logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/07/2012 lúc 09:58:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,739

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Photo courtesy of Quế Mai blog. Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai
Tài năng của Quế Mai được cả nước biết đến vào năm 2010 khi chỉ trong một năm chị đã nhận được cả ba giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, và trong cuộc thi thơ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long của Đài Truyền hình HN và Báo Văn Nghệ tổ chức.

Trong dịp trao đổi với chị mới đây, Nguyễn Phan Quế Mai cho biết những bước chân dọ dẫm vào khu vườn thi ca của chị ra sao khi bản thân là một người xa xứ, sống và làm việc tại Úc cũng như những nước khác nhiều hơn là ở Việt Nam:


“Trước đây tôi bước vào lãnh vực văn chương một cách tình cờ. Tôi học quản trị kinh doanh tại Úc, không liên quan gì đến văn chương cả. Sau nhiều năm học tập và làm việc ở nước ngoài tôi về Việt Nam năm 2006, có lẽ hạnh phúc lớn lao được sống trên quê hương mình là thấm đẫm vào tiếng Việt đã thôi thúc tôi viết. Hai năm sau tập thơ "Trái cấm" được nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ phát hành với những bài thơ về tình yêu đất nước, thiên nhiên. Về gia đình và sự chuyển giao của mùa và thời gian. Với tập thơ thứ hai "Cởi gió" được xuất bản vào năm 2010 thì những trải nghiệm sống và sự trăn trở về thời cuộc đã len lỏi vào thơ tôi.


Tôi viết nhiều về những chuyến đi qua những vùng đất cũng như những chuyến đi qua số phận con người về sự sống và cái chết. Tập thơ thứ ba "Những ngôi sao hình quang gánh" ra đời năm 2011 bao gồm 54 bài thơ in song ngữ Việt Anh bao gồm những câu chuyện, những hoàn cảnh mà tôi đã gặp gỡ. Đó có thể là người phụ nữ nhặt rác ở bãi rác thành phố. Đó có thể là những người con vẫn đang đi tìm thi thể của cha mình đã bị thất lạc trong chiến tranh. Đó là câu chuyện về bà nội tôi người đã chết đói năm 1945 và sau hơn 60 năm thì chúng tôi mới tìm được mộ của bà. Nói chung tôi bước vào con đường văn chương rất tình cờ nhưng may mắn khi có cơ hội được chia sẻ những vần thơ của mình với độc giả.”


Bài thơ đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị là bài mà Nguyễn Phan Quế Mai cùng cha trở về miền Bắc thăm người bà đã chết trong trận đói năm Ất Dậu.
Hình ảnh người cha sau 65 năm mới tìm ra mồ của mẹ không thể là một phân cảnh buồn của cuộc đời mà nó là một vở bi kịch kéo dài suốt nhiều thế hệ. Quế Mai chỉ làm công việc của một thư ký trường quay, tái hiện lại cả một nỗi đau của dân tộc trong một bài thơ ngắn. Cô thư ký ấy để rơi giọt lệ của chính mình trên trang viết và từ đó chúng ta có một bài thơ đăm đắm nỗi buồn.


Bài thơ chưa thể đặt tên



Nâng bát cơm trên tay, những hạt gạo gặt từ cánh đồng bà tôi nằm xuống

Từng hạt gạo ngọt thơm, như lời ru của bà, người tôi chưa hề biết mặt
Tôi hình dung khuôn mặt bà mềm mại, khi bà được chôn vào trong lòng đất, áo quần tơi tả, da dính chặt với xương
Trận đói năm bốn lăm, làng tôi đói mồ chôn xác chết
Mồ bà không ai biết
Bát cơm đắng miệng cha tôi 65 năm

65 năm sau, cha và tôi đứng trước mộ bà
Lần đầu tiên tôi nghe cha gọi “Mẹ”
Cánh đồng lúa sau lưng cha run rẩy

Hai chân tôi gắn chặt vào bùn
Nghe trong khói hương, hồn bà lan tỏa, bám sâu vào đất, mọc rễ vào ruộng đồng
Bà se sẽ hát ru gọi lúa trổ đòng

Nâng bát cơm trên tay, tôi đếm từng hạt gạo
Từng hạt óng ánh mồ hôi của những người thân tôi còng lưng gieo gặt
Từng hạt óng ánh thơm lời ru của bà tôi
đơm lên từ lòng đất
Ngoài kia, trong hoàng hôn
Lời ru bà tôi vẫn se sẽ trổ đòng

Dòng thơ của Nguyễn Phan Quế Mai chảy mê mãi trong tiềm thức những người từng biết hay chỉ ghé ngang đồng bằng Bắc Bộ một lúc nào đó nhưng hình ảnh của miền Bắc là nỗi da diết khôn nguôi suốt cuộc đời của họ. Quế Mai đứng trước mộ người bà tội nghiệp mà lòng nặng trĩu phương Nam. Cái đói, cùng cái chết của Bà đã ám ảnh Quế Mai phải đếm từng hạt gạo và trong sâu thẳm, gió phương Nam len lén thổi vào tâm hồn người cháu xa quê làm dấy lên nỗi bồi hồi ruột thịt.


Quê nội và những nhớ thương tự nhiên ấy làm Quế Mai gắn chặt với quê hương miền Bắc mặc dù chị không có nhiều thời gian lắm để sống cùng với những đụn rơm ố màu, lặng lẽ bên những chú chuồn chuồn vàng rực trưa hè.


Thơ Quế Mai còn có một sức quyến rũ khác nằm trong giai điệu. Nó gây cho người đọc cảm giác đang ca khe khẽ một bản nhạc quen thuộc hơn là cái trầm lắng của một bài thơ. Quê Nội có cái man mác nhưng rõ rệt ấy qua từng câu chữ:



Quê Nội

Quê nội vạt ngô dậy thì con gái ngày Cha ta bé dại đợi Bà về vàng vạt cỏ triền đê
Quê nội mây chiều ngủ mê Ông ta thổi lửa nắng về tựa cửa mướp vàng bờ ao chuồn chuồn bay cao cào cào bay thấp giếng khơi trong vắt gọi mưa bay về
Chiến tranh ập tới trai làng ra đi bóng người về lác đác nỗi đau trắng tạc trên tóc người già
Tuổi thơ của Cha lớn cùng bom đạn sau mùa nắng hạn lũ lụt tràn về

Quê nội lời thề Cha lồng vào nhẫn cỏ trong chiều gió cầu hôn Mẹ đường làng be bé ngan ngát tiếng cười hoa gạo đỏ trời thay cho pháo cưới

Sương về giăng lưới thơ thẩn ao làng ta oe oe khóc ngày thu sang

Hoa cải vàng
Dâm bụt thì đỏ
Trên triền đê gió anh ta thả diều
Ta vùi khoai nướng ta chạy ta trốn giữa xanh mơn mởn luống mạ Mẹ gieo

Dốc làng cheo leo bao mùa thất bát
Dáng người còng lưng miệt mài gieo hạt
Cánh đồng nứt nẻ hốc hác tia nhìn

Cha ta vẫn tin vẫn cày vẫn cuốc
Đường làng lại thơm mùi rơm thân thuộc
Bão về xô đổ cây gạo đầu làng
Lũy tre lại mọc những mùa non măng

Đình làng cong
Hoa xoan thì tím
Hoàng hôn xuống lả cánh cò

Trong những giấc mơ
Ta ôm rơm ngủ
Mùa ta no đủ
Vì còn quê hương

Khác với hình ảnh khá mờ nhạt của người Bà, Quế Mai khắc họa chân dung cha mình qua nét bút của một họa sĩ theo phong cách lập thể. Nét này chồng lên nét kia, có lúc cắt ngang bằng bén ngót của ngôn ngữ, có lúc lại gờn gợn trần trụi qua các lớp màu chồng lấn. Chân dung người cha của Quế Mai cằn cỗi như gốc rạ miền Bắc, bởi mọi tinh tuý của ông đã chảy vào cuộc sống của cô con gái. Quế Mai vừa bồi hồi đau đớn vừa hạnh phúc tràn đầy bởi cái ân sủng đó.



Cha tôi

Tôi lên tàu, mây nhòa tóc Cha
Tiếng còi tàu bật khóc
Dáng Cha gầy, gió chiều cứa buốt
Nặng lăn những vòng quay chia ly

Tôi đi
Bỏ lại sau lưng cánh đồng cằn khô lô xô nắng hạn
Bàn tay Cha chai sạn
Rắc mùa xanh trên những cánh đồng
Dưới tấm lưng Người là chuyện kể của những mùa thóc
Lời nhọc nhằn thánh thót mồ hôi
Là hy vọng thở từng ngày trong ngực

Đi gần nửa đời người
Tôi mới ngộ được ánh mắt Cha, nụ cười Cha và cả sự im lặng của Cha hơn mọi gia tài
Tôi mới đọc được những điều Cha nghĩ
Nghe sau chiếc áo sờn bình dị
Những yêu thương chảy nghẹn trái tim Người
Những yêu thương Cha dành cho tôi
Ngọt con sông mùa cháy khát

Tôi đứng trước cánh đồng ngày xưa Cha gieo hạt
Nghe đất mùa nao nức tình Cha

Hình như Quế Mai đặc biệt nhạy bén với hình ảnh song thân. Duy có điều hình ảnh người mẹ của Quế Mai được biểu tượng hóa cho cả ba miền, ba bà mẹ của quê hương Việt Nam mà sau nhiều chặng đường xuyên Việt, Quế Mai đã từng nhiều lần ôm bà vào lòng:



Mẹ tôi

Tôi vượt sông Lam trở về cội nguồn
Mẹ ôm mộ bà dưới trời mưa tuôn
Đất Nghệ cằn cỗi lúa bám vào sỏi
Mẹ nhai tạm ngô cho qua cơn đói

Tôi vượt đồng cói trở về Ninh Bình
Đạn bom bổ nhào khi tôi vừa sinh
Mẹ chở che tôi qua ngày giông bão
Áo mẹ bạc màu thơm mùi hoa gạo

Tôi vượt Cửu Long trở về Bạc Liêu
Bóng mẹ gầy in trong ráng nắng chiều
Từng giọt mồ hôi đổi từng hạt thóc
Mẹ cười gạt đi bao nhiêu khó nhọc

Tôi vượt thời gian trở về ngày xưa
Mẹ tiễn tôi đi, trời sụt sùi mưa
Nhóm bếp lửa hồng mẹ ngồi, mẹ đợi
Một bước chân đi, nghìn trùng vời vợi

Tôi vượt không gian, trở về Sài gòn
Ôi mẹ của tôi, tóc đã bạc hơn!
Mẹ vẫn như xưa, chở che, hiền dịu
Tình thương của Người - đến giờ - tôi hiểu

Tôi luôn ở xa, có tội với Người
Bao giờ trả được công mẹ, mẹ ơi!
Một nắng hai sương suốt đời tần tảo
Mẹ giang tay ôm trọn mình giông bão

Tôi vượt lòng tôi, ôm mẹ vào lòng
Muốn luôn bên mẹ, mẹ hiểu con không?
Bàn chân con đi, đường trần bụi bặm
Nghìn trùng tơ níu, thương mẹ ngàn năm!

Cho tới lúc này Quế Mai vẫn giữ lại trong lòng nỗi niềm mà chị muốn mẹ biết nhất. Hình như chị đang lẳng lặng ngồi bên mẹ, nghe tiếng mẹ thở dài, nghe tiếng tàu trên sân ga cuộc đời kéo tiếng còi xa cách. Mẹ ngồi đó mà sao xa xôi như sao trời, như biển bắc, Quế Mai len lén gỡ những tiếng còi tàu ra khỏi trí nhớ để hình ảnh mẹ rõ hơn, thắm thiết hơn và cũng làm cho chị yêu mẹ hơn, đến phát khóc…



Chuyến tàu người

Theo mùa đông về ngủ giữa lòng Hà Nội
Tiếng còi tàu trườn qua ta

Ta đã qua bao sân ga
Ga khổ đau, ga cô đơn, ga sẻ chia, ga vui sướng

Nghe thời gian lao về ánh sáng
Bỏ sau lưng những ga đỗ cuộc đời

Bỏ lại tuổi thơ lên hai
Hoa xoan rắc vai dọc con đường đất đỏ
Vàng cỏ thổi gió Lào
Tóc ta ngày ấy đen

Bỏ lại Mẹ ta quang gánh nhọc nhằn
Tiếng rao gọi bình minh
Bước chân dẫn lối mặt trời
Mẹ ơi!
Sao hoa xoan bây giờ vẫn tím?

Chuyến tàu chở ta lao đi lao đi trên ánh sáng
Phía sau một vầng trăng mười tám
Một hoàng hôn biếc nụ hôn đầu

Chạy qua bao lãng quên, bỏ rơi nghìn thương nhớ
Đêm nay tiếng còi tàu chở ta về sân ga cũ
Nhặt tuổi thơ lên hai
Lẫm chẫm chạy dọc con đường đất đỏ
Nghe gió chiều
Thăm thẳm hoàng hôn

UserPostedImage
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai nhận Giải Nhất cuộc thi thơ về Hà Nội từ Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. Photo courtesy of Quế Mai blog.
Nguyễn Phan Quế Mai: “Tôi viết bài thơ "Những ngôi sao hình quang gánh" vào năm 2009. Tôi đã có một vài năm sống ở Tây Hồ và trước cửa nhà tôi thường có những phụ nữ thường đi ngang nhà rất sớm. Họ đem đến trước cửa nhà tôi những búp sen còn đẫm hơi sương, những quả ổi mới hái còn thơm phức trên cành và tôi thấy đằng sau những vẻ đẹp của hoa trái đó là những niềm tâm sự in rõ trên những khuôn mặt của họ và bất cứ khi nào tôi ngồi nói chuyện với họ thì họ nói chuyện với tôi rất nhiều cùng với những giọt nước mắt.


Tôi nhớ có một lần đã cùng một chị bán hoa quả về nhà trọ của chị. Nơi đó tôi đã gặp 8 chị em họ cùng bỏ quê của họ là Bắc Giang, phiêu bạt lên Hà Nội để kiếm sống. Họ mang theo những ước mơ của tất cả gia đình của họ là thay đổi cuộc đời họ ở đó là làm việc ngày đêm. Mỗi đêm khoảng 3 giờ sáng thì họ bắt đầu ra những chợ đầu mối để mua hoa quả và đủ các thứ để đi quanh Hà Nội để bán.”



Những ngôi sao hình quang gánh

Họ gánh về cho tôi những mùa ổi mùa xoài mùa mận
Mùa sen mùa cốm trên vai
Cả nắng ban mai cả hoàng hôn tím
Ngày đi rưng rưng đôi dép lê.
Tôi mua được mùa ổi, mùa sen bằng những đồng bạc lẻ
Những đồng bạc lặng lẽ
Thấm đấm sương đêm, thấm đẫm mồ hôi
Sau lưng họ đồng làng mồ côi hun hút gió
Vòng tay ngỏ
Lời ru con căng sữa

Họ gánh về cổng tôi những mùa trinh nguyên, những mùa tôi sẽ quên nếu không có họ
Hương nhãn Hưng Yên vừa vào mùa, sen Tây Hồ vừa nở, cốm Làng Vòng vừa trăn trở những hạt xanh
Họ gánh về tặng tôi ngọn gió mát lành thổi về từ đồng quê
Nơi mẹ, và con và chồng họ đứng chờ
Nơi những cơn mơ
Vùng vằng khát

Tôi văng vẳng nghe họ hát
“Khó thời đòn gánh đè vai
Lần hồi nuôi mẹ mặc ai chê cười”

Những ngôi sao của tôi
Gánh trên vai mình số phận
Vô danh giữa đời thường
Dẫu đôi lúc đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình dấu hỏi.

Nguyễn Phan Quế Mai: “Thật ra tôi viết bài thơ "Những ngôi sao mang hình quang gánh" để tri ân những người phụ nữ này. Tôi viết bài thơ này cũng để thi cuộc thi thơ tại Hà nội tôi không muốn nói quá nhiều về Hà Nội mà tôi muốn nói những con người đã làm nên cái vẻ đẹp của Hà nội. Những người phụ nữ bình dị, những bàn chân đi dép lê mà họ đã xây dựng được những ước mơ và họ đã biến những ước mơ của con cái họ trở thành hiện thực.”

“Những ngôi sao hình quang gánh” có lẽ tự nó đã nói lên được nhiều điều. Bắt đầu là hình ảnh. Sự so sánh đầy thú vị giữa ngôi sao vốn dĩ biểu tượng cho thăng hoa, thành công và rực rỡ. Thế nhưng khi năm cánh của nó tựa vào những người đàn bà dưới quang gánh khắp phố phường Hà nội thì biểu tượng của ngôi sao lại chuyển sang hướng khác, không những không xấu đi mà những ngôi sao mang hình quang gánh ấy lại sáng hơn trong khung cảnh tăm tối của nhiều mảnh đời gần gũi với chúng ta nhưng rất nhiều người không nhìn thấy.


Nguyễn Phan Quế Mai đã nhìn thấy và chia sẻ tận tình từng giọt mồ hôi, từng sản phẩm đậm chất quê hương Hà Nội và trên hết là từng nỗi niềm, hơi thở nặng nhọc của các quang gánh ấy…

UserPostedImage
Bìa tập thơ "Những ngôi sao hình quang gánh;. Photo courtesy of Quế Mai blog.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 21/07/2012 lúc 10:00:24(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.248 giây.