logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/11/2020 lúc 01:53:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người chúng ta chắc ai ai cũng từng nghe qua câu này: “Sống để bụng chết mang theo”. Bản thân bút giả cũng đã nghe không dưới hai lần, khi ngoại tôi còn sống, những khi có xích mích với ai đó thì ngoại nói thế. Gia tộc tôi cũng từng có người nói vậy. Xóm giềng gần cũng có không ít kẻ đã tuyên bố: ”Sống để bụng chết mang theo”! 
 Thế để bụng cái gì? tại sao đến chết laị còn muốn mang theo? liệu có mang theo được chăng? 
 Con người ta cộng sinh ở thế gian này, thân thì làm ông bà, cha mẹ, con cháu, anh em, vợ chồng; sơ thì bạn bè, đồng tham đạo hữu, thầy trò… nhưng nhìn chung tất cả không ngoài bốn giềng mối: báo ân – báo oán – đòi nợ - trả nợ. Con người ta bị chi phối nặng nề bởi thất tình lục dục: Ái, ố, kinh, cụ, hỷ, nộ…và suốt cuộc đời này (cả những đời sau, nếu còn phước tiếp tục tái sanh làm người) bị ràng buộc bởi: Tài, sắc, danh, thực, thuỳ; bị sai xử bởi: Tham, sân, si cho nên chuyện va chạm nhau, xung đột nhau là điều không thể tránh khỏi; nhẹ thì cãi cọ, lời qua rtiếng laị; nặng thì chửi mắng, mạ lị, thậm chí động tay chân. Ở tầm mức cá nhân, gia đình thì mâu thuẫn nhỏ; ở cấp bậc cộng đồng xã hội thì xung đột lớn hơn; ở hạn độ quốc gia, thậm chí liên minh quốc gia thì có chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng…
 Con người từ xưa đến giờ liên miên đánh nhau, đánh không ngừng nghỉ, khi thì bộc phát, khi thì âm ỉ, không lúc này thì cũng lúc khác, không nơi này thì cũng chỗ kia. Quá khứ đã thế, hiện tại vẫn vậy và tương lai chắc cũng chẳng khác! Khi mà con người còn chìm đắm trong ngũ dục lục trần, khi con người còn bị lòng tham lam vô độ và sự sân hận cực điểm mù quáng. Trong những cuộc mâu thuẫn cãi vã hay xung đột ấy, kẻ yếu thế dưới cơ, người “vị tình thất lý”… thì ôm hận, buộc miệng thề:” Sống để bụng chết mang theo” đã đành. Nhiều khi chính kẻ gây hấn cũng “ vừa ăn cướp vừa la làng” cũng to mồm thề độc: “Sống để bụng chết mang theo”. Tỷ như Trung Cộng vừa cướp biển Đông của thiên hạ vừa gây hấn khắp nơi, ấy vậy mà luôn mồn lu loa” các nước nhỏ xung quanh xâm haị quyền lợi cốt lõi “ và thề sẽ chiến đấu đến cùng, thề không bỏ qua, cũng tức là “để bụng”, không chỉ một đời mà còn truyền cho nhiều đời. Bởi vậy mà cái máu bành trướng từ tổ tiên xa xưa đến giờ vẫn chẳng thay đổi!
 Một khi đã nói: “Sống để bụng chết mang theo” nghĩa là không bao giờ quên và cũng hàm ý sẽ phục thù ( khi đủ sức, đủ điều kiện). Nếu nói văn vẻ kiếm hiệp một tí, kiểu quân tử Tàu thì: “Quân tử mười năm trả thù chưa muộn”, hoặc giả:” Tha thứ nhưng không bao giờ quên”. Sống để trong bụng đã đành, ai cũng có thể thấy, có thể biết (đụng mặt là biết liền)  nhưng liệu chết mang theo có được không? chắc chắn, nhất định là thế! không những mang theo một đời mà còn mang theo nhiều đời nữa là khác. Tỷ như Triệu Thố, mười đời vẫn ôm hận theo dõi quốc sư Ngộ Đạt để tìm cơ hội báo thù! Thật ghê gớm cho cái nỗi lòng “mang theo”. 
 Kinh sách, giáo lý nhà Phật dạy: Điền trang sản nghiệp, của cải, danh vọng… tất thảy bỏ laị, một khi nhắm mắt xuôi ta. Cái duy nhất mang theo là nghiệp thiện – ác đã làm. Kinh Pháp Cú viết: Nghiệp (thiện – ác) theo ta như bánh xe theo chân con vật kéo, như bóng không rời hình. Nghiệp thiện hay ác đã tạo một đời thì khi ra đi dù muốn hay không vẫn phải mang theo, không thể vất bỏ, không thể chối từ. Một khi đã thề:” Sống để bụng chết mang theo” thì càng làm cho nó kiên cố hơn, vững chắc hơn! Bởi thế mà con người ta mới gặp laị nhau (nếu còn phước làm người) để mà báo ân – báo oán – đòi nợ - trả nợ và thế gian này “oan oan tương báo” không bao giờ dứt, cũng vì thế mà khổ đau chồng chất. 
 Đọc sử Tàu, chắc mọi người ai cũng biết chuyện bà Lã Hậu giết nàng Thích Cơ ( sủng phi của Hán Cao Tổ). Thích Cơ đã thề độc sẽ làm mèo để báo thù ( vì Lã Hậu tuổi tí). Sau đó Lã Hậu sợ mèo cực độ và hạ lệnh giết hết mèo trong thiên hạ. Một tích khác nữa là Quan Công, sau khi chết hồn bay đi khắp nơi tác oai tác quái đòi trả đầu. Ông ta quên, bản thân ông đã chém biết bao nhiêu thủ cấp, ai sẽ trả đầu cho họ đây? sử cũ cũng kể chuyện Lý Thế Dân ( người kế nghiệp Lý Uyên và thiết lập sự thạnh trị của triều Đường). Ông ấy ăn không ngon ngủ không yên, thậm chí đến bữa không dám ăn vì vô số oan hồn uổng tử theo quấy phá. Ông ta phải cử đaị tướng Uất Trì Cung múa đaị đao bên bàn ăn thì ông mới có thể ăn cơm được! thật dễ sợ “Chết mang theo” là thế đấy! lòng oán kết càng lâu càng dày, càng chất chồng. Kẻ mang oán kết và người bị oán kết đều khổ sở, đều như thiêu đốt tâm can. Hoả ngục là đây, đâu phải đợi đến khi thấy mặt Diêm La Vương. Tâm địa, địa ngục cũng từ một tâm mà ra. Địa ngục hay địa đàng đều do tâm mà tựu thành. 

Quả thật không phải yếu cơ thất thế mới thề độc, ngay cả kẻ gây hấn cũng thề độc: “Sống để bụng chết mang theo” sự sân hận và mê muội đến cùng cực. Vì “ Sống để bụng chết mang theo” mà oan oan tương báo, nhiều khi cái oan hay cái oán chỉ bé tí teo nhưng oán kết qua thời gian mà lớn dần, bởi vì cố  để trong bụng”, vì thề “ chết mang theo”. Những cái oán kết dẫn đến báo đền có thể chậm hoặc nhanh tùy hoàn cảnh và phước đức của mỗi người. Sử nước mình cũng có những vụ báo oán tàn khốc. Trần Thủ Độ bách haị họ Lý, chôn sống tôn thất nhà Lý. Đến khi nhà Trần suy vi thì Hồ Qúy Ly laị truy sát con cháu họ Trần. Nhà Tây Sơn tận diệt chúa Nguyễn, khi suy vi thì Nguyễn Ánh laị trả thù tàn khốc những người có dính líu đến nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh từng thề “ Vì chín đời mà trả thù”, thù này “ sống để bụng chết mang theo” là vậy! oan oan tương báo quả thật đáng sợ, thật khốc liệt và kinh khủng! (xin lưu ý qúy độc giả, ở đây chỉ nói chuyện đạo “oan oan tương báo” tuyệt đối không dám bàn chuyện Công - tội hay đúng –sai của các nhân vật và các triều đaị, việc ấy là của các nhà sử học!) 
 Nếu vì hận, vì đối nghịch mà thề “sống để bụng chết mang theo” đã đành. Ngay cả yêu quá, thương quá cũng thề thốt “ Chết mang theo”. Chính sử, dã sử, dân gian đều có vô số chuyện như thế. Đời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu có tích này: Hàn Phùng có vợ đẹp, vua Tống Yên dùng quyền thế cướp đoạt. Hàn Phùng yếu thế nên tự vẫn, vợ Hàn Phùng sau khi bị đưa vào cung cũng tự vẫn theo nhưng thề nguyền “ không sống cùng nhau thì chết chôn chung một mộ”. Tống Yên căm hận, hạ lệnh chôn hai người bằng hai nấm mộ cách biệt nhau, từ hai ngôi mộ ấy mọc lên hai cây Văn Tử mà cành quấn quít trên không, laị có đôi chim mà mỗi con chỉ có một cánh nương tựa vào nhau,  dưới đất rễ bấu víu nhau. Bởi thế mà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm mới viết câu: “Như chim liền cánh như cây liền cành”. Nước mình cũng có chuyện Mỵ Nương Trương Chi, hai người vì tình duyên dang dở mà ôm hận, ôm đau thương, ôm cả “ Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan” Truyện Kiều - Nguyễn Du. Trái tim Mỵ Nương hoá ngọc, ngọc tạc thành chén trà, khi gịot lệ Trương Chi nhỏ xuống thì ngọc ấy mới vỡ tan. 
 Cũng vì “ Sống để bụng chết mang theo” nên khổ, cũng vì vậy mà nhiều người khi lâm chung cứ nhì nhằng dây dưa chẳng chịu đi, sống không được chết không xong. Kẻ thì tiếc nuối tài sản hoặc tâm nguyện điều gì đó mà chưa tròn, người thì hiềm hận mối thù, cũng có không ít người vì thương nhớ ai đó mà cứ ôm mãi trong lòng, chẳng chịu đi… Ôm bao nhiêu mối trong lòng, sống đã để ttrong lòng, giờ chết mang đi mà đâu có đi dễ dàng, bình an. Bởi thế Phật mới bảo vô minh, hai từ vô minh nghe thì nhẹ hơn những từ thẳng thừng, rạch ròi như: Không sáng suốt, ngu si… Hai từ vô minh bao quát rất rộng và nhiều  ý nghĩa, vì vô minh nên mới để trong lòng cho tâm tư nặng nề, u uất. Mình ôm trong lòng thì mình khổ trước tiên trong khi kẻ đối nghịch nhởn nhơ. Làm người thì ai mà chẳng vô minh, nếu không vô minh, hết vô minh thì đã vượt qua lục đạo, đã vào hàng thánh nhân rồi.


Vì chưng sanh tử còn dài
Chư Phật hiển hoá bản hoài độ sinh
Bao giờ dứt sạch vô minh
Cười khàn giữa chợ kệ kinh cũng lìa
( Tam Thế - thơ TLTP)


 Cõi Sa Bà này là cõi hkổ đau, kham nhẫn, chịu đựng những điều đau khổ, những điều khó chịu. Thế gian này vốn vô thường, vô ngã và khổ đau. Đời người sanh- lão - bệnh - tử là khổ, cầu không được là khổ, yêu thương mà xa nhau là khổ, ghét mà hội tụ thì khổ, thân tâm ngày đêm như lửa đốt là khổ, tam khổ, bát khổ, bách bát khổ, tám vạn bốn ngàn khổ, vô lượng khổ ấy vậy mà còn “ Sống để bụng chết mang theo” thì khổ biết nhường nào.  Tất cả cũng vì vọng tưởng vô minh mà ra, cũng vì lý do này, vì “Đại sự nhân duyên” này mà Phật ra đời để giáo hóa chúng sanh “ Ngộ nhập Phật tri kiến”. Khi mình chưa ngộ, chưa nhập được tri kiến Phật thì chí ít mình cũng phải biết áp dụng những gì Phật dạy vào cuộc sống để mình bớt khổ, thêm an lạc, xa hơn nữa thì phút chung cuộc sẽ nhẹ nhàng bình an. Còn như chỉ nói suông, chẳng áp dụng được gì thì kể cũng uổng đời mình, phụ công Phật. Nhà Phật thường bảo có tám vạn bốn ngàn pháp môn, biển học mênh mông, kinh điển chất như núi, mỗi thầy mỗi kiểu… Tịnh Độ bảo tu thanh tịnh, trụ vào câu Phật hiệu. Thiền tông bảo vô trụ, “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, không trụ vào sắc- thanh- hương-vị-xúc-pháp. Mật tông thì trì chú… Nhưng nhìn chung là vẫn thống nhất một hạnh buông, chữ buông vô cùng kỳ diệu, càng buông bao  nhiêu thì laị “đắc” bấy nhiêu. Với hàng thượng nhân thì qua sông rồi thì buông cả bè, những bậc cao viễn thì  buông cả pháp “ Pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp”. Hàng Phật tử sơ cơ chúng mình thì chỉ cần làm những điều thiết thực nho nhỏ trong đời sống hàng ngày như: buông xả bớt những phiền muộn, một vài lời nói xấu, những hành động của ai đó chơi dơ, chơi gác cơ mình…Nhiêu đó cũng đủ bớt giận, đừng để ấm ức trong lòng. Mình để trong lòng, để bụng thì mình khổ, tâm can mình nung nấu chứ kẻ kia cứ nhởn nhơ. Chẳng cần phải nói cao thượng tha thứ, mình buông xuống, mình không ôm trong lòng là mình tha thứ cho chính mình, mình đang làm lợi cho chính mình đấy thôi! 
 Sống ở đời chắc ai cũng từng đối mặt cái cảnh “oan gia ngõ hẹp gặp nhau” những lúc ấy quả thật vô cùng bực bội, tức tối. Rồi cuộc sống này có biết bao điều bất như ý… Nếu cứ khư khư “Sống để bụng chết mang theo” thì khổ biết bao. Bởi vậy mình phải buông thôi! Đó là cách duy nhất, mình không buông mà cứ ôm chặt trong lòng thì Phật, Bồ Tát có từ bi cách mấy cũng không tài nào giúp hay độ trì được! 


10/2020 
TIỂU LỤC THẦN PHONG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.