logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 10/08/2013 lúc 10:31:06(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Một trong những cây bút tân học viết cho tờ Đông dương tạp chí buổi đầu là Phạm Duy Tốn. Phạm Duy Tốn lại là bạn tri giao của chủ bút tạp chí là Nguyễn văn Vĩnh kể từ lúc tạp chí chưa ra đời. Tuy sau này khi tờ Đông dươngđóng cửa, Phạm Duy Tốn vẫntiếp tục đóng góp nhiều sáng tác cho tờ Nam Phong cho tới khi tạ thế vì bệnh nan y. Như thế có thể xếp Phạm Duy Tốn vào nhóm Đông dương hay vào nhóm Nam phong như Vũ Ngọc Phan đã làm cũng được.



Phạm Duy Tốn quán làng Phượng vũ, Thường Tín, Hà Đông nhưng ra đời ở Hà Nội năm 1881 và qua đời lúc còn khá trẻ vào năm 1924 cũng ở Hà thành. Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An. Ông tốt nghiệp trường thông ngôn năm 1901, từng làm ở Bắc Ninh, Ninh Bình và Hà Nội (Tòa thống sứ Bắc kỳ). Nhưng có tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, lại thích làm bạn với văn chương nên đã bỏ nghề thông ngôn và xoay sang dạy học, làm báo và cộng tác trước sau tới 11 tờ báo, hết trong Nam đến ngoài Bắc, từ Lục tỉnh tân văn, Nông cổ mín đàm tới Đông dương và Nam phong.

Phạm Duy Tốn cũng là nhà tân học có khuynh hướng cải cách và dấn thân trong việc xây dựng chữ quốc ngữ và nền văn hóa mới.



Theo tài liệu của Giáo sư John C. Schafer trong thiên khảo cứu có tên Phạm Duy Tốn, Journalist, Short Story Writer, Collector of Humorous Stories, thì Phạm Duy Tốn và Nguyễn văn Vĩnh là hai trí thức Hà Nội đã đứng tên xin với chính quyền bảo hộ cho mở trường Đông kinh nghĩa thục (1907) để thúc đẩy tiến trình canh tân xứ sở, đồng thời hai ông cũng tham gia giảng dạy tại đây. Ngôi trường trứ danh này tuy chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nhưng đã ghi được dấu mốc quan trọng cho làn sóng duy tân và ái quốc ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20.



Tác phẩm của Phạm Duy Tốn gồm nhiều bài báo và một số truyện ngắn và truyện tiếu lâm. Tuy nhiên, ông nổi bật với những tác phẩm truyện ngắn có khuynh hướng đổi mới từ nội dung tới kết cấu tác phẩm.

Bốn truyện ngắn thường được ghi nhận của Phạm Duy Tốn là:



Bực mình hay Câu chuyện thương tâm (Ðông Dương tạp chí số 55, Hà Nội, 1914)

Sống chết mặc bay! (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 1918)

Con người Sở Khanh (báo Nam Phong, Hà Nội, tháng 2 năm 1919)

Nước đời lắm nỗi (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1919)

Tiếu lâm An Nam (bút danh Thọ An, hai tập, nhà xuất bản Ích Ký, Hà Nội, 1924)



Phạm Duy Tốn góp công đổi mới thể loại truyện ngắn ở ta như thế nào?

Trước Phạm Duy Tốn, văn học cổ điển của ta chỉ có truyện cổ tích, tiếu lâm, chích quái (Lĩnh nam chích quái của Vũ Quỳnh), truyền kỳ (Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ) hay tạp bút (Tang thương ngẫu lục-Nguyễn Án, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ)…

Khi phong trào dùng chữ quốc ngữ phát sinh ở Miền Nam thì có các tác giả như Trương Vĩnh Ký (Chuyện đời xưa) và Huỳnh tịnh Của (Chuyện giải buồn) đã dùng chữ quốc ngữ kể những mẩu truyện vui hoặc đạo lý lưu truyền trong dân gian hay trong lịch sử.

Phải kể tới Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn mới có sáng tác và truyện ngắn thể thức mới xuất hiện trên văn đàn. Những tác phẩm mới của các cây bút tiền phong đã kích thích sự phát triển thể loại này trong giai đoạn thịnh thời của văn học quốc ngữ 32-45 với những tác phẩm đoản thiên giá trị của Tự lực văn đoàn và của các nhà văn trong nhóm Tân Dân.

Phạm Duy Tốn nổi danh với truyện ngắn Sống chết mặc bay nhờ được trang trọng in trên Nam Phong tháng 12 năm 1918:

Dưới tiêu đề chữ to MỘT LỐI VĂN MỚI và lời giới thiệu đặc biệt của Chủ bút tờ báo là Phạm Quỳnh câu chuyện trải dài suốt ba cột báo

Sau đó, giáo sư Dương Quảng Hàm tuyển chọn làm bài đọc thêm trong Việt Nam thi văn hợp tuyển. Từ đó bút danh Phạm Duy Tốn gắn liền với Sống chết mặc bay.



Sống chết mặc bay là một bi hài kịch trong một đêm đê sông Nhị hạ sắp vỡ. Trong khi dân chúng lầm than đội mưa gió hộ đê thì quan phụ mẫu nằm trong đình ăn yến và đánh tổ tôm với thái độ Sống chết mặc bay.

Đoạn văn sau trích trong đoản thiên đã kể trên:

“Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm dân phu rối rít; nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm, trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đoàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới; người nhà, lính lệ như khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày!” tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy Đề hỏi: “Bẩm, bốc?” Tiếng quan lớn truyền “ừ”. Kẻ này: “Bát xách... Ăn”, người kia: “Thất văn... Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh...
Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọ, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang dậy trời đất... Mọi người giật nẩy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.”



Sống chết mặc bay có những điểm mà các nhà phê bình cho rằng mới mẻ so với những tác phẩm xuất hiện vào đầu thế kỷ XX:

- Trước hết nó là một sáng tác, tác giả dựa vào một câu chuyện xã hội đương thời để xây dựng tác phẩm.

- Ngòi bút của tác giả có khuynh hướng tả chân, ghi nhận một bi hài kịch có thực qua những chi tiết tạm gọi là “mắt thấy tai nghe”.

- Cấu trúc có tính chất kịch tính thích hợp với diễn biến câu chuyện.

- Tính chất luân lý của câu chuyện giảm hẳn so với các tiểu thuyết ngắn của Nguyễn Bá Học.

Sau đây là một truyện ngắn khác của Phạm Duy Tốn mà chúng ta thử đọc lại để thấy sự tiến bộ có tính cách mở đường cho thể tài này trong văn học chữ quốc ngữ:





Câu chuyện thương tâm

(Truyện này còn có tên là Bực Mình đăng trên Đông dương tạp chí số 55)



Hôm ấy trời mưa mà lại rét. Mưa rào vừa tạnh; đường đá củ đậu củ khoai trồi ra chốn nhốn.

Tôi đứng cửa trông, thấy có một người gầy gò yếu đuối khẳng kheo, cố công cùng sức kéo miết cái xe tay mà không sao đi nhích được. Xe chồng chất hai bồ nghe chừng đã nặng, lại còn một mụ vắt vẻo ngự ở trong xe. Người kéo đà chẳng nổi, mà mụ thì mỉa mai nặng lời xỉ vả. Cho đến nỗi rằng người ta phải đặt xe xuống, thở dài mà thưa: “Chịu, không sao kéo được. Xin bà bằng lòng vậy; bà thuê xe khác”.

Miệng nói thế, tay bỏ nón ra, chùi trán mồ hôi tầm tã. Khi bấy giờ tôi mới nhìn ra thì là ông lão đầu râu tóc bạc... Tôi động lòng, bèn chạy đến, cầm lấy tay mà hỏi: “— Chứ con cháu cụ ở đâu, mà để cụ già nua tuổi tác, yếu đuối thế này, phải đi kéo xe vất vả?”

Ông lão nhìn tôi. Anh ơi, ông lão nhìn tôi, hai con mắt ông trông mờ mờ, hình như ruột nhãn, nước chảy chứa chan, mà chung quanh vành thì đỏ ửng.

Ông lão nhìn tôi, ra ý ngập ngừng, thì tôi lại hỏi:

- “Cụ ở đâu, con cháu cụ làm gì, sao cụ lại đi kéo xe? Tôi trông thấy cảm tình, cho nên mới hỏi; xin cụ nói cho tôi nghe”.

Ông lão nói rằng :

- “Thưa cậu, tôi ở tỉnh Sơn. Tôi có mỗi một thằng con trai. Năm ngoái trời làm lụt lội, đê điều vỡ lở, chẳng may con tôi chết đuối. Nó để lại một lũ con thơ. Bây giờ nhà nghèo khổ, trẻ nhỏ ốm đau, sài ghẻ; vợ nói phải ở nhà trông con, để tôi xuống Hà Nội kéo xe thuê mướn, kiếm mỗi ngày lấy dăm ba xu, một hào, mà nuôi nấng đàn cháu mồ côi, cậu ạ. Tôi ngoại sáu mươi tuổi rồi, cho nên cũng yếu. Phải đường đá đau chân, mà xe lại nặng, kéo không sao nổi...” (Miệng ông lão nói, hai mắt mờ mờ, vẫn cứ nhìn tôi).- Tôi thương lũ con nó, cứ ứa hai hàng nước mắt ra anh ạ...

Trời ơi! sao mà lại có cái khổ cực dường này, hử ông trời xanh cao ngất?...”



Nhận xét về đoản thiên của Phạm Duy Tốn sau này có nhiều học giả đã góp nhiều ý kiến quý báu như Bùi Xuân Bào, Thanh Lãng… Cũng có nhiều nhà phê bình cho rằng họ Phạm là nhà văn tả chân chịu ảnh hưởng của Guy de Maupassant và mở đường cho khuynh hướng tả chân với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… của thế hệ sau. Cũng có người cả quyết tác phẩm Sống chết mặc bay chống phong kiến thực dân.

Tuy nhiên, ý kiến của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại vẫn được coi như mực thước nhất vì không quá thiên lệch và quá “cường điệu”:

“Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn chỉ mới là những truyện thoát ly hẳn được cái khuôn sáo của truyện Tàu, chưa thể coi là những đoản thiên tiểu thuyết tả chân được.

Sau ông hơn mười năm, tiểu thuyết tả chân mới bắt đầu nảy nở ở nước ta; những truyện ngắn của ông tuy có cao hơn những truyện ngắn của Nguyễn Bá Học một bậc, nhưng cũng chỉ là hạng đoản thiên tiểu thuyết luân lý,cách kết cấu còn lắm khuyết điểm làm cho nhiều khi đọc đoạn trên người ta đã đoán được đoạn dưới. Nhưng người ta cũng không thể quên ông là người đã viết truyện ngắn theo lối Âu Tây trước nhất. Như vậy người ta cũng có thể nói: Phạm Duy Tốn là một nhà tiểu thuyết đi vào đường mới trước nhất và những truyện ngắn của ông là thứ văn chương đã đánh dấu một quãng đường văn học của nước nhà”.

Hoàng Yên Lưu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.