bảy âm lịch cũng là ngày “Xá Tội Vong Nhân” mà nhân gian gọi nôm na là ngày cúng thí thực, nên người ta sắm lễ vật và rất nhiều thức ăn, hoa quả để cúng dường các Đại Đức, Chư Tăng, Ni để các ngài nhơn danh Tam Bảo mà cầu nguyện cho Cữu Huyền Thất Tổ, thập loại chúng sanh khỏi bị đọa ở cảnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh... đồng thời cũng thí thực cho những vong hồn đang đói khổ, chưa siêu thoát, không nơi nương tựa không người cúng kiến.

Trong dịp nầy hầu hết các chùa cũng như các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo khắp nơi trên thế giới, trong tinh thần từ bi, và vì muốn cứu vớt mang tha lực đến các chúng sanh trong các cõi…mặt khác cũng trang nghiêm cầu siêu cho cha mẹ tổ tiên nhiều đời, nhiều kiếp được siêu thoát.

Ngày Rằm tháng Bảy cũng còn được gọi là ngày Tự Tứ. Vì thể lòng từ bi, nên tất cả các Tăng Ni phải tu học trong ba tháng an cư kiết hạ, kể từ rằm tháng tư cho đến hết rằm tháng bảy, vì thời tiết ở Ấn Độ xưa, ba tháng nầy mưa liên tục, đất rất là ẩm ướt, các loại côn trùng bò lên đầy đường. Tăng Ni đi khất thực sẽ dẫm đạp lên côn trùng, làm chết hại những chúng sanh nhỏ bé và cũng để tự mình tu học, để thấy những sai trái của mình. Đó là việc làm rất hay và hữu ích cho việc tiến tu. Người lớn thương chỉ lỗi, người nhỏ giác ngộ nhận lỗi và sửa đổi thì mới thành người tốt. Do đó, Đức Phật rất vui, nên ngày Tự Tứ cũng được gọi là ngày Phật hoan hỷ.

Nhân mùa Vu Lan, chúng tôi xin chia sẻ về ý nghĩa, tầm quan trọng của “Chữ Hiếu” trong tinh thần hiếu đạo, nhớ ơn sanh thành trong ý nghĩa “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng, nghĩa sanh thành muôn kiếp khó đáp đền”. Tất cả chúng ta được tác thành sinh mạng trên cõi đời nầy bởi tình yêu thiêng liêng của Tổ Tiên cha mẹ, tạo nên nền văn hóa nhân bản đầy tình thương, biết thọ ơn nhau để chan hòa trong tình thương đại chúng, chính những cội rễ văn hóa nhân loài đó đã mang một phương thức đền đáp ân nghĩa sanh thành, dưỡng dục để xây dựng một lối sống cao đẹp ứng xử trong trời đất và trải nghiệm với muôn vàn các mối liên hệ nhau để tồn tại và phát triển và cũng để cùng nhau hướng tâm tu học chuyển hóa thân tâm, thoát khỏi khổ đau.

Nhân mùa báo hiếu, chúng ta hãy cùng nhau thông qua lễ hội Vu Lan để yêu thương nhau, để luôn biết ơn cha mẹ ông bà và luôn hướng về gia đình và hãy luôn nhớ lời dạy vàng ngọc của Đấng Tôn Sư, hầu thấm nhuần bốn đại trọng ân mà Ngài đã ân cần nhắc nhở cho chúng ta, cho tín đồ của Ngài, trong đó có ân đầu tiên mà chúng ta cần phải thực hành, hy sinh gắng gổ mới mong làm tròn bổn phận của người Học Phật Tu Nhân, đó là: “Ân Tổ Tiên Cha Mẹ”. Hãy cùng nhau tạo phúc lành, cùng nhau hưởng hồng ân của đất trời, để được an trú trong miền đất an lạc, Niết Bàn trong cõi trần nầy vậy.

Vu Lan Tháng 7/2020
Lê Yến Dung

 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.