logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/10/2020 lúc 02:12:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,271

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tôi đọc cuốn 'How Democracies Die' với một sự quan tâm đặc biệt vì như tiêu đề, quyển sách đặt vấn đề về sự sống còn của nền dân chủ Mỹ, một đề tài càng nóng hơn những ngày nay với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ mà trọng tâm chú ý không ai khác là đương kim Tổng thống Donald Trump, một người phá vỡ hệ thống, và có thể phá vỡ cả nền dân chủ Mỹ (?).
Quyển sách rất công phu, đầy dữ liệu, thông tin về các vấn đề về cách thức tổ chức bầu cử ở Mỹ, về quá trình đi đến thể chế độc đoán ở nhiều nước. Xin trân trọng cảm ơn các tác giả Steven Levitsky, Daniel Ziblatt, là hai nhà nghiên cứu chính trị tại Harvard.
Tài liệu chính trị hay là nghiên cứu?
Sau đây là một số bình luận của tôi về quyển sách.
Một là quyển sách đề ra một hình mẫu nhà lãnh đạo độc đoán mà ông Trump thỏa gần như tất cả mọi tiêu chí (đe dọa truyền thông, đòi bỏ tù đối thủ chính trị...).
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Other

Tuy nhiên đáng tiếc đây không phải là hình mẫu có từ trước, mà được xây dựng sau khi ông Trump đã lên vũ đài chính trị. Độc giả có thể có suy nghĩ là các tác giả đang xây dựng một hình mẫu mà ông Trump thỏa nhiều điểm để kết luận ông ấy là nhà độc đoán. Điều này làm giảm tính thuyết phục của kết luận.
Hai là cuốn sách kể về quá trình thâu tóm quyền lực và trở thành độc tài/độc ác của nhiều lãnh đạo trên thế giới từ Chavez đến Mussolini hay Hitler.
Việc quyển sách đặt song song và so sánh cách thức đi lên quyền lực của ông Trump và các tên độc tài khét tiếng khác có thể làm độc giả liên tưởng về một viễn cảnh tương tự. Đây có vẻ là thủ pháp của một tài liệu chính trị hơn là một quyển sách nghiên cứu thuần túy khách quan.
Ba là vì được viết vào năm 2018, quyển sách chưa quan sát hết các tiến triển của nhiệm kỳ ông Trump. Các tác giả cũng đã rất có trách nhiệm khi kết luận ông Trump chỉ có những dấu hiệu trở thành nhà độc đoán chứ không thực hành sự độc đoán đó (ví dự như báo chí vẫn trên cả tự do chỉ trích ông Trump...). Nên chúng ta có thể quan sát thêm để bổ sung nhận định của các tác giả.
Quan sát thêm của riêng tôi là ông Trump đến hiện giờ chưa bao giờ có ý định xây dựng một hệ thống riêng về truyền thông và quyền lực (kiểu Gestapo hay thân tín kiểu Goebbels) nào để tiến đến thật sự độc đoán hay độc tài.
Ông Trump chỉ dừng lại ở dọa miệng và trên Twitter. Thẳng thắn mà nói thì dọa như vậy cũng là một điều không nên của một lãnh đạo nước dân chủ. Và tuy không xây dựng hệ thống, cách thức của ông Trump có thể làm căng thẳng xã hội và bớt kiềm chế những nhóm cực đoan.
Thứ tư là, theo tôi thật sự thấy, vẫn còn một khoảng cách RẤT XA từ mối quan ngại về ông Trump đến suy nghĩ rằng nền dân chủ có thể chết ở Mỹ.
Về điều này, cần phải nói, thực tế là đệ tứ quyền lực và thậm chí xã hội đã liên tục tự do mãnh liệt chỉ trích ông Trump mà không gặp bất cứ khó khăn gì. Hơn nữa, các nhánh quyền lực khác vẫn hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong việc kiểm soát thậm chí có khả năng hạ bệ ông Trump.
Ngoài ra, ông Trump dầu cố gắng hết mức, chỉ có quyền hạn trong phạm vi hành pháp của mình, ví dụ không có quyền giải tán quốc hội.
Cho dù ông Trump có thể là đại diện mạnh nhất, ông không phải là người đầu tiên có những cách thức kém xây dựng như xuyên tạc đối thủ, ít hợp tác liên đảng (một trong những dấu hiệu của suy thoái dân chủ, theo các tác giả). Các cách thức này đã có từ trước ông Trump từ cả hai đảng.


Tin giả và trò cân não: Có phải Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?
Và quan trọng nhất và chiếm nhiều trang sách, các tác giả đặt vấn đề về sự thất bại của cơ chế sàng lọc ban đầu của đảng Cộng hòa mà kết quả là đã để lọt một người như ông Trump vào làm ứng viên và cuối cùng là tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, các tác giả cũng phải thừa nhận là một cơ chế trù bị như vậy nếu quá khắt khe cũng sẽ không dân chủ từ trong trứng nước, và lịch sử đã có nhiều biến động trong cả hai đảng do các ứng cử viên tự do được dân chúng tin tưởng bị vài tai to mặt lớn trong đảng Cộng hòa hay Dân chủ ép uổng loại đi.
Ông Trump đã chiến đấu từ những ngày đầu và đã giành chiến thắng. Đó là điều các tác giả cũng công nhận.
Về điểm này, góc nhìn tiêu cực nhất có thể thấy cơ chế sàng lọc đã để lọt một thảm họa.
Nhưng góc nhìn tích cực, ủng hộ ông Trump, hay thậm chí khách quan hơn cũng có thể thấy ông Trump là đại diện mãnh liệt nhất của nước Mỹ dân chủ, ý chí người dân được thể hiện một cách trọn vẹn nhất thông qua bầu cử, một nước Mỹ tự do, liên tục thay đổi và thích nghi.
Nếu tiêu cực nhất xem ông Trump là một vấn đề thì rõ ràng nước Mỹ cũng là nước tiên phong.
Chẳng phải chính cũng chính cơ chế bầu cử của nền dân chủ (mà có người lo ngại đang chết đó) không vừa mới tiên phong bầu lên một Tổng thống da đen Barack Obama?
Từ bao giờ chúng ta chia tay với tinh thần dám làm, dám nói khác, dám khởi sự trong chính trị? Từ bao giờ chúng ta chia tay với tinh thần thay đổi có thể không đến từ cả hệ thống cồng kềnh, mà từ một nhóm hai thậm chí một cá nhân? Và cá nhân đó trong trường hợp này là ông Trump.
Sự phân cực trong chính trị Hoa Kỳ
Cuối cùng, phần về cuối của sách bàn về một trong những lý do của sự phân cực trong chính trị Mỹ, đó là màu da. Càng ngày càng nhiều cử tri da màu bỏ phiếu cho đảng Dân chủ và cử tri da trắng cho phía đảng Cộng hòa.
Sách đã có cái nhìn khá công bằng về sự góp phần trách nhiệm của cả hai đảng trong việc hình thành sự phân cực.
Tuy không chia sẻ hoàn toàn các cách thức giải quyết được đưa ra nhưng tôi đồng ý hoàn toàn với các tác giả về tính nghiêm trọng của vấn đề, và việc phải giải quyết nó bằng các giải pháp nâng dần điều kiện kinh tế, xã hội của các cộng đồng bị bỏ quên, không phân biệt màu da.
Các tác giả cũng đề ra những giải pháp chính trị trong đó có việc đảng Cộng hòa cần bước ra khỏi phạm vi chỉ phục vụ cho cộng đồng người da trắng của mình. Đây là điều tôi đồng ý. Nhưng không hiểu vì sao các tác giả lại tỏ vẻ không đồng tình với việc đảng Dân chủ cũng nên bớt những chính sách chỉ thiên cho các cộng đồng da màu.
Tôi nghĩ cả hai đảng đều nên đến với cộng đồng bên kia nhiều hơn. Hay biết đâu được đó sẽ là việc của một đảng thứ ba, một tương lai có lẽ của nền dân chủ Mỹ đang thay đổi và thích nghi từng ngày?

Theo Facebook Lê Trung Tĩnh
Gloucestershire, Anh Quốc

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.075 giây.