logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/09/2020 lúc 01:25:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trụ điện bị đổ ở Đà Nẵng không thấy lõi sắt bên trong.
Photo: baophapluat.vn

Thống kê của Công ty Điện lực Thừa Thiên-Huế sáng 18 tháng 9 năm 2020 cho thấy sau khi cơn bão số 5 đi qua, có 408 cột điện bị gãy đổ, ảnh hưởng hơn 280 ngàn khách hàng và 2.050 trạm biến áp trên tổng số 2.371 trạm biến áp toàn công ty bị mất điện.
Đến ngày 22 tháng 9, Công ty Điện lực Thừa Thiên-Huế đưa ra con số 272 cột điện bị gãy, và giải thích con số 408 đưa ra trước đó là do sai sót trong quá trình thống kê. Tại Đà Nẵng cũng có trụ điện gãy ngang trong bão.
Theo những hình ảnh được truyền thông, truyền hình Nhà nước loan đi, người ta thấy bên trong những cột điện gãy đổ hoàn toàn rỗng chứ không đặc ruột đan xen các lõi sắt như người ta thường thấy trước đây. Nhiều người cho rằng, trụ điện đúc không có lõi sắt thép bên trong.
Trước những thông tin như thế, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng giải thích đây là cột dự ứng lực. Với loại cột này, các sợi thép chịu lực được kéo giãn khi gia công đúc cột tại nhà máy. Khi có lực tác động lớn làm gãy cột thì các sợi thép này có xu hướng tụt vào bên trong thân cột. Vì vậy, khi cột điện bị đứt gãy, nhìn bằng mắt thường sẽ không thấy được lõi sắt thép.
Còn tại Huế, ông Nguyễn Đại Phúc, Phó Giám đốc công ty điện lực tỉnh này khẳng định các cột điện này là loại cột ly tâm dự ứng lực nên ruột rỗng. Sản phẩm đã qua kiểm nghiệm chịu được sức gió của một cơn bão cấp 12. Ông Phúc khẳng định, không có chuyện hệ thống cột điện của công ty bị gãy đổ là do chất lượng kém.
Với hiểu biết cá nhân tôi trong lĩnh vực xây dựng thì dù có bê tông dự ứng lực thì vẫn phải có lõi thép bên trong. - KSXD. Nguyễn Kế Quang
Ông Hà Thanh Long, cấp trên của ông Phúc thì cho rằng, cột điện đổ nhiều là do khi sản xuất đã không lường trước khả năng chống chịu cây xanh đổ ngã vào hệ thống cột điện.
Là một kỹ sư quản lý xây dựng, ông Nguyễn Kế Quang cho cách giải thích của các vị lãnh đạo là không thuyết phục vì hai ký do: Thứ nhất là cơn bão số 5 với sức gió từ cấp 6 đến cấp 8, giật tối đa cấp 11, chưa vượt cấp 12. Thứ hai là cột xi măng chứ đâu phải cao su hay nhựa mà có hiện tượng các sợi thép tụt vào bên trong thân cột khi cột gãy. Ông giải thích thêm về cột ly tâm dự ứng lực:
“Với hiểu biết cá nhân tôi trong lĩnh vực xây dựng thì dù có bê tông dự ứng lực thì vẫn phải có lõi thép bên trong. Khi người ta đúc bê tông dự ứng lực thì họ dùng công nghệ ly tâm, tức có lực hướng tâm ra bên ngoài để ép bê tông cho chắc chắn hơn. Công nghệ này tiết kiệm được vật liệu bởi bên trong có thể rỗng nhưng cốt thép vẫn phải có chứ không thể không.
Cách giải thích của mấy ông điện lực Thừa Thiên Huế hay Đà Nẵng giống như nói với mấy đứa học sinh tiểu học chưa biết gì. Nói vậy là họ xem trí tuệ của người dân không ra cái gì hết! Người dân tay ngang bình thường còn không tin nổi nói gì đến những người có chuyên môn hiểu biết về lãnh vực công nghệ vật liệu xây dựng.”
Ông Quang nhắc lại, cách đây vài năm đã có trường hợp những cơn bão ở miền Trung làm đổ những trụ bê tông bên trong không có lõi thép.
Một kỹ sư xây dựng khác là ông Trần Bang thì nhận định:
“Là dân trong nghề tôi biết thứ nhất là những cái cột điện, thứ hai là những cái cọc bê tông không phải khi trồng lên nó mới hỏng, mà hư hỏng thường xuất hiện trong quá trình vận chuyển. Nó có thể gãy hoặc nứt khi cẩu lên hoặc thả xuống. Nó nứt thì lại tiếc, sợ mất tiền cái cột nên cứ thế nghiệm thu. Đến lúc gió bão nó mới lộ ra.
Đây không chỉ là gẫy đổ cột điện mà là gẫy đổ hệ thống truyền tải điện tỉnh Thừa Thiên Huế. Gần 300 cột điện gẫy đổ gây mất điện cho 280 ngàn hộ dân. Cả trạm biến áp cũng đổ. Tại sao lại có chuyện gẫy đổ hệ thống truyền tải điện như thế?”
Ông Trần Bang nói thêm rằng, nếu không có bão, thì chất lượng hệ thống truyền tải điện không lộ ra. Chất lượng hệ thống truyền tải gồm: Thiết kế (gồm cả tư vấn thăm dò, khảo sát...); Thi công; Vận hành, bảo dưỡng, duy tu. Chỉ cần một trong những bước trên không đạt yêu cầu, nghĩa là không đúng với hồ sơ thì chất lượng sẽ bị ảnh hưởng ngay. Ông kết luận:
Là dân trong nghề tôi biết thứ nhất là những cái cột điện, thứ hai là những cái cọc bê tông không phải khi trồng lên nó mới hỏng, mà hư hỏng thường xuất hiện trong quá trình vận chuyển. - KSXD. Trần Bang
“Cách nói của ông Phúc là lấp liếm, che đậy. Đây là sai sót hệ thống chứ không chỉ một cái cột điện. Hoặc sai sót này là rất nhiều khâu chứ không không phải chỉ có mỗi khâu sản xuất tại nhà máy sản xuất cột điện ly tâm. Ông phải nhận khuyết điểm chứ không thể đổ lỗi tại gió bão. Mới bão cấp 8 đã thế, cấp 12 thì sẽ thiệt hại cỡ nào?
Công ty điện lực là công ty của Nhà nước. Công ty độc quyền. Dân mua điện chứ không mua hệ thống truyền tải điện. Chỉ có Nhà nước mới là người có thể kiểm tra, kiểm soát được công ty điện lực.”
Trên nguyên tắc, một công trình hay một hạng mục công trình trước khi đưa vào sử dụng phải qua quá trình nghiệm thu. Đây là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Hay còn có thể hiểu là quy trình kiểm tra chất lượng công trình trước khi đưa vào sử dụng. Quy trình này được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền, dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó đưa ra đánh giá công trình có đạt chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng hay không.
Một kỹ sư từng tu nghiệp ở Nhật chia sẻ thêm với RFA rằng, có rất nhiều công trình mà chất lượng không đạt yêu cầu những vẫn qua được cửa nghiệm thu bằng nhiều cách. Có những công trình mà bên thi công bắt tay với bên giám sát để rút ruột hay tráo đổi vật tư chất lượng kém hơn để ăn chênh lệch. Đó là lý do vì sao có những con đường mới khánh thành đã lún, sụt; có những chung cư mới xây xong đã nứt, thấm nước…
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.