logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/07/2012 lúc 09:43:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,739

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đỗ Trung Quân sinh năm 1955 tại Sài Gòn. Đỗ Trung Quân vừa là bút danh vừa là tên thật của ông.
UserPostedImage
Photo courtesy of tu1blog. Nhà thơ Đỗ Trung Quân
Theo bài phỏng vấn trên báo Vietnam News giữa năm 2005 thì trong khai sinh của ông không có tên cha. Ông được mẹ là bà Đỗ Thị Hảo nuôi lớn đến năm 15 tuổi thì mẹ mất. Ông tiếp tục mưu sinh và sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông vào học tại Đại học Vạn Hạnh.


Năm 1979, Đỗ Trung Quân tham gia phong trào Thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác. Một số bài thơ của ông trở thành nổi tiếng như Hương tràm, Bài học đầu cho con, Chút tình đầu, Khúc mưa…


Đỗ Trung Quân bắt đầu nổi tiếng với bài thơ “Bài học đầu cho con” mà sau đó được Giáp Văn Thạch phổ thành ca khúc với tựa đề “Quê Hương”. Bài thơ sâu lắng và được người đọc nhớ tới trước tiên và hơn hết là hình ảnh người mẹ một gió hai sương lam lũ nuôi con tới trường, để từ đó hình thành một nhân cách sống, một nhân sinh quan đặt trên nền tảng nơi chôn nhau cắt rún vẫn là nơi để nhớ, để thương, để nghĩ về cho dù sống bất cứ nơi đâu.


Bài thơ man mác hình ảnh người mẹ hiền dịu dàng đến từng bước chân, và mồ hôi của bà lóng lánh trên mỗi trang ký ức của từng người trong chúng ta. Đỗ Trung Quân có niềm cảm hứng lớn đối với tình mẫu tử. Hình ảnh người mẹ trong “Bài học đầu đời” mỗi ngày một già đi, tiều tụy với gió sương và bão táp trong lúc chăm sóc tác giả, đứa con được bà nâng niu chiều chuộng như những lúc nó còn thơ dại. Cái nghiêng nón trẻ trung đầy sức sống của bà trong “Bài Học đầu đời” đã thay bằng “cắp nón rụt rè/bước vào trong sân guốc mòn, áo vải” trong bài “Đã không còn một điều bí mật”. Đỗ Trung Quân dẫn Mẹ đi trong lòng người đọc bằng nhiều hình tượng mà ở góc nào người ta cũng thấy sự trìu mến, dịu dàng của bà, điển hình cho hàng triệu bà mẹ Việt Nam.


Đã không còn một điều bí mật

Trong bài “Đã không còn một điều bí mật…” Đỗ Trung Quân viết:

1. Những gã đồng nghiệp thò đầu qua cửa sổ hét toáng:
- Bác ơi! Mang hắn về nhà cho bú tí đi!
khi ấy tôi đã ba mươi tám tuổi một vợ, một con trai
khi ấy người đọc gọi tôi bằng danh xưng: nhà thơ!
mẹ tôi mất vài năm sau đó.

2. Khi mẹ tôi cắp nón rụt rè
bước vào trong sân guốc mòn, áo vải
reception báo tin: có bà cụ đến tìm!
khi ấy tôi đã bốn mươi tuổi đang rất nổi tiếng
những gã đồng nghiệp vẫn đồng loạt hét toáng:
- Bác ơi! Mang hắn về nhà cho bú tí đi!
mẹ tôi mất một năm sau đó.

3. Chẳng ai biết vì sao bà cụ ấy
thường xuyên cắp nón đi tìm
thằng con đã tóc râu chớm bạc
đơn giản lắm!
đêm qua nghe ai bảo tôi say xỉn không về nhà
đêm qua trời Sài Gòn trở gió…
người mẹ ấy hôm sau run rẩy đi tìm
rụt rè hỏi nhỏ:
- Con có bị ốm không?
mẹ già rồi lẩn thẩn
đừng mắng mẹ nghe con…

4. Thú thật ngày xưa…
tôi gắt mẹ một lần.

Ở câu cuối, Đỗ Trung Quân thú thật rằng ông đã từng gắt mẹ, dù chỉ một lần…


Lời thú nhận này cay đắng và buồn biết bao vì nó thật và không có gì thật hơn thế. Trong chúng ta mấy ai không từng gắt mẹ, không từng khó chịu trước sự thương yêu mà chúng ta cho là quá lố của bà trước chốn đông người để sau này khi bà mất, tất cả những lố bịch mà chúng ta mang đến cho bà quay trở lại dày vò chính mình như một tội đồ của lòng thương mến vô biên kia.


Mẹ rồi sẽ qua đời. Thi sĩ làm thơ khóc mẹ. Người đọc chia sẻ niềm rung động ấy có khi bằng nước mắt nhưng chính bà mẹ của chúng ta lại không được gì dù chỉ là một tiếng mẹ ơi….


Mẹ

Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một bông hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
hoa đẹp đấy – cớ sao lòng hoảng sợ?


Nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật có những câu thơ thật hay về bông hồng, đặc biệt khi những cành hồng này dành để tặng người yêu, ông viết:


“Yêu em anh cứ tặng hoa
Một ngày anh chợt nhận ra điều này
Mẹ già sàng gạo run tay
Anh về hối hận mấy ngày nằm đau…”


Còn Đỗ Trung Quân thì âm thầm hối hận, nhẹ nhàng hơn Nguyễn Hữu Nhật nhưng nỗi đau thì không hề thua kém


Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập tâm hồn
đau khổ – chia lìa – buồn vui – hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?
Hôm nay…
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngã nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày
sẽ tới!

Phượng hồng
Bên cạnh những bài thơ hay về Mẹ, Đỗ Trung Quân cũng rất nổi tiếng về những bài thơ tình. Bài “Chút tình đầu” đã được đón nhận như một kiệt tác viết về tình yêu nhất là sau khi bài thơ được Vũ Hoàng phổ thành ca khúc với tên gọi “Phượng hồng” . Bài thơ có những câu khó quên như:


“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối tình đầu”


Trong “Bài thơ về đôi lứa” Đỗ Trung Quân mơ màng tưởng tượng về hình bóng của người yêu. Hình ảnh ngã nghiêng bởi những gì vừa mơ hồ, dễ vỡ lại thấm đẫm hương sắc và ngập tràn nhung nhớ. Tất cả những thuộc tính của tình yêu ấy được thi sĩ tỉ mỉ sắp xếp thành môt chuỗi câu chuyện mà thực ra chẳng có chuyện gì để nói, ngoại trừ chính hai kẻ yêu nhau mới hiểu được thứ ngôn ngữ này.
UserPostedImage
Bà Mẹ Việt Nam. Photo courtesy of trường Trung Học tỉnh hạt Thuận An.

Bài thơ về đôi lứa
“Nơi nào có em, nơi ấy là thiên đường”
Mark Twain
Nếu như đêm nay anh ngồi gác một mình
Chỉ riêng anh và những vì sao còn thức
Anh sẽ chọn một vì sao đẹp nhất
Để bảo rằng – đấy chính là em
Nếu trưa nào anh qua một khoảng đường êm
Chỉ có nắng và chân mình đạp lá
Trời thành phố khép hàng mi êm ả
Anh đi cùng chiếc bóng của mình
Anh sẽ chọn một bóng râm dịu mát
Để bảo rằng – đấy chính là em
Nếu khuya nào anh vào xưởng ca đêm
Giờ ngon giấc của em trong giấc ngủ
Anh sẽ gọi hương ngọc lan đầu phố
Theo dọc đường và bảo – đấy là em
Ở nơi nào mà anh chẳng có em
Có cả lúc một mình đi xuống phố
Đi theo anh chỉ lá me và gió
Thì lá me và gió chính là em
Anh nghiêng mình cảm tạ Mark Twain
Đã phát biểu tuyệt vời về đôi lứa
Đã cho anh những thiên đường mở cửa
Khắp mọi nơi trong cuộc sống của mình
Ở nơi nào mà anh chẳng có em
Có khi ngủ nữa là khi anh thức
Anh đưa tay là chạm vào hạnh phúc
Trái táo hồng treo giữa những cành êm
Em là ban mai, là chiều vắng, là đêm…


Thi sĩ thường yêu lan man, khi người yêu của anh ta tới đâu thì hình như lập tức nơi ấy trở thành danh lam thắng cảnh hay ít ra cũng trở thành nơi đáng nhớ, đáng yêu.


Biển, Núi, Em và Sóng
Đỗ Trung Quân trầm tư trước biển và núi. Hai sức mạnh thiên nhiên này được ông cách điệu thành hai nhân chứng, muôn đời chứng kiến và chia sẻ tình yêu của những đôi lứa dưới sức nặng của tình yêu trai gái, ông viết trong “Biển, Núi, Em và Sóng”:


Xin cảm ơn những con đường ven biển
Cho rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi
Cám ơn sóng nói thay lời dào dạt
Hàng thùy dương nói hộ tiếng thầm thì
Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Ðã xô vào xin chớ ngược ra khơi
Anh như núi đứng nghìn năm chung thủy
Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay
Yêu biển vỗ dưới chân mình dào dạt
Dẫu đôi khi vì sóng núi hao gầy…
Cám ơn em dịu dàng đi bên cạnh
Biển ngoài kia xanh quá nói chi nhiều
Núi gần quá – sóng và em gần quá
Anh đủ lời để tỏ một tình yêu


Đỗ Trung Quân cũng viết về Tết, về những mùa Xuân đỏ thắm đi qua trong đời. Tuy nhiên nhà thơ không miêu tả nét Tết của dân tộc mà ông viết về Tết như một cái cớ để nhắn với người yêu rằng nhà thơ yêu cô lắm. Yêu như trẻ con yêu Tết. So sánh ngộ nghĩnh này thật ra rất đúng với tâm trạng nhà thơ khi toàn bài thơ là một bức tranh Tết chỉ để làm phông để tôn vinh hình ảnh của cô người yêu bé nhỏ cắt tóc tém của ông thôi…


Một chút hương thời gian
Cơn gió mùa xưa về gõ cửa
Cho lòng ta nhớ Tết thế này
Em đến mà sao trời nóng quá
Đâu còn một chút mưa xuân bay?
Em đến cùng ta xin ngồi lại
Treo một cành lan trong lặng im
Nhịp guốc nào quen xin gõ nhẹ
Đã nghe êm ả – gió qua thềm
Ta không xuống phố đi tìm Tết
Áo gió – xập xình nhạc phương Tây
Ở lại cùng ta em bé nhỏ
Nhớ chút hoa đào lác đác bay
Tết của riêng lòng ta giữ lại
Những thằng cu áo đỏ lon ton
Tết của riêng lòng ta giữ lại
Chiếc thuyền lan cũ hội chùa Hương
Ta không ra phố đi tìm Tết
Chiều cuối năm rồi – nắng đỉnh cây
Phố đông trả những người con gái
Tóc tém không còn thả gió bay…


Thương Nhớ Hoa Đào
Sinh ra và lớn lên tại đất Sài Gòn nhưng chừng như Đỗ Trung Quân khó quên cái căn cước Hà Nội của mình. Ông nói tiếng Bắc, tưởng tượng những cơn gió Hà Nội thổi qua trái tim của ông ở tận miền Nam. Nhìn Mẹ lui cui với khăn mỏ quạ ông làm thơ thương nhớ hoa Đào, một loại hoa mà trong Nam không hề có.


Người miền Nam yêu Mai, người Hà Nội yêu Đào còn Đỗ Trung Quân sống giữa hai miền thì trái tim nhạy cảm của ông chắc có chút gì đặc biệt hơn người thường. Mà cũng rất lạ, ông dùng Đào để nhắc về một người con gái đã đi qua đời mình một chiều cuối năm nào đó nay chỉ để lại một vết nhớ rất mong manh qua cánh lan yếu ớt. Chúng ta hãy nghe chính nhà thơ kể về cái Tết miền Nam yêu đào xứ Bắc qua bài Thương Nhớ Hoa Đào do chính ông đọc cho chúng ta nghe sau đây.

Sài Gòn không mưa bụi
Mùa Đông hay mùa Xuân
Phố dài lên áo ấm
Phố lên chiều cuối năm


Cành lan nào năm ngoái
Em gửi trước hiên nhà
Lạnh rối hoa chớm nụ
Em có về thăm ta?


Em có về tiếng guốc
Dù đã quên lâu rồi
Khua ngoài thềm gọi nhé
Với riêng lòng ta thôi.


Em hiểu lòng ta với
Còn thương nhớ hoa đào
Em hãy về áo đỏ
Như Nguyên Đán hôm nào


Sài Gòn không mưa bụi
Mùa Đông hay mùa Xuân
Em có là chim sẻ,
Tha mây về cuối năm?


Những ngày đầu năm mới, nghe lại vài bài thơ dễ thương có lẽ sẽ là một vận may trong suốt cả năm. Hy vọng quý vị thính giả yêu quý của chương trình VHNT do Mặc Lâm phụ trách sẽ thích thú với những bài thơ của Đỗ Trung Quân để trong buổi bình minh mới khi hương thơm của mùa Xuân đang tràn ngập trong vườn quý vị sẽ nhận ra rằng, nét đẹp của một câu thơ đôi khi làm cho chúng ta thích thú suốt cả ngày và quan trọng hơn nữa thơ có thể giúp người say mê nó trở nên lãng mạn, yêu đời và yêu nhau hơn.
UserPostedImage
Hoa đào Nhật tân. Photo courtesy of wikipedia
Source: RFA

Sửa bởi người viết 21/07/2012 lúc 09:46:57(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.248 giây.