logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/10/2020 lúc 01:34:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

UserPostedImage
Ảnh tư liệu : Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski (T) gặp giới báo chí sau Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt, Hà Nội, Việt Nam, ngày 11/05/2015. AFP - HOANG DINH NAM

Đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 24 giữa Hoa Kỳ và Việt Nam diễn ra trong hai ngày 06 và 07 tháng 10/2020 . Đúng vào ngày này, tại Sài Gòn, chính quyền Việt Nam đã bắt nhà báo độc lập Phạm Thị Đoan Trang, tác giả nhiều quyển sách hướng dẫn tranh đấu cho nhân quyền và tự do ngôn luận, đồng thời là thành viên Nhóm Hành Động Vì  (xã) Đồng Tâm.
Quảng cáo
Theo thông tin của bộ Ngoại Giao Mỹ, trong cuộc họp trực tuyến dài ba tiếng đồng hồ, hai phái đoàn Hoa Kỳ và Việt Nam đã đề cập rộng rãi đến các vấn đề nhân quyền, tầm quan trọng của tiến độ và hợp tác song phương hướng về Nhà nước thượng tôn pháp luật, tự do ngôn luận, lập hội, tự do tôn giáo và quyền lao động.
Các cộng đồng thiểu số và khuyết tật cũng không bị bỏ quên trong cuộc đối thoại Mỹ-Việt, mà tiến bộ về nhân quyền và tự do được xem là chìa khóa để xây dựng quan hệ Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt, theo thông báo của bộ Ngoại Giao Mỹ.
Trưởng đoàn đối thoại của Mỹ là Scott Busby, quyền trợ lý thứ nhất phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Trưởng đoàn Việt Nam là vụ trưởng vụ Tổ chức Quốc tế bộ Ngoại Giao Đỗ Hùng Việt.
Trong khi đó tại Việt Nam, vào lúc nửa đêm ngày 06/10/2020, nhà báo Phạm Thị Đoan Trang bị bắt. Truyền thông Hoa Kỳ và các blogger tại Sài Gòn, Hà Nội cho biết Phạm Thị Đoan Trang bị công an bắt tại nhà trọ và cáo buộc nhà hoạt động cho nhân quyền và dân chủ « tàng trữ, phát tán tài liệu chống Nhà nước ».
Biết sớm muộn gì cũng bị lao tù, nhà báo Phạm Thị Đoan Trang, trong bức thư ngày 27/05/2019, đã kêu gọi bạn hữu tiếp tục tranh đấu cho bộ Luật Bầu cử và tổ chức Quốc Hội, quảng bá các tác phẩm tranh đấu bất bạo động và viết báo… Blogger Đoan Trang còn là thành viên của Nhà Xuất Bản Tự Do và Nhóm tranh đấu cho dân làng Đồng Tâm.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 07/10/2020 lúc 01:39:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chủ tịch IPA: ‘Tôi xin ngả mũ thán phục trước sự can trường của Phạm Đoan Trang’

UserPostedImage
Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang. Ảnh chụp từ trang mạng Dân Làm Báo.

Bộ Công an Việt Nam hôm 7/10 xác nhận đã “bắt tạm giam” nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang tại quận 3, tp HCM hôm 6/10. Bản tin ngắn đăng trên Cổng Thông tin Điện tử của Bộ Công an cho biết “bị can” bị “bắt tạm giam, khám xét khẩn cấp về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự 1999.
Trong cùng ngày, báo chí Việt Nam dẫn lời Chánh văn phòng Bộ Công an, thiếu tướng Tô Ân Xô, cho biết cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án để điều tra cáo buộc về hành vi tuyên truyền chống nhà nước, và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Ông Tô Ân Xô cho biết quyết định khởi tố bà Trang đã được Viện Kiểm sát Nhân dân phê chuẩn, và bà Trang đang bị di lý về Hà Nội để phục vụ điều tra.
Hãng tin AP dẫn báo Thanh niên nói rằng nếu bị xét là có tội, bà Phạm Đoan Trang có thể đối mặt với bản án tù 20 năm.
Tin nhà báo bị bắt truyền nhanh trên mạng ngay sau khi bà bị bắt vào lúc gần nửa đêm thứ Ba, và lập tức tin này được truyền thông quốc tế, kể cả các hãng tin lớn như AP, Reuters, Bloomberg, Al Jazeera, Deutsche Welle… loan tải, trong khi các tổ chức bảo vệ tự do báo chí và nhân quyền mạnh mẽ lên án.
UserPostedImage
Tổ chức Không biên giới (RSF) công bố giải Tự do Báo chí Tầm ảnh hưởng cho nhà báo Phạm Đoan Trang. Photo chụp từ Facebook Le Trung Khoa.

Tên tuổi của Phạm Đoan Trang đã quen thuộc với báo giới quốc tế vì bà đã nhận nhiều giải quốc tế về tự do báo chí và nhân quyền. Năm 2019, Phạm Đoan Trang là một trong ba phụ nữ đoạt giải Tự do Báo chí của RSF- Tổ chức Phóng viên Không Biên giới. Trước đó, năm 2018, bà được chọn để nhận giải nhân quyền Homo Homini tại cộng hòa Czech.
Các bản tin quốc tế đều lưu ý đến chi tiết nhà báo độc lập bị bắt chỉ vài giờ sau cuộc đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và Mỹ. Họ nhắc đến thành tích đấu tranh cho nhân quyền của nhà báo, bất đồng chính kiến, đấu tranh cho nhân quyền, tác giả nhiều đầu sách có giá trị như “Chính trị Bình dân”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Politics of a Police State” (tiếng Anh), “Những mảnh đời sau song sắt; “Anh Ba Sàm”… và gần đây hơn, đồng tác giả của “Báo cáo Đồng Tâm”.
UserPostedImage
Báo cáo đăng hình CSCD tấn công vào Đồng Tâm ngày 09-01-2020. Hình do một người dân Đồng Tâm ẩn danh cung cấp cho Nhóm làm Báo cáo.

Will Nguyễn, đồng tác giả của Báo cáo Đồng Tâm mới nhất, đã phổ biến một bức thư của bà Phạm Đoan Trang “Nếu tôi có đi tù” sau khi bà bị bắt. Trong thư, Phạm Đoan Trang khẳng định bà muốn “xóa bỏ chế độ độc tài ở Việt Nam”, nhắn nhủ những người ủng hộ hãy tiếp tục đấu tranh cho những mục tiêu mà bà theo đuổi. Bà nói: “Tôi không cần tự do cho riêng mình; Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam”.
Bà cho biết sẽ không nhận tội, không xin khoan hồng, nên nếu công an nói như vậy tức là “công an bịa đặt, lừa dối.”
Bà bày tỏ mong muốn những người ủng hộ hãy chăm sóc mẹ già, và là người yêu âm nhạc, bà Phạm Đoan Trang mong có được cây đàn guitar trong tù, vì đối với bà “đàn guitar cũng quan trọng như Kinh Thánh đối với tín đồ Thiên Chúa Giáo”.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch, nói tổ chức theo dõi nhân quyền này mạnh mẽ lên án vụ bắt giữ bà Phạm đoan Trang.
“Mỗi một ngày bà ở sau chấn song sắt là một sự bất công nghiêm trọng, vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam về nhân quyền và phương hại tới danh dự của chính quyền Việt Nam,” ông Robertson nói.
Tổ chức Ân xá Quốc tế bày tỏ lo ngại về sự an toàn của cá nhân bà Phạm đoan Trang. Tổ chức này nhắc lại rằng bà đã bị đàn áp từ khi trở về Việt Nam năm 2015. Và năm 2018, sau khi bị bắt giữ, bà đã phải nhập viện vì bị công an đánh đập dã man trong lúc bị câu lưu.
“Phạm Đoan Trang có thể đối mặt với nguy cơ bị tra tấn và các hình thức ngược đãi khác dưới tay của nhà cầm quyền Việt Nam. Bà phải được trả tự do lập tức và vô điều kiện.”
Bà Phạm Thị Đoan Trang là một tác giả được quốc tế biết tiếng, bà là người phát ngôn của Nhà xuất bản Tự Do, nhà xuất bản đã được Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) trao giải thưởng Prix Voltaire vào tháng Ba năm 2020.
“Phạm Đoan Trang chủ ý chấp nhận nguy cơ để bảo vệ quyền tự do biểu đạt. Tôi xin ngả mũ thán phục trước sự can trường và sức mạnh của niềm tin của bà.”
Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) Hugo Setzer


Hôm 7/10, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế, liên minh lớn nhất thế giới của các nhà xuất bản, loan báo “Đồng sáng lập Nhà Xuất Bản Tự do của Việt Nam được Giải Voltaire, đã bị bắt trước hội chợ sách Frankfurt.”
Theo lịch trình, bà Phạm Đoan Trang sẽ có góp tiếng trong cuộc thảo luận về quyền tự do xuất bản vào ngày 15/10 tại hội chợ sách quốc tế Frankfurt. Chủ tịch và CEO của Frankfurter Buchmesse nói hôm 7/10:
“Chúng tôi rất quan tâm về việc Phạm Đoan Trang bị bắt giữ, ngay trước hội chợ sách lớn nhất thế giới, nơi mà tự do biểu đạt được tôn vinh.”
Từ Geneva, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) ra thông báo do ông Kristenn Einarsson, Chủ tịch Ủy ban Tự Do Xuất bản IPA và Chương trình Giải Voltaire- viết rằng:
“Phạm Đoan Trang và Nhà Xuất bản Tự do đã phải hoạt động trong bóng tối trong nhiều năm. Thành quả làm việc và sự can đảm của bà là một nguồn cảm hứng cho tất cả các nhà xuất bản quốc tế, và cộng đồng các nhà xuất bản thế giới ủng hộ bà trong cuộc đấu tranh cho tự do xuất bản ở Việt Nam.”
Chủ tịch IPA Hugo Setzer, nói:
“Phạm Đoan Trang chủ ý chấp nhận nguy cơ để bảo vệ quyền tự do biểu đạt. Tôi xin ngả mũ thán phục trước sự can trường và sức mạnh của niềm tin của bà.”
Chủ tịch IPA lên án việc Phạm Đoan Trang bị bắt giữ và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả tự do cho bà.
Lúc nhận giải Voltaire, Phạm Đoan Trang nói với VOA rằng kể từ khi Nhà xuất bản Tự Do được thành lập vào năm 2019 cho đến nay, các nhân viên “không bao giờ được hưởng một giây phút bình yên” vì liên tục bị công an sách nhiễu.
Phản ứng trước tin bà bị bắt, Phó Giám đốc Đông Nam Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế Ming Yu Hah nói:
“Bắt giữ bà Phạm đoan Trang là hành động sai trái. Bà là nhân vật đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Bà là nguồn cảm hứng của vô số nhà đấu tranh trẻ tuổi đã đứng lên để tranh đấu cho một nước Việt Nam công bình hơn, bao gồm mọi thành phần, và tự do hơn.”
Theo VOA
song  
#3 Đã gửi : 07/10/2020 lúc 01:47:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tâm thư của nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang: Nếu tôi có đi tù...

UserPostedImage


Sài Gòn, ngày 27/5/2019 


Gửi các anh chị em, bạn bè thân yêu của tôi,


Không ai mong muốn phải ngồi tù, nhưng nếu nhà tù là chỗ tất yếu ai đấu tranh cho tự do cũng phải đến, và nếu vào tù là để thực hiện một mục đích nào đó ta đã định trước, thì ta nên đi tù.


Tôi có một số mục đích định trước như vậy. Thế nhưng đi tù chỉ là bước đầu để thực hiện các mục đích này, còn muốn hoàn thành thì rất, rất cần sự tiếp sức của các bạn.


Tôi trông cậy vào các bạn. 


Xin giúp tôi hoàn thành các mục đích sau, nếu tôi có phải vào tù. 


Trân trọng cảm ơn tất cả. 


1. Vận động thông qua luật bầu cử mới, luật tổ chức quốc hội mới. 


Mong các bạn làm mọi cách để gắn việc tôi đi tù (nếu có) với luật bầu cử mới, luật tổ chức quốc hội mới. Làm sao để công luận biết rằng tôi đã tham gia nghiên cứu và đưa ra luật mới về bầu cử và tổ chức quốc hội, và tôi bị bắt một phần là vì lý do đó. Tôi muốn có một phong trào xã hội rộng lớn thúc đẩy việc thông qua hai luật này. 


2. Quảng bá các cuốn sách tôi viết.


Tôi mong rằng việc mình bị bắt, đi tù hoặc gặp bất kỳ điều gì khác, nhất là đi tù, sẽ là cơ hội để quảng bá các cuốn sách tôi viết, giúp sách được nhiều người đọc hơn, dưới bất kỳ hình thức gì dù là bản in hay bản điện tử hay sách nói. Tôi viết nhiều sách nhưng đây là những cuốn tôi mong muốn phổ biến nhất:


a) Chính trị bình dân;


b) Cẩm nang nuôi tù; 


c) Phản kháng phi bạo lực; 


d) Politics of a Police State (tiếng Anh);


e) Các ấn phẩm liên quan tới bầu cử. 


3. Biến việc đi tù thành cơ hội để tận dụng.


Nhà nước CHXHCN Việt Nam lâu nay luôn coi tù nhân lương tâm là một công cụ để mặc cả, trao đổi với nước ngoài. Khi trả tự do cho một tù nhân lương tâm và tống xuất người đó ra nước ngoài, nhà nước thu được rất nhiều cái lợi: ký được một hiệp định kinh tế nào đó, đánh bóng hình ảnh “tôn trọng nhân quyền”, vô hiệu hóa một biểu tượng đấu tranh vì tự do, và phớt lờ tất cả các yêu cầu cải cách thể chế.


Tôi rất không thích bị coi là món hàng để nhà nước trao đổi. Thay vì thế, tôi muốn rằng nếu mình có đi tù thì giới hoạt động dân chủ phải là một lực lượng đàm phán với nhà nước, trong đó tập trung, nhấn mạnh vào việc đòi thông qua luật bầu cử mới và luật tổ chức quốc hội mới. 


Bản án càng dài, xin các bạn càng tận dụng nó vào việc đàm phán và gây sức ép lên chính quyền Việt Nam, buộc chính quyền phải thực hiện các yêu cầu của chúng ta. 


Nói cách khác, tôi không muốn có một phong trào kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do cho Trang”. 
Tôi muốn một phong trào xã hội rộng lớn, thúc đẩy việc “trả tự do cho Trang và thông qua luật bầu cử mới”, “trả tự do cho Trang và bảo đảm bầu cử tự do, công bằng”, v.v. 


Tóm tắt ba mục (1), (2) và (3) 


Nếu tôi bị bắt, tôi mong muốn các bạn làm truyền thông theo hướng vận động mỗi người, nếu ủng hộ tôi thì không cần làm gì nhiều, cũng không cần hô hào “tự do cho Trang”, mà chỉ cần truyền bá thông điệp sau: 


“Tôi ủng hộ luật bầu cử mới và tôi đọc sách của Đoan Trang”, hoặc “Tôi ủng hộ Đoan Trang, nên tôi ủng hộ luật bầu cử mới và tôi đọc sách của Trang”, hoặc “Yêu cầu tổ chức bầu cử tự do và công bằng ở Việt Nam”, hoặc “Ủng hộ ứng viên độc lập vào Quốc hội”. 


Vài điểm xin các bạn lưu ý thêm: 


1. Xin chăm sóc mẹ tôi giùm, đừng để mẹ tôi nghĩ là hai mẹ con đang đơn độc. Công an cũng đã đe dọa các anh trai và chị dâu tôi rất nhiều; xin bảo vệ họ.


2. Tôi sẽ không nhận tội, không xin khoan hồng, cho nên mọi điều công an nói hoặc làm mà có thể khiến dư luận tưởng như vậy thì đều là bịa đặt, lừa dối. 


3. (Nhưng) tôi nhận hành vi: Tôi luôn khẳng định tôi là tác giả của các cuốn “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”, cũng như tất cả các sách và báo cáo khác tôi từng viết và để tên thật.Tôi cũng khẳng định là tôi luôn muốn xóa bỏ chế độ độc tài ở Việt Nam. Tôi muốn được mọi người nhắc đến như một người viết, luôn cố gắng để góp phần khai dân trí về các giá trị tự do, dân chủ, và luôn đấu tranh để thay đổi xã hội. 


4. Nếu có thể, xin vận động để tôi được nhận cây đàn guitar của tôi. Đối với tôi, đàn guitar quan trọng như Kinh Thánh đối với tín đồ Thiên Chúa giáo.


5. Tôi không quan tâm đến số năm tù theo bản án, do đó tôi không cần luật sư bào chữa để giảm án – một điều hẳn nằm ngoài khả năng của các luật sư trong tình hình hiện nay ở Việt Nam. Thay vì thế, tôi mong các luật sư có thể làm một kênh truyền tải thông tin giữa tôi và mọi người bên ngoài. 


6. Không ưu tiên tôi hơn các tù nhân lương tâm khác. 


7. Nếu có vận động để trả tự do cho tôi, xin các bạn bắt đầu từ khoảng năm thứ ba hoặc thứ tư (tính từ thời điểm bị bắt), và xin hết sức lưu ý gắn mọi chiến dịch vận động với việc thực hiện các mục đích tôi đã nêu trên. 


Kịch bản lý tưởng là tôi được trả tự do mà vẫn ở Việt Nam (không bị tống xuất ra nước ngoài) và những mục đích tôi đề ra đều được hoàn thành. 


Tôi không cần tự do cho riêng mình; nếu chỉ vậy thì quá dễ. 


Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn. 

UserPostedImage

UserPostedImage

Phạm Đoan Trang

phai  
#4 Đã gửi : 07/10/2020 lúc 05:25:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bắt Phạm Đoan Trang: Đâu là hiệu ứng cánh bướm?

Bắt Phạm Đoan Trang khi ngày vừa khép lại
Khi đêm tối 11:30 đồng loã với tội ác
Khi tiếng chim cú kêu rúc đâu đó báo hiệu cái chết chuyển mùa
Của những ngọn gió độc càn quét
Một lũ đười ươi không tim không gan ruột.


Ôi thể nào chúng cũng đến
Cô ấy đã chuẩn bị cũng có nghĩa là không chuẩn bị gì hết
Khi mà sự chọn lựa về lại quê mình sau chuyến công du Mỹ
Là đồng nghĩa với tình yêu bất tận quê hương
Ờ thì chúng nhất định đến nhưng làm gì mà bắt được
Một tấm lòng son sắt!


Thật tình tôi nép lòng muốn khóc
Lá thư ‘Nếu Tôi Đi Tù’ của cô ấy mãnh liệt quá
Quên mẹ già trả nợ non sông
Thương cô ấy càng buồn giận cánh đàn ông vô cảm của dân tộc
Cùng tuổi trẻ cúi đầu an phận
Như những chú dế nép mình dưới cỏ khuya
Họ ở đâu hết rồi?
Để mình em tôi kiên cường chịu trận
Nhếch môi nhún vai dưới bóng đêm làm chứng nhân
Sao không nhìn qua làn sóng triều dâng
Của trăm ngàn SV Thái Lan gần nhà VN mình mới đây(?!)


Trời ạ, cô ấy chỉ là một người viết sách, dù viết được sách... chính trị hay
Cô ấy cũng chỉ yêu cây đàn ghi-ta và tiếng hát
Như đêm qua cô ấy đã hát khản cổ để gióng lên hết mọi nhạc điệu trong thành phố
Kể cả nơi cô ấy vừa xong phiên họp cuối của cuộc đối thoại nhân quyền Việt Mỹ
Chúng ta và cả Toà Lãnh Sự Mỹ đã nghe rõ tiếng hát ấy rồi phải không
Đêm qua sao họ cứ lập biên bản tiếng hát khao khát tự do ấy
Là phản động, là thế lực thù địch...
Buồn cười chưa, khi ai mới lộ diện cho dân xem rõ mặt người mặt thú
Thế lực phù địch thờ địch phò địch
Những khuôn mặt Việt gian căm căm tối tăm đích thị
Chỉ tổ thêm vào bản cáo trạng thế giới
Khi nhà cầm quyền tại vị này vẫn quá chà đạp nhân quyền như cỏ rác
Khi bản ‘Báo Cáo Đồng Tâm’ của cô ấy và bạn bè là giọt nước tràn cho tan hoang


Tự do cho Đoan Trang có lẽ bất chấp với cô ấy
Khi tôi vừa thấy cái nhún vai khinh bỉ
Thở nhẹ và vẫn thở đều cho xong
Một thân phận tù đày Việt Nam!


8/10/2020
Nguyễn Thị Thanh Bình
phai  
#5 Đã gửi : 07/10/2020 lúc 05:29:56(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới yêu cầu trả tự do cho Phạm Đoan Trang

Ngay sau khi hay tin Phạm Đoan Trang bị bắt giam, cùng ngày Thứ ba 07.10.2020, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã ra một thông cáo báo chí. Sau đây là bản dịch:


Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Phạm Đoan Trang. Nhà báo Việt Nam này bị bắt vào tối thứ Ba với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước“. Tổ chức RSF đã trao tặng bà Trang Giải thưởng Tự do Báo chí hồi năm 2019 cho hoạt động báo chí đặc biệt hiệu quả.


"Vụ bắt giữ Phạm Đoan Trang là ví dụ mới nhất về việc đàn áp những tiếng nói chỉ trích ở Việt Nam", ông Christian Mihr – Giám đốc điều hành RSF – nói. "Tội bị cáo buộc của bà, thật ra chỉ là phổ biến những thông tin độc lập và tạo điều kiện cho đồng bào của bà thực hiện các quyền của người dân được bảo đảm bởi hiến pháp. Bà Trang không thể bị tù. Bà ấy phải được thả ngay lập tức".


UserPostedImage
Ảnh chụp thông cáo báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biện giới


Phạm Đoan Trang hoạt động không mệt mỏi cho dân quyền ở đất nước của bà. Bà là người sáng lập tạp chí Luật Khoa và biên tập viên của tờ báo The Vietnamese, bà tư vấn cho đồng bào về các vấn đề pháp lý và bênh vực các nhóm người thiểu số. Vì vậy, nhà báo này đã bị bắt bớ vài lần một cách độc đoán. “Tôi không cần tự do cho riêng mình; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam“, bà Trang viết trong một lá thư hồi tháng 5 năm 2019 với ý định trong trường hợp bị bắt, lá thư này sẽ được công bố.


Cùng với Trung Quốc, Ả Rập Xê-út, Ai Cập và Syria, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới mà có nhiều người nhất bị ngồi tù vì công việc làm truyền thông của họ, hiện nay có ít nhất 23 người bị ngồi tù ở Việt Nam vì lý do này. Hầu hết họ là các blogger và nhà báo công dân – thường là những nguồn thông tin được điều tra độc lập duy nhất, vì các phương tiện truyền thông chính thống của Việt Nam phải tuân theo chỉ thị của Đảng Cộng sản.


Để biện minh cho việc bỏ tù họ, chế độ đã viện đến các cáo buộc như “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “các hoạt động nhằm lật đổ chính phủ”. Các tội danh này có thể bị trừng phạt với các án tù dài hạn. Các blogger thường xuyên bị ngược đãi trong tù.


Theo thông tin của RSF, Chính phủ Việt Nam cũng nhắm vào các nhà báo lưu vong ở nước ngoài và theo dõi những tiếng nói phản biện, ví dụ trên Facebook. Hồi tháng 12 năm 2017, quân đội đã thông báo về việc sử dụng một đội quân trên không gian mạng để chống lại thông tin “sai sự thật” trên Internet. Luật an ninh mạng có hiệu lực vào năm 2019 qui định các các công ty nước ngoài hoạt động cung cấp mạng xã hội phải lưu trữ dữ liệu của người dùng trong nước trên máy chủ tại Việt Nam và giao các dữ liệu này cho cơ quan chức năng Việt Nam theo chỉ thị.


Trong danh sách tự do báo chí, Việt Nam đứng thứ 175 trong số 180 nước.

Hiếu Bá Linh dịch
Nguồn: https://www.reporter-ohn...o-TmQ3m4Zr_cxk-rA3qVLLp4

Sửa bởi người viết 07/10/2020 lúc 05:30:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#6 Đã gửi : 07/10/2020 lúc 09:22:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
‘Đoan Trang luôn có niềm tin vào việc mình làm’

UserPostedImage
Phạm Đoan Trang từng nhiều lần bị công an Việt Nam bắt giam

Một nhà bất đồng chính kiến hiện đang sống lưu vong ở Mỹ dự đoán rằng nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, người vừa bị chính quyền Việt Nam bắt giữ, ‘sẽ bị tra tấn cả về thể xác và tinh thần trong thời gian tới’ nhưng bà tin ‘Trang sẽ không lung lạc niềm tin của mình’.
Bà Phạm Đoan Trang, một blogger đối lập nổi bật trong nước, bị công an bắt tạm giam hôm 6/10 tại quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, để điều tra về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự và tội ‘Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước’ với mức án có thể lên tới 20 năm tù.
Bà Trang từng nhận nhiều giải quốc tế về tự do báo chí và nhân quyền, trong đó có giải Tự do Báo chí của RSF- Phóng viên Không Biên giới-năm 2019. Trước đó, bà được trao giải nhân quyền Homo Homini 2017 tại Cộng hòa Czech.
‘Đấu tranh có kiến thức’
Phản ứng trước tin bà Đoan Trang bị bắt giữ, nhà hoạt động cho quyền lợi của dân oan và công nhân Trần Thị Nga, người từng lãnh án 9 năm tù về cùng tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” và sau đó được phóng thích sang Mỹ tị nạn tại bang Georgia từ đầu năm nay, nói với VOA rằng bà cảm thấy 'rất đau’.
“Bản thân tôi cũng từng bị bắt như vậy, cũng bị chà đạp, cũng bị bức hại y như Đoan Trang bây giờ. Tôi cũng từng bị công an đánh gãy chân,” bà Nga cho biết.
Bà còn nói thêm là dù bị đánh gãy chân như nhau, nhưng hiện giờ bà còn đi lại được chứ Đoan Trang ‘vẫn còn rất đau khi đi lại’.
Nhận định về Đoan Trang, người mà bà từng có cơ hội gặp và trao đổi, bà Nga nói: “Đoan Trang là người mà tôi ngưỡng mộ. Thứ nhất cô ấy có kiến thức. Cô ấy có phương pháp làm việc đấu tranh ôn hòa.”
“Cô ấy là một trong những người có niềm tin vào công việc mình làm là công việc hợp pháp, chính đáng, là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong một đất nước để đòi những quyền căn bản của chính bản thân mình,” bà Nga nói thêm.
Nhà hoạt động này đưa ra một dẫn chứng về công việc của bà Đoan Trang khiến bà ngưỡng mộ là ‘báo cáo về vụ thảm sát Đồng Tâm’ mà Đoan Trang ‘đã dành ra rất nhiều tâm huyết và thời gian để viết’.
“Tôi tin chắc Đoan Trang vẫn giữ niềm tin của mình theo những gì tôi đã từng được biết và từng tiếp xúc với Đoan Trang,” bà Nga nói. “Tôi cầu nguyện cho Đoan Trang có lòng tin và sức khỏe để vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay.”
Món hàng trao đổi?
Về hoàn cảnh bà Đoan Trang bị bắt – cùng ngày diễn ra Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ thường niên lần thứ 24 – nhà hoạt động Trần Thị Nga cho rằng ‘đó là dấu hiệu cho thấy chính phủ Việt Nam sẽ lấy Đoan Trang ra làm một món đồ để trao đổi với quốc tế’.
“Việc họ sẽ cầm tù Đoan Trang bao lâu còn tùy thuộc vào cái giá Đảng Cộng sản Việt Nam muốn ‘bán’ Đoan Trang như thế nào,” bà Nga nhận định.
Phạm Đoan Trang từng tham gia một khóa học bên Mỹ nhưng sau đó bà quyết định về lại Việt Nam để đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước.
Phóng viên Không Biên giới, tổ chức có trụ sở ở Pháp từng trao giải tự do báo chí cho Phạm Đoan Trang, ngày 7/10 nói: “Tội duy nhất của bà là đem đến cho đồng bào của bà ấy những thông tin được tường thuật độc lập và giúp họ thực thi đầy đủ quyền của mình theo Hiến pháp Việt Nam. Chỗ của bà ấy không phải là trong ngục tù. Bà ấy phải được thả ngay lập tức.”
Cùng với các tổ chức nhân quyền uy tín trên thế giới, RSF lên án vụ bắt giữ này và kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Phạm Đoan Trang ngay lập tức và vô điều kiện.
Theo VOA
song  
#7 Đã gửi : 09/10/2020 lúc 10:55:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bắt Đoan Trang trở thành hỗ trợ tuyên truyền chống nhà nước

UserPostedImage
Cô Phạm Đoan Trang.

Phản ứng của chính phủ một số quốc gia (1), các tổ chức bảo vệ nhân quyền (2), hệ thống truyền thông quốc tế (3) và nhận định của rất nhiều người Việt trên mạng xã hội, đặc biệt là những người Việt trước nay vốn cẩn ngôn khi lên tiếng về các sự kiện chính trị nhạy cảm tại Việt Nam cho thấy, việc bắt giữ cô Phạm Đoan Trang hôm 6 tháng 10 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” chính là một trong những cách hỗ trợ hữu hiệu nhất cho hoạt động tuyên truyền chống nhà nước…
***
Việc tống giam Phạm Đoan Trang đã giúp Nếu tôi có đi tù (4)… - tự sự của Trang cách nay một năm về hiện trạng Việt Nam nhưng chưa công bố - giờ được phổ biến rộng rãi cả trong lẫn ngoài Việt Nam bằng nhiều ngôn ngữ. Vì sao Bộ Công an Việt Nam lại tình nguyện làm… vũ công… minh họa cho Nếu tôi có đi tù… trở nên dễ hiểu, dễ cảm, để Nếu tôi có đi tù… đạt được sự đồng cảm nơi thiên hạ cao đến như vậy? Đó là ngăn chặn hay hỗ trợ tuyên truyền chống chế độ?
Cứ nhìn vào phản ứng của cộng đồng quốc tế trong vài ngày vừa qua, ai cũng có thể thấy, sắp tới, Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ hết sức khốn khổ trong việc phân bua, thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng: Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện cam kết thăng tiến nhân quyền để làm bạn với phần còn lại của thế giới! Trước nay, trong tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam, có tổ chức thù địch – phản động nào đủ sức biến Bộ Ngoại giao trở thành trơ trẽn, khả ố trong mắt thiên hạ, hiệu quả như… Bộ Công an?
Đó là đối ngoại, còn trong đối nội, dường như công sức của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam dồn vào việc gìn giữ “ổn định chính trị”, thông qua cả… tuyên truyền lẫn… răn đe, giáo dục đã thành… công dã tràng! Tống giam Phạm Đoan Trang không chỉ gây bất bình, phẫn nộ như đã từng thấy qua những lần tống giam các nhân vật bất đồng chính kiến, tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam mà còn khiến số người tự vấn như Thận Nhiên rõ ràng ngày một đông hơn:
Trang, thì không!
Tôi thấy lý do chúng ta không lên tiếng trước những điều tệ hại đang xảy ra trên đất nước là do chúng ta nghĩ như dưới đây. Trang, thì không.
- Dù có lên tiếng cũng không thay đổi được gì.
- Sẽ ảnh hưởng đến những gì mình đang có.
- Hãy để những đứa khác nói thay mình và chịu trách nhiệm, bất trắc thay mình, mình sẽ nói khi thuận lợi và an toàn, như vậy mới khôn ngoan;
- Phải hành động một cách hiệu quả, phản biện không thì không hiệu quả, phải nhẫn nhục chờ thời cơ;
- Mình không hạ mình “chửi” như đám đông ngoài kia. Có cái ranh giới mong manh, không rõ ràng, giữa “chửi” và “phản biện”, mà chửi là hành vi hạ cấp, vì thế để chắc ăn không bị đánh đồng với đám đông thì mình im lặng; im lặng như một hành vi thanh cao, xuất xử của kẻ sĩ.
- Thiên hạ chửi đảng vì họ có nỗi hận thù của bên thua cuộc, mình không thế.
- Sẽ tác động bằng cách khôn ngoan, uyển chuyển, và hiệu quả để đảng thay đổi, phản biện không phải là phương cách hiệu quả.
- Phản biện chỉ gây thêm hoang mang, chia rẽ, phân hóa và hậu quả là làm cho chính quyền suy yếu trước Trung Quốc và không thể chống cự được sự xâm lấn của nó.
- Trong đảng cũng có những thành phần cấp tiến, yêu nước, nên ủng hộ họ, để họ làm việc và thay đổi tình trạng hiện có, vì thế hãy im lặng.
- Mình chỉ là một hạt cát trong đám đông, trong bầy cừu im lặng, số phận cá nhân mình là một con số nhỏ bé, và bất lực, trong số phận bất hạnh của toàn dân tộc, vì thế hãy để nó trôi chảy theo mà đừng cưỡng lại.
- Tệ như vầy là do PHẦN SỐ của dân tộc, của đất nước, do Ý TRỜI định rồi, không thể thay đổi, có nói cũng hoài công;
- Không có thế lực, lực lượng nào có thể thay thế đảng trong lúc này để giữ nước, vì thế không có lựa chọn nào khác, phải đứng cùng bên với đảng để xoay xở vận nước.
- Người Việt chưa có đủ tầm, dân trí còn thấp, ý thức dân chủ chưa có, nên chỉ thích nghe chửi để thỏa mãn cảm tính, vì thế phản biện chẳng ai nghe.
- Trong tình trạng của một đất nước bị tha hoá toàn diện, ai cũng là kẻ khả nghi, thì kẻ phản biện có thể bị nghi ngờ cũng là “cò mồi của đảng”.
- Đối phó với cơm áo hằng ngày cũng đủ suy cạn hết sinh lực, lòng nhiệt thành, và thời gian rồi.
- Chính trị là chốn lọc lừa, bẩn thỉu, và nguy hiểm, không nằm trong khả năng, sở trường của mình; thôi, mình không giây với nó làm gì.
- Làm từ thiện, giúp đỡ hàng xóm, phường xã, quét đường, giữ vệ sinh an toàn khu phố, nuôi dạy con ngoan… tóm lại là hãy làm nhưng việc thiết thực dù nhỏ, cũng đủ cho mình không có mặc cảm là vô cảm trước xã hội và ngủ ngon hàng đêm là tốt rồi, vậy là yêu nước rồi.
Tóm lại, chúng ta khôn ngoan, thức thời quá. Trang thì không (5)!
Trong đám đông trước nay vẫn trầm lặng, cẩn trọng khi đánh giá, nhận định về những sự kiện, vấn đề chính trị nhạy cảm, giờ đột nhiên thấy cần nói gì đó một cách rõ ràng như bà Nguyễn Hoàng Ánh – một trong những giáo viên của Phạm Đoan Trang tại Đại học Ngoại thương: Nghe tin em bị bắt, tôi cũng như mọi người đều không bất ngờ vì Trang đã chuẩn bị cho ngày này từ lâu rồi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn không thể không lo lắng, không đau lòng cho em. Đọc lá thư em để lại, không hề yêu cầu điều gì cho bản thân mà chỉ mong việc em bị bắt giam sẽ trở thành điểm nhấn quảng bá cho luật bầu cử mới và những tác phẩm của em, tôi càng thêm khâm phục em. Tôi chỉ muốn gửi lời chúc bình an đến em và mong rằng xã hội Việt Nam sẽ sớm thay đổi, để những người trẻ tài năng và nhiệt huyết như Trang có thể được bình an đóng góp cho xã hội chứ không buộc phải đứng về phía đối đầu như bây giờ!Mong một ngày không xa có thể cùng Trang cất cao tiếng hát “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trên dải đất Việt Nam này (6).
Hoặc thảng thốt, trăn trở như Lê Đình Thắng: Một ông già bị bắn chết tươi vì giữ đất. Một dòng họ có thể tuyệt tự, cũng vì miếng đất. Một người mẹ, hai đứa con lao lý, cũng vì đất. Cô gái hôm qua ôm đàn, hôm nay đã lọt thỏm sau chấn song sắt nhà tù, vì bầu trời xanh. Không vì đất, thì vì trời! Lẽ nào chúng ta cứ mãi buồn cái buồn vàng mã trang kim (7)? Hay ngậm ngùi nhưng lạc quan như Thuận Vương Trần: Người mẹ già ngồi hát cùng con gái (8). Giọng bà yếu ớt, nhỏ nhắn nhưng niềm hạnh phúc, có lẽ, mạnh mẽ và mênh mang. Má tôi cũng hay lẩm nhẩm mấy câu nhạc tiền chiến như thế khi ngồi cùng con cái, bà mẹ nào chẳng vui như thế! Bà mẹ hoài nhớ “Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói/Có những cánh đồng cát dài...”. Bà mẹ vui nỗi “Hiu hắt tiếng bà mẹ cười/Vui vì nồi cơm ngô đầy...”. Bà mẹ mơ giấc mơ con gái “Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi/Mơ thấy bên lề cuộc đời/Áo dài đùa trong nắng cười...”. Bà mẹ mà cô con gái nhắn gửi gìn giữ giùm, bà hát “Bao giờ em trở lại vườn dâu, hỡi em...”. Vườn dâu vẫn sẽ còn chờ (9).
Tương tự, Lê Đức Dục cũng không hề nhắc tới Phạm Đoan Trang song ai đọc cũng có thể biết tâm sự đó là cho ai và vì sao: Một ông anh vừa biên tút, câu chốt đại ý rằng: Rồi đây lịch sử sẽ QUÊN các ông to , ông rất to, ông rất rất to, cực rất to rất… nhưng sẽ NHỚ về cô gái này...” (10). Mình thì nghĩ khác, chắc chắn người đời sẽ không quên các ông to, rất to và to to rất đâu! Người đời sẽ nhớ họ, rất nhớ, nhớ to rất… Chỉ có điều sẽ nhớ với một thái độ khác, rất khác, rất khác rất rất nhể (11)?
***
Không thể kể hết thiện cảm, sự ngưỡng mộ mà rất nhiều người dành cho Phạm Đoan Trang cũng như những nhận định, bình phẩm về việc tống giam Phạm Đoan Trang vì “tuyên truyền chống nhà nước”. Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát, việc tống giam một người như Phạm Đoan Trang đã góp phần thức tỉnh nhiều người, thúc đẩy họ nói gì đó, thậm chí muốn làm gì đó. Không phải tự nhiên mà Bộ Công an bị đẩy vào tình thế trớ trêu: Nỗ lực ngăn chặn “tuyên truyền chống nhà nước” trở thành hỗ trợ “tuyên truyền chống nhà nước”. Tất nhiên đó không phải hữu ý, cũng không phải do vô tình. Kết quả ngoài ý muốn ấy đơn thuần chỉ vì bản chất… dơ dáy dễ dầu gì giấu diếm. Thế thôi!
Trân Văn (VOA)
_____________________
Chú thích
(1) https://www.voatiengviet...o-ngon-luan/5613472.html
(2) https://www.rfa.org/viet...rang-10082020074329.html
(3) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54459310
(4) https://baotiengdan.com/.../10/07/neu-toi-co-di-tu/
(5) https://www.facebook.com...0/posts/4482594551812040
(6) https://thenewviet.com/d...trang-trong-mat-toi.html
(7) https://www.facebook.com...t/posts/3948867681795973
(8) https://www.youtube.com/...ab_channel=PhamDoanTrang
(9) https://www.facebook.com.../posts/10157633844586439
(10) https://www.facebook.com...c/posts/3254734271228398
(11) https://www.facebook.com.../posts/10216692689166745
song  
#8 Đã gửi : 09/10/2020 lúc 11:09:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đoan Trang cũng chỉ nói ‘eppur si muove’

UserPostedImage
Cô Phạm Đoan Trang.

Một trong các nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa tôi còn nhớ là triết gia, nhà toán học và thiên văn học người Ý Galileo Galilei. Ông được cho là đã tuyên bố ‘eppur si muove’ – được dịch thành ‘nhưng dù sao trái đất vẫn quay’ – khi bị Toà án Nhà thờ buộc tội theo tà giáo hồi năm 1632 vì khăng khăng rằng trái đất quay quanh mặt trời. Vài trăm năm sau Giáo hội đã hơn một lần xin lỗi vì đã cư xử sai trái và bất công với người sáng chế ra kính viễn vọng và cũng là người đầu tiên quan sát thấy các hành tinh chuyển động quanh mặt trời.
Việc nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt mới đây với cáo buộc “chống nhà nước” cũng chẳng khác gì chuyện mấy trăm năm trước Galileo Galilei khốn khổ vì nói ra sự thật qua các cuốn sách mà ông xuất bản. Tôi đã mua cuốn ‘Chính trị bình dân’ của Đoan Trang cách đây vài năm sau một lần cô bị công an hành hung, chẳng phải để trang bị kiến thức cho bản thân vì tôi sống ở Anh đã 20 năm nên những gì cô viết về lý thuyết tôi đều đã được trải nghiệm. Lý do tôi mua sách chỉ là để ủng hộ cho sự can đảm dám nói sự thật mà thường “còn đang xỏ giày” khi những lời nói dối của nhà nước đang chạy tung tăng trên hàng trăm báo đài do chính họ quản lý.
Như chính Đoan Trang nói trong lời nói đầu của ‘Chính trị bình dân’, cô chỉ mới “tham gia sâu vào phong trào đấu tranh vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam” hồi năm 2011. Nhưng những cuốn sách, bài viết và nhất là ‘Báo cáo Đồng Tâm’ mà ấn bản thứ ba vừa được công bố cuối tháng Chín, của Đoan Trang đã khiến các chính trị gia chóp bu cảm thấy bị đe doạ.
Vài ngày trước khi bị bắt, Đoan Trang bình luận với Đài Á châu Tự do về vụ Đồng Tâm:
“[T]ác động lâu dài từ vụ án Đồng Tâm đến tình hình chính trị ở Việt Nam từ nay trở đi, tôi nghĩ rằng vụ án Đồng Tâm có một tác hại rất lớn đối với Đảng Cộng sản cầm quyền. Tức là, đối với họ thì có tác dụng tốt ở điểm vì thật sự đã gây ra một sự sợ hãi.
“Tôi tin rằng toàn bộ làng Đồng Tâm từ giờ phút diễn ra cuộc tấn công cho đến giờ là bà con sống trong sợ hãi, bà con bị đe dọa và khủng bố triền miên, bà con bị chia rẽ, phân hóa…Và những người sống sót được, tôi nghĩ họ bị sang chấn tâm lý và không bao giờ thoát khỏi nỗi sợ từ bây giờ cho đến cuối đời.
“Với những người không phải là dân làng Đồng Tâm, dân chúng trong cộng đồng và toàn xã hội nói chung thì rõ ràng vụ án này cũng đã gây ra một nỗi khiếp sợ, ngay cả giới hoạt động nhân quyền, tôi nghĩ rằng họ cũng sợ. Bởi vì không ai có thể tưởng tượng được một nhà nước giết dân…
“Nhưng tôi nghĩ rằng sau vụ này thì lòng tin của một bộ phận khá đông dân chúng vào Đảng cầm quyền và vào luật pháp của Việt Nam bị sụt giảm đáng kể. Bởi vì, người dân thấy rằng bao giờ kẻ mạnh cũng thắng và chính quyền luôn thắng.”
Điều Đoan Trang đang kêu gọi khi bị bắt là tội ác của chính quyền ở Đồng Tâm phải được điều tra và phải bị trừng phạt. Đây là điều chính quyền lo sợ và việc bắt Đoan Trang là biểu hiện của nỗi sợ này. Cũng như bất kỳ chính quyền nào trên thế giới, Hà Nội sợ nhất là những chỉ trích từ những trí thức hiểu biết và có uy tín. Như một gã quan võ biền, giới cầm quyền ở Việt Nam lại dùng tay chân để đấu lý khi đang ở thế thua. Nhưng càng dựa vào sức mạnh cơ bắp, tính chính danh của chính quyền càng giảm sút. Trong nỗ lực để kéo dài tuổi thọ chính trị, các quan lớn của Việt Nam thực ra cũng lại đang góp phần làm cho điều ngược lại có thêm khả năng xảy ra.
Nguyễn Hùng (VOA)


song  
#9 Đã gửi : 09/10/2020 lúc 11:51:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phạm Đoan Trang, người phụ nữ thép

UserPostedImage

Tôi gọi em bằng cụm từ này không hề sai. Bởi với một thân thể khiếm khuyết, em phải dùng đôi nạng mỗi lần di chuyển một cách vất vả, khó khăn, nhưng ngược lại, ngòi bút của em lại như những quả bom tấn dội vào đầu những kẻ chuyên quyền, tàn ác nhất khiến chúng ngày đêm lo sợ. Cuối cùng thì nỗi lo sợ kia đã thể hiện rất rõ qua hành động bắt bớ này. Bao nhiêu lần, chúng đánh đập em dã man đến nỗi làm cho đôi chân em bị thương tật, tưởng chừng tàn phế, nhưng rồi em vẫn đứng dậy, kiên cường, mạnh mẽ đi tới. Họ không từ một thủ đoạn dơ bẩn nào đối với người phụ nữ này. Mỗi lần tìm được một chỗ trọ nào, họ cũng giở trò bẩn gây khó dễ cho em để chủ nhà đuổi em đi. Thật thương tâm.


Hỡi những kẻ đang ngồi ngất ngưỡng trên ngôi cao, các người nhân danh một nhà nước pháp quyền, nhưng lại quen thói ăn gian nói dối, độc chiếm vô tội vạ quyền làm người của người dân bất chấp những lời cam kết với thế giới bên ngoài trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Các người đang tự vả vào mặt mình về hành động vô liêm sĩ đối với một người phụ nữ tật nguyền, mà sự tật nguyền này do chính các người gây ra. Các người làm như vậy tưởng sẽ khuất phục được những tiếng nói phản kháng hay sao? Không đâu! Bạo lực càng làm cho lòng khinh bỉ ngày càng dâng cao, chả trách tại sao càng ngày càng có nhiều tiếng nói bất mãn trong lòng dân. 


Nỗi thống khổ ngút ngàn trong dân không có bút mực nào tả xiết. Các người làm bao điều tội ác đều sẽ được lịch sử ghi lại, không bỏ sót một chi tiết nào đâu. Thử hỏi, một Phạm Đoan Trang dùng ngòi bút để nói lên chính kiến của mình mà các người sợ rúm ró như vậy, thì cả nước chỉ cần 70 triệu dân đều trở thành Phạm Đoan Trang thì liệu các người trốn đi đâu? 


Bắt Phạm Đoan Trang, nhà cầm quyền cs đã tỏ ra bối rối tột cùng, bắt một phụ nữ tật nguyền chỉ dùng ngòi bút để thể hiện tư tưởng, thật chẳng có gì vẻ vang cả. Nó cho thấy chế độ này vô cùng hèn yếu, chỉ biết bắt nạt những công dân yếu đuối, tật nguyền, ngược lại, trước kẻ thù phương Bắc thì sợ hãi, nhũn như con chi chi mỗi khi chúng đòi hỏi hay có những yêu sách gì bất lợi cho nước nhà. Tóm lại, hành động bắt bớ kia chính là lúc tà quyền đã bất lực về lý lẽ, chỉ biết dùng bạo lực để thỏa mãn thú tánh và bản chất côn đồ của mình.


8/10/2020
Hồn Nhiên
song  
#10 Đã gửi : 12/10/2020 lúc 11:19:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi “tự do cho Đoan Trang” là không đủ

UserPostedImage
Hình ảnh Đoan Trang trong một video giới thiệu "Báo cáo Đồng Tâm". Ảnh: FB Pham Doan Trang. Đồ họa: Luật Khoa.

Mỗi lần có nhà hoạt động nào đó bị bắt, các chiến dịch “Tự do cho A”, “Free B” lại nổi lên, như một cách phản ứng với hành vi đàn áp nhân quyền của chính quyền. Đây là một hình thức đấu tranh thuộc loại cổ xưa nhất, phổ biến nhất, quen thuộc nhất.
Tôi đã ở trong những phong trào đó, thậm chí tổ chức những chiến dịch đó nhiều lần trong suốt chín năm qua. Và sau cùng tôi phải tự hỏi: tôi sẽ làm việc này đến bao giờ? Và liệu có ích lợi gì hay không?
Người bị bắt thì vẫn bị bắt. Người bị kết án tù thì vẫn bị kết án. Thậm chí các án tù ngày càng dài hơn. Và ngày càng nhiều người bị bắt hơn. Không có bất cứ thay đổi nào về pháp luật, thể chế cả. Bất chấp mọi nỗ lực của người dân trong nước lẫn nước ngoài.
Và rồi nếu may mắn lắm thì những chiến dịch vận động này sẽ giúp được cho người tù được… đi tị nạn ở nước ngoài, vốn là điều không phải ai cũng mong muốn.
Đoan Trang cho tôi một câu trả lời cho những trăn trở của mình:
“Tôi không cần tự do cho riêng mình; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn.”
Cô viết như vậy trong một tâm thư đề ngày sinh nhật lần thứ 41 của cô, 27/5/2019, khi đang sống rày đây mai đó để trốn công an. Bức thư này, cô dặn, chỉ công khai khi cô bị bắt có án. Bắt có án khác với bắt cóc vài giờ, vài ngày rồi thả. Sau nhiều lần bị bắt cóc, lần này họ bắt có án. Hai mươi năm tù đang treo lơ lửng trên đầu Đoan Trang.
Nếu muốn tự do cho riêng mình, Đoan Trang đã từng có ít nhất hai cơ hội. Một là sau lần bị tạm giữ hình sự chín ngày hồi năm 2009, nếu cô ngoan ngoãn và không đụng chạm đến các đề tài nhạy cảm, không giao lưu với các thành phần bị cho là “phản động” thì cuộc sống của cô, dù không được tự do theo đúng nghĩa của nó, cũng ít nhất là an toàn và no đủ. Một lần nữa là khi Đoan Trang ra nước ngoài, đặc biệt là khi học ở Mỹ, cô có cơ hội không thể tốt hơn để ở lại định cư lâu dài khi có ít nhất ba cơ quan, tổ chức nhận bảo trợ hồ sơ của cô.
Vậy thì tại sao Đoan Trang lại chọn trở về và không chịu rời đi? Vì Đoan Trang hiểu tự do cho riêng cô không có nghĩa lý gì với đất nước cả. Đất nước cần những người dấn lên và cơi nới không gian tự do cho tất cả. Điều đó đơn giản và dễ hiểu biết bao, nhưng khó thành hiện thực biết bao.
Đoan Trang cũng có thể hoạt động và đóng góp từ bên ngoài, vốn là việc nhiều người – trong đó có tôi – đang làm, nhưng cô đã chọn cách khó nhất là trở về và đấu tranh trực diện. Cô viết báo, viết sách, dạy học ngay trước mắt công an. 
Hơn một lần Đoan Trang nói với tôi rằng cách hoạt động tốt nhất là làm mẫu, làm gương, trực tiếp làm những gì mình muốn người khác làm. Có như vậy thì xã hội mới thấy được dân chủ, nhân quyền, pháp quyền trên thực tế nó ra làm sao, hình hài nó như thế nào, còn chỉ nói suông thì không ăn thua.
Nỗ lực làm mẫu, làm gương đó của Đoan Trang đến nay thành công đến đâu, có bao nhiêu người làm theo thì tôi chưa rõ, nhưng liên quan đến việc Đoan Trang bị bắt, tôi xin kể thế này.
Giới hoạt động có một từ lóng là “chia lửa”, nghĩa là san sẻ những công việc nguy hiểm cho nhiều người, mỗi người một chút, để giảm bớt rủi ro nhau. Việc chia sẻ đó có thể do phối hợp với nhau, nhưng rất thường xuyên là do không hẹn mà thành, nghĩa là có những người chủ động tham gia mà không hề quen biết hay bàn bạc trước.
Ta thử hình dung nếu như những gì Đoan Trang làm suốt 5 năm qua, kể từ khi về nước, được chia ra cho 5 người, 10 người, thì liệu Trang có bị bắt hay không? Gần đây nhất, nếu hai bản báo cáo Đồng Tâm không phải là do Trang trực tiếp làm (với một số bạn khác hỗ trợ) thì liệu Trang có bị bắt hay không? Đó là những ví dụ nhỏ cho thấy nếu có thêm nhiều người tham gia thì rủi ro cho Trang đã có thể thấp hơn rất nhiều. 
Trang hay nói với tôi, những việc này có gì to tát đâu, có gì khó khăn đâu, trình độ của cô có phải là không ai có đâu, tại sao luẩn quẩn mãi vẫn chỉ có vài người làm? Vài người làm, nghĩa là vài người gánh toàn bộ rủi ro. Vài người đó sẽ đi tù, để rồi những người ở lại như chúng ta sẽ lại giận dữ, sẽ lại đòi trả tự do, rồi mọi việc sẽ lại chìm xuồng, chúng ta trở về với nhịp sống cũ…
Ta sẽ chịu luẩn quẩn mãi với cái ván bài mà chính quyền soạn sẵn hay sao? Sẽ đòi trả tự do cho hết người này tới người kia hay sao? Rồi sẽ lại quay trở về với nhịp sống cũ lấm lem bận rộn trong cái lồng vĩ đại chứa 100 triệu người đó hay sao?
Mọi chuyện sẽ khác đi nếu có thêm nhiều người tham gia làm những việc như Trang làm, hay là những việc khác để kiến tạo thay đổi xã hội. Làm như vậy sẽ có hai cái lợi.
Một là “chia lửa” cho những người hiện vẫn đang đấu tranh, giảm rủi ro cho họ, và hạn chế khả năng họ bị bắt như Đoan Trang. Nguồn lực của chính quyền có hạn. Họ có thể đầu tư theo dõi và kiểm soát một vài người, còn lên đến hàng nghìn người thì mọi chuyện sẽ khác đi rất nhiều. Đó là chưa kể chúng ta có thể “chia lửa” từ bên ngoài Việt Nam. Chẳng hạn như “Báo cáo Đồng Tâm” là việc chỉ cần ngồi thu thập dữ liệu trên Internet và phỏng vấn qua điện thoại một vài người là đã có thể viết được, không cần thiết phải ở trong nước.
Hai là bình thường hóa các hoạt động báo chí, xuất bản độc lập; bình thường hóa các sinh hoạt chính trị vốn đang bị cho là “nhạy cảm”. Khi những hoạt động này trở nên bình thường, nghĩa là được xã hội cho là việc phi nhạy cảm, thì dần dần chính quyền cũng phải thừa nhận nó. Cũng giống như trước đây, làm ăn kinh doanh cá thể bị cho là tội phạm, nhưng người ta vẫn làm, dần dần chính quyền phải thừa nhận nó là một thành phần kinh tế. Kể từ năm 1986, họ không còn coi làm ăn cá thể là tội phạm nữa. Tất cả mọi người đều được lợi.
Với tôi, cách tốt nhất để giúp Đoan Trang và những người như Đoan Trang là bản thân mỗi người hãy bắt tay vào làm một cái gì đó, để rồi sau cùng, tất cả mọi người sẽ được lợi khi không gian chính trị trở nên tự do hơn, không ai còn bị bắt bớ, giam cầm vì viết sách, viết báo nữa. Ta sẽ không còn phải đòi tự do cho người này, công lý cho người kia nữa.
“Tự do cho Đoan Trang” là tốt, nhưng tốt hơn cả là mỗi người tự cởi trói cho chính mình khỏi những gông cùm tư tưởng và bắt tay vào hành động.
Đoan Trang đã hoàn thành sứ mệnh của cô ấy. Bây giờ đến lượt những người ở lại như chúng ta. Kể cả ngày mai Đoan Trang được trả tự do, dù Đoan Trang ở trong nước hay nước ngoài, thì sứ mệnh này vẫn là của mỗi người trong chúng ta.
Nếu có yêu Trang, hãy làm tiếp những việc Trang làm.
rịnh Hữu Long
https://www.luatkhoa.org...-doan-trang-la-khong-du/
song  
#11 Đã gửi : 22/10/2020 lúc 11:20:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dân biểu Mỹ kêu gọi ngoại trưởng yêu cầu thả bà Phạm Đoan Trang

UserPostedImage
Ngoại trưởng Mike Pompeo và Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp ở Hà Nội năm 2018.

Một nhóm các nhà lập pháp Hoa Kỳ mới gửi thư tới Ngoại trưởng Mike Pompeo, trong đó bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về vụ Việt Nam bắt giữ ký giả tự do Phạm Đoan Trang, đồng thời kêu gọi nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ thúc đẩy việc phóng thích bà.
12 dân biểu, trong đó có ông Lou Correa và Alan Lowenthal, vốn đại diện cho các địa hạt ở California, nơi có đông người Mỹ gốc Việt sinh sống, viết rằng bà Trang bị “nhắm mục tiêu” vì “đưa tin và chia sẻ thông tin về vụ xung đột bạo lực ở làng Đồng Tâm” cũng như do lên tiếng “kêu gọi Việt Nam ban hành các luật mới về bầu cử quốc hội”.
Bà Phạm Đoan Trang không vi phạm pháp luật và chỉ thể hiện các quyền tự do cơ bản của mình, được bảo đảm trong hiến pháp Việt Nam. Chúng tôi tin chắc rằng bà ấy phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.
Bức thư của các dân biểu Mỹ có đoạn.


Viện dẫn cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước”, Việt Nam hôm 6/10 bắt giữ tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có “Phản kháng phi bạo lực”, ít giờ sau khi kết thúc cuộc đối thoại nhân quyền với phía Mỹ.
Trước đó không lâu, người được các nhà lập pháp Mỹ coi là một “nhà hoạt động tích cực” cho ra mắt ấn bản mới nhất của “Báo cáo Đồng Tâm” mà bà nói là “một công cụ để vận động cho người dân Đồng Tâm nói riêng và cho các vấn đề đất đai hay nhân quyền Việt Nam nói chung.”
“Bà Phạm Đoan Trang không vi phạm pháp luật và chỉ thể hiện các quyền tự do cơ bản của mình, được bảo đảm trong hiến pháp Việt Nam. Chúng tôi tin chắc rằng bà ấy phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện”, các nhà lập pháp viết trong lá thư đề ngày 16/10 mà văn phòng của dân biểu Lou Correa chia sẻ với VOA Việt Ngữ.
Họ cũng kêu gọi Ngoại trưởng Pompeo “thúc giục chính phủ Việt Nam ngưng đàn áp những người bất đồng chính kiến ôn hòa và nêu việc thả bà Phạm Đoan Trang trong bất kỳ cuộc gặp song phương nào với chính quyền Việt Nam” cũng như “thông báo cho Quốc hội về tình hình" liên quan tới vụ bắt giữ này.
Văn phòng của ông Correa nói với VOA Việt Ngữ rằng họ chưa nhận được hồi đáp của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trong một tuyên bố trên Twitter ít ngày trước khi lá thư được gửi tới ông Pompeo, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Robert A. Destro, viết rằng Hoa Kỳ “lên án” vụ bắt giữ bà Trang.

“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam ngay lập tức thả bà và hủy bỏ mọi cáo buộc”, ông Destro lên tiếng hôm 9/10, hai ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ gửi cho VOA Việt Ngữ bản thông cáo, trong đó không thúc giục phóng thích bà Trang mà chỉ kêu gọi chính quyền Hà Nội “bảo đảm các hành động và luật pháp phải phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam”.
Phía Hoa Kỳ từng nêu cụ thể một số nhà hoạt động bị cầm tù ở Việt Nam trong cuộc đối thoại nhân quyền các năm trước đây. Trong lá thư viết trước khi bị bắt, bà Trang cho biết “rất không thích bị coi là món hàng để nhà nước trao đổi”.
Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam.
Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nói.


Trong báo cáo nhân quyền mới nhất về Việt Nam được công bố hồi tháng Ba năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ viết rằng “cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất được tổ chức vào năm 2016 đã diễn ra không tự do và không công bằng, mặc dù có sự cạnh tranh hạn chế giữa các ứng viên đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét kỹ lưỡng”.
Phúc trình này cũng đề cập tới “những vấn đề lớn về quyền con người ở Việt Nam”, trong đó có việc Bộ này nói là “bắt và truy tố tùy tiện những người chỉ trích chính quyền” hay “can thiệp đáng kể vào quyền tự do hội họp hòa bình [ôn hòa] và tự do lập hội”.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng “báo cáo vẫn còn một số nội dung thiếu khách quan dựa trên những thông tin không được kiểm chứng về thực tế tại Việt Nam".
“Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam”, bà Hằng nói thêm, theo truyền thông trong nước.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.433 giây.