logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/08/2013 lúc 05:30:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tin khẩn: CA khủng bố gia đình anh Nguyễn Bắc Truyển sau cuộc gặp với Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ

Chiều nay, 10/8/2013, cơ quan CA TP.HCM đã huy động lực lượng kéo đến bao vây và khủng bố gia đình anh Nguyễn Bắc Truyển tại Sài Gòn. Hành động sách nhiễu của CA diễn ra ngay sau buổi làm việc giữa anh Nguyễn Bắc Truyển và đại diện Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ vào chiều cùng ngày.


Khi bản tin này đang được đưa lên, trước cửa nhà riêng của gia đình anh Truyển (số 29, đường 42, quận 4, Sài Gòn) đã xuất hiện nhiều viên an ninh thường phục chốt chặn. Tình hình đang hết sức căng thẳng, không loại trừ khả năng CA sẽ ra tay ngay trong đêm nay.



Anh Nguyễn Bắc Truyển năm nay 45 tuổi, là một tù nhân lương tâm từng bị kết án 3 năm rưỡi tù giam với cáo buộc 'tuyên truyền chống phá nhà nước XHCN'. Anh Truyển cũng là tác giả của nhiều bài viết được đánh giá rất cao trên Danlambao, nội dung kêu gọi dân chủ, nhân quyền và lên tiếng cho các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ trong chế độ lao tù CS.


Trao đổi với CTV, anh Nguyễn Bắc Truyển cho biết: Theo lịch hẹn, lúc 14h30 chiều nay, 10/8/2013, anh Truyển có buổi gặp và làm việc với phái đoàn thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, gồm có:


- Ông Hunter M. Strupp, Chuyên gia phân tích Chính sách Châu Á, Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ


- Bà Janice V. Kaguyatan, Tham mưu Trưởng cho Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ


- Bà Joan O’Donnell Condon, Thành viên giúp việc cao cấp của Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ


Và một số viên chức sứ quán Hoa Kỳ, tổng cộng phái đoàn gồm 6 người.


Buổi làm việc kéo dài hơn 2 tiếng, với nội dung rất rộng bao gồm các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam. Đồng thời, thông tin về việc nhà cầm quyền CS gia tăng đàn áp, bỏ tù các blogger, vi phạm các quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận (nghị định 72) cũng đã được mang ra bàn thảo.


Tường thuật buổi tiếp xúc với phái đoàn Hoa Kỳ, anh Nguyễn Bắc Truyển cho biết vắn tắt:


“Chúng ta không bao giờ tin nhà cầm quyền CS VN hứa hẹn bất cứ điều gì. Trong buổi làm việc hôm nay với phái đoàn Hoa Kỳ, tôi đã khẳng định rằng: một khi các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm còn bị giam giữ thì tôi không bao giờ tin nhà cầm quyền sẽ cải thiện về vấn đề nhân quyền.


Điều kiện tiên quyết là phía nhà cầm quyền phải thả tất cả các tù nhân chính trị, tù nhân tôn giáo. Thứ hai là không được tiếp tục, sách nhiễu, bắt bớ những người bất đồng chính kiến. Nếu thả một, hai người mà bắt thêm chục người khác thì cũng vô nghĩa”.


Là một cựu tù nhân lương tâm, anh Nguyễn Bắc Truyển nói lên quan điểm của mình: “Chúng tôi không bận tâm đến chuyện ra tù sớm, họ tuyên án bao nhiêu thì chúng tôi sẽ ở bấy nhiêu. Nhà cầm quyền CS không được lấy những người tù nhân lương tâm để mang ra thương thảo. Chúng tôi chấp nhận sẽ ở tù đến những ngày cuối cùng”.


Buổi làm việc với phái đoàn Hoa Kỳ kết thúc lúc khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, khi anh Nguyễn Bắc Truyển chuẩn bị ra về thì phát hiện rất đông an ninh thường phục đứng chờ sẵn bên ngoài điểm hẹn. Đồng thời, một chiếc xe chờ sẵn nhằm phục vụ cho âm mưu bắt người, đứng bên cạnh là những gương mặt ác ôn quen thuộc của cơ quan an ninh TP.HCM, có cả 'sếp lớn lẫn sếp nhỏ'.


Ngay lập tức, anh Truyển đã cẩn thận quay vào thông báo với phái đoàn Hoa Kỳ về những động thái mới xảy ra. Hai viên chức chính trị sứ quán Hoa Kỳ liền gọi điện thoại đến các nơi để can thiệp. Hành động theo dõi, đe dọa của cơ quan CA TP.HCM diễn ra ngay trước mắt đại diện phái đoàn Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.


Sau khi thông báo xong, anh Truyển lên taxi ra về, bất chấp vòng vây theo dõi dày đặc của an ninh CS. Khi về đến nhà, trước cửa nhà mẹ ruột của anh Truyển đã có đến 5 an ninh thường phục chờ sẵn để chốt chặn và theo dõi. Tình hình có thể sẽ nghiêm trọng hơn trong tối nay.
CTV Danlambao
xuong  
#2 Đã gửi : 11/08/2013 lúc 09:30:35(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ông Nguyễn Bắc Truyển gặp đại diện Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ
UserPostedImage
Ông Nguyễn Bắc Truyển (tranh của họa sĩ T.T. Lan)
Chiều hôm qua, 10/08/2013, đại diện của Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã có cuộc gặp với ông Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân lương tâm, tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuộc phỏng vấn hôm nay với RFI Việt Ngữ, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển cho biết cụ thể về sự kiện này.
Cuối năm 2006, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển, 45 tuổi, Giám đốc Công ty vận tải quốc tế Việt-Thịnh-Phát, thành viên khối 8406, bị bắt cùng với một số thành viên đảng Dân chủ Nhân dân. Ông Nguyễn Bắc Truyển cũng tham gia khối 8406, một tổ chức kêu gọi dân chủ và đa nguyên cho Việt Nam, ra đời ngày 08/04/2006.

Tháng 5 năm 2007, ông bị khép vào tội « tuyên truyền chống Nhà nước » theo điều 88 Bộ luật Hình sự và bị kết án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế. Bản án tù giam sau đó đã được chuyển thành 3 năm rưỡi.

Năm 2011, ông được trao giải thưởng Hellman/Hammett dành cho các cây viết có nhiều cống hiến cho dân chủ, nhân quyền. Hellman Hammett ghi nhận : « Những bài viết của Nguyễn Bắc Truyển sau khi ra tù tập trung vào các bạn tù chính trị của mình, và những nỗi khó khăn và sự kỳ thị mà cựu tù nhân chính trị phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày ». Ông Nguyễn Bắc Truyển cũng là một thành viên tích cực của Hội Ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, với tôn chỉ hỗ trợ các tù nhân và gia đình.

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển trả lời RFI về cuộc gặp, ở TP Hồ Chí Minh, với đại diện Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, đang tìm hiểu về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
RFI : Xin chào ông Nguyễn Bắc Truyển. Được biết ngày hôm qua, ông có cuộc gặp các đại diện của Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ tại Sài Gòn, xin ông cho thính giả biết diễn biến của cuộc gặp này.

Ông Nguyễn Bắc Truyển : Ngày hôm qua, tôi có nhận được lời mời của tòa tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đến tham dự phái đoàn Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ thăm Việt Nam, và muốn gặp gỡ một số nhà hoạt động trong nước. Tôi đã nhận lời mời đó và đúng 2 giờ 30 tôi có mặt tại khách sạn Intercontinental để gặp phái đoàn. Sau gần 2 tiếng trao đổi với Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, thì tôi trở về.

Khi ra thì tôi thấy rất nhiều công an, mật vụ đứng xung quanh khách sạn. Thì tôi có báo cho họ (các đại diện ngoại giao Hoa Kỳ) biết, và họ yêu cầu tôi đừng có bước ra ngoài, để yên tình trạng như vậy, để cho họ làm việc xong, thì họ sẽ xuống đưa tôi ra. Sau đó khoảng 15 phút sau, sau khi họ gọi điện đi một vài nơi, hai viên chức của tòa đại sự quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và một của tòa tổng lãnh sự quán tại Sài Gòn đã đưa tôi xuống dưới nhà và đưa tôi tới taxi để tôi có thể trở về nhà được. Thì lúc đó, trên đường đi có rất nhiều mật vụ chạy theo, bám sát xe tôi. Bây giờ, thì tôi ở trong nhà. Tôi về đến nhà, không có chuyện gì hết. Tuy nhiên, họ đang bao vây chỗ tôi ở. Cũng rất là nhiều người ạ, thưa anh.


Tải đễ nghe ông Nguyễn Bắc Truyển (Sài Gòn)


RFI : Như vậy là cho đến nay, bên công an hiện không có làm gì ảnh hưởng trực tiếp đến ông có phải không ạ ?

Ông Nguyễn Bắc Truyển : Dạ.

RFI : Xin ông cho biết cụ thể về những nội dung trao đổi của cuộc gặp với đại diện Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Bắc Truyển : Trong buổi trao đổi, thì tôi thấy họ đưa ra nhiều vấn đề mà (khiến) tôi thấy họ hiểu biết rất nhiều về tình hình vi phạm nhân quyền ở tại Việt Nam. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi này như là họ muốn tìm gặp tôi, chẳng qua là họ kiểm tra lại các thông tin của họ xem có xác đáng hay không, có sự thật hay không. Và họ cũng muốn nhận một vài ý kiến, đề nghị của các nhà hoạt động trong nước, trong vấn đề về đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), về CPC, cũng như về vấn đề Hoa Kỳ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Thì họ cũng đề nghị mình đưa ra ý kiến trong những thương thảo về những vấn đề đó.

Tôi nghĩ là trọng tâm của họ là vấn đề nhân quyền là chính. Họ cũng quan tâm rất nhiều đến nghị định 72, nghị định hạn chế tự do thông tin trên internet, sẽ có hiệu lực từ 01/09/2013. Rồi tình trạng các blogger bị nguy hiểm, có thể bị khởi tố theo những điều trong Bộ luật hình sự. Ngoài ra, họ cũng quan tâm vấn đề về chuyện quảng bá các Tuyên ngôn nhân quyền đến tay của người dân. Họ cũng hỏi thăm chuyện những người hoạt động trong nước đã tổ chức chuyển những Tuyên ngôn nhân quyền đến cho người dân, và bị những sự đàn áp.

Cái điều đặc biệt mà tôi cung cấp cho họ, đó là từ 2010 cho đến nay, có gần 200 nhà hoạt động hay là nhà bất đồng chính kiến, cũng như dân oan, cũng như blogger đã bị bắt và số năm tù có thể lên tới hàng ngàn năm. Đây là một con số mà khi tôi đưa ra gây cho họ sự xúc động rất là lớn, và họ cũng không thể tưởng tượng được trong cái thời buổi này mà có một Nhà nước đi đàn áp người dân và tuyên án những bản án rất là khắc nghiệt như vậy. Đó là nội dung tóm tắt buổi nói chuyện ngày hôm qua.

RFI : Thưa ông, nhân đây, xin ông cho thính giả biết thêm về tình hình cuộc sống của ông, sau khi hết hạn quản chế.

Ông Nguyễn Bắc Truyển : Sau khi chấm dứt cái thời điểm quản chế vào tháng 5/2012, thì tôi đã bị chính quyền địa phương gia hạn quản chế đến 31/08/2012. Tôi cũng đã phản đối vấn đề này, nhưng họ vẫn ra lệnh buộc tôi phải quản chế đến lúc đó. Đến 31/08, tôi chấm dứt thời điểm quản chế, thì theo quy định, trước đó 3 ngày, họ phải gửi cái lệnh giải tỏa quản chế về nhà tôi. Nhưng mà tuy nhiên họ không thực hiện điều này, và tôi cũng không chờ đợi gì cái lệnh hết quản chế đó. Tôi đã rời khỏi nhà để đi làm ăn ở xa. Tôi đi cũng đã gần một năm và cho đến ngày hôm qua, lần đầu tiên tôi trở lại nhà mẹ tôi.

Tôi vẫn đi đây đi đó, và họ cũng vẫn biết tôi đi đâu, họ cũng nắm được tình hình tôi đi đâu. Tôi thì cũng thường xuyên gặp những người cựu tù nhân lương tâm, rồi đồng bào nơi này nơi khác. Thì họ cũng nói với những nơi đó tôi là một thành phần mới ra tù, bị truy nã, nên không có nên tiếp xúc, không có nên gặp gỡ, thì có người dân họ hỏi lại : « Cho tôi xem cái lệnh truy nã được không ? ». Thì họ không đưa ra được cái lệnh truy nã, họ vẫn nói xấu, vẫn bôi nhọ cái hình ảnh của mình. Và tôi cũng có gặp những khó khăn trong cuộc sống, vì những chuyện như vậy. Nhưng mà sống trong cái chế độ này, thì mình phải chấp nhận thôi. Có nhiều người còn khổ hơn mình nữa, mình cũng phải vượt qua thôi chứ anh.

RFI : Xin cảm ơn ông Nguyễn Bắc Truyển rất nhiều. Trước khi chia tay với thính giả, ông có thông tin hay chia sẻ gì thêm ?

Ông Nguyễn Bắc Truyển : Tôi cũng cám ơn đài RFI đã quan tâm đến sự kiện đã xẩy ra ở trong nước, đối với bản thân tôi, cũng như là đối với các nhà hoạt động khác. Tôi cũng là một thính giả của đài RFI và tôi cảm thấy rằng những tin tức của RFI thì phải nói rằng rất là trung thực và độ chính xác rất là cao. Tôi xin được cám ơn Ban biên tập RFI đã quan tâm đến những vấn đề nhân quyền, cũng như các vấn đề xã hội chính trị khác tại Việt Nam.

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.