logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/10/2020 lúc 02:46:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đạp xetới nhà thằng Phát,thì thấy nó đứng lóng nhóng chờ tôi trước cửa tự hồi nào.Ngạc nhiên quá, tưởng mình trễ giờ hẹn, tôi xem lại đồng hồ, rồi hỏi:
– Cònsớm mà?!
– Thì sớm! Nhưnglo cất xeđi…
Thấy nó cứ gắp rút và hối mình, tôi chẳng hỏi han gì thêm, đem chiếc xe đạpdựng vào trong sân nhà nó, rồi tính sau.Đóng cửa xong, nó hất mặt bảo tôi:
– Qua kêu thằng Vũ đi liền mới được!
Thường thì bọn tôi phải chờ thằng Phát, nó lè phè lắm, bửa nay chẳng biết sao Phátlại lẹ làng sốt sắng quá; tôi trố mắt nhìn nó dọ hỏi:
– Làm gì… mà mày hối tụi tao dữ vậy?!
Phát quày quả đi như chạy, tôi sãi bước theobạn mình; nó nói vói ra phía sau:
– Tới đó đi, rồi cho tụi mày biết!…cả đống người trước rạp rồi đó!
Thời ấy, ít nhà có điện thoại và điện thoại cầm tay chỉ có trong các phim khoa học giả tưởng hay phim “Điệp viên 007” mà thôi. Muốn nói gì phải tới nhà, gặp mặt mà nói.Nhà Vũ cách đây chỉ ba góc đường.Vũ cũng ngạc nhiên khi thấy tôi và có cả Phát đến nhà sớm.Vừa thấy mặt Vũ là Phát đã hối ngay:
– Đi! Tụi đi mình lẹ lên!
Vũ quay vào trong nhà gọi lớn:
– “Chệt’ ơi!Con đi nghen “chệt”!
Tiếng Triều Châu, “Chệt” là “Chú”. Vũ quen gọi cha bằng “Chệt”; nghe Phát hối thúc, thì nó quay vô nhà thưa trình cha, rồi chạy theo chúng tôi.
Lúc hẹn nhau, bọn trẻ chúng tôi cứ tưởng như vầy là quá sớm.Khi đến rạp chiếu phim, không ngờ, đúng như Phát báo tin; còn hơn nửa tiếng đồng hồ mới tới giờ bán vé, mà người ta đã đến, đứng tụ tập chờ mua vé rồi.Ba đứa tôi lẹ làng chạy vào hàng.Chốc sau,nghe ồn ào, quay lại nhìn, thì thấy đoàn người kéo dài đến tận góc đường.Hồi xưa, đi xem phim thì cứ tới rạp mà vào mua vé, không có vụ bán vé trước.Cho nên, gặp lúc có phim hay và là phim mới, mấy người đứng khúc sau thường gặp nạn tranh giành, vì ai cũng muốn mua cho được vé và sợ hết vé,nên sinh ra chen lấn, xô đẩy khiếp lắm. Bọn trẻ thấp nhỏ như chúng tôi, đứng được phía trước thì có phần ít bị đè ép và ít bị ngợp thở; và nếu có, thì cũng sớm lọt vào bên trong rạp để mà thở hơn.Ba đứa nắm tay, gồng người mà hợp lực bảo vệ nhau. Sau một lúc bị xô, bị đè, nếu chịu đựng được, khi đám đông đẩy mình lọt vô tới trước chỗ bán vé, và rồinhìn thấy mấy ngón tay của mình cầm chặt tấm vé, thì nó vui cách gì đâu, thấy sướng ran, đã lắm!
Đứng gần khúc đầu và lúc này cửa bán vé chưa mở, nên chưa có gì xôn xao cho lắm.Ba đứa tôi còn thoải mái ngó quanh mình.Ngoái nhìn phía sau, Phát quay lại nhướng mắt với Vũ và tôi kể công:
– Không có tao, tụi bây đứng khúc phía dưới đó cho mà biết thân!
Chúng tôi gật gù công nhận, khen Phát và khoái chí cười hề hà.Gia đình Phát và Vũ có tiệm nằm ngay trong trung tâm thành phố.Phát ở khu vực có nhiều rạp chiếu phim, nên biết tin tức về phim, về rạp.Nó báo tin cho chúng tôi khi có phim hay.Bọn trẻ và nhiều người lớn không quen biết mặt tài tử hay chuyện phim, thì dựa theo hình vẽ quảng cáo mà chọn phim. Hồi đó, các rạp hát thường có họa sĩ vẽ các bích chương trên vải, để quảng cáo cho phim đang chiếu và các phim sắp chiếu. Hình vẽlớn hay nhỏtùy theo hạng phim vàtheo thị hiếu. Hễ thấy hình càng lớn, cảnh tượng hấp dẫn thì càng khoái, và cho là phim hay, nôn nóng chờ ngày phim trình chiếu để đi xem cho bằng được.
Đứng chờmua vé coi phimnhư thế này cũng không chán, vì có dịp ngắm nghía, bàn tán với nhau về hình quảng cáo các phim sắp chiếu và phim mình sẽ vào xem hôm nay. Phim mới chiếu hôm nay, có tựa là Ngày Dài Nhất, chúng tôi thấy hình một tài tử quen mặt trong các phim “cao-bồi”, đó là John Wayne; vẽ ông ta cao lớn gắp ba người thật, với quân phục tác chiến, trông phong sương và thật oai hùng. Nhưng hình cái nón sắt nằm ngửa, chơi vơi, đơn độc trên bờ biển có cắm chông sắt chống tàu chiến thì trông hay hay khó tả, nhưng trông buồn quá. Bác thợ vẽ của rạp chắc đã gởi hết lòng mình cùng từng nét cọ trên khung vải.Hình cái nón sắt vẽsống động quá; làm bọn trẻ chúng tôi, dù chỉ biết về chiến tranh qua phim ảnh, nhưng đứa nào cũng cảm thấy cái gì đó, mất mát lớn lắm.
Bộ phim Ngày Dài Nhất kể vềngày lịch sử, với hơn 300 ngàn quân lính đã đổ bộ vào bờ biển Normandy, nước Pháp; đánh dấu điểm khởi đầu cho thảm bại của phát xít Đức. Phim Ngày Dài Nhất đứng đầu trong 50 phim chiến tranh hay nhất,qua mọi thời đại.
The Longest Day, Ngày Dài Nhất,cũng là tựa của nhạc phim chính rất hào hùng, được dùng trong các cuộc diễn hành của Canada, Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh hiện nay. Nhạc và lời của Paul Anka.Anh là một ca sĩ vàlà nhạc sĩ Canada và có đóng vai người lính Biệt Kích trong lực lượng đổ bộ của Hoa Kỳ trong phim. Khúc quân hành của Paul Anka có lời nhạc thật xúc động:
“Many men won’t see the sunset. When it ends, the longest day…”
Nhiều người lính sẽ không được thấy ánh hoàng hôn. Khi ngày tàn, đây là ngày dài nhất… Thật vậy,chỉ trong 24 giờ, có đến 1,465 quân nhân bị tử thương, hơn sáu ngàn thương binh và gần hai ngàn người bị mất tích!
Sau 5 ngày tham chiến, hơn 200 ngàn binh sĩ bị thương; trong đó, lực lượng của Canada có gần 19 ngàn người bị thương và hơn 5 ngàn quân nhân hy sinh!
Hồi đó, bản nhạc Ngày Dài Nhất cũng rất được ưa chuộng tại miền Nam, Việt Nam, do Jo Marcel hát bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Thời mới lớn, được xem phim, nghe Paul Anka hát, rồi nghe Jo Marcel hát. Cả hai đều có nhịp điệu oai hùng, nhưng nghe Jo Marcel trình bày có phần thích hơn, vì có đoạn huýt gió rất là độc đáo. Đám con trai nghe nhạc, tự dưng chu mỏ, làm như huýt gió theo. Nhưng, xấu hổ lắm, không đứa nào đủ can đảm để phát ra thành tiếng cả. Khúc quân hành làm tuổi trẻ ngước nhìn màu áo trận, lòng ngưỡng mộ những người lính can trường, đã và đang bảo vệtự do cho miền Nam của mình. Lời nhạc bằng tiếng Việt cũng rất hùng tráng, cảm động lắm:
“Đoàn quân đi, chí trai cho nhân loại
Đoàn quân đi, sử vang vang rền
Đoàn quân đi, theo nhịp đi bước dồn
Bước, bước theo ngày dài ngất ngây
Kề vai nhau, bước chân nối bao người
Ngoài biển khơi, giữa nơi phố phường
Hẹn gặp nhau khi hoàng hôn xuống dần
Những trái tim chào mừng chiến công
Bàn chân ta bước, bước đi chập chùng
Ôi chân bước, bước trong ngày dài
Bao xương máu hiến cho cuộc đời
Và ngàn sau chiến công còn dài
Ngày thành công bước chân ta tan dần
Triệu con tim vẫn đang kêu gào
Đường vinh quang, xây thành xương máu mình
Những máu xương, ôi bao nhiêu đồng đội chúng ta!
. . .
Thế Chiến Thứ Nhất! Thế Chiến Thứ Hai!
Chiến tranh nào cũng lắm bạo tàn!
Và chế độ cộng sản tàn bạo hơn tất cả!
Trong chế độ cộng sản, khởi từ tuổi thơ, tuổi trẻ bị truyền dạy và vùi dập trong hận thù. Con người với tình người, nghĩa đồng bào, bịbiến thành những loại người chỉ biếtphục vụ cho lý tưởng chiếm đoạt, thống trị của đảng và Nhà Nước!
Từ những đêm đấu tố, ngày thủ tiêu, đêm săn bắt cho đầy chỉ tiêu,… cuộc Cải Cách Ruộng Đất kinh hoàng,… thảm sát Tết Mậu Thân 1968. Ngàn ngàn dải khăn sô trắng tang thương không chỉ cho Huế, cho hàng ngàn thi hài trong các mồ chôn tập thể. Trong đó, những xâu chuỗi cột thành từng chùm nạn nhân, gồm người già, phụ nữ và có cả trẻ thơ; họđã bị“giải phóng” bằng… chày vồ, cuốc xẻng hay chôn sống.Thảm sát khắp nơi nơi, khắp tỉnh thành ở miền Nam. Tại Sài Gòn, khi quân du kích vào nhà giết trọn cả một gia đình. Cậu bé 10 tuổi bị thương nặng nằm bên xác mẹ, sau đó được cứu sống và trở thành vị sĩ quan cấp tướng của Hải Quân Hoa Kỳ hiện nay, đó là Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn. Ông không thể quên và nhắc lại thảm sát ấy như sau:
“Bố tôi là cố Đại tá Nguyễn Tuấn, lúc ông mất là Trung tá Nguyễn Tuấn, thuộc binh chủng Thiết giáp.Mẹ tôi là bà Từ Thị Như Tùng. Cả hai người và 5 anh em của tôi đã bị thảm sát vào năm 1968, trong biến cố Tết Mậu Thân. Lúc đó tôi chỉ 10 tuổi.Những ký ức đó ghi đậm vào trong đầu óc tôi hơn 50 năm nay và tôi đã phải sống lại với sự kiện đó gần như hàng năm.”
Sau khi miền Nam mình bị cưỡng chiếm, Thiếu tá Huỳnh Túy Viên, Quận trưởng của quận Đầm Dơi, đã bị quân cộng sản tử hình bằng cách móc mắt trước công chúng, ngay tại quận lỵ, vào tháng 5 năm 1975.
Tội ác của cộng sản không chỉ trong quá khứ mà còn tiếp diễn đến ngày nay!
Trong cuộc sống đầy đủ, người ta dễ quên đi nỗi khó khăn thiếu thốn mà mình đã phải trải qua.Người ta hết nhớ, hay không muốn nhớ đến niềm hân hoan khi nhận được những gì đã từng mong ước. Tự do, quyền làm người, tưởng như chỉ là những gì tầm thường, sẵn có quanh mình. Đến khi dân tộc bị cướp đoạt những quyền căn bản làm người, người ta mới thấy khao khát và nhận ra rằng: Cái giá của Tự Do, quả thật là vô giá!
Hình ảnh cái nón sắt trong phim Ngày Dài Nhất, trên bích chương của rạp từ năm 1962, lúc còn là trẻ nhỏ, vẫn còn đậm nét mãi mãi trong tôi.Và rồi, sau này, cái nón sắt đã làrất thật, thật gần gũi với chính mìnhtrong thời tuổi trẻ với áo trận; tôi vẫn còn nhớ và nhớ mãi đến ngày nay.
Có một bài viết với tựa đề ngắn gọn là “Cái Nón Sắt”, không ghi tên tác giả, chỉ ghi chú là “sưu tầm”.Nguyên văn như sau:
SÀI GÒN – Thời gian gần đây, ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác, có nhiều người miền Bắc, trở nên mê… nón lính. Mê nón lính ở đây là “mê nón sắt”
Người ta không mê nón lính theo kiểu thời trang nhất thời, cũng không giống như kiểu mê đồ cổ, đồ xưa. Nón lính mà họ sắm được họ đội hàng ngày, tuy là nón cũ có khi đã có tuổi đời phải đến năm, sáu mươi năm, có khi bị lãng quên ở một xó nào đó rồi tự nhiên được thích, được mê.
Kế bên nhà chúng tôi là một ông hàng xóm, tuổi đời chừng bốn mươi lăm, ông này làm nghề giao nước bình (dân Sài Gòn ngày nay hầu hết đều mua nước uống gọi là “nước tinh khiết,” đựng trong những cái bình 20 lít), ông ta có cái nón lính, thứ nón bằng cát-tông cứng lót dưới nón sắt của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa.
Nhìn cái nón ông mà thấy ham, vì có màu nâu gỗ, bóng ngời ngời, bóng như thoa mỡ, tới mức lộ cả từng đường vân sọc.Ông quí cái nón này lắm, hỏi cớ sự vì sao, ông không nói. Chỉ biết từ khi nhà nước bắt đội nón bảo hiểm khi sử dụng xe máy thì ông đem ra đội hàng ngày. Có lẽ ông là một trong những người đầu tiên ở Sài Gòn tạo mốt đội nón lính thay vì phải đội các loại nón bảo hiểm kém chất lượng (mà dân Sài Gòn hay gọi mỉa mai là “nón cối bộ đội”) được bày bán đầy đường, đầy tiệm.
Bẵng một thời gian, chúng tôi không thấy ông đội nữa, hỏi ra thì biết:đã bị… mất cắp. Ông nói: “Tiếc đứt ruột anh ơi! Thời giá cái nón tui lúc đó khoảng một triệu chưa chắc mua được, nhưng chuyện không phải vì tiền bạc.Tui nghèo, nhưng nếu bây giờ phải chuộc lại hai, ba triệu tui cũng ráng vay mượn mà chuộc cái nón đó.”
Chúng tôi không tò mò hỏi về giá trị kỷ niệm của cái nón, bởi ai cũng biết, đa phần người Sài Gòn cố cựu đều có những kỷ niệm sâu sắc với những người lính Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày nay, chỉ cần đi một đoạn đường gần nhà thờ ngã sáu Phù Ðổng là thấy rất nhiều xe bán nón lính. Các xe này đa phần vừa bán nón vừa làm nghề bọc nhựa giấy tờ cá nhân. Người bán thường là dân nhập cư từ các tỉnh phía Bắc vào.Một hôm chúng tôi ghé vào hỏi thì họ cho biết nón lính ở đây có hai loại; loại nón của lính Việt Nam Cộng Hòa còn tốt, giá mắc hơn nón lính mới được đưa về từ Camphuchia và Thái. Hỏi vì sao lại mắc hơn cả đôi ba trăm ngàn, họ nói: “Tầm tuổi bác thì biết giá trị của cái nón này rồi!… thế mà còn đi hỏi làm gì?!… Nón ‘lính ngụy’ bây giờ là kỷ vật đấy nhá!…Săn tìm khó lắm mà lại cực tốt, cực đẹp nhá!”
Ở Cần Ðước-Long An, chúng tôi có quen một anh nông dân. Hôm anh lên Sài Gòn, ghé nhà chúng tôi, tay cứ cặp cái nón lính bằng sắt. Lúc xong việc, bỗng anh hỏi: “Ông biết chỗ nào bọc vải lính, bọc lưới nón sắt thì chỉ giúp tôi với.” Và anh cho biết: “Tui đi ăn giỗ, thấy trong xó chuồng gà của nhà người bạn còn cái nón sắt thì hỏi mua. Bạn tôi nói, cái nón này có lúc nó chỉ để đâm cua đồng nấu canh, rồi anh cho luôn không lấy tiền.”Ðúng là anh nông dân này đội cái nón sắt lên trông đẹp và oaihẳn hơn.Nhưng cái nón dù được chà giấy nhám rất kỹ vẫn còn sét xẹt lại nặng trịch, đội mỏi cổ muốn chết. Anh nói: “Kệ, tui đội để nhớ ông già tui. Ổng đi lính chết hồi năm 74….Ông cứ chỉ giùm tui chỗ nào bọc lại bao nhiêu tiền tui cũng làm hết!”
“Ngày thành công bước chân ta tan dần
Triệu con tim vẫn đang kêu gào
Đường vinh quang, xây thành xương máu mình
Những máu xương, ôi bao nhiêu đồng đội chúng ta!”
Cho ngàn sau,những người lính miền Nam cũng đã nằm xuống cho tự do, trước khi được thấy ánh hoàng hôn, ngày cũng đã thật dài; những ngày dài nhất trong lịch sử Việt Nam!
Vẫn còn đó, bao máu xương hiến cho cuộc đời!
Và…chongàn sau… chiến công còn dài!
Remembrance Day 2020
Bùi Đức Tính
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.149 giây.